Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12513-5:2018 Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12513-5:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12513-5:2018 ISO 6362-5:2012 Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực - Que/thanh, ống và sản phẩm định hình ép đùn - Phần 5: Thanh tròn, vuông và hình sáu cạnh - Dung sai hình dạng và kích thước
Số hiệu:TCVN 12513-5:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12513-5:2018

ISO 6362-5:2012

NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM GIA CÔNG ÁP LỰC - QUE/THANH, ỐNG VÀ SẢN PHẨM ĐỊNH HÌNH ÉP ĐÙN PHẦN 5: THANH TRÒN, VUÔNG VÀ HÌNH SÁU CẠNH - DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC

Wrought aluminium and aluminium alloys - Extruded rods/bars, tubes and profiles - Part 5: Round, square and hexagonal bars - Tolerances on shape and dimenslons

Lời nói đầu

TCVN 12513-5:2018 thay thế TCVN 5842:1994.

TCVN 12513-5:2018 hoàn toàn tương đương ISO 6362-5:2012.

TCVN 12513-5:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 79, Kim loại màu và hợp kim của kim loại màu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12513 (ISO 6362), Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực - Que/thanh, ống và sản phm định hình ép đùn, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12513-1:2018 (ISO 6362-1:2012), Phần 1: Điều kiện kỹ thuật cho kim tra và cung cấp.

- TCVN 12513-2:2018 (ISO 6362-2:2014), Phần 2: Cơ tính.

- TCVN 12513-3:2018 (ISO 6362-3:2012), Phần 3: Thanh hình chữ nhật ép đùn - Dung sai hình dạng và kích thước.

- TCVN 12513-4:2018 (ISO 6362-4:2012), Phần 4: Sản phẩm định hình - Dung sai hình dạng và kích thước.

- TCVN 12513-5:2018 (ISO 6362-5:2012), Phần 5: Thanh tròn, vuông và hình sáu cạnh - Dung sai hình dạng và kích thước.

-TCVN 12513-6:2018 (ISO 6362-6:2012), Phần 6: Ống tròn, vuông, hình chữ nhật và hình sáu cạnh - Dung sai hình dạng và kích thước.

- TCVN 12513-7:2018 (ISO 6362-7:2014), Phần 7: Thành phần hóa học.

 

NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM GIA CÔNG ÁP LỰC - QUE/THANH, ỐNG VÀ SẢN PHẨM ĐỊNH HÌNH ÉP ĐÙN PHẦN 5: THANH TRÒN, VUÔNG VÀ HÌNH SÁU CẠNH - DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC

Wrought aluminium and aluminium alloys - Extruded rods/bars, tubes and profiles - Part 5: Round, square and hexagonal bars - Tolerances on shape and dimenslons

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định dung sai kích thước và hình dạng cho các sản phẩm sau:

- Thanh tròn có đường kính từ 8 mm đến 350 mm bằng nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn.

- Thanh vuông và hình sáu cạnh có chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện trong phạm vi từ 10 mm đến 220 mm bằng nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thanh tròn, vuông và hình sáu cạnh ép đùn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối vi các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12513-1 (ISO 6362-1), Nhôm và hợp kim nhôm gia công áp lực - Que/thanh, ống và sn phẩm định hình ép đùn - Phần 1: Điều kiện kỹ thuật cho kiểm tra và cung cấp.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong TCVN 12513-1 (ISO 6362-1).

4  Vật liệu

Tiêu chuẩn này phân chia nhôm và các hợp kim nhôm gia công áp lực thành hai nhóm tương ứng với mức độ khó khác nhau trong chế tạo các sản phẩm.

Việc phân chia thành Nhóm I và Nhóm II của các hợp kim phổ biến nhất dùng trong kỹ thuật chung được quy định trong Bảng 1.

Việc lập nhóm cho các hp kim khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cp.

Bảng 1 - Nhóm hp kim

Nhóm 1

1070, 1070A, 1060, 1050, 1050A, 1350, 1100, 1200

3102, 3003, 3103

5005, 5005A, 5051A, 5251

6101, 6101A, 6101B, 6005, 6005A, 6005C, 6110A, 6012, 6018, 6023, 6351, 6060, 6360, 6061, 6261, 6262, 6262A, 6063, 6063A, 6463, 6065, 6081, 6082, 6182

Nhóm II

2007, 2011, 2011A, 2014, 2014A. 2017, 2017A, 2024, 2030

5019, 5049, 5052, 5154A, 5454, 5754. 5056, 5083, 5086

7003, 7204, 7005, 7108, 7108A, 7020, 7021, 7022, 7049A, 7050, 7075

CHÚ THÍCH: Bốn chữ số đã liệt kê được lấy từ mục đăng ký các ký hiệu quốc tế của nhôm và các giới hạn thành phần hóa học cho các hợp kim nhôm gia công áp lực do Hiệp hội nhôm xuất bản, 1525 Wilsson Boulevand, Suite 600, Arlington, VA 22209, USA (được gọi là Tai Sheats).

5  Dung sai kích thước

5.1  Dung sai cho đường kính và chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện

Dung sai cho đường kính và chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện phải phù hợp với Bảng 2.

Bảng 2 - Dung sai kích thước

Kích thước tính bằng milimet

Đường kính hoặc chiều rộng ngang qua hai mặt phẳng đối diện, b

Dung sai

Hợp kim nhóm I

Hợp kim nhóm II

8 b 18

±0,22

±0,30

18 < b 25

±0,25

±0,35

25 < b 40

±0,30

±0,40

40 < b 50

±0,35

±0,45

50 < b 65

±0,40

±0,50

65 < b80

±0,50

±0,70

80 < b100

±0,55

±0,90

100 < b120

±0,65

±1,00

120 < b 150

±0,80

± 1,20

150 < b 180

±1,00

±1,40

180 < b220

±1,15

± 1,70

220 < b 270

± 1,30

±2,00

270 < b 320

±1,60

±2,50

320 < b 350

±2,10

±3,00

Khi quy định dung sai tt cả ch là một phía dương (+) hoặc âm (-) thì giá trị trong bảng này phải được tăng gp đôi

5.2  Độ tròn của thanh tròn

Độ tròn được đo bằng hiệu số giữa các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong cùng một mặt cắt ngang. Độ tròn cho phép được bao gồm trong các dung sai đường kính quy định trong Bảng 2.

5.3  Bán kính của góc cho các thanh vuông và hình sáu cạnh

Bán kính lớn nhất của góc cho các thanh vuông và hình sáu cạnh phải phù hp với Bảng 3.

Bảng 3 - Bán kính lớn nhất của góc

Kích thước tinh bằng milimet

Chiều rộng ngang qua hai mặt phng đối diện b

Giá trị lớn nhất cho các bán kính của góc

Mặt cắt ngang vuông

Mặt cắt ngang hình sáu cạnh

Nhóm hợp kim 1

Nhóm hợp kim II

10 b 25

1,0

1,5

1,5

25 < b 50

1,5

2,0

2,0

50 < b 80

2,0

3,0

3,0

80 < b120

2,5

3,0

3,0

120 < b 180

2,5

4,0

4,0

180 < b 220

3,5

5,0

5,0

5.4  Dung sai cho chiều dài cố định

Nếu cung cấp các chiều dài cố định thì các chiều dài này phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. Dung sai cho phép đối với các chiều dài cố định được cho trong Bảng 4.

Bảng 4 - Dung sai của chiều dài cố đnh

 Kích thước tính bằng milimet

Đường kính hoặc chiều rộng ngang qua hai mặt phẳng đi diện, b

Dung sai của chiều dài cố định

L 2000

2000 < L 5000

5000 < L8000

8 b 100

+5

+7

+18

0

0

0

100 < b 200

+7

+9

+12

0

0

0

200 < b 350

+8

+11

+14

0

0

0

5.5  Độ vuông góc của các đầu mút được cắt

Độ vuông góc của các đầu mút được cắt phải ở trong phạm vi một nửa của khoảng dung sai của chiều dài cố định đã quy định trong Bảng 4 cho cả chiều dài cố định và chiều dài ngẫu nhiên. Ví dụ, đối với dung sai của chiều dài cố định mm, độ vuông góc ca các đu mút được cắt phải ở trang phạm vi 5 mm.

6  Dung sai hình dạng

6.1  Quy định chung

Các dung sai hình dạng quy định trong 6.2 đến 6.4 áp dụng cho tất cả các loại tôi và ram, trừ các loại tôi và ram H112,0 và TX510.

Phải đo sai lệch với thanh được đỡ trên một tấm đế nằm ngang sao cho sai lệch được giảm tới mức tối thiểu bởi khối lượng của thanh.

6.2  Dung sai độ thẳng

Dung sai độ thng phải phù hợp với Bảng 5.

Bảng 5 - Dung sai độ thẳng

 Kích thước tính bằng milimet

Chiều rộng
b

Dung sai độ thẳng

Trên mỗi 1000mm của tng chiều dài (l1)
h1

Trên bất cứ 300mm nào (l2)
h2

8 b 80

2

0,8

80 < b 120

2

1,0

120 < b 220

3

1,5

220 < b 350

6

3

Phải đo các sai lệch độ thẳng h1 và h2 như đã chỉ ra trên Hình 1 với thanh được đặt trên một tấm đế nằm ngang để khối lượng của thanh góp phần làm giảm sai lệch.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

1 tấm đế.

Hình 1 - Đo sai lệch độ thẳng

6.3  Độ lồi/lõm

Độ lồi/lõm của các thanh phải được bao gồm trong phạm vi dung sai chiều rộng ngang qua hai mặt phẳng đối diện.

6.4  Dung sai độ xoắn

Dung sai độ xoắn phải phù hợp với Bảng 6.

Phải đo độ xoắn phù hợp với Hình 2.

Bảng 6 - Dung sai độ xoắn

Kích thước tính bằng milimet

Chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện
b

Dung sai
V

Mặt cắt ngang vuông

Mặt cắt ngang hình sáu cạnh

Trên mỗi 1000 mm của chiều dài

Trên tổng chiều dài

Trên mỗi 1000mm ca chiều dài

Trên tổng chiều dài

10 b 30

1

3

1

1,5

30 < b 50

1,5

4

1,5

2,5

50 < b 120

2

5

2

3

120 < b 220

3

6

2,5

4

CHÚ DN:

b  chiều rộng.

v  vị trí đo độ xoắn.

1  tấm đế.

Hình 2 - Đo độ xoắn

6.5  Độ vuông góc của thanh vuông

Dung sai độ vuông góc phải theo quy định trong Bảng 7.

Phải đo sai lệch so với hình vuông như đã chỉ ra trên Hình 3.

Bảng 7 - Dung sai độ vuông góc

Kích thước tính bằng milimet

Chiều rộng ngang qua các mặt phẳng đối diện
b

Sai lệch lớn nhất so với hình vuông
Z

10b100

0,01 x b

100 < b 180

1,0

180 < b 240

1,5

CHÚ DN:

Z  sai lệch.

Hình 3 - Đo sai lệch so với hình vuông
(mặt cắt ngang)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi