Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5858:1994 Đá quý-Phương pháp đo phổ hấp thụ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5858:1994

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5858:1994 Đá quý-Phương pháp đo phổ hấp thụ
Số hiệu:TCVN 5858:1994Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:1994Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 5858:1994

ĐÁ QUÝ - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ

Precious stones - Testing absorption spectrum

Lời nói đầu

TCVN 5858:1994 do Hội khoáng học Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng trình duyệt, Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ -CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

ĐÁ QUÝ - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ

Precious stones - Testing absorption spectrum

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phổ hấp thụ để kiểm tra các loại đá quý.

1. Bản chất của phương pháp

Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng (tập hợp của các ánh sáng đơn sắc trong vùng nhìn thấy) ánh sáng sẽ bị hấp thụ với cường độ khác nhau ở những bước sáng khác nhau. Giản đồ biểu thị sự thay đổi cường độ hấp thụ ánh sáng của viên đá theo bước sóng gọi là phổ hấp thụ của nó. Đối với đá quý người ta sử dụng chủ yếu phổ hấp thụ trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Đó là bản chất của phương pháp phổ hấp thụ.

2. Thiết bị

Để xác định phổ hấp thụ người ta sử dụng hai phương pháp:

- Quan sát chủ quan (trực quan);

- Dùng các thiết bị tự ghi.

Đối với các đá quý, cho đến nay các phòng thử nghiệm trên thế giới, chủ yếu dùng phương pháp đầu, còn phương pháp sau ít được sử dụng vì nó đòi hỏi phải gia công mẫu thử rất khắt khe (thành những tấm song phẳng có độ dày quy định, đánh bóng hai mặt v.v...). Điều này rất khó chấp nhận vì việc kiểm định đá quý về cơ bản phải giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó. Vì vậy, tiêu chuẩn này chỉ quy định kiểm tra đá quý bằng phương pháp quan sát trực quan phổ hấp thụ của nó.

Kính quang phổ trực quan có 2 loại:

1 - Loại dùng lăng kính (Hình 1)

2 - Loại dùng cách từ nhiễu xạ.

Hình 1- Sơ đồ đường đi của ánh sáng trong một kính quang phổ dùng lăng kính.

Để xác định phổ hấp thụ chuẩn xác và thuận tiện cần phải có:

- Nguồn sáng mạnh (100 W đến 1000 W), hội tụ tốt, có thể điều chỉnh được cường độ, có thể vừa dùng mốt truyền qua, vừa dùng mốt phản xạ. Có thể dùng các nguồn sáng lạnh (sợi quang học);

- Có chắn sáng thị trường để thay đổi kích thước chùm sáng chiếu vào mẫu;

- Cả nguồn sáng, kính quang phổ, mẫu đá cần được gá trên các giá kẹp sao cho đồng thời có thể xoay được viên đá theo các phương khác nhau, thay đổi được góc chiếu và góc quan sát, khoảng cách từ mẫu đến nguồn sáng và kính quang phổ.

3. Mẫu thử

Mẫu thử phải là loại có màu đồng nhất (kể cả loại không màu). Kích thước mẫu thường không nhỏ hơn 5 mm2. Mẫu phải sạch và khô.

4. Tiến hành thử

Chuẩn thang bước sóng của kính quang phổ theo ánh sáng đơn sắc của đèn Natri và đèn thủy ngân. Gắn mẫu, nguồn sáng, kính quang phổ trên các giá kẹp và chọn vị trí mẫu cần chiếu và phương pháp quan sát thích hợp cho mốt truyền qua hoặc mốt phản xạ.

Việc thử nên tiến hành trong buồng tối.

Chú ý: Mốt phản xạ có thể dùng cho mọi trường hợp, nhất là khi mẫu có màu nhạt, còn mốt truyền qua chỉ thích hợp cho trường hợp mẫu không bị chắn (gắn trên đồ tư trang) và có màu đậm. Về nguyên tắc, cần xác định phổ bằng cả mốt truyền qua và mốt phản xạ (nếu có thể).

Điều chỉnh chắn sáng thị trường sao cho chỉ ánh sáng truyền qua hoặc phản xạ trực tiếp từ viên đá mới được đập vào khe của kính quang phổ.

Điều chỉnh độ nét của phổ sao cho rõ nhất. Do sự nhạy cảm của mắt người, độ nét của phổ ở vùng tím và vùng đỏ không như nhau.

Để thấy được những vạch hấp thụ mảnh và mờ, trong quá trình quan sát, cần thay đổi phối hợp liên tục độ mở của khe kính quang phổ, góc quan sát và vị trí mẫu cần chiếu.

5. Xử lý kết quả

Phổ hấp thụ của đá quý tốt nhất nên được chụp ảnh (ảnh màu) hoặc dựng lại theo tọa độ thích hợp và so sánh với các atlas chuẩn để xác định tên đá.

Phổ hấp thụ cũng có thể được ghi lại bằng số (bước sóng) tương ứng với các vạch hấp thụ từ nhỏ đến lớn trong vùng nhìn thấy. Các vạch mảnh và nhạt được ghi bằng số bình thường (ví dụ vạch 450 nm), vạch đậm được gạch dưới (550nm), dải hấp thụ được ghi từ giá trị đầu đến cuối (520 nm đến 600 nm).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi