Tiêu chuẩn TCVN 7755:2007 Ván gỗ dán

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7755:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7755:2007 Ván gỗ dán
Số hiệu:TCVN 7755:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7755:2007

VÁN GỖ DÁN

Plywood

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật cho ván gỗ dán từ ván mỏng có chiều dày không lớn hơn 6 mm, dùng trong điều kiện khô, ẩm và ngoài trời.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 7756-2:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 2: Xác định kích thước, độ vuông góc và độ thẳng cạnh.

TCVN 7756-9:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 9: Xác định chất lượng dán dính của ván gỗ dán.

TCVN 7756-12:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 12: Xác định hàm lượng formadehyt.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Khuyết tật bề mặt của ván gỗ dán

3.1.1. Khuyết tật do gỗ nguyên liệu của ván gỗ dán từ gỗ cây lá rộng, qui định ở Bảng 1.

3.1.2. Khuyết tật do quá trình gia công của ván gỗ dán từ gỗ cây lá rộng, qui định ở Bảng 2.

3.1.3. Khuyết tật bề mặt do gỗ nguyên liệu của ván gỗ dán từ gỗ cây lá kim, qui định ở Bảng 3.

3.1.4. Khuyết tật do quá trình gia công của ván gỗ dán từ gỗ cây lá kim, qui định ở Bảng 4.

 

Bảng 1 – Qui định các khuyết tật bề mặt do gỗ nguyên liệu cho ván gỗ dán từ gỗ cây lá rộng

Dạng khuyết tật

Khuyết tật theo cấp độ ván

Loại đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Mắt nhỏ*

Không cho phép

Cho phép 3 mắt/m2

Không qui định

Mắt liền

Cho phép đường kính của từng mắt tới:

Cho phép có các khuyết tật vốn có từ gỗ, nhưng không làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng của sản phẩm

Nhỏ hơn 15 mm và tổng đường kính các mắt không quá 30 mm/m2

35 mm

50 mm

Mắt có thể bị nứt ra

Rất mỏng

Mỏng

Mắt chết và mắt thủng

Cho phép đường kính tối đa:

6 mm nếu được bả matit và số lượng tối đa 2 mắt/m2

5 mm nếu không được bả matit.

10 mm nếu được bả matit và tối đa đến 3 mắt/m2

40 mm

Vết nứt

Hở

Cho phép nếu chiều dài vết nứt nhỏ hơn:

1/10

1/5

1/3

Của chiều dài tấm và chiều rộng vết nứt tối đa là:

3 mm

5 mm

20 mm

Và số vết nứt tối đa là:

3 vết/m

3 vết/m

3 vết/m

Theo chiều rộng tấm:

Nếu được lấp đầy hoàn toàn

Nếu không được sửa hoặc không giới hạn vết nứt nếu được bả matit hoàn toàn

kín

Cho phép

Vết bất thường bởi côn trùng và các loài cây ký sinh

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép vết cây ký sinh. Các lỗ tạo bởi sâu bọ cho phép tối đa:

Đường kính 3 mm theo chiều vuông góc với bề mặt tấm và tối đa đến 10 vết/m2

Chiều rộng 15 mm, chiều dài 60 mm và số lượng tối đa 3 vết/m2

Vỏ cây

Không cho phép

Cho phép chiều rộng tối đa:

5 mm nếu được bả matit

25 mm

Cấu trúc bất thường ở gỗ

Không cho phép

Cho phép

Cho phép

Nếu rất mỏng

Nếu mỏng

Bị biến màu nhưng gỗ không bị phá hủy

Cho phép nếu có ít sự khác biệt

Cho phép

Mục phá hủy gỗ

Không cho phép

Các khuyết tật khác

Không cho phép

Cần xem xét cụ thể

* Mắt nhỏ: Là mắt liền với gỗ và có đường kính không lớn hơn 3 mm, không bị sâu nấm.

Bảng 2 – Qui định các khuyết tật bề mặt của ván gỗ dán từ gỗ cây lá rộng do quá trình gia công

Dạng khuyết tật

Khuyết tật theo cấp độ ván

Loại đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Mối ghép hở

Không cho phép

Không cho phép

Cho phép chiều rộng tối đa:

3 mm

5 mm

25 mm

Và số mối ghép tối đa tới:

1/m

2/m

Không giới hạn

Theo chiều rộng tấm khi mối ghép hở

Cần được bả matit nếu rộng hơn 1mm

Không cần bả matit

Không cần bả matit

Chờm

Không cho phép

Cho phép tối đa 1 mối/m2 và dài chờm tối đa 100mm

Cho phép tối đa 2 mối/m2

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

Vết phồng rộp

Không cho phép

Lỗ rỗng, vết lõm và vết lồi

Không cho phép

Cho phép nếu nhỏ

Cho phép

Độ nhám

Không cho phép

Cho phép nếu ít nhám

Cho phép

Vết đánh nhẵn

Không cho phép

Khoảng rộng trên bề mặt tấm cho phép tối đa:

1%

5%, nhưng xem Chú thích

Vết keo loang

Không cho phép

Cho phép

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

Nếu nhỏ và không nhiều

Chiếm tới 5 % bề mặt tấm

Các dị vật

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép các dạng mảnh sắt

Sửa chữa

1) Miếng vá

2) Miếng chèn

Không cho phép

Nếu đã sửa chữa và chèn chặt cho phép số lượng tối đa là:

3 miếng/m2

6 miếng/m2

Không giới hạn

3)  Matit tổng hợp

Không cho phép

Không cho phép

Cho phép trong giới hạn được qui định cho từng loại

Không giới hạn

Khuyết tật cạnh tấm do đánh nhẵn hoặc cưa sắt

Không cho phép

2mm từ cạnh vào

Cho phép tối đa 5 mm từ cạnh vào

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

Các dạng khuyết tật khác

Cần xem xét cụ thể

CHÚ THÍCH Các khuyết tật do quá trình gia công cho phép, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của sản phẩm.

Bảng 3 – Qui định về các khuyết tật bề mặt do gỗ nguyên liệu cho ván gỗ dán từ gỗ cây lá kim

Dạng khuyết tật

Khuyết tật theo cấp độ ván

Loại đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Mắt nhỏ*

Không cho phép

Cho phép 3 mắt/m2

Cho phép

Mắt liền

Cho phép đường kính của từng mắt tới:

Cho phép nhưng phải xem phần Chú thích

Nhỏ hơn 15 mm và tổng đường kính các mắt không quá 30 mm/m2

50 mm

60 mm

Mắt có thể bị nứt ra

Rất mỏng

Mỏng

Mắt chết và mắt thủng

Cho phép đường kính tối đa:

Cho phép nhưng phải xem phần Chú thích

6 mm nếu được bả matit và số lượng tối đa 2 mắt/m2

5 mm nếu không được bả matit.

25 mm nếu được bả matit và số lượng tối đa 6 mắt/m2

40 mm

Vết nứt

Hở

Cho phép nếu chiều dài vết nứt nhỏ hơn:

1/10

1/3

1/2

Chiều dài không giới hạn

theo chiều dài tấm và chiều rộng vết nứt tối đa là:

3 mm

10 mm

15 mm

25 mm

Và số vết nứt tối đa là:

3 vết/m

3 vết/m

3 vết/m

Theo chiều rộng tấm:

Nếu được bả matit

Tất cả các vết nứt có chiều rộng lớn hơn 2mm đều phải bả matit

Không giới hạn

kín

Cho phép

Vết bất thường bởi sâu bọ, và các loài cây ký sinh

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép vết cây ký sinh. Các lỗ tạo bởi sâu bọ cho phép tối đa:

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

Đường kính 3 mm theo chiều vuông góc với mặt tấm và tối đa đến 10 vết/m2

Chiều rộng 15 mm, chiều dài 60 mm và số lượng lỗ tối đa 3 vết/m2

Vết hổng nhựa và vết vỏ cây

Không cho phép

Cho phép rộng đến:

Vệt nhựa

6 mm nếu được bả matit

40 mm

Không cho phép

Cho phép nếu nhỏ, mảnh

Cho phép

Cấu trúc bất thường ở gỗ

Không cho phép

Cho phép

Cho phép

Nếu rất mỏng

Nếu mỏng

Bị biến màu nhưng gỗ không bị phá hủy

Cho phép nếu có ít sự khác biệt

Cho phép

Mục phá hủy gỗ

Không cho phép

Các khuyết tật khác

Không cho phép

Cần xem xét cụ thể

CHÚ THÍCH: Các khuyết tật vốn có từ gỗ cho phép, nhưng không làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng của sản phẩm.

* Mắt nhỏ: Là mắt liền với gỗ và có đường kính không lớn hơn 3 mm, không bị sâu nấm.

Bảng 4 – Qui định các khuyết tật bề mặt của ván gỗ dán từ gỗ cây lá kim do quá trình gia công

Dạng khuyết tật

Khuyết tật theo cấp độ ván

Loại đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Mối ghép hở

Không cho phép

Không cho phép

Cho phép rộng tối đa:

3 mm

10 mm

25 mm

Và số mối ghép tối đa tới:

1 mối/m

2 mối/m

Không giới hạn

Theo chiều rộng tấm khi các mối ghép hở:

Cần lấp đầy nếu có chiều rộng hơn 1 mm

Không cần lấp đầy

Không cần lấp đầy

Chờm

Không cho phép

Cho phép tối đa 1 mối/m2 và chiều dài chờm tối đa 100mm

Cho phép tối đa 2 mối/m2

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

Vết phồng rộp

Không cho phép

Lỗ rỗng, vết lõm và vết lồi

Không cho phép

Cho phép nếu nhỏ

Cho phép

Độ nhám

Không cho phép

Cho phép nếu ít nhám

Cho phép

Vết đánh nhẵn

Không cho phép

Không cho phép

Khoảng rộng lỗi trên bề mặt tấm cho phép tối đa:

1%

5%, nhưng phải xem phần Chú thích

Vết keo loang

Không cho phép

Cho phép

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

Nếu nhỏ và không nhiều

Chiếm tối đa 5 % diện tích bề mặt tấm

Các dị vật

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép các dạng mảnh sắt

Sửa chữa

1) Miếng vá

2) Miếng chèn

Không cho phép

Nếu đã sửa chữa và chèn chặt cho phép số lượng tối đa là:

5 miếng/m2

Không giới hạn

3)  Matit tổng hợp

Không cho phép

Không cho phép

Cho phép trong giới hạn được qui định cho từng loại như hầu hết ở loại kín

Khuyết tật cạnh tấm do đánh nhẵn hoặc cưa sắt

Không cho phép

Cho phép đến:

Cho phép, nhưng phải xem phần Chú thích

2mm từ cạnh vào

5 mm từ cạnh vào

5 mm từ cạnh vào

Các khuyết tật khác

Cần xem xét cụ thể

CHÚ THÍCH Các khuyết tật do quá trình gia công cho phép, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của sản phẩm.

 

3.2. Sai lệch kích thước

3.2.1. Sai lệch theo chiều dày

Các yêu cầu về sai lệch theo chiều dày của ván gỗ dán được nêu ở Bảng 5

Bảng 5 – Sai lệch về chiều dày

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dày danh nghĩa (t)

Ván chưa đánh nhẵn

Ván đã đánh nhẵn

Sai số chiều dày trên một tấm

Sai lệch với chiều dày danh nghĩa

Sai lệch chiều dày trên một tấm

Sai lệch với chiều dày danh nghĩa

3 £ t £ 12

1,0

+ (0,8 + 0,03.t)

0,6

+ (0,2 + 0,03.t)

12 < t £ 25

1,5

- (0,4 + 0,03 .t)

- (0,4 + 0,03.t)

3.2.2. Sai lệch độ thẳng cạnh

Không lớn hơn 1 mm/m.

3.2.3. Sai lệch độ vuông góc

Không lớn hơn 1mm/m.

3.2.4. Sai lệch kích thước theo chiều dài

Không lớn hơn ± 3,5 mm/m.

3.2.5. Sai lệch kích thước theo chiều rộng

Không lớn hơn ± 3,5 mm/m.

3.3. Chất lượng dán dính của ván

Chất lượng dán dính thể hiện sự dính kết của các lớp ván mỏng với nhau bằng keo dán. Chỉ tiêu này được xác định thông qua phương pháp xác định độ bền kéo trượt của vật liệu.

Đối với từng loại ván gỗ dán sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau phải lựa chọn các bước xử lý mẫu trước khi thử độ bền kéo trượt để xác định chất lượng dán dính (qui định các bước tiền xử lý theo TCVN 7756-9 : 2007).

Bảng 6 – Lựa chọn các bước xử lý trước khi thử độ bền kéo trượt

Điều kiện sử dụng

Các bước tiền xử lý

a)

b)

c)*

d)

Khô

X

 

 

 

Ẩm

X

X

 

 

Ngoài trời

X

 

X

X

* Nếu ván sử dụng phenolic thì bước tiền xử lý là c), đôi khi là d).

Yêu cầu về chất lượng dán dính được nêu ở Bảng 7.

Bảng 7 – Yêu cầu chất lượng dán dính

Độ bền kéo trượt, fv, MPa

Tỷ lệ diện tích phá hủy ở gỗ, %

0,2 £ fv < 0,4

³ 80

0,4 £ fv < 0,6

³ 60

0,6 £ fv < 1,0

³ 40

1,0 £ fv

Không qui định

3.4. Hàm lượng formaldehyt

3.4.1. Tại khu vực nhà máy

Tại khu vực nhà máy kiểm soát hàm lượng formalđehyt tự do của ván gỗ dán chưa xử lý bề mặt theo phương pháp phân tích khí, các mẫu thử phải được kiểm tra trong vòng 3 ngày ngay sau khi sản xuất. Các giá trị hàm lượng formaldehyt tự do đo được: 5mg/m2 giờ (thuộc nhóm E1) hay £ 12 mg/m2 giờ (thuộc nhóm E2) biểu thị cho ván gỗ dán để ở môi trường ngoài sau khi sản xuất 4 tuần và giá trị này tương đồng với các giá trị về hàm lượng formaldehyt tự do thể hiện trong Bảng 8 và Bảng 9.

3.4.2. Tại khu vực ngoài nhà máy

Trước khi tiến hành kiểm tra, mẫu thử được lưu tại môi trường thử nghiệm 4 tuần ở (20 ± 2) oC và độ ẩm (65 ± 5) oC.

Bảng 8 – Hàm lượng formaldehyt phát tán ra mức E1

Bán thành phẩm

Lượng phát tán ra £ 0,124 mg/m3

Kiểm soát sản phẩm tại nhà máy

Lượng phát tán ra £ 3,5 mg/m2 giờ, hoặc

Nhỏ hơn 5mg/m2 giờ sau 3 ngày sản xuất

Bảng 9 – Hàm lượng formaldehyt phát tán ra mức E2

Bán thành phẩm*

A

Lượng phát tán ra > 0,124 mg/m3 không khí

B

Lượng thoát ra >3,5 mg/m2 giờ đến £ 8 mg/m2 giờ hoặc từ > 5 mg/m2 giờ đến £ 12 mg/m2 giờ sau 3 ngày sản xuất

Kiểm soát sản phẩm tại nhà máy

Lượng phát tán ra từ > 3,5 mg/m2 giờ đến £ 8 mg/m2 giờ hoặc từ > 5 mg/m2 giờ đến £ 12 mg/m2 giờ sau 3 ngày sản xuất

* Có thể lựa chọn A hoặc B

4. Phương pháp thử

4.1. Khuyết tật bề mặt

Các khuyết tật bề mặt của ván gỗ dán được quan sát bằng mắt và đo bằng thước.

4.2. Sai số kích thước

Xác định theo TCVN 7756-2 : 2007.

4.3. Chất lượng dán dính của ván

Xác định theo TCVN 7756-9 : 2007.

4.4. Hàm lượng formaldehyt

Xác định theo TCVN 7756-12 : 2007.

5. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

5.1. Ghi nhãn

Mỗi tấm ván gỗ dán hoặc kiện hàng phải có nhãn mác rõ ràng của nhà sản xuất hoặc bằng cách in trực tiếp hoặc dán nhãn với các yêu cầu thông tin tối thiểu sau:

a) Tên nhà sản xuất, nhãn thương mại;

b) Loại ván gỗ dán (sử dụng trong các môi trường khác nhau), ví dụ: Ván gỗ dán sử dụng trong điều kiện ẩm);

c) Các kích thước dài, rộng, dày danh nghĩa khi sản xuất;

d) Loại hàm lượng formalđehyt;

e) Số lô sản xuất hoặc tuần và năm sản xuất;

f) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

g) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

5.2. Bảo quản

Ván gỗ dán phải được bảo quản ở nơi khô ráo, xếp cách tường ít nhất 20 cm, cách mặt đất ít nhất 30 cm.

Kho chứa ván gỗ dán phải đảm bảo sạch, được bao che chắc chắn, có lối ra vào xuất nhập dễ dàng.

Thời gian sử dụng tùy theo từng chủng loại do nhà sản xuất qui định.

5.3. Vận chuyển

Ván gỗ dán được vận chuyển bằng mọi phương tiện, đảm bảo tránh ướt. Không được chở ván gỗ dán chung với các loại hóa chất khác có ảnh hưởng đến chất lượng của ván.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi