Tiêu chuẩn TCVN 13724-7:2023 Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 7: Cụm lắp ráp dùng cho các ứng dụng đặc biệt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13724-7:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-7:2023 IEC 61439-7:2022 Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 7: Cụm lắp ráp dùng cho các ứng dụng đặc biệt như bến du thuyền, khu vực cắm trại, khu vực chợ, trạm sạc xe điện
Số hiệu:TCVN 13724-7:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực
Ngày ban hành:27/06/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13724-7:2023

IEC 61439-7:2022

CỤM ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 7: CỤM LẮP RÁP DÙNG CHO CÁC ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT NHƯ BẾN DU THUYỀN, KHU VỰC CẮM TRẠI, KHU VỰC CHỢ, TRẠM SẠC XE ĐIỆN

Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 7: Assemblies for specific applications such as marinas, camping sites, market squares, electric vehicle charging stations

Lời nói đầu

TCVN 13724-7:2023 hoàn toàn tương đương với IEC 61439-7:2022;

TCVN 13724-7:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E16 Hệ thống truyền năng lượng cho xe điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13724-7:2023 (IEC 61439-7:2022), Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp, gồm các phần sau:

- Phần 0: Hướng dẫn xác định các loại cụm đóng cắt

- Phần 1: Quy tắc chung

- Phần 2: Cụm thiết bị đóng cắt và điều khiển nguồn

- Phần 5: Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng

- Phần 7: Cụm đóng cắt dùng cho các ứng dụng đặc biệt như bến du thuyền, khu vực cắm trại, chợ, trạm sạc xe điện

Bộ IEC 61439, Low-voltage switchgear and controlgear assemblies, còn có các phần sau:

1) Part 3: Distribution boards intended to be operated by ordinary persons (DBO)

2) Part 4: Particular requirements for assemblies for construction sites (ACS)

3) PPart 6: Busbar trunking systems (busways)

 

CỤM ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 7: CỤM LẮP RÁP DÙNG CHO CÁC ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT NHƯ BẾN DU THUYỀN, KHU VỰC CẮM TRẠI, KHU VỰC CHỢ, TRẠM SẠC XE ĐIỆN

Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 7: Assemblies for specific applications such as marinas, camping sites, market squares, electric vehicle charging stations

1  Phạm vi áp dụng

Điều 1 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020) được thay bằng:

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với cụm lắp ráp dùng cho các ứng dụng sau: bến du thuyền, khu vực cắm trại, khu vực chợ, trạm sạc xe điện như sau:

• cụm lắp ráp có điện áp danh định không quá 1 000 V AC hoặc 1 500 V DC;

• cụm lắp ráp được thiết kế để sử dụng có liên quan đến phát điện, truyền tải, phân phối và biến đổi điện năng, và để điều khiển thiết bị tiêu th điện;

• cụm lắp ráp được vận hành bởi người bình thường (ví dụ cắm và rút phích cắm thiết bị điện);

• cụm lắp ráp được thiết kế để lắp đặt và sử dụng trong khu vực chợ, bến du thuyền, khu vực cắm trại và những nơi tương tự mà mọi người có khả năng tiếp cận k cả các hệ thống lắp đặt điện tạm thời;

• cụm lắp ráp được thiết kế cho các trạm sạc xe điện (AEVCS) chế độ 3 và chế độ 4. Chúng được thiết kế để tích hợp chức năng và các yêu cầu bổ sung dùng cho hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện theo TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).

CHÚ THÍCH 1: Trong toàn bộ tiêu chun này, thuật ngữ AMHS (xem 3.1.701), ACCS (xem 3.1.702), AMPS (xem 3.1.703), AEVCS (xem 3.1.704) được sử dụng cho cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp đ sử dụng trong bến du thuyền và những nơi tương tự (AMHS), khu vực cắm trại và những nơi tương tự (ACCS), khu vực chợ và khu vực công cộng ngoài trời tương tự (AMPS) và trạm sạc EV (AEVCS). Thuật ngữ cụm lắp ráp được sử dụng đ chỉ tất cả các cụm lắp ráp đề cập ở trên.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cụm lắp ráp để lắp đặt trên tàu thủy, nhà thuyền, tàu du lịch và các tàu hàng hải tương tự.

Đ chọn đúng thiết bị đóng cắt và các linh kiện của chúng, áp dụng các tiêu chuẩn sau:

• IEC 60364-7-709 (AMHS) hoặc

• IEC 60364-7-708 (ACCS) hoặc

• IEC 60364-7-740 (AMPS) hoặc

• IEC 60364-7-722 (AEVCS).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cụm lắp ráp bất kể chúng được thiết kế, chế tạo và kiểm tra xác nhận trên cơ sở chế tạo đơn chiếc hoặc được tiêu chuẩn hóa hoàn toàn và chế tạo số lượng lớn.

Việc chế tạo và/hoặc lắp đặt có thể được thực hiện không phải bởi nhà chế tạo ban đầu (xem 3.10.1 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị riêng lẻ hoặc linh kiện độc lập ví dụ như áptômát, thiết bị đóng cắt cầu chảy, thiết bị điện tử mà đã tuân thủ các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp thiết bị điện được nối trực tiếp đến hệ thống điện hạ áp công cộng và được trang bị thiết b đo năng lượng để người cung cấp nguồn hạ áp hợp pháp có thể lập hóa đơn thì áp dụng các yêu cầu bổ sung riêng trên cơ sở quy định quốc gia, nếu có.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hộp và vỏ ngoài của các phụ kiện điện dùng cho hệ thống lắp đặt điện gia dụng và hệ thống lắp đặt điện cố định tương tự được xác định trong IEC 60670-24.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

Áp dụng Điều 2 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

Bổ sung:

TCVN 7699-2-27 (IEC 60068-2-27), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-27: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ea và hướng dẫn: Xóc

TCVN 7699-2-75 (IEC 60068-2-75), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-75: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Eh: Thử nghiệm búa

TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Nguyên tắc chung

IEC 62262:2002 with amd1:2021, Degrees of protection provided by enclosures for electrical equipment against external mechanical impacts (IK code) (Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài đối với các thiết bị điện chống các tác động cơ bên ngoài (mã IK))

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Áp dụng Điều 3 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

3.1  Các thuật ng chung

Bổ sung:

3.1.701

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho bến du thuyền và bến cảng (low-voltage switchgear and controlgear assembly for marinas and harbour sites)

AMHS

Tổ hợp một hoặc nhiều thiết bị chuyển đổi hoặc thiết bị đóng cắt cùng với thiết bị điều khiển, đo, báo hiệu, bảo vệ và điều chỉnh kết hợp, với tất cả các đấu nối liên kết điện và cơ bên trong và các bộ phận kết cấu, được thiết kế và chế tạo để sử dụng trong bến du thuyền, bến cng và các khu vực tương tự.

3.1.702

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho khu vực cắm trại và nhà lưu động (low-voltage switchgear and controlgear assembly for camping and caravan sites)

ACCS

Tổ hợp một hoặc nhiều thiết bị chuyển đi hoặc thiết bị đóng cắt cùng với thiết bị điều khiển, đo, báo hiệu, bảo vệ và điều chỉnh kết hợp, với tất cả các đấu nối liên kết điện và cơ bên trong và các bộ phận kết cấu, được thiết kế và chế tạo để sử dụng trong tất cả các khu vực cắm trại.

3.1.703

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho khu vực chợ và các khu vực công cộng ngoài trời khác (low-voltage switchgear and controlgear assembly for markets and other outdoor public sites)

AMPS

Tổ hợp một hoặc nhiều thiết bị chuyển đổi hoặc thiết bị đóng cắt cùng với thiết bị điều khiển, đo, báo hiệu, bảo vệ và điều chỉnh kết hợp, với tt cả các đấu nối liên kết điện và cơ bên trong và các bộ phận kết cấu, được thiết kế và xây dựng cho khu vực chợ và các khu vực công cộng ngoài trời khác.

3.1.704

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho trạm sạc xe điện (low-voltage switchgear and controlgear assembly for electric vehicles charging stations)

AEVCS

Tổ hợp một hoặc nhiều thiết bị chuyển đi hoặc thiết bị đóng cắt cùng với thiết bị điều khiển, đo, báo hiệu, bảo vệ và điều chỉnh kết hợp, với tất cả các đấu nối liên kết điện và cơ bên trong và các bộ phận kết cấu, được thiết kế và xây dựng cho trạm sạc điện cho xe điện.

3.3  Thiết kế bên ngoài của cụm lắp ráp

Sửa đổi:

3.3.1

Cụm lắp ráp kiểu hở (open-type assembly)

Không áp dụng thuật ngữ này trong TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

3.3.2

Cụm lắp ráp kín phía trước (front dead assembly)

Không áp dụng thuật ngữ này trong TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

3.5  Điều kiện lắp đặt của cụm lắp ráp

3.5.3

Cụm lắp ráp tĩnh tại (stationary assembly)

Bổ sung thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.5.3.701

Cụm lắp ráp lắp vào đất hoặc sàn (ground and floor mounted assembly)

Cụm lắp ráp tĩnh tại được nối cố định với nguồn cung cấp với một phần được chôn trong đất hoặc được thiết kế để lắp cố định trực tiếp trên sàn hoặc đế.

CHÚ THÍCH 1: Loại cụm lắp ráp này bao gồm các cột và trụ.

3.5.3.702

Cụm lắp ráp lắp trên vách (wall-mounted assembly)

Cụm lắp ráp tĩnh tại được thiết kế để cố định trực tiếp vào vách trong khi được nối cố định với nguồn cung cấp.

3.5.4

Cụm lắp ráp di chuyển được (movable assembly).

Không áp dụng thuật ngữ này của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

Bổ sung thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.5.701

Cụm lắp ráp được nối cố định (permanently connected assembly)

Cụm lắp ráp chỉ có thể được nối với, hoặc ngắt khỏi, mạng nguồn xoay chiều hoặc một chiều bằng cách sử dụng dụng cụ.

CHÚ THÍCH 1: Cụm lắp ráp này ứng với định nghĩa về thiết bị cấp điện cho EV nối cố định được nêu trong 3.6.9 của TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).

3.5.702

Cụm lắp ráp vận chuyển được (transportable assembly)

Cụm lắp ráp được thiết kế để sử dụng ở nơi không được lắp cố định vĩnh viễn.

CHÚ THÍCH 1: Khi thiết bị được chuyển đến nơi khác thì đầu tiên nó phải được tháo ra khỏi mạng nguồn cấp.

3.5.703

Cụm lắp ráp di động (mobile assembly)

Cụm lắp ráp có khả năng di chuyển trong khi vận hành hoặc dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong khi vẫn đang nối với mạng nguồn cấp.

3.5.704

Cụm lắp ráp dùng cho các vị trí có hạn chế tiếp cận (assembly for locations with restricted access)

Cụm lắp ráp được tiếp cận bởi những người được ủy quyền tiếp cận vị trí đó (ví dụ thiết bị được đặt trong nhà riêng, bãi đỗ xe riêng hoặc những nơi tương tự).

CHÚ THÍCH 1: Cụm lắp ráp này tương ứng với định nghĩa về thiết bị dùng cho các vị trí có hạn chế tiếp cận cho trong 3.6.3 của TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).

3.5.705

Cụm lắp ráp dùng cho các vị trí không hạn chế tiếp cận (assembly for locations with non-restricted access)

Thiết bị mà mọi người đều có thể tiếp cận, ví dụ trong khu vực công cộng.

CHÚ THÍCH 1: Cụm lắp ráp này tương ứng với định nghĩa về thiết bị dùng cho các vị trí không hạn chế tiếp cận cho trong 3.6.4 của TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).

3.5.706

Hệ thống nước và môi chất khác (water and other fluids system)

Phần của cụm lắp ráp chứa ống nước, van, khớp nối và vòi phục vụ cho người dùng nối vào.

DỤ: Các môi chất khác có thể có bao gồm không khí nén, khí tự nhiên, nước uống và nước thải.

3.5.707

Đế (base)

Phần bổ sung của bố trí hệ thống được sử dụng để đỡ cụm lắp ráp trong trường hợp lắp đặt bất kỳ chỉ nhằm chứa các cáp.

3.5.708

Phương tiện cố định (fixing mean)

Phụ kiện được thiết kế để cố định đế hoặc cụm lắp ráp vào đất, sàn hoặc vách, v.v.

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

Áp dụng Điều 4 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

Bổ sung:

Ký hiệu/ chữ viết tắt

Thuật ngữ

Điều

AMHS

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho bến du thuyền và bến cảng

3.1.701

ACCS

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho khu vực cắm trại và nhà lưu động

3.1.702

AMPS

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho khu vực chợ và khu vực ngoài trời khác

3.1.703

AEVCS

Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp dùng cho trạm sạc xe điện

3.1.704

5  Đặc tính giao diện

Áp dụng Điều 5 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

5.1  Quy định chung

Thay thế:

Đặc tính của cụm lắp ráp phải đảm bảo tính tương thích với các thông số đặc trưng của mạch điện mà nó nối đến và các điều kiện lắp đặt, và phải được nhà chế tạo cụm lắp ráp công bố bằng cách sử dụng các tiêu chí xác định trong 5.2 đến 5.6, 5.701 và 5.702.

Các quy định kỹ thuật nêu trong Phụ lục AA được thiết kế nhằm giúp người sử dụng và nhà chế tạo cụm lắp ráp đáp ứng mục tiêu này, trong đó người sử dụng có thể

• lựa chọn danh mục sản phẩm, mà đặc tính của nó đáp ứng nhu cầu của họ, và các yêu cầu của tiêu chuẩn này; và/hoặc

• thỏa thuận cụ thể với nhà chế tạo.

5.4  Hệ số đa dạng danh định (RDF)

Bổ sung:

Khi không có thỏa thuận giữa nhà chế tạo cụm lắp ráp và người sử dụng liên quan đến các dòng điện tải thực tế, tải giả định của mạch điện đầu ra của các cụm AMHS, ACCS, AMPS hoặc nhóm các mạch điện đầu ra có thể dựa trên các giá trị cho trong Bảng 701.

Dòng điện tải giả định là dòng điện danh định của thiết bị bảo vệ In như yêu cầu bởi người sử dụng, nhân với hệ số tải trong Bảng 701.

Bảng 701 không áp dụng cho AEVCS. Đối với AEVCS, giả thiết là tất cả các mạch điện có thể mang tải liên tục và đồng thời. Do đó, hệ số tải giả định của các mạch điện đầu ra phải được lấy bằng 1 và có thể giảm nếu có sẵn điều khiển tải.

CHÚ THÍCH: Các giá trị trong Bảng 701 th hiện cho các giá trị tối thiểu đạt được hoặc vượt quá trong các thử nghiệm.

5.6  Các đặc tính khác

Thay điểm g):

g) được thiết kế để sử dụng bởi người bình thường (xem 3.7.16 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

Bổ sung:

q) các vị trí có hạn chế tiếp cận hoặc không hạn chế tiếp cận (xem 3.5.704 và 3.5.705).

Bổ sung các điều sau:

5.701  Theo phương pháp lắp đặt

5.701.1  Cụm lắp ráp tĩnh tại

5.701.1.1  Cụm lắp ráp lắp trong đất hoặc trên sàn (xem Phụ lục DD)

5.701.1.2  Cụm lắp ráp lắp trên vách

5.701.2  Cụm lắp ráp vận chuyển được

5.701.3  Cụm lắp ráp di động

5.702  Theo độ bền cơ đối với cụm lắp ráp tĩnh tại (xem Bảng 702)

5.702.1  Độ bền cơ cơ bản

5.702.2  Độ bền cơ trung bình

5.702.3  Độ bền cơ cao

6  Thông tin

Áp dụng Điều 6 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

6.1  Ghi nhãn ấn định cho cụm lắp ráp

Thay thế:

Nhà chế tạo cụm lắp ráp phải cung cấp một hoặc nhiều nhãn trên từng cụm lắp ráp, được ghi theo cách để có độ bền lâu và đặt ở vị trí sao cho chúng có thể nhìn thấy và dễ đọc sau khi đã lắp cụm lắp ráp.

Kiểm tra sự phù hợp theo thử nghiệm trong 10.2.7 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)) và bằng cách xem xét.

Thông tin dưới đây liên quan đến cụm lắp ráp phải được cung cấp trên (các) nhãn:

a) tên nhà chế tạo cụm lắp ráp hoặc thương hiệu (xem 3.10.2 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

b) kiu loại thiết kế hoặc số nhận biết hoặc phương thức nhận biết khác bất kỳ đ có thể có thông tin liên quan từ nhà chế tạo cụm lắp ráp;

c) phương thức nhận biết ngày chế tạo;

d) dòng điện danh định của cụm lắp ráp InA (xem 3.8.10.7 và 5.3.1 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

e) điện áp danh định của cụm lắp ráp Un (xem 3.8.9.1 và 5.2.1 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

f) tần số danh định của cụm lắp ráp fn (xem 3.8.12 và 5.5 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

g) số hiệu tiêu chuẩn này: TCVN 13724-7 hoặc IEC 61439-7;

h) cấp bảo vệ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện, thâm nhập của vật rắn bên ngoài và nước, mã IP (xem 8.2.2 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

i) khối lượng, đối với các cụm lắp ráp vận chuyển được và cụm lắp ráp di động (xem 3.5.702 và 3.5.703), có khối lượng vượt quá 30 kg.

6.2.1  Thông tin liên quan đến cụm lắp ráp

Bổ sung:

Thông tin bổ sung dưới đây, khi áp dụng, phải được cung cấp trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo được cung cấp cùng với cụm lắp ráp:

a) điện áp chịu xung danh định (Uimp) (xem 5.2.4 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

b) điện áp cách điện danh định (Ui) (xem 5.2.3 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

c) dòng điện danh định của từng mạch (Inc) (xem 5.3.2 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020));

d) hệ số đa dạng danh định (RDF) (xem 5.4);

e) tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến các phân loại và các đặc tính công bố khác (xem 5.6, 5.701 và 5.702);

f) các kích thước tổng thể (kể cả các phần nhô ra ví dụ tay nắm, nắp, cửa);

g) AMHS (xem 3.1.701), ACCS (xem 3.1.702), AMPS (xem 3.1.703), AEVCS (xem 3.1.704) hoặc các thuật ngữ tương đương;

h) đối với các cụm lắp ráp di động theo 3.5.703, vị trí lắp trong quá trình vận hành.

7  Điều kiện vận hành

Áp dụng Điều 7 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

8  Các yêu cầu về kết cấu

Áp dụng Điều 8 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

8.2  Cấp bảo vệ và độ bền cơ được cung cấp bởi vỏ ngoài của cụm lắp ráp

8.2.1  Độ bền cơ của cụm lắp ráp

8.2.1.701  Cụm lắp ráp có hạn chế tiếp cận

Độ bền cơ tối thiểu của cụm lắp ráp có hạn chế tiếp cận là độ bền cơ cơ bản (5.702.1).

Cũng có thể áp dụng độ bền cơ trung bình hoặc cao (5.702.2 và 5.702.3) trong các quy phạm lắp đặt điện quốc gia.

Đối với các thử nghiệm và độ khắc nghiệt liên quan, xem Bảng 702.

8.2.1.702  Cụm lắp ráp không hạn chế tiếp cận

Độ bền cơ tối thiểu của cụm lắp ráp được lắp trong đất hoặc trên sàn ở các vị trí không hạn chế tiếp cận là độ bền cơ cao (5.702.3).

Độ bền cơ tối thiểu của cụm lắp ráp được lắp trên vách ở các vị trí không hạn chế tiếp cận là độ bền cơ cao (5.702.3).

Trong trường hợp cụm lắp ráp được lắp trên vách ở các vị trí không hạn chế tiếp cận và ở độ cao có cạnh dưới cùng của cụm lắp ráp cách mặt đất hoặc sàn lớn hơn hoặc bằng 0,9 m thì độ bền cơ có thể giảm về độ bền cơ trung bình (5.702.2).

Đối với các thử nghiệm và độ khắc nghiệt liên quan, xem Bảng 702.

8.2.2  Bảo vệ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện, thâm nhập của vật rắn bên ngoài và nước (mã IP)

Thay đoạn 2, 3 và 4:

Sau khi lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo, cấp bảo vệ của cụm lắp ráp trong nhà phải tối thiu là IP41 và của cụm lắp ráp ngoài trời tối thiểu phải là IP44 theo IEC 60529:1989, AMD1:1999 và AMD2:2013.

Cấp bảo vệ này cũng phải được đảm bảo khi cáp nguồn được cắm vào cụm lắp ráp.

Trong trường hợp cụ thể có điều kiện khắc nghiệt hơn, có thể yêu cầu cấp bảo vệ IP cao hơn theo các yêu cầu lắp đặt.

8.4  Bảo vệ chống điện giật

8.4.3.1  Điều kiện lắp đặt

Thay thế:

Cụm lắp ráp phải có các biện pháp bảo vệ và thích hợp đối với các hệ thống lắp đặt được thiết kế để phù hợp với IEC 60364-4-41:2005 và AMD1:2017 cũng như các tiêu chuẩn đi dây liên quan.

CHÚ THÍCH 1: Các tiêu chuẩn đi dây liên quan là IEC 60364-7-709:2007 và AMD1:2012 (AMHS) hoặc IEC 60364-7-708:2017 (ACCS) hoặc IEC 60364-7-740:2000 (AMPS) hoặc IEC 60364-7-722:2018 (AEVCS).

CHÚ THÍCH 2: Đối với AEVCS, xem thêm 8.5 của TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017).

8.5  Kết hợp thiết bị đóng cắt và linh kiện

8.5.3  Chọn thiết bị đóng cắt và linh kiện

Bổ sung:

Cần xem xét nhu cầu đối với bảo vệ quá điện áp (SPD) để ngăn hư hại có thể có đến hệ thống lắp đặt.

8.5.6  Tấm chắn

Không áp dụng điều này của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

Bổ sung các điều sau:

8.701  Giá đỡ và thiết bị giữ cụm lắp ráp

8.701.1  Quy định về vận chuyển

Trong trường hợp cụm lắp ráp di động, tay cầm (hoặc hệ thống tương đương khác) phải được cung cấp trên cụm lắp ráp và được giữ chắc chắn với vỏ ngoài hoặc khung đỡ.

Cụm lắp ráp phải được kiểm tra xác nhận theo 10.2.5 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

8.701.2  Nước và các hệ thống môi chất khác

Cụm lắp ráp trong vỏ bọc chung với nước và các môi chất khác phải được thiết kế theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này đối với hệ thống lắp đặt ngoài trời.

Ngăn chứa hệ thống chất lỏng phải được phân cách sao cho ngăn ngừa được sự xâm nhập không được phép của chất lỏng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp hệ thống chất lng có thể dẫn đến rủi ro nổ, có thể áp dụng yêu cầu bổ sung. Xem chi tiết trong Chương 528, IEC 60364-5-52:2009.

Quy định về sử dụng các môi chất khác có thể phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

8.701.3  Các dịch vụ khác

Khi các dịch vụ khác (ví dụ viễn thông, mạng internet) có thể được lắp đặt trong cùng một vỏ ngoài thì cụm lắp ráp phải cho phép tách riêng các mạch điện và các dịch vụ khác này.

CHÚ THÍCH: Xem chi tiết trong Chương 528, IEC 60364-5-52:2009.

9  Yêu cầu tính năng

Áp dụng Điều 9 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

Bổ sung:

9.701  Khả năng chịu dòng điện khởi động cho AEVCS

Trong AEVCS được thiết kế cho điện xoay chiều, nếu chưa được thử nghiệm theo yêu cầu này, thiết bị đóng cắt riêng lẻ phải chịu được dòng điện khởi động của xe điện như xác định trong Phụ lục CC.

CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu đối với dòng điện khởi động của xe điện dựa trên ISO 17409.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu đối với AEVCS được thiết kế cho điện một chiều được mô tả trong IEC 61851-23.

10  Kiểm tra xác nhận thiết kế

Áp dụng Điều 10 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020) ngoại trừ các quy định dưới đây. Xem thêm Phụ lục BB.

10.2.6  Kiểm tra xác nhận bảo vệ chống va đập về cơ (mã IK)

Không áp dụng điều này của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

Bổ sung:

10.2.701  Kiểm tra xác nhận độ bền cơ của cụm lắp ráp

10.2.701.1  Quy định chung

Các thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường từ +10 °C đến +40 °C.

Ngoại trừ thử nghiệm trong 10.2.701.5, có thể sử dụng một cụm lắp ráp mới cho mỗi thử nghiệm độc lập. Nếu sử dụng cùng cụm lắp ráp cho nhiều hơn một thử nghiệm của 10.2.701, kiểm tra sự phù hợp đối với chữ số thứ hai của cấp bảo vệ (mã IP) chỉ được áp dụng khi đã hoàn thành các thử nghiệm trên mẫu đó.

Khi đế và phương tiện cố định không được cung cấp bởi nhà chế tạo ban đầu của cụm lắp ráp, nhà chế tạo ban đầu phải cung cấp tất cả các hướng dẫn thích hợp đ cài đặt cụm lắp ráp này theo cách an toàn nhất (xem 6.2.2 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)).

Tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện với cụm lắp ráp được lắp đặt như sử dụng bình thường theo hướng dẫn của nhà chế tạo ban đầu.

Ngoại trừ thử nghiệm của 10.2.701.4, (các) cửa của cụm lắp ráp, nếu có, phải được khóa lại khi bắt đầu thử nghiệm và giữ khóa trong suốt thời gian thử nghiệm.

Ngoại trừ thử nghiệm của 10.2.701.2 và 10.2.701.4, các thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm lắp ráp kiểu lắp trên vách phẳng (xem 3.3.9 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)) và các cụm loại lắp trên vách có hốc (xem 3.3.10 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)).

Các thử nghiệm sau phải được thực hiện theo Bảng 702.

10.2.701.2  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu va đập về cơ

Các va đập về cơ phải được thực hiện theo IEC 62262:2002 và AMD1:2021.

Các đế như định nghĩa trong 3.5.707 không phải chịu các thử nghiệm cơ trong tiêu chuẩn này.

Va đập không được đặt lên các linh kiện được lắp trên hoặc trong bề mặt của vỏ ngoài và đã được thử nghiệm theo tiêu chuẩn của linh kiện đó, ví dụ ổ cắm, nút ấn, màn hiển thị.

Sau thử nghiệm, các mẫu không được cho thấy bị hư hại dẫn đến không còn phù hợp với tiêu chuẩn này.

Hư hại bề mặt, những vết sứt nhỏ và mảnh vỡ nhỏ không ảnh hưởng bất lợi đến bảo vệ chống điện giật hoặc thâm nhập có hại của nước có thể được bỏ qua.

Các vết nứt chạy trong vật liệu không nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc có điều chỉnh thị lực nhưng không khuếch đại, các vết nứt bề mặt trong khuôn có sợi tăng cường và các vết lõm nhỏ được bỏ qua.

Sau thử nghiệm, việc xem xét phải kiểm tra xác nhận rằng mã IP quy định và các đặc tính điện môi vẫn được duy trì và các nắp tháo ra được thì vẫn có thể được tháo ra và lắp lại, các cửa vẫn có thể mở và đóng được.

10.2.701.3  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải tĩnh

Các thử nghiệm dưới đây phải được thực hiện trên các cụm lắp ráp được phân loại là 5.701.1.1 (lắp trên đất và lắp trên sàn) được thiết kế để lắp đặt trong khu vực không hạn chế tiếp cận và khu vực có hạn chế tiếp cận được phân loại như trong 5.702.2 (độ bền cơ trung bình) hoặc 5.702.3 (độ bền cơ cao).

Thử nghiệm 1: tải được phân bố đều L1:

- 4 500 N/m2 đối với cụm lắp ráp độ bền cơ trung bình (xem 5.702.2),

- 8 500 N/m2 đối với cụm lắp ráp độ bền cơ cao (xem 5.702.3),

phải được đặt trong 5 min trên mái của vỏ ngoài (xem Hình 701). Để phân phối sự truyền lực trên mái g ghề, có thể sử dụng túi cát hoặc vật thay thế tương tự.

Thử nghiệm 2: lực F1:

- 600 N đối với cụm lắp ráp độ bền cơ trung bình (xem 5.702.2),

- 1 200 N đối với cụm lắp ráp độ bền cơ cao (xem 5.702.3),

phải được đặt trong 5 min lần lượt vào hai cạnh của mái có chiều dài lớn nhất (xem Hình 701) trừ khi chiều cao vỏ bọc lớn hơn 1,80 m so với đất, trong trường hợp này, lực được đặt vào các cạnh trước và sau của vỏ bọc ở độ cao 1,80 m so với đất.

Trong trường hợp mái không phải hình chữ nhật, phải đặt lực vào hai vị trí cách nhau xấp xỉ 180°.

Lực phải được đặt trên khu vực không nhỏ hơn 100 mm x 100 mm và không quá 120 mm x 120 mm.

Tải/lực cần được đặt liên tục không giật trong 30 s. Kiểm tra thử nghiệm bắt đầu khi tải/lực đã ổn định.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm rằng cấp bảo vệ tối thiểu theo 8.2.2 và hoạt động của (các) cửa và các điểm khóa không bị suy giảm, và xác nhận rằng các khe hở không khí về điện vẫn được duy trì thỏa đáng trong thời gian thử nghiệm và trong trường hợp các cụm lắp ráp có vỏ kim loại thì không xảy ra tiếp xúc giữa các phần mang điện và vỏ do biến dạng vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Hình 701 - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu ti tĩnh

10.2.701.4  Kiểm tra xác nhận độ bền cơ của các cửa

Thử nghiệm áp dụng cho tất cả các kiểu cụm lắp ráp có (các) cửa có bản lề trên cạnh đứng của vỏ bọc.

Thử nghiệm này không áp dụng cho các cửa bên trong vỏ bọc và các nắp có bản lề bên trong vỏ bọc.

Các thử nghiệm phải được tiến hành với (các) cửa được mở hoàn toàn và tiếp xúc với ngàm theo thiết kế (xem Hình 702). Tải 50 N được đặt lên mép trên cùng của cửa vuông góc với mặt phẳng của (các) cửa và ở khoảng cách tối đa 300 mm tính từ mép có bản lề và tải này được duy trì trong 3 s. Thử nghiệm không áp dụng nếu các cửa có chiều rộng nhỏ hơn hơn 300 mm.

Trừ khi (các) cửa được thiết kế không có bản lề và không cần sử dụng dụng cụ để bảo dưỡng hoặc vận hành thì khi đó thử nghiệm được lặp lại với lực F2 tăng lên thành

• 250 N đối với cụm lắp ráp có độ bền cơ trung bình (xem 5.702.2);

• 450 N đối với cụm lắp ráp có độ bền cơ cao (xem 5.702.3).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận rằng (các) cửa không bị hỏng bn lề và vận hành (các) cửa, bản lề và các điểm khóa không bị suy giảm bởi việc đặt lực 50 N. Ngoài ra, bằng cách kiểm tra xác nhận rằng cấp bảo vệ vẫn được duy trì theo 8.2.2 sau khi (các) cửa được đóng lại sau các thử nghiệm. Nếu (các) cửa trở nên không có bản lề trong thử nghiệm F2, điều này không được coi là hỏng hóc nếu có thể lắp lại (các) cửa đó mà không đòi hỏi sử dụng dụng cụ.

CHÚ THÍCH: Các vết nứt nhỏ, tạo bởi các bong bóng không khí nhìn thấy được trước thử nghiệm, nhưng không bị ảnh hưởng bởi việc đặt tải hướng trục thì được bỏ qua.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 702 - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận độ bền cơ của các cửa

10.2.701.5  Kiểm tra khả năng chịu tải xóc

Các thử nghiệm sau phải được thực hiện trên các cụm lắp ráp được lắp trong đất hoặc trên sàn được thiết kế để lắp trong khu vực không hạn chế tiếp cận. Một túi như trên Hình 703 chứa cát khô và có tổng khối lượng 15 kg phải được treo từ giá đỡ dựng dọc trên bề mặt cần thử nghiệm.

Thử nghiệm này phải được thực hiện trên các mẫu mới.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 703 - Túi cát để thử nghiệm kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải xóc

Mỗi thử nghiệm phải bao gồm một va đập nhắm vào phần phía trên của mỗi trong tối thiểu ba bề mặt thẳng đứng của cụm lắp ráp ở độ cao 0,5 m so với đất mà có thể nhìn thấy được sau khi cụm lắp ráp đã được lắp đặt cho sử dụng bình thường theo các hướng dẫn của nhà chế tạo ban đầu.

Các vỏ bọc riêng biệt có thể được sử dụng cho mỗi lần va đập thử nghiệm.

Nếu vỏ bọc có dạng hình trụ, thử nghiệm bao gồm ba va đập đặt vào các vị trí cách nhau 120°.

Thử nghiệm phải gồm việc đưa mắt nâng lên độ cao 1 m và để túi cát rơi theo một cung thẳng đứng tác động vào xấp x tâm của phần bên trên của bề mặt nằm bên dưới mái của cụm lắp ráp cần thử nghiệm (xem Hình 704a và Hình 704b).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận rằng, sau thử nghiệm, cấp bảo vệ vẫn được duy trì theo 8.2.2 và hoạt động của (các) cửa và các điểm khóa không bị suy giảm và bằng cách kiểm tra xác nhận rằng các khe hở không khí về điện được duy trì thỏa đáng trong các thử nghiệm và, trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ bọc kim loại, không được có tiếp xúc với các phần mang điện và vỏ bọc gây ra do biến dạng vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ bọc cách điện, nếu điều kiện thích hợp được đáp ứng, thì hư hại ví dụ như vết sứt nhỏ hoặc vết nứt nhỏ trên bề mặt hoặc gỉ sét đều được bỏ qua, với điều kiện không có các vết nứt kết hợp ảnh hưởng xấu đến khả năng vận hành của cụm lắp ráp.

Các vết tách, vết nứt hoặc biến dạng của các phần hoặc linh kiện có tính chất thẩm mỹ phải được b qua.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 704a - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải xóc của cụm lắp ráp lắp có đế lắp trong đất

Kích thước tính bằng milimét

Hình 704b - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải xóc của cụm lắp ráp lắp không có đế trong đất

Hình 704 - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu ti xóc

10.2.701.6  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu ứng suất xoắn

Các thử nghiệm dưới đây phải được thực hiện trên tất cả các kiểu cụm lắp ráp tĩnh tại lắp trong đất được thiết kế đ lắp đặt trong khu vực không hạn chế tiếp cận.

Thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng khung có thể theo chiều ngang được làm từ thanh thép góc có kích thước 60 mm x 60 mm x 5 mm, có các vị trí thẳng đứng dài 100 mm tạo các đầu mút của cánh tay khung. Cụm lắp ráp cần thử nghiệm được cố định cứng vững vào đế và khung được lắp chắc chắn trên nó, sao cho các vị trí kết thúc của cánh tay khung tiếp xúc với mái và các cạnh của cụm lắp ráp.

Cụm lắp ráp, với (các) cửa được đóng, phải đặt lực xoắn 2 x 1 000 N trong 30 s như thể hiện trên Hình 705a và Hình 705b hoặc bố trí thử nghiệm tương đương.

Tải/lực cần được đặt liên tục không giật trong 30 s. Kiểm tra sự phù hợp bằng các kiểm tra xác nhận rằng (các) cửa vẫn giữ đóng trong thời gian thử nghiệm và sau thử nghiệm cấp bảo vệ vẫn được duy trì theo 8.2.2.

Các vết tách, vết nứt hoặc biến dạng của các phần hoặc linh kiện có tính chất thẩm mỹ phải được bỏ qua.

CHÚ THÍCH: Nếu thép góc không thể đặt một lực vào cụm lắp ráp vì lý do kết cấu, bề mặt tiếp xúc nhỏ hoặc vật liệu mềm dẻo thì có thể bỏ qua thử nghiệm nếu thử nghiệm này có thể được lặp lại một lần nữa với kết quả tương tự.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 705a - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra khả năng chịu ứng suất xoắn của cụm lắp ráp không có đế trong đất

Kích thước tính bằng milimét

Hình 705b - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra khả năng chịu ứng sut xoắn của cụm lắp ráp có đế trong đất

Hình 705 - Sơ đ thử nghim đ kiểm tra khả năng chịu ứng suất xoắn

10.2.701.7  Thử nghiệm xóc đối với cụm lắp ráp di động và vận chuyển được

Các cụm lắp ráp di động hoặc vận chuyển được phải chịu được sóng hình sin xung đơn, thử nghiệm xóc có độ khắc nghiệt gia tốc 500 m/s2 (50 g) và độ rộng xung 11 ms.

Cụm lắp ráp theo thứ tự làm việc phải được thử nghiệm theo TCVN 7699-2-27 (IEC 60068-2-27). Theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, thử nghiệm có thể được thực hiện ở các ngăn riêng rẽ của cụm lắp ráp.

Sau thử nghiệm, vỏ bọc phải tiếp tục cung cấp cấp bảo v như quy định trong 8.2.2, méo hoặc biến dạng bất kỳ của vỏ bọc và các bộ phận không được ảnh hưởng xấu đến hoạt động đúng của cụm lắp ráp cũng như không làm giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí xuống thấp hơn các giá trị yêu cầu; cơ cấu chấp hành, tay nắm, v.v. vẫn phải hoạt động,

Méo hoặc biến dạng của các phần bằng nhựa mà có thể trở về vị trí đúng bằng một hành động đơn giản (ví dụ mở hoặc đóng lại các nắp) thì không được coi là ảnh hưởng xấu đến hoạt động đúng của cụm lắp ráp.

Hư hại ở mặt ngoài, tróc lớp sơn, vết lõm nhỏ, nứt không nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc có điều chỉnh thị lực nhưng không phóng đại hoặc các vết nứt bề mặt thì được bỏ qua.

10.10  Kiểm tra xác nhận độ tăng nhiệt

Sửa đổi:

Không áp dụng điểm c) của 10.10 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020) cho AEVCS.

10.10.4  Đánh giá việc kiểm tra xác nhận

Không áp dụng 10.10.4 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020) cho AEVCS.

11  Kiểm tra thường xuyên

Áp dụng Điều 11 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

Bảng 701 - Các giá trị của tải giả định

Số lượng mạch chính

Hệ số tải gi định

2 và 3

0,8

4 và 5

0,7

6 đến và bằng 9

0,6

10 và lớn hơn

0,5

Bảng 702 - Các thử nghiệm cơ

Tên phép thử

Điều

Phép thử con

Độ bền cơ cơ bản (5.702.1)

Độ bền cơ trung bình (5.702.2)

Độ bền cơ cao (5.702.3)

Thử nghiệm cụm lắp ráp

Khả năng chịu tác động cơ (IK)

10.2.701.2

 

IK07

IK08

IK10

Tất cả các kiểu cụm lắp ráp

Khả năng chịu tải tĩnh

10.2.701.3

Thử nghiệm 1: “Thử nghiệm tải phân bố đều

Không

4 500 N/m2 phải được đặt trong 5 min

8 500 N/m2 phải được đặt trong 5 min

Cụm lắp ráp được lắp trong đất hoặc trên sàn

 

 

Thử nghiệm 2: “Thử lực bên”

Không

600 N phải được đặt trong 5 min lần lượt

1 200 H phải được đặt trong 5 min lần lượt

Cụm lắp ráp được lắp trong đất hoặc trên sàn

Độ bền cơ của các cửa

10.2.701.4

 

Không

Tải 50 N + tải được tăng lên 250 N

Tải 50 N + tải được tăng lên 450 N

Tất cả các kiểu cụm lắp ráp

Khả năng chịu tải xóc

10.2.701.5

 

Không

Không

Tng khối lượng 15 kg

Cụm lắp ráp được lắp trong đất hoặc trên sàn

Khả năng chịu ứng suất xoắn

10.2.701.6

 

Không

Không

2 x 1 000 N được đặt trong 30 s

Cụm lắp ráp được lắp trong đất hoặc trên sàn

Thử nghiệm xóc

10.2.701.7

 

Cụm lắp ráp di động và vận chuyển được

CHÚ THÍCH 1: Tùy thuộc vào các ứng dụng, cụm lắp ráp được phân loại là đ bền cơ trung bình (5.702.2) có thể được sử dụng đ tăng cấp an toàn so với độ bền cơ cơ bản (5.702.1).

CHÚ THÍCH 2: Trong trưng hợp có thể áp dụng bảo vệ cơ bổ sung, xem Phụ lục EE.

 

Các phụ lục

Áp dụng các phụ lục trong TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

Không áp dụng Phụ lục C và Phụ lục M của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020).

Bổ sung Phụ lục AA đến Phụ lục FF.

 

Phụ lục AA

(tham khảo)

Biểu mẫu thông tin người sử dụng

Bảng AA.1 đưa ra định dạng để nhận biết các hạng mục cần thiết cho nhà chế tạo cụm lắp ráp và được người sử dụng cung cấp.

Bảng AA.1 - Biểu mẫu thông tin người sử dụng

Đặc tính

Điều tham chiếu trong TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)

Bố trí mặc định a

Các tùy chọn trong IEC 61439-7 b

Yêu cầu của người sử dụng c

 

Hệ thống nối đất

5.6, 8.4.3.1, 8.4.3.2.3, 8.6.2, 10.5, 11.4

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo được lựa chọn để phù hợp với yêu cu của địa phương

TT / TN-C / TN-C-S / IT/ TN-S

 

Điện áp danh nghĩa (V)

3.8.9.1, 5.2.1, 8.5.3

Địa phương, theo điều kiện lắp đặt

Tối đa 1 000 V AC hoặc 1 500 V DC

 

Quá điện áp quá độ

5.2.4, 8.5.3, 9.1, Phụ lục G

Được xác định bởi hệ thống điện

Quá điện áp cấp I / II / III / IV

 

Quá điện áp tức thời

9.1

Điện áp hệ thống danh nghĩa + 1 200 V

Không

 

Tần số danh định fn (Hz)

3.8.12, 5.5, 8.5.3, 10.10.2.3, 10.11.5.4

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

DC / 50 HZ / 60 HZ

 

Các yêu cầu thử nghiệm bổ sung tại hiện trường: hệ thống đi dây, tính năng hoạt động và chức năng

11.10

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, phù hợp với ứng dụng

Không

 

 

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng ở các đầu nối nguồn Icp (kA)

3.8.7

Được xác định bởi hệ thống điện

Không

 

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng trong dây trung tính

10.11.5.3.5

Tối đa 60 % các giá trị pha

Không

 

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng trong mạch bảo vệ

10.11.5.6

Tối đa 60 % các giá trị pha

Không

 

SCPD trong yêu cầu khối chức năng đầu vào

9.3.2

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

Có/ Không

 

Phối hợp các thiết bị bảo vệ ngắn mạch kể cả thiết bị bảo vệ ngắn mạch bên ngoài

9.3.4

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

Không

 

Dữ liệu liên quan đến các tải có nhiều khả năng góp phần vào dòng điện ngắn mạch

9.3.2

Không được có tải nào có khả năng đóng góp đáng kể

Không

 

 

Loại bảo vệ chống điện giật - Bảo vệ cơ bản (bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp)

8.4.2

Bảo vệ cơ bản

Theo quy định kỹ thuật lắp đặt địa phương

 

Loại bảo vệ chống điện giật - Bảo vệ sự cố (bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp)

8.4.3

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

Tự động ngắt nguồn / Phân cách về điện / Cách điện kép và cách điện tăng cường

 

Môi trường lắp đặt

 

 

 

 

Loại vị trí

3.5, 8.1.4, 8.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, theo ứng dụng

Trong nhà/ Ngoài trời / hạn chế tiếp cận / không hạn chế tiếp cận

 

Bảo vệ chống thâm nhập của vật rắn bên ngoài và của nước

8.2.2, 8.2.3

Trong nhà (vỏ bọc): IP41

Ngoài trời: tối thiểu IP44

Không

 

Va đập cơ khí từ bên ngoài

8.2.1, 10.2.701.2

Hạn chế tiếp cận IK07 Không hạn chế tiếp cận IK08

Không

 

Khả năng chịu bức xạ UV (cháp dụng cho cụm lắp ráp ngoài trời trừ khi có quy định khác)

10.2.4

Trong nhà: không áp dụng

Ngoài trời: Nhiệt độ, khí hậu ôn đới

Không

.

Khả năng chịu ăn mòn

10.2.2

Bố trí trong nhà/ngoài trời bình thường

Không

 

Nhiệt độ không khí môi trường - Giới hạn dưới

7.1.1

Trong nhà: -5 °C

Ngoài trời: -25 °C

Không

 

Nhiệt độ không khí môi trường - Giới hạn trên

7.1.1

+40 °C

Không

 

Nhiệt độ không khí môi trường - Giá trị trung bình hàng ngày lớn nhất

7.1.1, 9.2

+35 °C

Không

 

Độ m tương đối lớn nhất

7.1.1

Trong nhà: 50 % ở +40 °C

Ngoài trời: 100 % +25 °C

Không

 

Cấp nhiễm bẩn (của môi trưng lắp đặt)

7.1.2

Trong nhà: 2

Ngoài trời: tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

Độ cao so với mực nước bin

7.1.1

2 000 m

Không

 

Môi trường EMC (A hoặc B)

9.4, 10.12, Phụ lục J

A/B

A/B

 

Điều kiện vận hành đặc biệt (ví dụ rung, ngưng tụ quá mức, nhiễm bn nặng, môi trường ăn mòn, trường điện hoặc trường từ mạnh, nấm mốc, sinh vật nhỏ, nguy hiểm n, rung và xóc mạnh, động đt)

7.2, 8.5.4, 9.3.3, Bảng 7

Không có điều kiện vận hành đặc biệt

Không

 

 

Tĩnh tại/Di động

3.5

Tĩnh tại

Tĩnh tại / Di động / Vận chuyển được

 

Kích thước tổng thể lớn nhất và khối lượng

5.6, 6.2.1

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, phù hợp với ứng dụng

Không

 

(Các) kiu dây dẫn bên ngoài

8.8

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Cáp/Thanh cái/Hệ thống trục

 

ng của dây dẫn bên ngoài

8.8

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

Vật liệu dây dẫn bên ngoài

8.8

Đồng

Đồng/nhôm

 

Dây dẫn pha bên ngoài, tiết diện và đầu nối

8.8

Như xác định trong tài liệu

Không

 

Dây dẫn PE, N, PEN bên ngoài, tiết din và đầu nối

8.8

Như xác định trong tài liệu

Không

 

Yêu cầu về việc nhận diện đầu nối đc biệt

8.8

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

 

Kích thước lớn nhất và khối lượng của một đơn vị vận chuyển

6.2.2, 10.2.5

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

Phương tiện vận chuyển (xe nâng, cần trục)

6.2.2, 8.1.6

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

Điều kiện môi trường khác với điều kiện vận hành

7.3

Như điều kiện vận hành

Không

 

Chi tiết đóng gói

6.2.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

 

Tiếp cận đến các thiết bị thao tác bằng tay

8.4

Người bình thường

Không

 

Vị trí các thiết bị thao tác bằng tay

8.5.5

D dàng tiếp cận

Không

 

Cách ly các hạng mục thiết bị lắp đặt tải

8.4.2, 8.4.3.3, 8.4.6.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Cá nhân / nhóm / tất cả

 

 

Yêu cầu liên quan đến khả năng tiếp cận trong vận hành bởi người bình thường; yêu cầu vận hành thiết bị hoc thay đổi linh kiện trong khi cụm lắp ráp đang mang điện

8.4.6.1

Bảo vệ cơ bản

Không

 

Yêu cầu liên quan đến khả năng tiếp cận để kiểm tra và các thao tác tương tự

8.4.6.2.2

Không yêu cầu kh năng tiếp cận

Không

 

Yêu cầu liên quan đến khả năng tiếp cận để bảo dưỡng trong vận hành bởi người được ủy quyền

8.4.6.2.3

Không yêu cầu khả năng tiếp cận

Không

 

Yêu cầu liên quan đến khả năng tiếp cận đ kéo dài trong vận hành bởi người được ủy quyền

8.4.6.2.4

Không yêu cầu khả năng tiếp cận

Không

 

Phương pháp nối các khối chức năng

8.5.1, 8.5.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không

 

Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với các phần mang điện nguy hiểm bên trong trong bảo dưỡng hoặc nâng cấp (ví dụ các khối chức năng, thanh cái chính và thanh cái phân phối)

8.4

Không yêu cầu bảo vệ trong quá trình bo dưỡng hoặc nâng cấp

Không

 

 

Dòng điện ti tổng lớn nhất mà cụm lắp ráp cần cung cp (từ đó xác định dòng điện danh định của cụm lắp ráp InA (A))

3.8.9.1, 5.3, 8.4.3.2.3, 8.5.3, 8.8, 10.10.2, 10.10.3, 10.11.5, Phụ lục E

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, phù hợp với ứng dụng

Không

 

Dòng điện thiết kế IB và bản chất tải đối với từng mạch điện; một cách khác In của thiết bị và bản chất tải (trong các trường hợp này hệ số tải giả định có thể được sử dụng dựa trên phần liên quan của IEC 61439)

3.8.10.8

Không

Không

 

Tỷ số tiết diện dây trung tính và dây pha: dây pha có tiết diện đến và bằng 16 mm2

8.6.1

100 %

Không

 

T s tiết diện dây trung tính và dây pha: dây pha có tiết diện lớn hơn 16 mm2

8.6.1

50 % (tối thiểu 16 mm2)

Không

 

a Trong một số trường hợp, thông tin do nhà chế tạo cụm lắp ráp công bố có thể thay cho thỏa thuận.

b “Không trong cột này có nghĩa là không có lựa chọn trong IEC 61439-7 ngoài điều kiện hoặc giá trị mặc định.

c Đối với các ứng dụng đặc biệt nghiêm trọng, người sử dụng có thể quy định các yêu cầu nghiêm ngặt hơn các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này.

 

Phụ lục BB

(tham khảo)

Kiểm tra xác nhận thiết kế

Bảng BB.1 đưa ra danh mục các bước kiểm tra thiết kế cần thực hiện.

Bảng BB.1 - Danh mục các bước kiểm tra thiết kế cn thực hiện

Số

Đặc tính cần kiểm tra

Điều trong TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)

Các tùy chọn kiểm tra sẵn có

Thử nghiệm

So sánh với thiết kế chuẩn

Đánh giá

1

Độ bền của vật liệu và các phần

10.2

 

 

 

Khả năng chịu ăn mòn

10.2.2

KHÔNG

KHÔNG

Đặc tính của vật liệu cách điện

10.2.3

 

 

 

Độ bền nhiệt

10.2.3.1

KHÔNG

KHÔNG

Khả năng chịu nhiệt bất thường và cháy do ảnh hưởng của điện bên trong

10.2.3.2

KHÔNG

Khả năng chịu bức xạ tia cực tím (UV)

10.2.4

KHÔNG

Nâng hạ

10.2.5

KHÔNG

KHÔNG

Ghi nhãn

10.2.7

KHÔNG

KHÔNG

Kiểm tra độ bền cơ của cm lắp ráp

10.2.701

KHÔNG

KHÔNG

2

Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài

10.3

KHÔNG

3

Khe hở không khí

10.4

KHÔNG

KHÔNG

4

Chiều dài đường rò

10.4

KHÔNG

KHÔNG

5

Bảo vệ chống điện giật và sự liền mạch của mạch bảo vệ.

10.5

CÓ

KHÔNG

 

Tính liên tục hiệu quả giữa các phần dẫn điện đ h của cụm lắp ráp và mạch bảo v

10.5.2

KHÔNG

KHÔNG

Khả năng chịu ngắn mạch của mạch bảo v

10.5.3

KHÔNG

6

Lắp thiết bị đóng cắt và các linh kiện

10.6

KHÔNG

KHÔNG

7

Mạch điện bên trong và các đấu nối

10.7

KHÔNG

KHÔNG

8

Các đầu nối dùng cho dây dẫn bên ngoài

10.8

KHÔNG

KHÔNG

9

Đc tính điện môi:

10.9

 

 

 

Đin áp chịu tần số công nghiệp

10.9.2

KHÔNG

KHÔNG

Điện áp chịu xung

10.9.3

KHÔNG

10

Các giới hạn độ tăng nhit

10.10

a

11

Khả năng chịu ngắn mch

10.11

KHÔNG

12

Tương thích điện t (EMC)

10.12

KHÔNG

13

Thao tác cơ khí

10.2.8

KHÔNG

KHÔNG

a Đánh giá không áp dụng cho AEVCS.

 

Phụ lục CC

(quy định)

Độ bền của thiết bị đóng cắt riêng rẽ

CC.1  Quy định chung

Thử nghiệm được thực hiện trong mạch điện thử nghiệm như thể hiện trên Hình CC.1.

Thử nghiệm độ bền được thực hiện ở tốc độ bốn chu kỳ làm việc trong một phút, nếu việc ổn định của thiết bị đóng cắt riêng rẽ không cho phép điều này, thử nghiệm phải được thực hiện ở thời gian ngắn nhất cho phép, được nhà chế tạo cho trước.

Việc đóng cắt của S2 không được đồng bộ với góc pha của nguồn. Giai đoạn ON phải có thời gian từ 1,9 s đến 2,1 s.

Thiết bị đóng cắt riêng rẽ (ví dụ công tắc tơ hoặc rơ le) phải chịu 10 000 chu kỳ hoạt động, mỗi chu kỳ gồm một thao tác đóng sau đó là một thao tác mở.

Thử nghiệm phải được thực hiện ở điện áp làm việc danh định.

Điều chỉnh mạch điện thử nghiệm:

a) Dòng điện được ghi lại thông qua cảm biến dòng điện A;

b) Khi được cấp nguồn ở điện áp thử nghiệm, việc điều chỉnh được thực hiện như sau:

1) Hiệu chuẩn dòng điện khởi động (R3 và C1): Thiết bị đóng cắt riêng rẽ phải được thay bằng dây liên kết BC có trở kháng không đáng kể so với trở kháng của mạch điện thử nghiệm. S3 và S4 ở vị trí mở. R3 và C1 được điều chỉnh sao cho sau khi đóng S1 ở góc pha 90°, dòng điện chạy qua cảm biến dòng điện đạt đến giá trị đỉnh 200 A ± 10 A với thời gian tăng tr (từ 10 % đến 90 % giá trị đnh) lớn nhất là 20 μs và giảm đến giá trị 66 A ± 3 A ở 30 μs + 20 μs sau giá trị đỉnh;

2) Hiệu chuẩn dòng điện danh định (X1): Tháo dây liên kết BC, S1, S2, S3 ở vị trí đóng và S4 ở vị trí mở, X1 được điều chỉnh sao cho dòng điện chạy qua cảm biến dòng điện bằng dòng điện danh định. X1 gồm điện trở và trở kháng nối tiếp (X1). Nếu sử dụng trở kháng lõi không khí, điện trở lấy xấp xỉ 0,6 % dòng điện qua trở kháng được nối song song với mỗi trở kháng. Nếu sử dụng trở kháng lõi sắt, tổn hao công suất trên lõi sắt của các trở kháng này không được ảnh hưởng đáng k đến điện áp phục hồi. Dòng điện phải có dạng cơ bản là hình sin và hệ số công suất phải tối thiểu bằng 0,95;

3) Hiệu chuẩn dòng điện nạp điện trước (R2) nếu dòng điện danh định của thiết bị nhỏ hơn 30 A: thiết bị đóng cắt riêng rẽ được thay bằng dây liên kết BC, có trở kháng không đáng k so với trở kháng của mạch thử nghiệm, S1, S2, S3, S4 ở vị trí đóng, R2 được điều chỉnh sao cho dòng điện chạy trong cm biến dòng điện bằng 30 A hiệu dụng. Nếu dòng điện danh định của thiết bị lớn hơn 30 A, R2 được thay bằng mạch điện hở mạch.

Dòng điện khởi động gồm hai thành phần xếp chồng lên nhau:

• Dòng điện thử nghiệm tạo ra có giá trị đỉnh lớn nhất là 230 A và tương ứng với trường hợp 1 của ISO 17409:2020, 8.2.2.

• Giá tr đnh này giảm còn 30 A hiệu dụng. Dòng điện (hình sin) này duy trì đến 1 s và tương ứng với trường hợp 2 của ISO 17409:2020, 8.2.2.

Hình dạng sóng chính được thể hiện trên Hình CC.2.

CC.2  Quy trình thử nghiệm đối với thử nghiệm không tải

Các thao tác mở phải được thực hiện như sau:

• 2 500 thao tác được thực hiện bằng cách đóng S1 và S3, đặt điện áp nguồn vào thiết bị đóng cắt riêng rẽ bằng cách đóng S1, đóng S2 và mở S4 1 s ± 100 ms sau khi đóng mạch chính bằng thiết bị đóng cắt riêng rẽ.

• 2 s ± 100 ms sau khi đóng mạch chính bằng thiết bị đóng cắt riêng rẽ, thao tác mở được bắt đầu bằng cách mở S2. Sau đó, bắt đầu một chu kỳ thao tác mới. Sau khi thực hiện 1 000 thao tác, S1 phải được mở.

CC.3  Quy trình thử nghiệm đóng mà không cắt

Các chu kỳ thao tác còn lại giữa 10 000 chu kỳ theo yêu cầu và các chu kỳ thao tác đã được thực hiện bằng cách đóng S4 và S3, đặt điện áp nguồn vào thiết bị đóng cắt riêng rẽ bằng cách đóng S1, và đóng S2.

1 s ± 100 ms sau khi đóng mạch chính bằng thiết bị đóng cắt riêng rẽ, thiết bị đóng cắt S4 và S3 phải được mở. 2 s ± 100 ms sau khi đóng mạch chính bằng thiết bị đóng cắt riêng rẽ, thao tác mở được khởi tạo bằng cách mở S2. Sau đó, bắt đầu chu kỳ thao tác mới. Sau khi thực hiện đầy đủ 10 000 chu kỳ thao tác, S1 phải được mở ra.

CC.4  Tình trạng của thiết bị đóng cắt riêng rẽ sau các thử nghiệm

Sau các thử nghiệm của CC.2 và CC.3, các thiết bị đóng cắt riêng rẽ không được cho thấy khi được kiểm tra bằng cách xem xét:

• mài mòn quá mức;

• vỏ bọc bị hỏng cho phép tiếp cận với các bộ phận mang điện bởi sợi dây thử nghiệm tiêu chuẩn 1,0 mm;

• nới lỏng các đấu nối điện và cơ;

• thấm hợp chất gắn, nếu có.

Thiết bị đóng cắt riêng rẽ khi đó phải thực hiện thỏa đáng thử nghiệm độ bền điện môi quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, nhưng ở điện áp bằng 900 V trong 1 min và không có xử lý ẩm trước.

CHÚ DN

S1, S2, S3, S4  Thiết bị đóng cắt

S

Nguồn cung cấp

D

Thiết bị cần thử nghiệm

R1

Giá tr điện trở 882 Ω ± 3 %

R2

Điện tr

R3

Điện tr

X1

Điện trở và điện kháng đẻ điều chỉnh dòng điện danh định

C1

Tụ điện

D1

Đi ốt

Hình CC.1 - Mạch điện thử nghiệm độ bền của thử nghiệm thiết bị đóng cắt riêng rẽ

CHÚ DN

X  Giá trị bắt đầu của dòng điện khởi động (0 ... 42 A) tùy thuộc vào góc pha của dòng điện hiệu dụng hình sin 30 A

Hình CC.2 - Dạng sóng tham khảo của dòng điện khởi động dùng cho các thử nghiệm trong Phụ lục CC

 

Phụ lục DD

(tham khảo)

Các ví dụ về cụm lắp ráp theo 5.701.1.1

Các ví dụ về cụm lắp ráp theo 5.701.1.1 được thể hiện trên Hình DD.1.

a) Hệ thống được lắp tĩnh tại trong đất

b) Hệ thống được lắp tĩnh tại trên sàn

Hình DD.1 - Ví dụ về các cụm lắp ráp theo 5.701.1.1

 

Phụ lục EE

(tham khảo)

Kiểm tra khả năng chịu va đập xóc cơ gây ra do các vật rắn có mép sắc

Thử nghiệm này phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

Nếu có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, các thử nghiệm dưới đây phải được thực hiện trên tất cả các cụm lắp ráp tĩnh tại được lắp trong đất hoặc trên sàn được thiết kế để lắp đặt ngoài trời.

Thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị tạo va đập như mô tả trong TCVN 7699-2-75 (IEC 60068-2-75) nhưng ở đầu có phần tử va đập bằng thép có hình dạng như thể hiện trên Hình EE.1.

Kích thước tính bằng milimét

Hình EE.1 - Phần tử va đập dùng cho thử nghim khả năng chịu va đập xóc cơ khí gây ra do các vt rắn có cạnh sắc

Phần tử va đập phải được nâng lên độ cao 0,4 m và thả rơi và va đập vào bề mặt của cụm lắp ráp cần thử nghiệm, khi đó tạo ra năng lượng va đập 20 J.

Mỗi thử nghiệm phải gồm một lần va đập nhắm vào tâm của tối thiểu ba bề mặt thẳng đứng của cụm lắp ráp nhìn thấy được sau khi cụm lắp ráp đã được lắp đặt như trong sử dụng bình thường theo hướng dẫn của nhà chế tạo ban đầu.

Các va đập không được đặt lên các linh kiện được lắp trên hoặc trong bề mặt của vỏ bọc, ví dụ cắm, nút ấn, màn hiển thị.

Cho phép sử dụng các vỏ bọc riêng rẽ cho mỗi trong các lần va đập thử nghiệm.

Nếu vỏ bọc có dạng hình trụ thì thử nghiệm gồm ba va đập đặt cách nhau 120°.

Thử nghiệm 1 phải được thực hiện ở nhiệt độ không khí môi trường trong khong từ +10 °C đến +40 °C sau khi cụm lắp ráp được giữ trong các nhiệt độ này không ít hơn 12 h.

Thử nghiệm 2 phải được thực hiện ở nhiệt độ không khí môi trường trong khong từ +10 °C đến +40 °C ngay sau khi cụm lắp ráp được giữ trong nhiệt độ -25  °C không ít hơn 12 h.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và cho thấy rằng các vết nứt gây ra do các va đập được nằm trong vòng tròn đường kính không quá 15 mm. Sau khi thử nghiệm, kiểm tra phải cho thấy vẫn duy trì được cấp bo vệ tối thiểu IP XXB.

 

Phụ lục FF

(tham khảo)

Danh mục các lưu ý liên quan đến một số quốc gia

Điều

Ni dung

1

Bổ sung chú thích sau vào cuối chấm đầu dòng thứ tư:

CHÚ THÍCH: Ở Anh, không áp dụng nội dung của chấm đầu dòng thứ tư và cụm lắp ráp trong tiêu chuẩn này được thiết kế đ vận hành bởi người bình thường, cũng phải phù hợp với các yêu cầu cụ thể liên quan trong IEC 61439-3.

6.1

Bổ sung chú thích sau vào cuối điểm d):

CHÚ THÍCH 1: Ở một số quốc gia, có các giới hạn dưới của nhiệt độ khác: FI, SE.

6.1

Ở Na Uy, phải có giới hạn dưới của nhiệt độ áp dụng cho cụm lắp ráp: NO.

7.1.1 của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020)

Bổ sung chú thích sau vào cuối của điều này:

CHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, các cụm lắp ráp thích hợp cho vận hành bình thường ở nhiệt độ môi trường thấp hơn -25 °C cũng phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này: FI, NO, SE.

8.2.1.702

Bổ sung chú thích sau vào cuối của điều này:

CHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, có thể sử dụng các cụm lắp ráp có phân loại khác về độ bền ở các vị trí không có hạn chế tiếp cận: FI, SE.

8.2.2

Bổ sung chú thích sau vào cuối của điều này:

CHÚ THÍCH: Ở Mỹ, Canada và Mexico, tên gọi “kiu” vỏ bọc được sử dụng đ quy định “cấp bảo vệ của cụm lắp ráp. Đối với các ứng dụng ở Mỹ, tên gọi kiu vỏ bọc thích hợp được quy định trong NEMA 250. Đối với ứng dụng ở Canada, tên gọi kiểu vỏ bọc thích hợp được quy định trong C22.2 No. 94.1 và 94.2. Đối với ứng dụng ở Mexico, tên gọi kiểu vỏ bọc thích hợp được quy định trong NMX-J-235/1-ANCE and NMX-J-235/2-ANCE.

8.4.3.1

Bổ sung chú thích sau vào cuối của điều này:

CHÚ THÍCH 3: Ở Anh, tiêu chuẩn đi dây được áp dụng là BS 7671.

10.2.701.1

Bổ sung chú thích vào sau đoạn đầu tiên của điều này:

CHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, các thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường (20 ± 5) °C ngay sau khi cụm lắp ráp được giữ ở nhiệt độ ứng với nhiệt độ môi trường nhỏ nhất được quy định cho cụm lắp ráp, trong thời gian không ít hơn 12h: FI, NO, SE.

10.2.701.2

Sau thử nghiệm, cần thực hiện kiểm tra bằng cách xem xét để khẳng định rằng không có hư hại ảnh hưởng đến an toàn đin. Cấp bo vệ phải tối thiểu là IP XXB: SE.

10.2.701.2

Bổ sung chú thích vào sau đoạn đầu tiên của điều này:

CHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, liên quan đến mức độ bền cơ, khi các sn phẩm phải đáp ứng yêu cầu đối với các môi trường cụ thể xung quanh, thử nghiệm và thiết kế phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng: FI, SE.

10.2.701.3

Bổ sung chú thích vào sau đoạn đầu tiên của điều này:

CHÚ THÍCH 1: Ở một số quốc gia, yêu cầu liên quan đến mức khả năng chịu tải tĩnh trong sử dụng bình thường, được tham chiếu đến dòng điện ngắn mạch kỳ vọng lớn nhất từ lưới. Trong trường hợp sản phẩm dạng t, kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận sau khi thử nghiệm là vẫn duy trì được cấp bảo vệ tối thiểu bằng vỏ ngoài IP XXB.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp sản phẩm kiểu cột/ống/trụ, lực 8 500 N/m2, với giá trị tối thiểu 800 N và tối đa 1 200 N, phải được đặt vào trong 5 min lần lượt ở các mép trên phía trước và phía sau của mái vỏ bọc (xem Hình 701). Có thể sử dụng vỏ bọc riêng r cho mỗi lần đặt lực. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm là vẫn duy trì được cấp bảo vệ tối thiểu IP XXB: SE.

10.2.701.4

Sau thử nghiệm, cần kiểm tra bằng cách xem xét để khẳng định rằng không có hư hại ảnh hưởng đến an toàn điện. Cấp bảo vệ phải tối thiểu là IP XXB: SE.

10.2.701.5

Sau thử nghiệm, cần kiểm tra bằng cách xem xét đ khẳng định rằng không có hư hi ảnh hưởng đến an toàn điện. Cấp bảo vệ phải tối thiểu là IP XXB: SE.

10.2.701.8

Sau thử nghiệm, cần kiểm tra bằng cách xem xét để khẳng định rằng không có hư hi ảnh hưởng đến an toàn điện. Cấp bảo vệ phải tối thiểu là IP XXB: SE.

Bảng 702

Bổ sung chú thích vào sau bảng này:

CHÚ THÍCH 3: Liên quan đến các giá trị của thử nghiệm khả năng chịu tải tĩnh, xem 10.2.701.3, CHÚ THÍCH 2.

CHÚ THÍCH 4: Ở một số quốc gia, dòng điện ngắn mạch kỳ vọng cho phép của cụm lắp ráp đến 10 kA tham chiếu đến các yêu cầu theo độ bền cơ cơ bản và độ bền cơ trung bình. Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng cho phép của cụm lắp ráp đến 50 kA tham chiếu đến các yêu cầu theo mức độ bền cơ cao. Các yêu cầu khác có th phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng: SE.

CHÚ THÍCH 5: Liên quan đến thử nghiệm khả năng chịu tải xóc, ở một số quốc gia, các sản phẩm dạng trụ/ống/cột phải được kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm là vẫn duy trì được cấp bảo vệ tối thiểu IP XXB: SE.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

Áp dụng Thư mục tài liệu tham khảo của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

Bổ sung:

[1] IEC 60364-7-708:2017, Low-voltage electrical installations - Part 7-708: Requirements for special installations or locations - Caravan parks, camping parks and similar locations

[2] IEC 60364-7-709:2007 with AMD1:2012, Low-voltage electrical installations - Part 7-709: Requirements for special installations or locations - Marinas and similar locations

[3] TCVN 7447-7-722:2023 (IEC 60364-7-722:2018), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 7-722: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt - Nguồn cấp cho xe điện

[4] IEC 60364-7-740:2000, Electrical installations of buildings - Part 7 740: Requirements for special installations or locations - Temporary electrical installations for structures, amusement devices and booths at fairgrounds, amusement parks and circuses

[5] IEC 60670-24, Boxes and enclosures for electrical accessories for household and similar fixed electrical installations - Part 24: Particular requirements for enclosures for housing protective devices and other power dissipating electrical equipment

[6] IEC 61439-3, Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 3: Distribution boards intended to be operated by ordinary persons (DBO)

[7] IEC 61643 (all parts), Low-voltage surge protective devices

[8] TCVN 13078-1:2020 (IEC 61851-1:2017), Hệ thng sạc điện có dây dùng cho xe điện - Phần 1: Yêu cu chung

[9] TCVN 13078-23 (IEC 61851-23), Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện - Phần 23: Trạm sạc điện một chiều cho xe điện

[10] ISO 17409:2020, Electrically propelled road vehicles - Conductive power transfer - Safety requirements

[11] CSA standard C22.2 No. 94.1, Enclosures for Electrical Equipment, Non-Environmental Considerations

[12] CSA standard C22.2 No. 94.2, Enclosures for electrical equipment, environmental considerations

[13] NMX-J-235/1, Envolventes - Envolventes para uso en equipo eléctrico - Parte 1: Consideraciones no Ambientales - Especificaciones y Métodos de Prueba

[14] NMX-J-235/2-ANCE, Envolventes - Envolventes para uso en equipo eléctrico - Parte 2: consideraciones ambientales - Especificaciones y Métodos de Prueba BS 7671, Requirements for Electrical Installations

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

5  Đặc tính giao diện

6  Thông tin

7  Điều kiện vận hành

8  Các yêu cầu về kết cấu

9  Yêu cầu tính năng

10  Kiểm tra xác nhận thiết kế

11  Kiểm tra thường xuyên

Các phụ lục

Phụ lục AA (tham khảo) - Biểu mẫu thông tin người sử dụng

Phụ lục BB (tham khảo) - Kiểm tra xác nhận thiết kế

Phụ lục CC (quy định) - Độ bền của thiết bị đóng cắt riêng rẽ

Phụ lục DD (tham khảo) - Các ví dụ về cụm lắp ráp theo 5.701.1.1

Phụ lục EE (tham khảo) - Kiểm tra khả năng chịu va đập xóc cơ gây ra do các vật rắn có mép sắc

Phụ lục FF (tham khảo) - Danh mục các lưu ý liên quan đến một số quốc gia

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi