Tiêu chuẩn TCVN 6781-1:2017 Yêu cầu thử nghiệm môđun quang điện mặt đất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6781-1:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6781-1:2017 IEC 61215-1:2016 Môđun quang điện (PV) mặt đất-Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu-Phần 1: Yêu cầu thử nghiệm
Số hiệu:TCVN 6781-1:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6781-1:2017

IEC 61215-1:2016

MÔĐUN QUANG ĐIỆN (PV) MẶT ĐẤT - CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ PHÊ DUYỆT KIỂU - PHẦN 1: YÊU CẦU THỬ NGHIỆM

Terrestrial photovoltaic (PV) modules - Design qualification and type approval - Part 1: Test requirements

Lời nói đầu

TCVN 6781-1:2017 hoàn toàn tương đương với IEC 61215-1:2016;

TCVN 6781-1:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E13 Năng lượng tái tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6781 (IEC 61215) gồm các phần sau:

1) TCVN 6781-1:2017 (IEC 61215-1:2016), Môđun quang điện (PV) mặt đất - Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiu - Phần 1: Yêu cầu thử nghiệm

2) TCVN 6781-1-1:2017 (IEC 61215-1-1:2016), Môđun quang điện (PV) mặt đất - Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu - Phần 1-1: Yêu cầu cụ thể đối vi thử nghiệm môđun quang điện (PV) tinh thể silic

3) TCVN 6781-2:2017 (IEC 61215-2:2016), Môđun quang điện (PV) mặt đất - Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu - Phần 2: Quy trình thử nghiệm

Bộ tiêu chuẩn này thay thế TCVN 6781:2000 (IEC 1215:1993).

Bộ tiêu chuẩn IEC 61215 còn có các phần sau:

1) IEC 61215-1-2:2016, Terrestrial photovoltaic (PV) modules - Design qualification and type approval - Part 1-2: Special requirements for testing of thin-film Cadmium Telluride (CdTe) based photovoltaic (PV) modules

2) IEC 61215-1-3:2016, Terrestrial photovoltaic (PV) modules - Design qualification and type approval - Part 1-3: Special requirements for testing of thin-film amorphous silicon based photovoltaic (PV) modules

3) IEC 61215-1-4:2016, Terrestrial photovoltaic (PV) modules - Design qualification and type approval - Part 1-4: Special requirements for testing of thin-film Cu(In,GA)(S,Se)2 based photovoltaic (PV) modules

 

MÔĐUN QUANG ĐIỆN (PV) MẶT ĐẤT - CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ PHÊ DUYỆT KIỂU - PHẦN 1: YÊU CẦU THỬ NGHIỆM

Terrestrial photovoltaic (PV) modules - Design qualification and type approval - Part 1: Test requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu của môđun quang điện (PV) mặt đất thích hợp để làm việc dài hạn trong điều kiện khí hậu ngoài trời nói chung như được quy định trong TCVN 7921-2-1 (IEC 60721-2-1). Tiêu chuẩn này dự kiến áp dụng cho tất cả các vật liệu môđun tấm phẳng cho các ứng dụng trên mặt đất như loại môđun tinh thể silic hoặc môđun màng mng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho môđun được sử dụng với ánh sáng mặt trời hội tụ mặc dù nó có thể được sử dụng cho các môđun có bộ hội tụ thấp (từ 1 sun đến 3 sun). Đối với các môđun có mức hội tụ thấp, tất cả các thử nghiệm được thực hiện với mức dòng diện, điện áp và công suất dự kiến cho bộ hội tụ được thiết kế.

Tiêu chuẩn này không tập trung vào các đặc điểm riêng của môđun quang điện tích hợp mạch điện tử nhưng có th sử dụng tiêu chuẩn này làm cơ sở để thử nghiệm các môđun này.

Mục đích của trình tự thử nghiệm trong tiêu chuẩn này là xác định các đặc tính điện và nhiệt của môđun PV và cho thấy môđun này có th chịu được phơi nhiễm kéo dài trong các điều kiện khí hậu được mô tả trong phạm vi áp dụng với ràng buộc hợp lý về chi phí và thời gian. Tuổi thọ kỳ vọng thực của các môđun đủ điều kiện như vậy sẽ phụ thuộc vào thiết kế, môi trường và các điều kiện làm việc của chúng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết đ áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố, chỉ áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 6781-2 (IEC 61215-2), Môđun quang điện (PV) mặt đất - Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu - Phần 2: Quy trình thử nghiệm

TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC GUIDE 98-3:2008), Độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)

TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

IEC 60050, International Electrotechnical Vocabulary (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế)

IEC 60269-6:2010, Low-voltage fuses - Part 6: Supplementary requirements for fuse-links for the protection of solar photovoltaic energy systems (Cầu chy hạ áp - Phần 6: Yêu cu bổ sung đối với dây chảy dùng để bảo vệ hệ thống năng lượng quang điện mặt trời)

IEC 60891, Procedures for temperature and irradiance corrections to measured I-V characteristics of crystalline silicon photovoltaic (PV) devices (Các qui trình hiệu chuẩn nhiệt độ và cường độ bức xạ cho các đặc tính I-V đo được của các thiết bị quang điện (PV) tinh thể silic)

IEC 60904-1, Photovoltaic devices - Part 1: Measurements of photovoltaic current-voltage characteristics (Thiết bị quang điện - Phần 1: Phép đo đặc tính dòng điện-điện áp quang điện)

IEC 60904-3, Photovoltaic devices - Part 3: Measurement principles for terrestrial photovoltaic (PV) solar devices with reference spectral irradiance data (Thiết bị quang điện - Phần 3: Nguyên lý đo đối với thiết bị năng lượng mặt trời quang điện (PV) mặt đất với dữ liệu ph tham chiếu cường độ bức xạ)

IEC 60904-10, Photovoltaic devices - Part 10: Methods of linearity measurements (Thiết bị quang điện - Phần 10: Phương pháp của các phép đo độ tuyến tính)

IEC 61730-2, Photovoltaic (PV) module safety qualification - Part 2: Requirements for testing (Đánh giá về an toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm)

IEC TS 61836, Solar photovoltaic energy systems - Terms, definitions and symbols (Hệ thống năng lượng mặt trời - Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu)

IEC 61853-1, Photovoltaic (PV) module performance testing and energy rating - Part 1: Irradiance and temperature performance measurements and power rating (Thử nghiệm tính năng và thông số năng lượng của môđun quang điện (PV) - Phần 1: Đo đặc tính cường độ bức xạ và nhiệt độ và thông số công suất)

IEC 61853-2, Photovoltaic (PV) module performance testing and energy rating - Part 2: Spectral response, incidence angle, and module operating temperature measurements (Thử nghiệm tính năng và thông số năng lượng của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Đáp tuyến phổ, góc tới và phép đo nhiệt độ làm việc của môđun)

IEC TS 62915, Photovoltaic (PV) modules - Retesting for type approval, design and safety qualification (Môđun quang điện (PV) - Thử nghiệm lại dùng để phê duyệt kiểu, cht lượng thiết kế và an toàn)

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong IEC 60050 và IEC 61836 cùng với các thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt dưới đây.

3.1

Bin cấp công suất (bins of power classes)

Tiêu chí phân loại công suất (thường là công suất lớn nhất) do nhà chế tạo đưa ra.

3.2

Dung sai <trên nhãn> (tolerances <on label>)

Dải giá trị của các tham số điện trên nhãn môđun quang điện (PV) do nhà chế tạo đưa ra.

3.3

MQT (module quality test)

Thử nghiệm chất lượng môđun.

3.4

Phê duyệt kiểu (type approval)

Thử nghiệm sự phù hợp trên một hoặc nhiều hạng mục đại diện của loạt sản xuất.

[Nguồn: IEC 60050-581:2008, 581-21-08-Thử nghiệm đin hình]

3.5

Độ tái lập <của phép đo> (reproducibility <of measurements>)

Mức độ gần nhau giữa các kết quả đo của cùng một giá trị của đại lượng khi các phép đo riêng rẽ được thực hiện trong các điều kiện đo khác nhau:

- nguyên lý đo,

- phương pháp đo,

- người quan sát,

- dụng cụ đo,

- tiêu chuẩn tham chiếu,

- phòng thử nghiệm,

- trong các điều kiện sử dụng dụng cụ đo không phải các dụng cụ đo thường được sử dụng, sau các khoảng thời gian tương đối dài so vi thời gian của một phép đo.

[ VIM3.7]

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “nguyên lý đo và “phương pháp đo" được định nghĩa tương ứng trong VIM 2.3 và 2.4.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “độ tái lập" cũng được áp dụng trong trường hợp ch có một số trường hợp nhất định của các điều kiện trên được tính đến, với điều kiện là chúng phải được chỉ rõ.

[NGUỒN: IEC 60050-311:2001, 311-06-07]

4  Mẫu thử nghiệm

Các mẫu môđun PV phải được chế tạo từ các vật liệu và các linh kiện quy định theo bản vẽ và quá trình liên quan và phải chịu sự giám sát bình thường của nhà chế tạo, các quy trình kiểm soát chất lượng và quy trình chấp nhận sản phẩm. Các môđun PV phải hoàn chỉnh trong mọi chi tiết và phải kèm theo hướng dẫn vận chuyển, lắp đặt và đấu nối của nhà chế tạo. Khi môđun PV được thử nghiệm là các mẫu ban đu của một thiết kế mới và không phải từ loạt sản xuất thì điều này phải ghi lại trong báo cáo thử nghiệm (xem Điều 9).

Số lượng mẫu thử nghiệm yêu cầu được suy ra từ các trình tự thử nghiệm áp dụng (xem Điều 11).

Mu thử nghiệm đặc biệt có thể được yêu cầu cho các thử nghiệm như thử nghiệm điốt rẽ nhánh MQT 18 (xem TCVN 6781-2 (IEC 61215-2)).

Để đánh giá chất lượng của các bin cấp công suất trong các giới hạn nêu trong IEC TS 62915 thì ít nhất từng cặp môđun từ cấp công suất giới hạn dưới, giữa và giới hạn trên phải được sử dụng cho thử nghiệm. Nếu cấp công suất giữa không có thì sử dụng cấp công suất cao hơn tiếp theo.

Nếu chất lượng của cấp công suất đơn được m rộng cho các bin cấp công suất khác trong các biên nêu trong IEC TS 62915 thì ít nhất từng cặp môđun từ cấp công suất giới hạn dưới, giữa và giới hạn trên phải được sử dụng cho kiểm tra xác nhận nhãn, (xem Cổng s 1 ở 7.2.1).

Nên cung cấp các mẫu dự phòng bổ sung đáp ứng cùng các yêu cầu về công suất ra.

Nếu thuộc đối tượng áp dụng, các mẫu thử nghiệm phải được sử dụng để đại diện cho một nhóm sản phẩm hoặc thay đổi về vật liệu hoặc quá trình sn xuất để chế tạo các môđun. Các mẫu bổ sung yêu cầu cho chương trình thử nghiệm được lấy từ IEC TS 62915.

5  Ghi nhãn và tài liệu

5.1  Tấm nhãn

Từng môđun phải được ghi nhãn bao gồm các nội dung dưới đây một cách rõ ràng và bền:

a) tên, thương hiệu của nhà chế tạo;

b) ký hiệu kiểu hoặc s model;

c) số seri (trừ khi được ghi trên bộ phận khác của sản phẩm);

d) ngày và nơi chế tạo; số seri thay thế cho phép truy tìm nguồn gốc ngày và nơi chế tạo;

e) điện áp hệ thống cao nht;

f) cấp bảo vệ chống điện giật;

g) điện áp mạch h hoặc Voc kể cả dung sai;

h) dòng điện ngắn mạch hoặc Isc kể cả dung sai;

i) công sut lớn nhất của môđun hoặc P max kể cả dung sai.

Tất cả các dữ liệu về điện phải được thể hiện tương ứng với các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (1 000 W/m2, 25 ºC, AM 1,5 theo IEC TS 61836).

Phải sử dụng ký hiệu nếu có thể.

Kiểm tra sự phù hợp của nhãn bằng cách xem xét và MQT 06.1.

5.2  Tài liệu

5.2.1  Yêu cầu tối thiểu

Các môđun phải được cung cấp cùng tài liệu mô t phương pháp lắp đặt về điện và cơ cũng như các thông số đặc trưng về điện của môđun. Tài liệu này phải chỉ ra cp bảo vệ chống điện giật mà trong điều kiện đó, môđun này đã được đảm bảo chất lượng và tất cả các giới hạn cụ thể được yêu cầu cho cấp đó. Tài liệu này phải đảm bảo rằng người lắp đặt và người vận hành nhận được đúng và đ tài liệu để lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng an toàn môđun PV.

CHÚ THÍCH: Một bộ tài liệu được cung cấp cùng một lần vận chuyển môđun được xem là đầy đ.

5.2.2  Thông tin cần nêu trong tài liệu

a) tất cả các thông tin được yêu cầu ở 5.1, t e) đến i);

b) thông số đặc trưng của dòng điện ngược theo IEC 61730-2;

- kiểu thiết bị bảo vệ quá dòng và thông số đặc trưng, ví dụ như được nêu trong IEC 60269-6. Khuyến cáo sử dụng thiết bị bảo vệ quá dòng với thông số quá tải 1 h, 1,35 In, trong đó In là giá trị danh định của thiết bị bảo vệ quá dòng.

- cấu hình môđun nối tiếp/song song lớn nhất được khuyến cáo;

c) dung sai do nhà chế tạo quy định cho Voc, Isc và công suất ra lớn nhất trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn;

d) hệ số nhiệt độ đối với điện áp hở mạch;

e) hệ số nhiệt độ đối với công suất lớn nhất;

f) hệ số nhiệt độ đối với dòng điện ngắn mạch.

Tất cả các dữ liệu về điện phải được th hiện tương ứng với các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (1 000 W/m2, 25 ºC, AM 1,5 theo IEC TS 61836). Ngoài ra, phải quy định các tham số dưới đây:

g) nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT);

h) tính năng ở nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (MQT 06.2);

i) tính năng ở cường độ bức xạ thấp (MQT 07).

Phải sử dụng ký hiệu nếu có thể.

Kim tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm từ MQT 04 đến MQT 07.

Tài liệu về điện phải bao gồm mô tả chi tiết phương pháp đi dây cần sử dụng. Mô tả này gồm có:

j) đường kính cáp nhỏ nhất để đi dây dùng cho các môđun;

k) các giới hạn về phương pháp đi dây và quản lý dây áp dụng cho ngăn hoặc hộp đi dây;

l) kích cỡ, kiểu, vật liệu và thông số đặc trưng về nhiệt độ của ruột dẫn được sử dụng;

m) kiểu đầu nối dùng cho hệ thống đi dây;

n) kiểu/model và nhà chế tạo bộ nối PV cụ thể khớp với bộ nối môđun;

o) (các) phương pháp kết nối được sử dụng (nếu áp dụng); tt cả phụ kiện được cung cấp hoặc quy định phải được nhận biết trong tài liệu;

p) kiểu và thông số của điốt rẽ nhánh được sử dụng (nếu thuộc đối tượng áp dụng);

q) các hạn chế về tình trạng lắp đặt (ví dụ, dốc, định hướng, phương tiện lắp đặt, làm mát);

r) bản công bố chỉ ra (các) thông số đặc trưng về cháy và tiêu chuẩn áp dụng cũng như các giới hạn đối với thông số đặc trưng đó (ví dụ, độ dốc lắp đặt, kết cấu phụ hoặc thông tin lắp đặt có thể áp dụng khác);

s) bản công bố chỉ ra tải thiết kế cho từng phương tiện cơ khí dùng đ cố định môđun như được đánh giá trong quá trình thử nghiệm tải cơ tĩnh MQT 16. Tùy theo nhà chế tạo, tải thử nghiệm và/hoặc hệ số an toàn γm ng có thể được ghi lại.

Để cho phép tăng công suất ra của một môđun do các điều kiện sử dụng nhất định, hướng dẫn lắp đặt phải bao gồm các tham số liên quan do nhà chế tạo quy định hoặc công b dưới đây hoặc tương đương:

“Trong điều kiện bình thường, môđun quang điện có nhiều khả năng tri qua các điều kiện tạo ra điện áp và/hoặc dòng điện lớn hơn giá trị được báo cáo trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn. Theo đó, các giá trị Isc và Voc được ghi trên môđun này cn được nhân với hệ số 1,25 khi xác định các thông số điện áp thành phần, thông số dòng điện qua dây dẫn và kích cỡ của bộ điều chỉnh nối với đầu ra PV”.

5.2.3  Hướng dẫn lắp ráp

Hướng dẫn này phải được cung cấp cùng sản phẩm được vận chuyển trong cụm lắp ráp nhỏ, và phải mô tả chi tiết và đủ đến mức độ yêu cầu để tạo điều kiện dễ dàng lắp ráp đầy đ và an toàn cho sản phẩm.

6  Thử nghiệm

Phòng thử nghiệm được yêu cầu sử dụng một môđun kiểm tra có khả năng phát hiện độ trôi các kết quả đo.

Các môđun phải được chia thành các nhóm và chịu các trình tự thử nghiệm chất lượng ở Hình 1. Các trình tự thử nghiệm chất lượng được thực hiện theo thứ tự quy định. Tên gọi MQT trong các ô tương ứng với định nghĩa về thử nghiệm trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Nội dung của các thử nghiệm cụ th được liệt kê trong các phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn này.

Các phép đo trung gian công sut lớn nhất (MQT 02) và thử nghiệm cách điện (MQT 03) là không cần thiết nhưng có th được sử dụng để theo dõi các thay đổi.

Bất kỳ các thử nghiệm đơn lẻ nào được thực hiện độc lập trong trình tự thử nghiệm, ví dụ như trên các mẫu thử nghiệm đặc biệt đối với MQT 09 và MQT 18, phải được thực hiện sau các thử nghiệm ban đầu MTQ 01, MQT 02, MQT 03 và MQT 15, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

Khi thực hiện các thử nghiệm này thì nhân viên thử nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn thao tác, lắp đặt và đấu nối của nhà chế tạo. Trình tự A có thể được b qua nếu kiểu môđun đã được thử nghiệm theo IEC 61853-1. Trong trường hợp này, các kết quả thử nghiệm liên quan từ IEC 61853-1 phải được công bố hoặc được đề cập trong báo cáo thử nghiệm.

7  Tiêu chí đạt

7.1  Yêu cầu chung

Nếu có từ hai môđun tr lên không đáp ứng các tiêu chí thử nghiệm dưới đây thì thiết kế được xem là không đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Nếu có một môđun không đạt một thử nghiệm bất kỳ thì hai môđun bổ sung đáp ứng các yêu cầu của Điều 4 phải chịu toàn bộ chuỗi thử nghiệm của trình tự thử nghiệm liên quan.

Nếu một hoặc cả hai môđun này cũng không đạt thì thiết kế được xem là không đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Tuy nhiên, nếu cả hai môđun đều đạt trình tự thử nghiệm thì thiết kế được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu chất lượng.

Một thiết kế môđun được đánh giá là đạt các thử nghiệm chất lượng, và do đó, được phê duyệt kiểu theo tiêu chuẩn này, nếu từng mẫu thử nghiệm đáp ứng tt cả các tiêu chí dưới đây.

7.2  Công suất ra và mạch điện

7.2.1  Kiểm tra xác nhận các g trị danh định trên nhãn Cng số 1

Tất cả các môđun phi được ổn định theo phương pháp MQT 19.1 trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) (đối với các yêu cầu kỹ thuật cụ th xem các phần của bộ tiêu chuẩn này). Sau khi ổn định, các môđun này phải được đo theo MQT 6.1 (Pmax(Lab)). Sau quy trình ổn định, tất cả các môđun phải nằm trong phạm vi công suất trên tấm nhãn (Pmax(NP)) kể cả độ không đảm bảo đo công bố. Do đó, tiêu chí dưới đây phải được đáp ứng:

Kiểm tra xác nhận Pmax:

Từng môđun riêng rẽ phải đáp ứng tiêu chí dưới đây:

trong đó:

Pmax(Lab) là công suất ln nhất ở điều kiện thử nghiệm tiêu chun (STC) đo được của từng môđun ở trạng thái ổn định;

Pmax(NP) là công suất danh định lớn nhất trên tấm nhãn của từng môđun, không bao gồm dung sai;

m1  là độ không đảm bảo đo tính bằng % của phòng thử nghiệm đối với Pmax (độ không đảm bo đo kết hợp m rộng (k = 2), TCVN 9595-3 (ISO/IEC GUIDE 98-3));

t1  là dung sai dưới danh định của sản phẩm của nhà chế tạo tính bằng % đối với Pmax.

Đối với (Lab), áp dụng tiêu chí dưới đây:

(Lab) là trung bình số học của công suất lớn nhất ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) đo được của các môđun ở trạng thái n định.

Đối với dãy cáp bin công suất, công thức này được áp dụng cho từng cấp công suất cần kiểm tra.

Kiểm tra xác nhận Voc:

Từng môđun riêng rẽ phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:

trong đó

Voc(Lab) Voc lớn nhất đo được của từng môđun ở trạng thái ổn định;

Voc(NP) Voc danh định lớn nhất trên tấm nhãn của từng môđun, không bao gồm dung sai;

m2  là độ không đảm bo do tính bằng % của phòng thử nghiệm đối với Voc.

t2  là dung sai trên danh định của loạt sản xuất của nhà chế tạo tính bng % đối với Voc.

Kiểm tra xác nhận Isc:

Từng môđun riêng rẽ phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:

trong đó

Isc(Lab) Isc  lớn nhất đo được của từng môđun ở trạng thái ổn định;

Isc(NP) Isc  danh định lớn nhất trên tấm nhãn của từng môđun, không bao gồm dung sai;

m3  là độ không đảm bảo đo tính bằng % của phòng thử nghiệm đối với Isc.

t3  là dung sai trên danh định của loạt sản xuất của nhà chế tạo tính bng % đối với Isc.

Biến đổi mang tính hệ thống đối với giới hạn trên hoặc dưới của từng công suất ra phải được công bố trong báo cáo cuối cùng.

7.2.2  Sự suy giảm công suất lớn nhất trong khi th nghiệm chấp nhận kiểu → Cổng s 2

Khi kết thúc từng trình tự thử nghiệm hoặc đối với trình tự thử nghiệm B sau khi thử nghiệm điốt rẽ nhánh, độ sụt công sut ra lớn nhất trên từng môđun Pmax (Lab _ Cổng số 2) không được nhỏ hơn 5 %, liên quan đến công sut ra đo được ban đầu của môđun Pmax (Lab _ Cổng số 1). Từng mẫu thử nghiệm phải đáp ứng tiêu chí sau:

Độ tái lập phải được xác định với Pmax và phải được sử dụng trong công thức trên. Độ tái lập r phải nhỏ hơn giá trị công bố trong các phần kỹ thuật cụ thể của bộ tiêu chuẩn này.

Độ tái lập r được kiểm tra xác nhận bằng cách so sánh (các) môđun kiểm tra từ trình tự A sau khi ổn định ban đầu (bắt đầu của thử nghiệm) và sau khi ổn định cuối cùng (kết thúc các thử nghiệm từ trình tự B đến E). Thử nghiệm thứ hai phải được thực hiện sau khi hoàn thiện tất cả các thử nghiệm. Áp dụng như sau:

a) Tất cả các môđun từ các trình tự B (sau MQT 18.1), C, D và E được đo cùng với 1 môđun kiểm tra từ trình tự A.

b) nếu không thể sử dụng a) cho chuỗi thử nghiệm (thời gian hoàn thành trình tự thử nghiệm khác hoặc theo yêu cầu của khách hàng), áp dụng các hạn chế sau:

Với mỗi trình tự B (sau MQT 18.1), C, D và E, phải xác định một môđun kiểm tra từ trình tự A. Môđun kiểm tra được n định và đo cùng với các môđun từ trình tự B mà có thể áp dụng (sau MQT 18.1), C, D hoặc E. Với từng giá trị xác định r, yêu cầu đối với r phải được đáp ứng.

Tham số tái lập r khác với độ không đảm bảo đo tổng của MQT 06.1. Nên sử dụng cùng bộ mô phỏng mặt trời cho Pmax (Lab-Cổng số 1 ) và Pmax (Lab_Cổng số 2).

Nếu r vượt quá giới hạn kỹ thuật quy định đối với môđun kiểm tra, phòng thử nghiệm cần kim tra với (các) môđun chuẩn nội bộ của mình xem liệu thiết bị thử nghiệm có bị hỏng hay không hoặc môđun cần thử nghiệm có liên quan đến độ tái lập kém hoặc nó không ở trạng thái ổn định sau khi áp dụng quy trình MQT 19.1. Nếu tất cả các phép kiểm tra xác nhận là thiết bị đo hoạt động đúng thì việc này ch ra rằng môđun kiểm tra đã bị trôi quá giới hạn quy định kỹ thuật. Trong trường hợp này, thực hiện bằng cách sử dụng giới hạn kỹ thuật quy định đối với r.

7.2.3  Mạch điện

Các mẫu không được hở mạch trong khi thử nghiệm.

7.3  Khuyết tật nhìn thấy được

Không được có khuyết tật chính nhìn thấy được như xác định trong Điều 8.

7.4  An toàn điện

a) Các yêu cầu về thử nghiệm cách điện (MQT 03) được đáp ứng sau các thử nghiệm.

b) Các yêu cầu về thử nghiệm dòng điện rò ướt (MQT 15) được đáp ứng ban đầu và kết thúc mỗi trình tự.

c) Yêu cầu cụ thể về thử nghiệm riêng được đáp ứng.

8  Khuyết tật chính nhìn thấy được

Mục đích của việc kiểm tra ngoại quan là để phát hiện các khuyết tật nhìn thấy được mà có thể gây rủi ro mất độ tin cậy, kể cả công suất ra.

Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu thử nghiệm thêm để quyết định xem có các khuyết tật chính nhìn thấy được hay không.

Để xác định chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu, các biểu hiện dưới đây được xem là những khuyết tật chính nhìn thấy được:

a) vỡ, nứt hoặc rách các bề mặt ngoài;

b) cong vênh hoặc không thẳng hàng các bề mặt ngoài, bao gồm các lớp trên cùng, lớp nền, các khung và hộp đấu nối đến mức ảnh hưởng xấu đến hoạt động của môđun quang điện;

c) Bọt hoặc tách lớp tạo thành đường liên tục giữa mạch điện và mép của môđun.

d) Nếu sự toàn vẹn cơ học phụ thuộc vào lớp kết dính hoặc phương tiện kết dính khác thì tổng diện tích của tất cả các bọt không được lớn hơn 1 % của tổng diện tích môđun;

e) Xuất hiện chảy hoặc cháy v bọc, tấm phía sau, tấm phía trước, điốt, linh kiện PV hoạt động;

f) Mất tính toàn vẹn cơ học, đến mức ảnh hưởng xấu đến việc lắp đặt và sự hoạt động của môđun;

g) Nứt/vỡ các tế bào có thể làm mất hơn 10 % diện tích hoạt động quang điện của tế bào từ mạch điện của môđun PV;

h) Chỗ trống hoặc ăn mòn nhìn thấy được của lớp mạch hoạt động bất kỳ của môđun lan rộng quá 10 % của tế bào bất kì.

i) Đứt các mối liên kết, mối nối hoặc đầu nối.

j) Bộ phận mang điện bất kỳ bị ngắn mạch hoặc các bộ phận mang điện bị hở ra.

k) Nhãn của môđun bị bong ra hoặc thông tin không th đọc được.

9  Báo cáo

Sau khi phê duyệt kiểu, tổ chức thử nghiệm phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025, phải lập báo cáo về các thử nghiệm xác định chất lượng, với các đặc tính tính năng đã đo và các nội dung không đạt và thử nghiệm lại bất kỳ. Báo cáo phải có quy định kỹ thuật cụ thể đối với môđun. Từng báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất những thông tin dưới đây:

a) tiêu đề;

b) tên và địa ch của phòng thử nghiệm và nơi thử nghiệm;

c) nhận dạng duy nhất báo cáo và từng trang;

d) tên và địa chỉ của khách hàng, khi thích hợp;

e) mô tả và nhận dạng của hạng mục đã thử nghiệm;

f) đặc tính và tình trạng của hạng mục thử nghiệm;

g) ngày nhận hạng mục thử nghiệm và (các) ngày thử nghiệm, nếu có;

h) nhận biết phương pháp thử nghiệm được sử dụng;

i) viện dẫn quy trình lấy mẫu, khi có liên quan;

j) sai lệch, thêm hoặc bớt phương pháp thử nghiệm, và thông tin khác bất kỳ liên quan đến các thử nghiệm cụ thể, ví dụ như các điều kiện môi trường, hoặc cường độ bức xạ tính bằng kWh/m2 khi đạt được ổn định;

k) các phép đo, kiểm tra và các kết quả suy ra được hỗ trợ bởi các bảng, đồ thị, phác họa và ảnh chụp khi thích hợp, bao gồm;

- hệ số nhiệt độ của dòng điện ngắn mạch, điện áp hở mạch và công suất đỉnh,

- nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT),

- công suất tại nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT), điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) và cường độ bức xạ thp,

- nhiệt độ cao nhất của tế bào bị che khuất quan sát được trong quá trình thử nghiệm độ bền điểm nóng,

- phổ của đèn được sử dụng cho thử nghiệm sơ bộ UV,

- (các) phương pháp lắp đặt được sử dụng trong thử nghiệm tải cơ tĩnh và đo nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT),

- tải thử nghiệm dương/âm và hệ số an toàn γm được sử dụng cho thử nghiệm tải cơ tĩnh,

- đường kính viên bi đá và vận tốc được sử dụng trong thử nghiệm mưa đá,

- tổn hao công suất lớn nhất thu được sau tất cả các thử nghiệm, và

l) bất kỳ hỏng hóc nào quan sát được;

m) thể hiện ghi nhãn kiểu môđun bao gồm dung sai công suất của nhà chế tạo;

n) tóm tắt các kết quả từ tất cả các tiêu chí đạt được như xác định ở Điều 7 ở dạng thay đổi tuyệt đối và tương đối. Nếu quan sát thấy xu hướng thiên về giá trị cao hơn hoặc thấp hơn thì cần đưa vào báo cáo. Quy trình ổn định được sử dụng (cường độ bức xạ, nhiệt độ, thời gian) cần được nêu chi tiết;

o) thông báo về độ không đảm bảo đo ước tính của kết quả thử nghiệm (trong trường hợp có liên quan); công bố độ tái lập r từ môđun kiểm tra được sử dụng cho Cổng số 2,

p) chữ ký và chức danh hoặc nhận dạng tương ứng của (những) người chấp nhận trách nhiệm về nội dung của báo cáo và ngày phát hành;

q) trong trường hợp có liên quan, công bố các ảnh hưởng liên quan đến kết quả đối với các hạng mục đã thử nghiệm;

r) thông báo ch ra rằng không được sao chép lại báo cáo mà không đầy đủ, trừ khi phê chuẩn bằng văn bản của phòng thử nghiệm.

10  Sửa đổi

Bt k sự thay đổi nào về việc lựa chọn vật liệu, linh kiện và quá trình chế tạo đều có thể tác động đến chất lượng của sản phẩm được sửa đổi. Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với nhau phải được thử nghiệm theo tất cả các kết hợp có thể trừ khi có thể chứng minh được tính bình đẳng của chúng.

Các yêu cầu thử nghiệm lại chi tiết được xác định trong IEC TS 62915. Trình tự thử nghiệm khuyến cáo được chọn đ xác nhận sự thay đổi bất lợi cho sản phẩm được sửa đổi.

Số lượng các mẫu được đưa vào chương trình thử nghiệm lại và tiêu chí đạt/không đạt được lấy từ các điều khoản liên quan của tiêu chuẩn này.

11  Chu trình và quy trình thử nghiệm

Để chng nhận chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu, áp dụng chu trình và quy trình thử nghiệm dưới đây. Bảng 1 tổng hợp các thử nghiệm khác nhau. Chu trình thử nghiệm đầy đ được cho trên Hình 1. Mô t các thử nghiệm và quy trình thử nghiệm được nêu trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Sự khác nhau về kỹ thuật liên quan được mô tả trong phần kỹ thuật cụ thể của bộ tiêu chuẩn này.

Bng 1 - Bảng tổng hợp các thử nghiệm

Thử nghiệm

TCVN 6781-2 (IEC 61215-2)

Tên phép thử

Điều kiện th nghiệm

MQT 01

4.1

Kiểm tra ngoại quan

Xem danh mục xem xét chi tiết ở Điều 8.

MQT 02

4.2

Xác định công suất lớn nht

Xem IEC 60904-1

MQT 03

4.3

Thử nghiệm cách điện

Đối vi môđun có điện áp hệ thống lớn hơn 50 V một chiều, thử nghiệm điện môi ở điện áp 1 000 V một chiều + hai lần điện áp lớn nhất của hệ thống trong 1 min, sau đó đo điện trở cách điện ở 500 V một chiều hoặc điện áp hệ thống lớn nhất trong 2 min.

Đối với môđun có điện áp hệ thống nhỏ hơn 50 V một chiều, điện áp thử nghiệm là 500 V một chiều.

MQT 04

4.4

Đo hệ số nhiệt độ

Xem IEC 60891.

Xem IEC 60904-10 để có hướng dẫn (xem chú thích a của Hình 1).

MQT 05

4.5

Đo nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT)

Xem IEC 61853-2

Môđun làm việc gần điểm công sut lớn nhất

Tổng cường độ bức xạ mặt trời: 800 W/m2

Nhiệt độ môi trường xung quanh: 20 ºC

Tốc độ gió: 1 m/s

MQT 06

4.6

Tính năng ở điều kin thử nghim tiêu chuẩn (STC) (MQT 06.1) và nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT) (MQT 06.2)

Nhiệt độ tế bào 25 ºC ở điu kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) và nhiệt độ môđun ở nhiệt độ làm việc danh nghĩa của môđun (NMOT)

Cường độ bức xạ: 1 000 W/m2 vá 800 W/m2 với phân bố phổ cường độ bc xạ mt trời theo IEC 60904-3

Các yêu cầu xem Điều 7

MQT 07

4.7

Tính năng ở cường độ bức xạ thấp (xem chú thích a ở Hình 1)

Nhiệt độ tế bào: 25 ºC

Cường độ bức xạ: 200 W/m2 với phân bố phổ cường độ bức xạ mặt trời theo IEC 60904-3

MQT 08

4.8

Thử nghiệm phơi ngoài trời

Tổng cường độ bức xạ mặt trời 60 kWh/m2.

MQT 09

4.9

Thử nghiệm độ bền tại đim nóng

Phơi nhiễm cường độ bức xạ 1 000 W/m2 ở điều kiện điểm nóng trong trường hợp xấu nhất theo từng phần kỹ thuật cụ th và TCVN 6781-2 (IEC 61215-2).

MQT 10

4.10

Thử nghiệm ổn định trước UV

Tổng cường độ bức xạ UV 15 kWh/m2 trong dải bước sóng từ 280 nm đến 400 nm với 3 % đến 10 % cường độ bức xạ UV trong dải bước sóng từ 280 nm đến 320 nm.

MQT 11

4.11

Thử nghim chu kỳ nhiệt

50 (Trình tự C) hoặc 200 (Trình tự D) chu kỳ từ -40 ºC đến +85 ºC với dòng điện theo từng phần kỹ thuật cụ thể đến +80 ºC.

MQT 12

4.12

Thử nghiệm độ m- đóng băng

10 chu kỳ từ +85 ºC, 85 % RH đến -40 ºC có theo dõi tính liên tục của mạch

MQT 13

4.13

Thử nghiệm nhiệt m

1 000 h ở +85 ºC, 85 % RH

MQT 14

4.14

Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối

Thử nghiệm sự duy trì của hộp kết nối và cơ cấu chặn dây.

MQT 15

4.15

Thử nghiệm dòng điện rò ướt

Điện áp thử nghiệm tăng với tốc độ không quá 500 V/s đến 500 V hoặc điện áp hệ thống ln nhất đối với môđun, chọn giá trị nào lớn hơn. Duy trì điện áp ở mức này trong 1 min.

MQT 16

4.16

Thử nghiệm tải tĩnh

3 chu kỳ có tải đều nhau do nhà chế tạo quy định được đặt trong 1 h lần lượt vào bề mt phía trước và phía sau.

Tải thử nghiệm tối thiểu: 2 400 Pa

MQT 17

4.17

Thử nghiệm mưa đá

Bi đá đường kính 25 mm ở 23,0 m/s rơi trực tiếp vào 11 điểm va đập.

MQT 18

4.18

Thử nghim điốt rẽ nhánh

MQT 18.1: Thử nghiệm nhiệt đối vi đit rẽ nhánh

1 h Isc 75 ºC

1 h 1,25 Isc và 75 ºC

MQT 18.2: Thử nghiệm chức năng của điốt rẽ nhánh

Đo điện áp và dòng diện ở 25 ºC

MQT 19

4.19

Sự ổn định

Ba phép đo công suất ra liên tiếp P1, P2 và P3, sử dụng MQT 02. Công suất ra ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) được xác định bằng cách sử dụng quy trình MQT06.1.

 

a Các thử nghiệm này có thể được b qua nếu đã thực hiện IEC 61853 trên các kiểu môđun này. Báo cáo thử nghiệm phải được đưa vào hồ cht lượng thiết kế theo TCVN 6781 (IEC 61215).

b Nếu các điốt rẽ nhánh không tiếp cận được trong các môđun tiêu chuẩn thì có thể chuẩn bị một mu đặc biệt đ thử nghim nhiệt đit rẽ nhánh (MQT 18.1). Điốt rẽ nhánh cần được lắp đặt trong môđun tiêu chuẩn như bình thường có gắn các chân nối ra như quy định trong MQT 18 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2). Mu này không phải qua các thử nghiệm khác trong chuỗi này.

c Đối với thử nghiệm độ bền tại đim nóng trên một môđun riêng rẽ, cho phép trình tự thử nghiệm như sau: MQT 01, MQT 19.1, MQT 06.1, MQT 03, MQT 15, MQT 09 và MQT 18.2.

d Ổn định ban đầu MQT 19.1 có th bao gồm kiểm tra xác nhận quy trình n định thay thế (xem TCVN 6781-2 (IEC 61215-2)) đối với các môđun của trình tự A.

Hình 1 - Chu trình thử nghiệm đầy đủ đối với chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu môđun quang điện

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

4  Mu thử nghiệm

5  Ghi nhãn và tài liệu

6  Thử nghiệm

7  Tiêu chí đạt

8  Khuyết tật chính nhìn thấy được

9  Báo cáo

10  Sửa đổi

11  Chu trình và quy trình thử nghiệm

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi