Tiêu chuẩn TCVN 7950:2008 Vật liệu canxi silicat cách nhiệt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7950:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7950:2008 Vật liệu cách nhiệt-Vật liệu canxi silicat
Số hiệu:TCVN 7950:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7950:2008

VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT – VẬT LIỆU CANXI SILICAT

Insulation materials – Calcium silicate insulation materials

Lời nói đầu

TCVN 7950 : 2008 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT – VẬT LIỆU CANXI SILICAT

Insulation materials Calcium silicate insulation materials

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm cách nhiệt canxi silicat sử dụng trong xây dựng và thiết bị công nghiệp.

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả phiên bản sửa đổi (nếu có).

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả phiên bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 6530-5 : 2008 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử – Phần 5: Xác định độ co, nở phụ sau khi nung.

TCVN 7949-1 : 2008 Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định khối lượng thể tích và độ xốp thực.

TCVN 7949-2 : 2008 Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định độ bền nén nhiệt độ thường.

ISO 8320 : 1991 Xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp tấm phẳng.

3 Định nghĩa, ký hiệu

− Vật liệu cách nhiệt canxi silicat là vật liệu có khối lượng thể tích thấp, chủ yếu là khoáng hyđrat canxi silicat tạo thành bằng phản ứng thuỷ nhiệt của hồ chứa canxi oxit và silic oxit .

− Sản phẩm cách nhiệt canxi silicat có các ký hiệu quy ước như sau:

+ ký hiệu viết tắt tên sản phẩm canxi silicat: CS.

+ thứ tự ký hiệu sản phẩm là: Tên sản phẩm, phân loại theo nhiệt độ sử dụng, khối lượng thể tích.

+ sản phẩm cách nhiệt canxi silicat nhiệt độ sử dụng tối đa 650 oC có khối lượng thể tích 220 kg/m3 : CST220 TCVN 7950 : 2008.

+ sản phẩm cách nhiệt canxi silicat nhiệt độ sử dụng tối đa 650 oC có khối lượng thể tích 240 kg/m3 : CST240 TCVN 7950 : 2008.

+ sản phẩm cách nhiệt canxi silicat nhiệt độ sử dụng tối đa 1000 oC có khối lượng thể tích 220 kg/m3 : CSC220 TCVN 7950 : 2008.

+ sản phẩm cách nhiệt canxi silicat nhiệt độ sử dụng tối đa 1000 oC có khối lượng thể tích 280 kg/m3 : CSC280 TCVN 7950 : 2008.

4 Phân loại

4.1 Theo nhiệt độ sử dụng, phân thành các loại:

Loại T: Có nhiệt độ sử dụng đến 650 oC.

Loại C: Có nhiệt độ sử dụng đến 1000 oC.

4.2 Theo khối lượng thể tích, tính theo đơn vị kg/m3, phân thành các loại: 140 ; 170 ; 220 ; 240 và 280.

4.3 Theo hình dạng sản phẩm, phân thành các loại: tấm phẳng, tấm cong và hình ống.

5. Kích thước cơ bản và sai lệch kích thước

Kích thước cơ bản của sản phẩm CS được quy định thành nhóm ở Bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước cơ bản sản phẩm

Kích thước tính bằng milimét

Loại sản phẩm

Dài (l)

Rộng ( b)

Dày (h)

Đường kính trong (d1)

Đường kính ngoài (d2)

Tấm phẳng

400 đến 1000

200 đến 400

25 đến 100

Tấm cong

400 đến 1000

25 đến 100

Không nhỏ hơn 220

Hình ống

400 đến 1000

25 đến 100

Không nhỏ hơn 57

Không lớn hơn 220

CHÚ THÍCH: Sản phẩm có thể sản xuất kích thước khác kích thước nêu trong Bảng 1.

Sai lệch kích thước của sản phẩm được quy định thành nhóm ở Bảng 2.

Bảng 2 - Sai lệch kích thước cho phép của sản phẩm

Kích thước tính bằng milimét

Hình dạng sản phẩm

Sai lệch kích thước tối đa cho phép

Dài

Rộng

Đường kính trong

Dày

Tấm phẳng

+ 4

− 4

+ 4

− 4

+ 3

− 1,5

Tấm cong

+ 4

− 4

+ 3

0

+ 3

− 1,5

Hình ống

+ 4

− 4

+ 3

0

+ 3

− 1,5

6 Yêu cầu kỹ thuật

6.1 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm

Yêu cầu tính chất sản phẩm cách nhiệt canxi silicat được quy định ở Bảng 3.

Bảng 3 – Các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm cách nhiệt canxi silicat

Tên chỉ tiêu

Loại T

Loại C

CST170

CST220

CST240

CSC140

CSC170

CSC220

CSC280

Khối lượng thể tích, kg/m3 , không lớn hơn

170

220

240

140

170

220

280

Độ co nung, % , không lớn hơn, ở nhiệt độ, oC: 650

1000

2 (Không có kẽ nứt xuyên qua, không cong vênh)

2 (Không có kẽ nứt xuyên qua, không cong vênh)

Độ bền nén, MPa, không nhỏ hơn

0,40

0,50

0,40

0,50

Độ bền uốn, MPa, không nhỏ hơn

0,20

0,30

0,20

0,30

Hệ số dẫn nhiệt, W/m.K, không lớn hơn, ở nhiệt độ, oC:

100 (373 K)

200 (473 K)

300 (573 K)

400 (673 K)

500 (773 K)

600 (873 K)

0,058

0,069

0,081

0,095

0,112

0,130

0,065

0,075

0,087

0,100

0,115

0,130

0,058

0,069

0,081

0,095

0,112

0,130

0,065

0,075

0,087

0,100

0,115

0,130

CHÚ THÍCH: Sản phẩm có thể sản xuất có khối lượng thể tích khác sản phẩm nêu trong Bảng 3, tính chất kỹ thuật nên đáp ứng yêu cầu tính chất của sản phẩm có khối lượng thể tích tương đương.

6.3 Khuyết tật bên ngoài cho phép của sản phẩm

Khuyết tật của sản phẩm được tính cho một đơn vị sản phẩm gồm góc sứt, cạnh sứt và rạn bề mặt. Khuyết tật của sản phẩm cách nhiệt canxi silicat quy định ở Bảng 4.

Bảng 4 - Khuyết tật bên ngoài sản phẩm

Dạng khuyết tật

Mức cho phép, mm

1. Vết nứt:

- độ dài vết nứt

- độ sâu vết nứt

- tổng số vết nứt

2. Góc sứt:

- dài

- sâu

- số lượng góc sứt

3. Bề mặt

200

10

4

20

10

2

Không có vết rạn nứt dạng lưới

7 Phương pháp thử

7.1 Lấy mẫu

Mẫu thử lấy theo từng lô. Từ lô nghiệm thu lấy sản phẩm bất kỳ ở các vị trí khác nhau sao cho mẫu thử là đại diện cho toàn bộ lô, số lượng đơn vị sản phẩm đáp ứng đủ theo yêu cầu của các phép thử.

7.2 Xác định kích thước và khuyết tật

Theo Phụ lục A.

7.3 Xác định khối lượng thể tích

Theo TCVN 7949-2 : 2008.

Yêu cầu kích thước mẫu thử là kích thước sản phẩm hoặc kích thước yêu cầu thử nghiệm.

7.4 Xác định độ bền nén

Theo TCVN 7949-1 : 2008.

Yêu cầu mẫu thử có bề mặt chịu tải khoảng 100 mm x 100 mm, chiều dày khoảng 25 mm đến 50 mm. Tốc độ tăng tải lên mẫu thử (0,05 ± 0,005) MPa/s.

7.5 Xác định độ bền uốn

Theo Phụ lục B.

7.6 Xác định độ dẫn nhiệt

Theo ISO 8302.

7.7 Xác định độ co nung

Theo TCVN 6530 - 5 : 1999.

Yêu cầu mẫu thử có kích thước: chiều dài khoảng 150 mm, chiều rộng khoảng 75 mm, chiều cao là chiều dày của sản phẩm.

8 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

8.1 Bao gói, ghi nhãn

Sản phẩm cách nhiệt canxi silicat sản xuất ra được đóng gói trong các hộp các tông, có bọc lớp nilông chống ẩm và được chèn chặt bằng vật liệu mềm. Bên ngoài có nhãn ghi rõ:

− tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

− tên và ký hiệu sản phẩm;

− số lô và khối lượng.

8.2 Giấy chứng nhận xuất xưởng

Cần có đủ các nội dung sau:

− tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

− tên, ký hiệu, hình dạng, kích thước và loại sản phẩm;

− các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu: Khối lượng thể tích, độ bền nén hoặc độ bền uốn, độ dẫn nhiệt, nhiệt độ sử dụng.

8.3 Bảo quản sản phẩm cách nhiệt canxi silicat

Sản phẩm cách nhiệt canxi silicat được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Các lô sản phẩm bảo quản riêng theo từng kho.

8.4 Vận chuyển

Vận chuyển sản phẩm cách nhiệt canxi silicat bằng mọi phương tiện nhưng phải đảm bảo sản phẩm không bị va đập gây phá vỡ sản phẩm. Tránh bị ẩm ướt.

Phụ lục A

(quy định)

Phương pháp xác định kích thước

A.1 Dụng cụ

Thước có khoảng đo chính xác đến 1,0 mm.

A.2 Mẫu thử

Mẫu thử lấy từ lô hàng có kích thước là kích thước của sản phẩm sử dụng hoặc mẫu thử được cung cấp bởi nhà sản xuất.

A.3 Tiến hành thử

Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều dày, đường kính trong và đường kính ngoài mẫu thử tại hai điểm khác nhau, vị trí đo cách góc ít nhất 25 mm. Chiều dài, chiều rộng, đường kính trong, đường kính ngoài của mẫu thử là giá trị trung bình cộng của hai kết quả đo. Độ sứt góc và sứt cạnh theo chiều lớn nhất của vết sứt, chính xác đến 1,0 mm.

CHÚ DẪN

CHÚ DẪN

l1, l2 là chiều dài đo tại hai vị trí

k, k1, k2 là chiều dài các khuyết tật

B1, b2 là chiều rộng đo tại hai vị trí

d là chiều rộng các khuyết tật

h1, h2 chiều dày đo tại hai vị trí

Hình A.1 - Xác định kích thước

Hình A.2 - Vị trí các khuyết tật cạnh, góc

Phụ lục B

(quy định)

Phương pháp xác định độ bền uốn

B.1 Nguyên tắc

Độ bền uốn của mẫu thử được xác định bằng phước pháp uốn 3 điểm. Kết quả độ bền uốn được xác định tại thời điểm lực tác động gây phá huỷ mẫu thử.

B.2 Thiết bị

Tủ sấy có khả năng làm việc ở nhiệt độ 110 oC ± 5 oC.

Máy nén thuỷ lực có tốc độ dịch chuyển gối gia lực 10 mm/min đến 30 mm/min.

Các gối đỡ và gối gia tải có bán kính 10 mm ± 2 mm. Hai gối đỡ song song và cách nhau 200 mm ± 1 mm. Gối gia tải cách đều hai gối đỡ bố trí như Hình B.1.

CHÚ DẪN

1 Mẫu thử

2 Gối gia tải

3 Gối đỡ

Hình B.1 – Mô tả sơ đồ bố trí các gối đỡ và gối gia tải thiết bị xác định độ bền uốn

B.3 Mẫu thử

Chuẩn bị tổ mẫu gồm ba mẫu thử. Mẫu thử có chiều dài khoảng 300 mm, chiều rộng khoảng 75 mm, chiều cao là chiều dày của sản phẩm. Sấy mẫu thử ở nhiệt độ 110 oC ± 5 oC đến khối lượng không đổi. Làm nguội mẫu thử trên nhiệt độ thường, bảo quản mẫu thử không hút ẩm đến khi tiến hành thử.

B.3 Tiến hành thử

Đặt mẫu thử lên hai gối đỡ. Tốc độ di chuyển gối gia tải khoảng 10 mm/min. Lực tác động tăng dần đều đến lúc mẫu thử bị phá huỷ.

Ghi giá trị lực đo được trên bộ hiển thị.

B.4 Kết quả thử độ bền uốn

 Độ bền uốn Ru tính bằng N/mm2 và được tính theo công thức sau:

Ru = (MPA)

trong đó

F là lực tác động lên mẫu thử, tính bằng Niutơn (N);

L là khoảng cách giữa hai điểm tiếp xúc gối đỡ với mẫu thử, tính bằng milimét (mm);

B là chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimét (mm);

H là chiều cao mẫu thử, tính bằng milimét (mm).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi