Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12326-5:2018 Găng tay chống hóa chất nguy hiểm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12326-5:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12326-5:2018 ISO 374-5:2016 Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật - Phần 5: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro vi sinh vật
Số hiệu:TCVN 12326-5:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12326-5:2018

ISO 374:2016

GĂNG TAY BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ VI SINH VẬT - PHẦN 5: THUẬT NGỮ VÀ CÁC YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI RỦI RO VI SINH VẬT

Protective gloves against dangerous chemicals and micro-organisms – Part 5: Terminology and performance requirements for micro-organisms risks

 

Lời nói đầu

TCVN 12326-5:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 374-5-2016.

TCVN 12326-5:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chun quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12326 (ISO 374), Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12326-1:2018 (ISO 374-1:2016), Phần 1: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro hóa chất

- TCVN 12326-5:2018 (ISO 374-5:2016), Phần 5: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro vi sinh vật

 

GĂNG TAY BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ VI SINH VẬT - PHẦN 5: THUẬT NGỮ VÀ CÁC YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI RỦI RO VI SINH VẬT

Protective gloves against dangerous chemicals and micro-organisms - Part 5: Terminology and performance requirements for micro-organisms risks

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cu và phương pháp thử cho găng tay bảo vệ dùng để bảo vệ người sử dụng chống lại vi sinh vật.

CHÚ THÍCH  Nếu cần có các đặc điểm bảo vệ khác, dụ: bảo vệ chống ri ro hóa chất, rủi ro cơ học, rủi ro về nhiệt, tiêu tán tĩnh điện v.v... thì sử dụng kết hợp với tiêu chun tính năng cụ thể phù hợp. Thông tin thêm về tiêu chun găng tay bảo vệ có thể có trong EN 420.

2  i liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 374-2:2014, Protective gloves against dangerous chemicals and microorganisms - Determination of resistance to penetration (Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật - Phần 2: Xác định độ chống xâm nhập)

EN 420:2009, Protective gloves - General requirements and test methods (Găng tay bảo vệ - Yêu cầu chung và phương pháp th)

ISO 16604:2004, Clothing for protection against contact with blood and body fluids - Determination of resistance of protective clothing materials to penetration by blood-borne pathogens - Test method using Phi-X 174 bacteriophage (Quần áo bảo vệ chống tiếp xúc với máu và dịch lỏng của cơ thể - Xác định độ bền của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống sự xâm nhập của các bệnh về máu do vi khuẩn - Phương pháp thử sử dụng thể thực khuẩn Phi-X 174)

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Găng tay bảo vệ chống vi sinh vật (protective gloves against micro-organisms)

Găng tay bảo vệ tạo ra một lớp ngăn cách đi với các tác nhân vi sinh vật.

CHÚ THÍCH  Các tác nhân vi sinh vật là các vi khun hoặc virus hoặc nấm.

3.2

Vi khuẩn (bacteria)

- Một nhóm rất lớn các vi sinh vật bao gồm một trong số ba vực của sinh vật sống. Chúng là sinh vật đơn nhân, đơn bào và sống tự do trong đất hoặc nước hoặc ký sinh trùng trên thực vật hoặc động vật.

3.3

Virus (virus)

Tất cả các loại ký sinh trùng siêu vi trên thực vật, động vật và các vi khuẩn, chúng thường gây bệnh và chủ yếu có một nhân RNA hoặc DNA được bao quanh bi một màng protein.

CHÚ THÍCH Virus không thể nhân bản mà không có tế bào chủ, virus không được coi là cơ thể sống.

3.4

Nấm (fungi)

Mọi sinh vật có nhân điển hình thuộc giới nấm, không có diệp lục, mô mạch và dạng tế bào đơn đến nấm sợi thường tạo ra cu trúc đặc biệt là quả thể.

CHÚ THÍCH  Giới nấm bao gồm nấm men, nấm mốc và nấm than.

4  Lấy mẫu

4.1  Lấy mẫu cho phép thử xâm nhập virus

Mẫu thử phải được lấy từ vùng lòng bàn tay. Nếu găng tay dài hơn hoặc dài bằng 400 mm và nếu cổ găng tay có tác dụng bảo vệ chống lại rủi ro vi sinh vật t phải lấy thêm các mẫu thử vùng giữa, cách phía đầu cổ găng tay 80 mm (xem Hình 1). Để có thêm hướng dẫn, xem ISO 16604:2004, Điều 7.

Trong trường hợp vùng bàn tay có các đường nối thì phải thử vùng này.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Mu thử

Hình 1 - Vị trí lấy mẫu bổ sung đối với găng tay dài hơn 400 mm

4.2  Lấy mẫu cho phép thử xâm nhập vi khuẩn/nấm

Ly mẫu cho phép thử xâm nhập vi khuẩn/nấm phải theo EN 374-2:2014, Điều 5.

5  Yêu cầu tính năng

5.1  Yêu cầu chung

Găng tay bảo vệ chống rủi ro vi sinh vật phải tuân theo các yêu cầu được cho trong EN 420:2009, Điều 4, Điều 5 và Điều 7.

5.2  Sự xâm nhập

Găng tay bảo vệ chống virus, vi khuẩn và nấm phải không bị rò r khi thử theo EN 374-2:2014, 7.2 và 7.3.

5.3  Bảo vệ chống virus

Phải thử găng tay bảo vệ chống virus theo ISO 16604 qui trình B và phải cho thấy không có sự dịch chuyển rõ ràng (< 1 PFU/ml) của thể thực khuẩn Phi-X174 trong chuẩn thử.

5.4  Yêu cầu đối với các loại găng tay bảo vệ khác nhau

Các yêu cầu được đề cập trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu đi với các loại găng tay bảo vệ khác nhau

 

5.1

5.2

5.3

Găng tay bảo vệ chống vi khuẩn và nấm

X

X

 

Găng tay bảo vệ chống virus, vi khun và nấm

X

X

X

X = yêu cầu

6  Ghi nhãn

6.1  Yêu cầu chung

Ghi nhãn găng tay bảo vệ chống vi sinh vật phải theo các yêu cầu ghi nhãn cho găng tay bảo vệ trong EN 420.

6.2  Ghi nhãn găng tay bảo vệ chống vi khuẩn và nấm

Đối với găng tay bảo vệ chống vi khuẩn và nấm tuân theo các yêu cầu được qui định trong 5.4, sử dụng các hình nh trong Hình 2 kèm theo viện dẫn tiêu chuẩn này.

TCVN 12326-5:2018 (ISO 374-5:2016)

Hình 2 - Ghi nhãn găng tay bảo vệ chống vi khuẩn và nấm

6.3  Ghi nhãn găng tay bảo vệ chống virus, vi khuẩn và nấm

Đối với găng tay bảo vệ chống virus, vi khuẩn và nấm tuân theo các yêu cầu được qui định trong 5.4, sử dụng các hình ảnh trong Hình 3 kèm theo viện dẫn tiêu chuẩn này.

TCVN 12326-5:2018 (ISO 374-5:2016)

VIRUS

Hình 3 - Ghi nhãn cho găng tay bảo vệ chống virus, vi khuẩn và nấm

7  Thông tin do nhà sản xuất cung cấp

Thông tin do nhà sản xuất cung cấp phải theo các yêu cầu đối với thông tin được qui định trong EN 420. Đối với các găng tay bảo vệ có ghi nhãn là bảo vệ chống lại vi sinh vật và tuân theo các yêu cầu trong 5.4 thì phải ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng.

Phải ghi thêm cảnh báo sau, thông tin này không phản ánh tính năng thực tế tại nơi làm việc: “Khả năng chống xâm nhập được đánh giá dưới các điều kiện phòng thử nghiệm và chỉ có giá trị với mẫu được th

Nếu không th chống virus thì phải ghi thêm cảnh báo sau: “Không thử chống virus”.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi