Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 944/BHXH-TCCB 2024 hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 944/BHXH-TCCB
Cơ quan ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 944/BHXH-TCCB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành: | 09/04/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính |
tải Công văn 944/BHXH-TCCB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Số: 944/BHXH-TCCB | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2024 |
Kính gửi: | - Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; |
Nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật bình đẳng giới, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác bình đẳng giới tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; trên cơ sở Công văn số 1303/LĐTBXH-VBĐG ngày 29/3/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH các tỉnh) triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024 như sau:
1. Tổ chức triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật. Thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của BHXH Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành BHXH.
2. Tiếp tục rà soát, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đề xuất các nội dung hoàn thiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng, thực hiện các quy định, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các chương trình, kế hoạch công tác trong toàn ngành BHXH Việt Nam.
3. Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan.
Căn cứ Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 (Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ) và Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ), Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (Quyết định số 1790/QĐ- TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), BHXH tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị (nếu có); đồng thời, tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược và các Chương trình nêu trên.
4. Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- BHXH Việt Nam (Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông, Tạp chí BHXH trong phạm vi lĩnh vực của đơn vị, chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng BHXH Việt Nam), BHXH các tỉnh tổ chức hội nghị (hoặc lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo của Ngành, của địa phương, đơn vị) để tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ gồm: Chương trình Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030; Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông, thống kê về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức truyền thông đến công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; tổ chức triển khai các hoạt động thu hút sự tham gia của nam công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại nơi công tác, nơi cư trú và trong gia đình mỗi công chức, viên chức, người lao động.
5. Nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tăng cường cử thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm công tác bình đẳng giới tham gia các lớp tập huấn kiến thức về giới, bình đẳng giới; nâng cao kỹ năng về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch công tác của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh.
- Biểu dương khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc liên quan đến công tác bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới cho cơ quan nhà nước, đơn vị có thẩm quyền để phối hợp giải quyết.
- Huy động nguồn lực hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để tăng tính bền vững, hiệu quả trong công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành BHXH.
6. Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, BHXH các tỉnh chủ động triển khai các hoạt động hưởng ứng: Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6/2024) và Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11/2024 đến ngày 15/12/2024).
7. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới theo Đề cương báo cáo gửi kèm, trong đó:
- Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 05/6/2024.
- Báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 30/11/2024.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về BHXH Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /....-.... | Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
6 tháng đầu năm 2024
(Kèm theo Công văn số /BHXH-TCCB ngày tháng năm 2024
của BHXH Việt Nam)
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, chương trình tổ chức
thực hiện các quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản, chính sách.
Đề nghị liệt kê cụ thể:
- Văn bản đã ban hành, sửa đổi (hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới) trong xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ toàn Ngành.
- Văn bản tham gia, góp ý với các bộ, ngành, đơn vị, địa phương vào sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới (nếu có).
2. Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
- Đề nghị nêu rõ số lượng hoạt động, nội dung, đối tượng, số người tham gia.
- Kết quả thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới 6 tháng đầu năm.
3. Công tác quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động bình đẳng giới
a) Số lượng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (trong đó có phân tách giới tính nam và nữ).
b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới:
- Số các lớp tập huấn được tổ chức/cử tham gia lớp tập huấn do bộ, ngành, địa phương tổ chức; nội dung tập huấn.
- Đối tượng tham gia tập huấn
- Số lượng người tham gia (có phân tách giới tính nam và nữ).
c) Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
- Số lượng các cuộc kiểm tra
- Nội dung kiểm tra
- Số vụ việc vi phạm và số khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận và giải quyết
d) Việc đảm bảo thực hiện các quy định về bình đẳng giới trong công tác tổ chức cán bộ tại đơn vị, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động nữ có trình độ cao.
- Số lượng đảng viên nữ/tổng số đảng viên, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp.
- Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý, tỷ lệ nữ viên chức trong danh sách quy hoạch; số lượng viên chức quản lý nữ/ tổng số viên chức quản lý.
- Số lượng công chức, viên chức, người lao động nữ được cử tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước/tổng số người được cử tham gia đào tạo; số lượng công chức, viên chức, người lao động nữ được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ/ tổng số người được cử tham gia bồi dưỡng, tập huấn.
- Số lượng nữ có trình độ thạc sĩ/tổng số người có trình độ thạc sĩ; số lượng nữ có trình độ tiến sĩ/ tổng số người có trình độ tiến sĩ.
- Số lượng nữ được tuyển dụng/tổng số người được tuyển dụng (số tiếp nhận, thi tuyển, xét tuyển và số lao động hợp đồng); chính sách của đơn vị đối với công chức, viên chức, người lao động nữ (bố trí, sử dụng cán bộ nữ, chính sách hỗ trợ thai sản, hỗ trợ nữ viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn).
đ) Kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới (triệu đồng)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, MỤC TIÊU THEO KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BĐG GIAI ĐOẠN 2021-2030
1. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực.
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu trong 6 tháng đầu năm.
3. Đánh giá, nhận định về kết quả thực hiện: vượt, đạt, chưa đạt, xu hướng trong giai đoạn tiếp theo. Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
2. Tồn tại hạn chế
3. Nguyên nhân
4. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)./.
Nơi nhận: | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /....-.... | Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024
(Kèm theo Công văn số 944/BHXH-TCCB ngày 09 tháng 4 năm 2024
của BHXH Việt Nam)
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, chương trình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản, chính sách.
Đề nghị liệt kê cụ thể:
- Văn bản đã ban hành, sửa đổi (hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới) trong xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ toàn Ngành.
- Văn bản tham gia, góp ý với các bộ, ngành, đơn vị, địa phương vào sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới (nếu có).
2. Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
Đề nghị nêu rõ số lượng hoạt động, nội dung, đối tượng, số người tham gia
- Kết quả thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới năm 2030.
- Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
(So sánh kết quả của năm 2023)
3. Công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Đề nghị nêu rõ số lượng hoạt động, nội dung, đối tượng, kết quả thực hiện.
Kết quả thực hiện Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 tại địa phương (áp dụng đối với BHXH tỉnh (nếu có)).
4. Công tác quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động bình đẳng giới
a) Số lượng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (trong đó có phân tách giới tính nam và nữ).
b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới:
- Số các lớp tập huấn được tổ chức/cử tham gia lớp tập huấn do bộ, ngành, địa phương tổ chức; nội dung tập huấn.
- Đối tượng tham gia tập huấn
- Số lượng người tham gia (có phân tách giới tính nam và nữ).
c) Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
- Số lượng các cuộc kiểm tra
- Nội dung kiểm tra
- Số vụ việc vi phạm và số khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận và giải quyết
(So sánh với kết quả của năm 2023)
d) Việc đảm bảo thực hiện các quy định về bình đẳng giới trong công tác tổ chức cán bộ tại đơn vị, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động nữ có trình độ cao.
- Số lượng đảng viên nữ/tổng số đảng viên, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp.
- Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý, tỷ lệ nữ viên chức trong danh sách quy hoạch; số lượng viên chức quản lý nữ/ tổng số viên chức quản lý.
- Số lượng công chức, viên chức, người lao động nữ được cử tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước/tổng số người được cử tham gia đào tạo; số lượng công chức, viên chức, người lao động nữ được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ/ tổng số người được cử tham gia bồi dưỡng, tập huấn.
- Số lượng nữ có trình độ thạc sĩ/tổng số người có trình độ thạc sĩ; số lượng nữ có trình độ tiến sĩ/ tổng số người có trình độ tiến sĩ.
- Số lượng nữ được tuyển dụng/tổng số người được tuyển dụng (số tiếp nhận, thi tuyển, xét tuyển và số lao động hợp đồng); chính sách của đơn vị đối với công chức, viên chức, người lao động nữ (bố trí, sử dụng cán bộ nữ, chính sách hỗ trợ thai sản, hỗ trợ nữ viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn).
đ) Kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới (triệu đồng)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, MỤC TIÊU THEO KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BĐG GIAI ĐOẠN 2021-2030
1. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực.
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu, có so sánh với năm 2023.
3. Đánh giá, nhận định về kết quả thực hiện: vượt, đạt, chưa đạt, xu hướng trong giai đoạn tiếp theo. Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
2. Tồn tại hạn chế
Tập trung đánh giá những tồn tại hạn chế của năm 2023 và việc đưa ra các giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế đó.
3. Nguyên nhân
4. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)./.
Nơi nhận: | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |