Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12220:2018 IEC 60442:2003 Máy nướng bánh mì - Phương pháp đo tính năng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12220:2018
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12220:2018 IEC 60442:2003 Máy nướng bánh mì bằng điện dùng cho mục đích gia dụng và tương tự - Phương pháp đo tính năng
Số hiệu: | TCVN 12220:2018 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẢN QUỐC GIA
TCVN 12220:2018
IEC 60442:2003
MÁY NƯỚNG BÁNH MỲ BẰNG ĐIỆN DÙNG CHO MỤC ĐÍCH GIA DỤNG VÀ TƯƠNG TỰ- PHƯƠNG PHÁP ĐO TÍNH NĂNG
Electric toaster for household and similar purposes - Methods for measuring the performance
Lời nói đầu
TCVN 12220:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 60442:2003:
TCVN 12220:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY NƯỚNG BÁNH MỲ BẰNG ĐIỆN DÙNG CHO MỤC ĐÍCH GIA DỤNG VÀ TƯƠNG TỰ- PHƯƠNG PHÁP ĐO TÍNH NĂNG
Electric toaster for household and similar purposes - Methods for measuring the performance
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy nướng bánh mỳ dùng cho mục đích gia dụng và tương tự.
Mục đích của tiêu chuẩn này là nêu rõ và đưa ra các đặc tính tính năng chính của máy nướng bánh mỳ mà người dùng quan tâm, để mô tả các phương pháp tiêu chuẩn về việc đo các đặc tính này và đưa ra một số hướng dẫn cho việc đánh giá kết quả thử nghiệm.
Vì có tính đến cấp chính xác và tính lặp lại, do khác biệt về thời gian, nguồn gốc của vật liệu, nguyên liệu thử nghiệm, ảnh hưởng đánh giá chủ quan của người thực hiện thử nghiệm nên các phương pháp thử nghiệm được mô tả có thể áp dụng tin cậy hơn đối với thử nghiệm so sánh một số thiết bị gần giống nhau ở cùng một thời điểm, cùng một phòng thử nghiệm, cùng một người thực hiện thử nghiệm với cùng một dụng cụ, tốt hơn là thử nghiệm các thiết bị đơn lẻ trong các phòng thử nghiệm khác nhau.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến an toàn.
Không áp dụng tiêu chuẩn này cho các thiết bị thiết kế riêng dùng cho mục đích thương mại hoặc công nghiệp.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
BS 3999-50:1983, “Shade chart” (“Biểu đồ sắc thái”)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Máy nướng bánh mỳ kiểu bức xạ (radiant toaster)
Máy nướng bánh mỳ được thiết kế để nướng các lát bánh mỳ bằng bức xạ nhiệt. Các lát bánh mỳ được nướng một mặt hoặc hai mặt cùng lúc.
CHÚ THÍCH: Máy nướng bánh mỳ kiểu bức xạ có thể được lắp kèm các phụ kiện để nướng bánh cuộn hoặc nướng bánh sandwich.
3.2
Máy nướng bánh mỳ kiểu tiếp xúc (theo chiều ngang) (contact (horizontal) toaster)
Máy nướng có một hoặc nhiều bề mặt gia nhiệt có thể tiếp xúc với các lát bánh mỳ.
CHÚ THÍCH: Máy nướng bánh mỳ kiểu tiếp xúc (chiều ngang) được thiết kế chỉ để nướng được một mặt. Một số máy nướng tiếp xúc gia nhiệt được cả hai mặt cùng lúc, cụ thể khi nướng bánh mỳ sandwich.
3.3
Cơ cấu gia nhiệt bánh cuộn (roll heating device)
Cơ cấu dùng để giữ các bánh cuộn cần được gia nhiệt trong máy nướng
CHÚ THÍCH: Cơ cấu này có thể được lắp trong hoặc cung cấp kèm với máy nướng.
3.4
Cơ cấu điều khiển quy trình nướng (toasting control device)
Cơ cấu tự động kết thúc quy trình nướng.
3.5
Khay đựng bánh mỳ (bread carriage)
Bộ phận của máy nướng bánh mỳ để đỡ bánh mỳ và nhả bánh mỳ khi kết thúc quy trình nướng.
3.6
Dải khống chế độ chín vàng (browning control range)
Chế độ đặt nhất định trên thang đo được đánh dấu bằng các con số, ký hiệu hoặc sắc thái màu.
3.7
Khoang nướng bánh mỳ (toasting chamber)
Khoảng trống được thiết kế dùng để chứa các lát bánh mỳ
3.8
Độ chín vàng đều (evenness of browning)
Độ chín vàng xác định được bằng mắt và lấy trung bình trên một diện tích của lát bánh mỳ đã nướng trong từng trường hợp riêng rẽ.
3.9
Cấp độ nướng (toasting degree)
Độ chín vàng trung bình đạt được của các lát bánh mỳ tại thời điểm kết thúc quy trình nướng.
3.10
Dải nướng (toasting range)
Phạm vi của cấp độ nướng từ độ chín vàng tối thiểu đến độ chín vàng tối đa.
4 Điều kiện chung đối với phép đo
Nếu không có yêu cầu khác, phép đo phải được thực hiện theo các điều kiện sau:
Nhiệt độ môi trường xung quanh: 20 °C ± 5 °C
Nguồn cấp điện: phép đo phải được thực hiện ở tần số danh định và ở mức điện áp trong khoảng ± 0,5 % điện áp danh định hoặc mức trung bình của dải điện áp danh định.
CHÚ THÍCH: Nếu điện áp danh định sai khác so với điện áp danh nghĩa của quốc gia có liên quan thì các phép đo thực hiện tại điện áp danh định có thể bị sai lệch. Do đó, đối với thử nghiệm so sánh, điện áp được sử dụng cho các thử nghiệm phải phù hợp với điện áp nguồn danh nghĩa và điều này cần được ghi lại trong báo cáo.
Phòng thử nghiệm: về cơ bản là kín gió
Vị trí đặt thiết bị: cách xa tường tối thiểu 30 cm, trên giá đỡ bằng gỗ sơn đen mờ.
Nếu không có yêu cầu khác, máy nướng bánh mỳ có cơ cấu gia nhiệt bánh cuộn hoặc cơ cấu nướng bánh sandwich được thử nghiệm mà không có các cơ cấu này.
5 Kích thước hình bao
Kích thước hình bao của thiết bị (chiều dài, chiều cao và chiều rộng, nếu có cửa thì cửa phải được đóng lại, kể cả cơ cấu điều khiển, tay cầm hoặc phần nhô ra) phải được đo và các kích thước phải thể hiện bằng milimét.
6 Chiều dài dây nguồn mềm
Chiều dài dây nguồn mềm là khoảng cách giữa điểm đi vào máy nướng và điểm đi vào phích cắm, kể cả ống bảo vệ dây, được đo và thể hiện bằng mét, làm tròn tới 0,05 m gần nhất..
Nếu có cơ cấu chứa dây kéo dài được hoặc khoang chứa dây thì phải nêu rõ.
7 Khối lượng của thiết bị
Khối lượng của máy nướng bánh mỳ, không bao gồm các phụ kiện, có gắn dây nguồn mềm và phích cắm, được xác định và thể hiện bằng kilogam, làm tròn đến 0,1 kg gần nhất.
8 Số lượng và kích thước của khoang nướng bánh mỳ (máy nướng bánh mỳ kiểu bức xạ), bề mặt nướng (máy nướng bánh mỳ kiểu tiếp xúc)
Số lượng khoang nướng mà trong đó các lát bánh mỳ được đặt vào để nướng hai mặt cùng một lúc, hoặc số lượng mặt nướng trên đó các lát bánh mỳ được đặt để nướng từng mặt một phải được xác định và nêu rõ.
Đối với từng khoang nướng hoặc bề mặt nướng, các kích thước (chiều dài, chiều cao, chiều rộng) được áp dụng và thể hiện bằng milimét. Trường hợp các khoang nướng và bề mặt nướng thay đổi được thì phải nêu rõ kích thước sử dụng được lớn nhất.
Kích thước của lát bánh mỳ lớn nhất, có chiều dày 12 mm, có thể được đưa vào khoang nướng mà không cần dùng lực hoặc đặt trên bề mặt nướng phải được xác định và nêu rõ bằng milimét.
Số lượng các lát bánh mỳ tiêu chuẩn kích thước 100 mm x 100 mm x 12 mm, có thể được nướng hai mặt cùng một lúc hoặc chỉ một mặt, phải được xác định và nêu rõ.
9 Lực cần thiết để vận hành khay chứa bánh mỳ
Lực cần thiết để vận hành khay chứa bánh mỳ để bắt đầu quá trình nướng phải được đo (ví dụ bằng cách sử dụng cân lò xo) và thể hiện, làm tròn đến giá trị Niuton gần nhất.
10 Bánh mỳ được sử dụng cho thử nghiệm trên máy nướng bánh mỳ
Phép đo theo các điều từ Điều 11 đến Điều 14 được thực hiện với loại bánh mỳ trắng sản xuất tại các lò bánh mỳ thông dụng tại quốc gia liên quan, nhưng cần chú ý nếu sử dụng nhiều hơn một ổ bánh mỳ thì phải sử dụng bánh mỳ ở cùng một mẻ và xử lý theo cách tương tự.
Kích thước của của lát bánh mỳ là 100 mm x 100 mm x 12 mm ± 1 mm. Bánh mỳ đặt trong túi nhựa thích hợp và giữ trong buồng không có gió lùa, tránh ánh nắng mặt trời trực bếp ở nhiệt độ phòng 20 °C ± 2 °C. Loại bỏ các lát ngoài cùng của từng ổ bánh mỳ.
CHÚ THÍCH: Việc giữ bánh mỳ trong túi nhựa là cần thiết để tránh bị mất độ ẩm, vì khoảng thời gian thử nghiệm thường dài hơn đáng kể so với thời gian nướng thông thường.
Đối với tất cả các thử nghiệm dưới đây, sử dụng các lát bánh mỳ cùng với vỏ bánh.
11 Chế độ điều khiển nướng chín vàng
Phải tiến hành thử nghiệm với tải nhỏ nhất và lớn nhất theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
11.1 Chế độ điều khiển nướng chín vàng cho bánh mỳ
Đặt chế độ nướng ở vị trí trung bình hoặc vị trí để chín vàng trung bình (vàng nâu) theo công bố của nhà chế tạo. Bắt đầu từ chế độ “lạnh” khi máy nướng chứa đầy bánh mỳ, thực hiện hai chu kỳ nướng với khoảng thời gian 15 giây hoặc dài hơn nếu nhà chế tạo khuyến cáo.
Nếu kết quả không đạt mức “vàng nâu”, thiết bị phải được để nguội hoàn toàn và tiến hành thêm hai chu kỳ với chế độ đặt được hiệu chỉnh phù hợp.
11.2 Chế độ điều khiển nướng bánh mỳ sandwich
Áp dụng quy trình tương tự của 11.1, nhưng máy nướng được mang tải bằng bánh mỳ sandwich, được làm bằng hai lát bánh mỳ kẹp với một lát phô mai thích hợp có kích thước xấp xỉ tương đương một lát bánh mỳ và chiều dày xấp xỉ 5 mm.
CHÚ THÍCH: Sử dụng phô mai đã chế biến và các loại phô mai khác để tan chảy khi được gia nhiệt (ví dụ phô mai cắt lát có hàm lượng chất béo 75 % ± 5 % hoặc phô mai Emmenthal) là thích hợp, nhưng chú ý phải sử dụng cùng một loại phô mai được sản xuất từ cùng một mẻ cho một thử nghiệm hoàn chỉnh.
Nhiệt độ ban đầu của phô mai là 8 °C ± 2 °C.
12 Quy trình nướng bánh mỳ
Các thử nghiệm phải được tiến hành với tải nhỏ nhất và lớn nhất theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
12.1 Nướng bánh mỳ
Bắt đầu từ chế độ “lạnh”, thực hiện năm chu kỳ nướng với máy nướng đầy tải, khoảng thời gian của từng chu kỳ là 15 giây hoặc lâu hơn nếu nhà chế tạo có khuyến cáo, chế độ nướng chín vàng được đặt ở vị trí được xác định trước trong Điều 11. Chế độ đặt này được giữ trong suốt 5 chu kỳ nếu nhà chế tạo không có hướng dẫn điều chỉnh nào khác.
Chế độ điều khiển nướng chín vàng và việc điều chỉnh bất kỳ phải được xác định và thể hiện.
Cạnh trên cùng của từng lát bánh mỳ phải được đánh dấu, sau quy trình nướng các lát bánh mỳ được xếp theo đúng vị trí như khi đặt trong máy nướng.
12.2 Nướng bánh sandwich
Áp dụng quy trình tương tự như 12.1, nhưng máy nướng được mang tải là bánh sandwich được sắp xếp như đã nếu trong 11.2 và chế độ điều khiển nướng ở vị trí xác định trước như 12.1.
Một nhiệt ngẫu sợi mảnh được đặt giữa tâm của từng miếng bánh sandwich và đo nhiệt độ đạt được khi phô mai bắt đầu chảy hoặc khi kết thúc mỗi chu kỳ làm việc.
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, có thể xảy ra việc phô mai chưa kịp chảy đã kết thúc chu kỳ làm việc của máy nướng.
Trong trường hợp này phải dừng thử nghiệm khi đạt độ chín vàng trung bình là 40 % đến 60 %, và chỉ nêu nhiệt độ của phô mai ở cuối chu kỳ.
12.3 Xác định chế độ điều khiển đối với việc gia nhiệt các bánh cuộn
Tiến hành thử nghiệm mà không cần cho các lát bánh mỳ vào máy nướng cùng một lúc.
Theo hướng dẫn sử dụng, số lượng tối đa bánh cuộn cùng loại, thông dụng ở quốc gia liên quan, có kích thước và đặc tính tương tự, phải được gia nhiệt đồng thời ở chế độ điều khiển chín vàng được quy định bởi nhà chế tạo. Nếu không có hướng dẫn thì số bánh cuộn được gia nhiệt tại cùng thời điểm bằng với số bánh mỳ có thể được nướng cùng một lúc; việc gia nhiệt kết thúc ở chế độ điều khiển chín vàng tối đa. Sau khi tắt máy nướng, lật các bánh cuộn và quá trình gia nhiệt mới phải tiến hành ngay lập tức. Nếu xuất hiện vết cháy trên bề mặt thì phải giảm chế độ điều khiển nướng tương ứng và phải lặp lại thử nghiệm.
Ngay sau khi tắt máy nướng, phải đánh giá các chi tiết sau:
- xem phần bên trong của bánh cuộn có nóng/ấm/lạnh;
- xuất hiện vùng/phần bị cháy ở phía ngoài bánh cuộn; và ghi lại kết quả.
13 Thời gian nướng
Thời gian của mỗi chu kỳ trong số ba chu kỳ nướng đầu tiên và xác định tổng thời gian của cả ba chu kỳ và thể hiện bằng giấy.
Khuyến cáo sử dụng thời gian biểu như trong Phụ lục A để biểu diễn các kết quả.
14 Độ chín vàng đều
14.1 Quy trình
Cần phải ghi lại liệu có thể tiến hành quy trình nướng liên tục hay không. Nếu không, ghi lại thời gian cần thiết giữa các chu kỳ. Ghi lại độ chín vàng trung bình của tất cả các bề mặt.
Bỏ qua các chênh lệch không đáng kể về độ chín vàng trung bình của các bề mặt các lát bánh được nướng. Ghi lại các vùng lớn chênh lệch nhiều về độ chín vàng trên bề mặt.
Mức độ chín vàng của các phần khác nhau phải được đánh giá bằng biểu đồ sắc thái màu theo tiêu chuẩn BS 3999-5C.
14.2 Đánh giá
Sắc thái màu nhạt nhất và đậm nhất đối với từng mặt phải được ghi lại và phần trăm của mặt nằm trong dải này được ghi lại như được thể hiện, ví dụ cho trong bảng dưới đây:
Bảng 1
| Mặt | |
Chu kỳ | 1 | 2 |
1 | 80% | 80% |
7-11 | 7-11 | |
2 | 80% | 80% |
8-11 | 8-12 | |
3 | 85% | 85% |
8-12 | 8-12 | |
4 | 90% | 90% |
9-13 | 9-13 | |
5 | 90% | 90% |
10-14 | 11-14 |
CHÚ THÍCH 1: Thông tin này có thể được bổ sung bằng ảnh chụp khi có yêu cầu.
CHÚ THÍCH 2: Các con số trong bảng chia theo nhiệt độ nướng trong bảng sắc thái màu BS 3999-5C.
Kết quả của việc đánh giá được thể hiện theo Bảng ở phụ lục A.
Ngay sau khi nướng, phần bên trong của lát bánh mỳ nướng phải được đánh giá theo các thuộc tính sau:
- mềm/trung bình/cứng
- nóng/ấm/lạnh
và ghi lại các kết quả.
15 Đặc tính kiểm soát độ chín vàng
Theo Điều 11, độ chín vàng trung bình của của toàn bộ tải phải được mô tả đối với từng vị trí của chế độ điều khiển độ chín vàng.
Đối với chức năng nướng bánh sandwich, nhiệt độ đạt được bởi phô mai phải được thể hiện, và đưa ra chỉ số rõ ràng về nhiệt độ đo được khi phô mai bắt đầu chảy.
Khi thử nghiệm chức năng nướng bánh cuộn, phải đo nhiệt độ tại phần trên cùng và ở tâm của mỗi bánh cuộn.
Độ chín vàng trung bình được mô tả như sau:
Nhạt (4 trong biểu đổ sắc thái BS);
Nâu nhạt (6 đến 8 trong biểu đồ sắc thái BS);
Trung bình (vàng) nâu (10 đến 12 trong biểu đồ sắc thái);
Nâu đậm (14 đến 16 của biểu đồ sắc thái);
Cháy (18 của biểu đồ sắc thái).
Khuyến cáo sử dụng bảng được cho trong Phụ lục A để thể hiện kết quả.
16 Mức tiêu thụ điện năng
Trong suốt quá trình thử nghiệm tại Điều 12 với tải lớn nhất, mức tiêu thụ điện năng đối với từng chu kỳ của năm chu kỳ nướng phải được xác định và thể hiện trong bảng được cho trong Phụ lục A. Giá trị trung bình của kết quả đo được tính toán theo công thức sau:
Mức tiêu thụ điện năng = | E1 + E2 + E3 + E4 + E5 | kWh |
5 |
trong đó:
En là năng lượng tiêu thụ trong chu kỳ thứ n
Số lát bánh mỳ được sử dụng trong mỗi chu kỳ phải được ghi lại và báo cáo.
17 Nhiệt độ của các mặt bên
Sau khi hoàn thành năm chu kỳ nướng theo Điều 12, đo nhiệt độ của các mặt theo chiều dài của máy nướng bánh mỳ. Phép đo được thực hiện ở đường trung bình thẳng đứng tại điểm phía dưới cách mép của cạnh cao là 10 mm.
Nhiệt độ đo được phải được nêu rõ trong báo cáo cùng với các số chỉ về nhiệt độ đo đường trên phần nhựa hay phần kim loại.
18 Quy định về loại bỏ vụn bánh mỳ
Phải ghi lại nếu bề mặt đỡ bị bẩn trong quá trình nướng. Ghi lại phương pháp được khuyến cáo để loại bỏ vụn bánh mỳ khỏi máy nướng.
19 Khay chứa bánh mỳ
Phải chỉ rõ loại khay chứa bánh mỳ, ví dụ như cơ cấu kiểu nâng hay nghiêng.
Phải chỉ ra cách lấy các lát bánh mỳ ra trước khi quá trình nướng kết thúc, ví dụ cơ cấu nhả bằng tay.
Phải xác định phần lát bánh mỳ nhô ra ngoài phần khung của máy nướng khi khay chứa bánh mỳ ở vị trí trên. Giá trị đo được thể hiện bằng milimét.
Phải kiểm tra hiệu quả của bộ giảm chấn trên khay chứa bánh mỳ và phải nêu rõ nếu các lát bánh mỳ được đẩy ra từ khoang nướng thì khay chứa bánh mỳ được nhả ra tự động hay bằng tay.
Đối với các máy nướng chỉ nướng được mỗi lần một mặt (ví dụ máy nướng kiểu tiếp xúc), phải xác định và nêu rõ cách thức để lật bánh (ví dụ theo đường trượt) nếu có.
Phải nêu rõ nếu có phương tiện để ngắt bằng tay trong quá trình nướng, và liệu thiết bị có bị ngắt trong trường hợp có lát bánh mỳ bị kẹt bên trong hay không.
Phụ lục A
(quy định)
Bảng thể hiện kết quả nướng
Chế độ đặt đối với chu kỳ nướng trung bình | Lát bánh chín vàng | Đánh giá kết quả và ảnh chụp | Thời gian nướng bánh mỳ s | Nhiệt độ của phô mai | Mức tiêu thụ điện năng | |||
1 | 2 | Khi chảy | Khi kết thúc | |||||
1 | A | B | 1 = | 2 = |
|
|
|
|
2 | B | A |
|
|
|
|
|
|
3 | A | B |
|
|
|
|
|
|
4 | B | A |
|
| - |
|
|
|
5 | A | B |
|
| - |
|
|
|
Chế độ đặt giữa mức nhỏ nhất và cao nhất a) nhỏ nhất b) - c) - d) - e) - f) - g) lớn nhất vị trí n |
|
|
|
|
|
|
|
|
CHÚ THÍCH: Bảng này, được điều chỉnh phù hợp, cũng có thể sử dụng để thể hiện kết quả đối với máy nướng bánh mỳ sandwich và máy nướng kiểu tiếp xúc.
Phụ lục B
(tham khảo)
Thông tin cơ bản nêu tại điểm bán sản phẩm
- Tên thương hiệu và số model
- Chiều dài dây nguồn (m)
- Số lượng lát bánh tiêu chuẩn có thể nướng cùng lúc (Điều 8)
- Độ dày lớn nhất của lát bánh mỳ có thể nướng
- Đặc điểm bổ sung, ví dụ, cơ cấu gia nhiệt bánh cuộn (tách rời hoặc lắp liền), khay chứa vụn bánh có thể tháo rời, v.v....
Lưu ý:
Phụ lục này không thay thế các yêu cầu đối với thông tin về tiêu chuẩn an toàn TCVN 5699-2-9 (IEC60335-2-9)1)(1)
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Điều kiện chung đối với phép đo
5 Kích thước hình bao
6 Chiều dài dây nguồn
7 Khối lượng
8 Số lượng và kích thước khoang nướng bánh mỳ (máy nướng bánh mỳ kiểu bức xạ), bề mặt nướng (máy nướng bánh mỳ kiểu tiếp xúc)
9 Lực cần thiết để vận hành khay chứa bánh mỳ
10 Bánh mỳ được sử dụng cho thử nghiệm trên máy nướng bánh mỳ
11 Chế độ điều khiển nướng chín vàng
12 Quy trình nướng nướng bánh mỳ
13 Thời gian nướng
14 Độ chín vàng đều
15 Đặc tính kiểm soát độ chín vàng
16 Mức tiêu thụ điện nâng
17 Nhiệt độ của các mặt bên
18 Quy định về loại bỏ vụn bánh mỳ
19 Khay chứa bánh mỳ
Phụ lục A (quy định) - Bảng thể hiện kết quả nướng
Phụ lục B (tham khảo) - Thông tin cơ bản nêu tại điểm bán hàng
(1) TCVN 5699-2-9 (IEC 60335-2-9), Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với lò nướng, lò nướng bánh mỳ và các thiết bị nấu di động tương tự
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.