Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13399:2021 ISO 18472:2018 Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học và hóa học - Thiết bị thử nghiệm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13399:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13399:2021 ISO 18472:2018 Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học và hóa học - Thiết bị thử nghiệm
Số hiệu:TCVN 13399:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Ngày ban hành:31/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13399:2021

ISO 18472:2018

TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC VÀ HÓA HỌC - THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM

Sterilization of health care products - Biological and chemical indicators - Test equipment

Lời nói đầu

TCVN 13399:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 18472:2018;

TCVN 13399:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Để thử nghiệm tính năng của các chất chỉ thị sinh học và hóa học, cần có thiết bị thử nghiệm riêng. Tiêu chun này quy định các yêu cầu tính năng cho thiết bị thử nghiệm dùng để chứng t đáp ứng của các chất chỉ thị sinh học và hóa học với các biến số quá trình cơ bản. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị thử nghiệm đối với các chất chỉ thị chiếu xạ hay các chất chỉ thị hai nước nhiệt độ thấp và chất chỉ thị formaldehyde.

Các thiết bị đo các tổ hp đối chứng cấu thành thiết bị thử nghiệm đưc thiết kế để tạo các môi trường tiệt khuẩn chính xác và có thể lặp lại, cho phép đánh giá tác động của nó lên động học bất hoạt sinh học, các phản ứng hóa học, sự phân hủy vật chất và tải sinh học của sản phẩm. Thiết bị đo các tổ hp đối chứng cho phép tạo ra sự thay đổi chính xác các điều kiện môi trường và các chuỗi chu kỳ để thực hiện các nghiên cứu vật lý có kiểm soát. Khi sử dụng cùng vi các phương pháp thử nghiệm xác định với các chất chỉ thị sinh học nêu trong TCVN 9855 (ISO 11138) và với các chất chỉ thị hóa học nêu trong TCVN 8579 (ISO 11140), kết quả của những nghiên cứu có thể được sử dụng để chứng tỏ sự thích hp của các chất chỉ thị sinh học và hóa học với các tiêu chuẩn này.

Thiết bị đo các tổ hp đối chứng khác với các thiết bị tiệt khuẩn thông thường. Việc lựa chọn dụng cụ đo kiểm và các yêu cầu kiểm soát đối với các thiết bị đo các tổ hợp đối chứng dựa trên các mô hình toán học trong đó tốc độ phản ứng, độ chính xác đo và các yêu cầu kiểm soát quá trình được đánh giá để định lưng các ảnh hưởng gây ra bi các biến số kiểm soát thiết bị thử nghiệm. Các yêu cầu về phép đo chính xác, sự kiểm soát chính xác và các tốc độ thanh đổi nhanh chóng tiệm cận các giới hạn kiểm soát quá trình và độ chính xác dụng cụ hiệu chuẩn có bán trên thị trường. Các yêu cầu đo đạc và kiểm soát thường cản trở việc thực hiện xác thực một thiết bị đo các tổ hợp đối chứng bằng cách sử dụng các quy trình có thể áp dụng trong một hệ thống tiệt khuẩn hóa học hay bằng nhiệt thông thường. Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng được coi là thiết bị thử nghiệm hơn là thiết bị tiệt khuẩn; do vậy việc hiểu dụng cụ đo kiểm và thiết kế quá trình có vai trò quan trọng trong việc làm sáng t các yêu cầu về độ chuẩn xác và chính xác. Thiết kế thực tế phải xem xét yếu tố sau:

- phép đo và kiểm soát có thể thực hiện được;

- sự biến thiên kết quả thử nghiệm do thiết bị có thể chấp nhận được;

- thiết kế kinh tế (chỉ sử dụng các bộ kiểm soát quá trình chặt chẽ trong trường hợp cần thiết);

- sự liên quan của phương pháp thử với sử dụng dự kiến;

- kiến thức lịch sử áp dụng vào các quy trình th nghiệm và sự hiểu biết các hiện tượng vật lý vi môi trường;

- các hoạt động th nghiệm và phân tích thay thế khi mà các xác định định lượng chính xác vưt quá phép đo vật lý/ giới hạn kiểm soát.

 

TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC VÀ HÓA HỌC - THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM

Sterilization of health care products - Biological and chemical indicators - Test equipment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho thiết bị thử nghiệm sử dụng để:

- thử nghiệm các chất chỉ thị sinh học dùng cho các quy trình xử lý hơi nước, khí ethylene oxide, tiệt khuẩn nhiệt khô phù hợp với các yêu cầu nêu trong bộ TCVN 9855 (ISO 11138);

- thử nghiệm các chất chỉ thị hóa học dùng cho các quy trình xử lý hơi nước, khí ethylene oxide, nhiệt khô và hydrogen peroxide hóa hơi tiệt khuẩn phù hợp với các yêu cầu nêu trong ISO 11140-1:2014.

Tiêu chuẩn này cũng cung cp các tính năng của các chất chỉ thị sinh học và hóa học để sử dụng dự kiến và để th nghiệm kiểm soát chất lượng thường quy.

Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu đối với thiết bị thử nghiệm đối với các quy trình đặc biệt để thử nghiệm các chất chỉ thị hóa học và sinh học nhằm giám sát các quá trình phân lập sinh học và phòng cách ly ở áp suất khí quyển.

TCVN 9855-2 (ISO 11138-2), TCVN 9855-3 (ISO 11138-3), TCVN 9855-4 (ISO 11138-4) và ISO 11140-1:2014 yêu cầu sử dụng các thiết bị đo các tổ hợp đối chứng quy định trong tiêu chuẩn này và các thiết bị đo các tổ hợp đối chứng này được sử dụng kết cùng với các phương pháp thử nghiệm quy định các phần thích hợp của bộ TCVN 9855 (ISO 11138) và bộ ISO 11140;

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị đo các tổ hợp đối chứng dùng cho các chất ch thị formaldehyde và hơi nước nhiệt độ thấp. Các phương pháp thử nghiệm sử dụng thiết bị, dụng cụ thử nghiệm dùng cho hơi nước ở nhiệt độ thấp và formaldehyde được nêu trong TCVN 9855-5 (ISO 11138-5).

Thiết bị th nghiệm cho thử nghiệm cht chỉ thị hóa học loại 2 (ví dụ Bowie Dick) được nêu trong ISO 11140-3:2007, ISO 11140-4:2007 và ISO 11140-5:2007.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9855-1 (ISO 11138-1), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất ch thị sinh học - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 9855-2 (ISO 11138-2), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 2: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit.

TCVN 9855-3 (ISO 11138-3), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 3: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khun bằng nhiệt ẩm.

TCVN 9855-4 (ISO 11138-4), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 4: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt khô.

ISO 11140-1, Tiệt khuẩn sản phm chăm sóc sc khỏe - Chất chỉ thị hóa học - Phần 1: Yêu cầu chung (Sterilization of health care products - Chemical indicators - Part 1: General requirements)

ISO 11140-4:2014, Sterilization of health care products - Chemical indicators - Part 4: Classs 2 indicators as an alternative to Bowie and Dick test for detection of steam penetration (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Cht ch thị hóa học - Phần 4: Chất chỉ thị lớp 2 là chất chỉ thị thay thế cho thử nghiệm Bowie - Dick để phát hiện sự thâm nhập hơi nước).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 9855-1 (ISO 11138-1), TCVN 9855-2 (ISO 11138-2), TCVN 9855-3 (ISO 11138-3), TCVN 9855-4 (ISO 11138-4), TCVN 9855-5 (ISO 11138-5) và ISO 11140-1:2014 và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1

Chất ch thị sinh học (biological indicator)

Phép thử hệ thống chứa vi sinh vật sống có tính kháng cao đối với quy trình tiệt khun cụ thể

[NGUỒN: ISO/TS 11139:2018, 3.29],

3.2

Hiệu chuẩn (calibration)

Hoạt động, trong những điều kiện quy định, bước thứ nhất là thiết lập mối liên hệ giữa các giá trị đại lượng có độ không đảm bảo đo do chuẩn đo lường cung cấp và các số chỉ tương ứng với độ không đảm bảo đo kèm theo và bước thứ hai là sử dụng thông tin này thiết lập mối liên hệ để nhận được kết quả đo từ số chỉ

[NGUỒN: TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), 2.39 sửa đổi, chú thích 1, 2 và 3 được loại bỏ].

3.3

Chất ch thị hóa học (chemical indicator)

Hệ thống thử nghiệm thể hiện sự thay đổi trong một hoặc nhiều biến số quá trình đã được xác định trước dựa trên sự thay đổi hóa học hoặc vật lý do tiếp xúc với quá trình

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.43].

3.4

Giai đoạn suy giảm (come-down period)

<Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng> Khoảng thời gian trôi qua từ khi kết thúc giai đoạn tiếp xúc tới khi đạt được điểm phn ứng không

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.56)]

3.5

Giai đoạn tăng tới ngưỡng (come-up period)

<Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng> Khoảng thời gian trôi qua từ khi đưa tác nhân tiệt khuẩn đến khi đạt được các điều kiện quy định

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.57]

3.6

Giai đoạn tiếp xúc chất chthị (indicator exposure period)

Khoảng thời gian từ khi bắt đầu đạt được các điều kiện tiếp xúc quy định đến khi kết thúc giai đoạn tiếp xúc

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.140].

3.7

Độ chính xác đo (measurement accuracy)

Mức độ gần nhau giữa giá trị đại lượng đo được và giá trị đại lượng thực của đại lượng đo

CHÚ THÍCH 1: “Độ chính xác là một khái niệm định tính.

CHÚ THÍCH 2: Không nên dùng thuật ngữ “độ chun xác” thay cho “độ chính xác”.

[NGUỒN: TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), 2.13, sửa đổi - Thuật ngữ “độ chính xác của phép đo” và độ chính xác” bị loại bỏ. Chú thích 1 và 2 được sửa đổi. Chú thích 3 loại bỏ.

3.8

Độ chụm đo (measurement precision)

Mức độ gần nhau giữa các số chỉ hoặc các giá trị đại lượng đo được nhận được bi phép đo lặp trên các đại lượng như nhau hoặc tương tự nhau trong điều kiện quy định

CHÚ THÍCH 1: Độ chụm đo thường được thể hiện về mặt số lượng bằng thước đo sự phân tán, như độ lệch chuẩn, phương sai hoặc hệ số biến thiên trong điều kiện đo quy định.

CHÚ THÍCH 2: ‘Điều kiện quy định’ có thể là, ví dụ, điều kiện lặp lại của phép đo, điều kiện chụm trung gian của phép đo, hoặc điều kiện tái lập của phép đo.

CHÚ THÍCH 3: Độ chụm đo được dùng đ định nghĩa “độ lặp lại đo”, “độ chụm đo trung gian” và “độ tái lập đo.

CHÚ THÍCH 4: Đôi khi “độ chụm đo được dùng không đúng theo nghĩa độ chính xác đo.

[NGUỒN: TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), 2.15, sửa đổi - Thuật ngữ “độ chụm” bị loại bỏ. Các chú thích được sửa đổi].

3.9

Điểm phn ứng không (null reaction point)

Kết thúc một tập hợp các điều kiện mà không tạo ra ảnh hưởng đáng kể lên các chất chỉ thị

3.10

Ghi lại (record)

<Dữ liệu> thu thập, lưu trữ và làm cho có thể truy cập được

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.223],

3.11

Chuẩn đo lường chính (reference standard)

Chuẩn đo lường được ấn định để hiệu chuẩn các chun đo lường khác của đại lượng thuộc loại đã cho ở một tổ chức hoặc địa điểm xác định

[NGUỒN: TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), 5.6 sửa đổi - tên thuật ngữ đã được đơn giản hóa]

3.12

Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng (resistometer)

Thiết bị thử được thiết kế để đo các tổ hợp đối chứng xác định gồm các biến vật lý và/hoặc hóa học của quá trình tiệt khuẩn

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.223],

3.13

Thời gian đáp ứng (response time)

T90

<Cảm biến> Thời gian cần thiết để thay đổi 90 % ở đầu ra cảm biến khi tiếp xúc với một sự thay đổi bước biến số đang đo

CHÚ THÍCH: Có thể cần xác định thời gian đáp ứng cảm biến bằng cách sử dụng một tốc độ lấy mẫu dữ liệu nhanh hơn so với mức tối thiểu đi với thiết bị quy định trong tiêu chuẩn này. Bằng chứng tài liệu từ thời gian đáp ứng cảm biến đã công bố của nhà sản xuất được chấp nhận một cách tương tự làm bằng chứng về sự thích hợp.

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.234, sửa đổi - Chú thích 1 được thêm vào]

3.14

Hơi nước bão hòa (saturated steam)

Hơi nước ở trạng thái cân bằng giữa pha chất lỏng và khí

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.241],

3.15

Giai đoạn tạo ổn định (stabilization period)

Khoảng thời gian trôi qua từ khi đạt được các điều kiện tiếp xúc tối thiểu quy định cho đến khi kết thúc thời gian xác định để đạt được các điều kiện của trạng thái ổn định

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.261].

3.16

Giai đoạn trạng thái ổn định (steady state period)

<chất chỉ thị> Phần giai đoạn tiếp xúc bắt đầu sau giai đoạn tạo ổn định và kết thúc tại thời điểm kết thúc giai đoạn tiếp xúc

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.266],

3.17

Chất khử khuẩn (sterilant)

Hóa chất hoặc kết hợp các hóa chất được sử dụng để tạo ra một chất khử khuẩn

[NGUỒN: ISO 11139:2018, 3.268].

4  Các yêu cầu tính năng đối vi thiết bị đo các tổ hợp đối chứng

4.1  Sử dụng dự kiến

Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng được dự định sử dụng để đặt các mẫu thử nghiệm trong các điều kiện th nghiệm đã công bố, và do vậy cần phải có khả năng tạo ra các chuỗi chu kỳ cần thiết cho các phương pháp thử nghiệm quy định. Phụ thuộc vào các phương pháp th nghiệm xác định trong TCVN 9855-2 (ISO 11138-2), TCVN 9855-3 (ISO 11138-3), TCVN 9855-4 (ISO 11138-4) và ISO 11140-1, thiết bị đo các tổ hợp đối chứng sử dụng chỉ cần xác nhận những giới hạn cần thiết để mô tả các chất chỉ thị hóa học hoặc sinh học được th.

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu sau đây xác định các điều kiện cần đạt được trong bình đặt mẫu thử nghiệm, nhưng các cách để kiểm soát các điều kiện này lại không được đề cập.

CHÚ THÍCH 2: Đường ống kết nối với buồng có thể thay đổi tổng thể tích của buồng.

4.2  Phương pháp thử

Phải sử dụng thiết bị được, quy định trong tiêu chun này cùng với các phương pháp th đã mô tả chi tiết trong TCVN 9855-1 (ISO 11138-1), TCVN 9855-2 (ISO 11138-2), TCVN 9855-3 (ISO 11138-3), TCVN 9855-4 (ISO 11138-4) và ISO 11140-1.

Tính năng của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng có thể bị ảnh hưởng bi bản chất của tải được sử dụng. Các yêu cầu về tính năng được liệt kê trong Bảng 2,4,6 và 8 phải được đáp ứng trong quá trình th nghiệm các chất chỉ thị cũng như trong các điều kiện buồng rỗng.

CHÚ THÍCH: Dung sai có thể được kết hợp khi xem xét các dung sai được quy định cho tính năng của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng và dung sai cho thử nghiệm tính năng sinh học (TCVN 9855-1 (ISO 11138-1), TCVN 9855-2 (ISO 11138-2), TCVN 9855-3 (ISO 11138-3), TCVN 9855-4 (ISO 11138-4)) và chất chỉ thị hóa học (ISO 11140-1).

4.3  Thử nghiệm rò r không khí

4.3.1  Với nhiệt độ ổn định và buồng rỗng (ngoài trừ các vật dụng cố định và các cảm biến theo dõi cần thiết), bắt đầu một chu kỳ thử nghiệm. Khi áp suất trong buồng đã đạt được hoặc dưới giá trị tương ứng với độ chân không vận hành thấp nhất của các giai đoạn loại bỏ không khí của chu kỳ thử nghiệm, đóng tất cả các van nối với buồng và dừng bơm chân không. Quan sát và ghi lại thời gian, t1, và áp suất tuyệt đối, p1,. Để bay hơi chất ngưng tụ trong buồng trong vòng (300 ± 10) s và sau đó quan sát và ghi lại áp suất tuyệt đối, p2, trong buồng và thời gian, t2. Sau khi để bay hơi thêm (600 ± 10) s, lại quan sát và ghi lại áp suất tuyệt đối, p3, và thời gian, t3.

Thiết bị thiết bị đo các tổ hợp đối chứng có thể được lắp một chu kỳ thử nghiệm rò không khí có khả năng thực hiện tự động quy trình này và hiển thị sự rò rỉ không khí theo kPa/min (mbar/min).

4.3.2  Kết thúc thử nghiệm, tính toán tốc độ tăng áp suất cho giai đoạn 600 s.

CHÚ THÍCH 1: Nếu giá trị (p2 - p1) lớn hơn 2 kPa (20 mbar), điều này có thể do sự xuất hiện ngưng tụ ban đầu quá mức trong buồng tiệt khun.

CHÚ THÍCH 2: Trong một binh kín áp suất 4 kPa, áp suất thay đổi tới khoảng 0,1 kPa (1 mbar) cho mỗi sự thay đổi nhiệt độ 10 °C; trên phạm vi 20 °C đến 140 °C; 7 kPa (70 mbar) sự thay đổi này xp xỉ 0,2 kPa (2 mbar). Thử nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu nhiệt độ thay đổi tới hơn 10 °C trong giai đoạn đang theo dõi áp suất buồng.

CHÚ THÍCH 3: Th nghiệm rò r có liên quan đến hơi nước, khí ethylene oxide và thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hydro peroxide bay hơi.

4.4  Các yêu cầu tính năng thiết bị thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước

4.4.1  Phép đo độ chính xác

Các cảm biến sử dụng để đo nhiệt độ và áp suất từ bên trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước phải có thời gian đáp ứng như quy định trong Bảng 1. Đối với nhiệt độ, bước này thay đổi từ 20 °C đến 90 °C và đối với áp suất bước này thay đổi từ 10 kPa đến 100 kPa. Chuỗi đo để ghi thời gian, nhiệt độ và áp suất từ bên trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước phải có khả năng vận hành với độ phân giải và độ chính xác bên trong phạm vi thang đo quy định trong Bảng 1.

Các chuỗi đo sử dụng có thể hoạt động quá phạm vi thang đo quy định miễn là vẫn đạt được các giá trị giới hạn bên trong phạm vi đo quy định trong Bảng 1.

Các yêu cầu phải áp dụng vào các chuỗi đo đầy đủ, kể cả các cảm biến và xử lý dữ liệu.

Bảng 1 - Các yêu cầu thiết bị đo kiểm của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước
(đo và ghi lại)

Phép đo

Đơn vị

Phạm vi đo

Độ phân giải

Độ chính xác

(+/-)a

Thời gian đáp ứng cảm biếnb

ms

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:01

00:00:01

-

Nhiệt độ

°C

110-145

0,01

0,5

500

Áp sut

kPa

0-100

0,01

1,0

200

 

kPa

>100-420

0,01

1,6

200

a Độ chính xác trên phạm vi điều kiện thử nghiệm (xem 3.7 và 4.1).

b Xem 3.13.

4.4.2  Dữ liệu

Dữ liệu từ các phép đo được quy định trong Bảng 1 phải được cung cấp tại một khoảng thời gian lấy mẫu không ít hơn một điểm dữ liệu trong một giây và có thể được lưu trữ điện tử.

Nếu dữ liệu này bắt buộc phải được ghi lại, khoảng cách thời gian ghi là theo sự lựa chọn của người dùng.

4.4.3  Kiểm soát quá trình

Kiểm soát quá trình thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước cần phải kiểm soát các tham số về dung sai theo quy định trong Bảng 2.

Bng 2 - Các điều kiện vật lý của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước

Thông số

Đơn vị

Phạm vi

Dung sai

 

 

 

(+/-)

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:01

Nhiệt độ

°C

110 - 145

0,5a, 1,0d

Áp suất

kPa

>100 - 420

3,5a,c

 

kPa

3 - 100

1,0

Thời gian đạt được điểm đặt chân không

HH:MM:SS

00:02:00b

-

Giai đoạn tăng tới ngưỡng

HH:MM:SS

00:00:11

-

Giai đoạn suy giảm

HH:MM:SS

00:00:11

-

Giai đoạn tạo ổn định (PS)

HH:MM:SS

00:00:10

-

a Trong giai đoạn trạng thái ổn định (PSS) (Xem Hình 1).

b Một số cht ch thị có thể bị ảnh hưởng có hại do tiếp xúc kéo dài với nhiệt khô và chân không. Nên sử dụng các cài đặt thực tế tối thiểu cho hút chân không. Thời gian sử dụng nên ổn định mức có thể để giảm thiểu sự thay đổi tiềm tàng (như có thể xảy ra sự hút ẩm).

c Dung sai ở mức 121 °C. Dung sai sẽ tăng ở nhiệt độ cao hơn dựa trên bảng hơi nước (ví dụ: 4,5 kPa 132 °C, dung sai nhiệt độ khác có thể được nội suy hoặc ngoại suy).

d Trong giai đoạn tạo ổn định.

CHÚ DN:

PS: Giai đoạn tạo ổn định

PSS: Giai đoạn trạng thái ổn định

PE: Thời gian tiếp xúc

PCU: Giai đoạn tăng tới ngưỡng

PNR: Ví dụ điểm phản ứng không

SP: Điểm đặt

TS: Dung sai giai đoạn tạo ổn định

TSS: Dung sai trạng thái ổn định

Hình 1 - Thời gian làm ổn định nhiệt độ đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước

4.4.4  Yêu cầu chung đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước

4.4.4.1  Buồng phải được cung cấp hơi nước bão hòa khô từ nguồn bên ngoài vào với độ khô 0,9 hoặc lớn hơn.

CHÚ THÍCH: Phương pháp xác định độ khô hơi nước có thể được sửa đổi để sử dụng trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước được quy định trong EN 285.

4.4.4.2  Không khí đi vào khi kết thúc chu kỳ cần được lọc qua một màng lọc có khả năng loại bỏ không dưới 99,5 % của hạt 0,5 µm.

4.4.4.3  Giá giữ mẫu thử cần phải để cho chất chỉ thị tiếp xúc với các điều kiện thử nghiệm theo cách hướng dẫn của nhà sản xuất chất chỉ thị.

Các loại chất chỉ thị khác nhau có thể đòi hỏi giá giữ mẫu tùy biến riêng. Giá giữ mẫu có thể được cấu tạo để đựng các chi tiết thử nghiệm ở các độ cao thẳng đứng và ngang khác nhau nhằm mục đích thử nghiệm các khác biệt tính năng.

CHÚ THÍCH: Tư vấn nhà sản xut chất chỉ thị để có chỉ dẫn khi kiểm tra tính năng ghi trên nhãn.

4.4.4  Điểm phản ứng không phải được quy định và thể hiện bằng thí nghiệm hoặc bằng cách tính toán sử dụng dữ liệu được công bố.

4.4.5  Thử nghiệm rò không khí

4.4.5.1  Khi xác định bằng phương pháp nêu trong Điều 4.3, cho bình ít hơn hoặc bằng 55 L, mức độ rò rkhông khí phải không lớn hơn 0,13 kPa/min.

4.4.5.2  Khi xác định bằng phương pháp nêu trong Điều 4.3, cho bình lớn hơn 55 L, mức độ rò rỉ không khí phải không lớn hơn 0,13 kPa/min x (54,8/Vc) trong đó Vc là dung tích buồng theo lít.

4.4.6  Vận hành thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước

4.4.6.1  Buồng phải được thiết kế làm sao để sự hình thành ngưng tụ trong bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ vận hành không làm ảnh hưởng đến các điều kiện thử nghiệm cần thiết. Để tránh sự hình thành ngưng tụ quá mức trong chu kỳ vận hành, có thể cần cung cấp bộ kiểm soát tĩnh nhiệt các bề mặt trong của thiết bị đo các tổ hp đối chứng để làm sao duy trì được một nhiệt độ quy định (chẳng hạn nhiệt độ giai đoạn tiếp xúc).

4.4.6.2  Trước khi bắt đầu chu kỳ thử nghiệm, bề mặt trong của buồng phải được làm nóng tới nhiệt độ thử nghiệm.

4.4.6.3  Thiết bị phải được cung cấp biện pháp để hút không khí ra khỏi buồng tới điểm cài đặt chân không, cho phép loại bỏ không khí một cách thỏa đáng trước khi nạp hơi nước.

Việc nạp hơi nước/chuyn trọng lực vào buồng phải không ảnh hưởng đến việc loại bỏ không khí từ buồng.

4.4.6.4  Dữ liệu từ các giá trị được kiểm soát sẽ được cung cấp tại một giao diện cho mục đích ghi trong tần số tối thiểu là 1 s.

CHÚ THÍCH 1: Đối với các ứng dụng bổ sung của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước, xem Phụ lục A.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các ví dụ về tài liệu chu kỳ thử nghiệm thiết bị đo các tổ hợp đối chứng, xem D.4.

4.5  Yêu cầu tính năng thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí ethylene oxide

4.5.1  Phép đo độ chính xác

Các cảm biến được sử dụng để đo nhiệt độ, áp suất và độ ẩm tương đối từ bên trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO phải có thời gian đáp ứng như được quy định trong Bảng 3. Đối với nhiệt độ bước này thay, đổi từ 20 °C đến 90 °C và đối với áp suất bước này thay đổi từ 10 kPa đến 100 kPa. Hệ thống được sử dụng để ghi lại thời gian, nhiệt độ, chân không, áp suất, độ ẩm tương đối và nồng độ khí EO từ trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO, phải có khả năng hoạt động với độ phân giải và độ chính xác đo trong phạm vi tỷ lệ quy định trong Bảng 3.

Các hệ thống đo lường được sử dụng có thể hoạt động vượt quá phạm vi tỷ lệ được quy định miễn là đạt được các giá trị giới hạn trong phạm vi tỷ lệ được quy định trong Bảng 3.

Những yêu cầu này được áp dụng cho các chuỗi đo hoàn chỉnh bao gồm cảm biến và xử lý dữ liệu.

Bảng 3 - Các yêu cầu thiết bị đo kiểm của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO
(đo và ghi lại)

Phép đo

Đơn vị

Phạm vi đo

Độ phân giải

Độ chính xác

(+/-)a

Thời gian đáp ứng

ms

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:01

00:00:01

-

Nhiệt độ

°C

25 - 80

0,1

0,5

500

Áp suất

kPa

0 - 100

0,1

±3,5

30

Độ m tương đốib

%RH

20 - 90

1

5

15 000

Nồng độ khí EO

mg/l

25 - 1 200

-

5 % nồng độ đích

-

a Độ chính xác trên phạm vi điều kiện thử nghiệm (xem 4.1)

b Nếu độ ẩm tương đối không được xác định bi áp suất riêng.

4.5.2  Dữ liệu

Dữ liệu từ các phép đo được quy định trong Bảng 3 phải được cung cấp tại một khoảng thời gian lấy mẫu không ít hơn 1 điểm dữ liệu trên giây và có thể được lưu trữ điện tử.

Nếu dữ liệu này được yêu cầu ghi lại, khoảng thời gian ghi tùy theo người dùng.

Phải đo tỷ lệ phn trăm độ m tương đối và nồng độ khí EO bằng phép đo trực tiếp sử dụng cảm biến thích hợp, hoặc xác định từ phép đo áp suất trong các giai đoạn trạng thái ổn định của chu kỳ vận hành.

4.5.3  Kiểm soát quá trình

Kiểm soát quá trình thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO phải kiểm soát các tham số về dung sai theo quy định trong Bảng 4.

CHÚ THÍCH: Để tính toán nồng độ khí EO và độ m tương đối, xem D.2 và D.3.

Bảng 4 - Các đặc tính thiết kế vật lý/kiểm soát của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO

Thông số

Đơn vị

Phạm vi

Dung sai (+/-)

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:01

Áp suất

kPa

100 đến 200

3,5

Áp suất

kPa

4 đến 100

1,0

Nồng độ khí EO

mg/l

200 đến 1200

5 % nồng độ đích

Nhiệt độ

°C

>45 đến 65

29 đến <45

±1a

±3b

Độ ẩm tương đối

% RH

30 đến 80

10

Thời gian đạt được điểm đặt chân không

HH:MM:SS

00:01:00

-

a Trong giai đoạn trạng thái ổn định (xem Hình 2)

b Trong giai đoạn tạo ổn định

Giai đoạn tăng tới ngưỡng

HH:MM:SS

00:01:00

-

Giai đoạn suy giảm

HH:MM:SS

00:01:00

-

Giai đoạn tạo ổn định

HH:MM:SS

00:02:00

-

a Trong giai đoạn trạng thái ổn định (xem Hình 2)

b Trong giai đoạn tạo ổn định

CHÚ DẪN:

PS: Giai đoạn tạo ổn định

PSS: Giai đoạn trạng thái ổn định

PE: Thời gian tiếp xúc

PCU: Giai đoạn tăng tới ngưỡng

PNR: Điểm phản ứng không

SP: Điểm đặt

TS: Dung sai giai đoạn tạo ổn định

TSS: Dung sai trạng thái ổn định

Hình 2 - Thời gian làm ổn định nhiệt độ đối vi thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO

4.5.4  Yêu cầu chung đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí ethylene oxide

4.5.4.1  Phải cung cấp phương tiện để đảm bảo rằng các mẫu thử nghiệm không tiếp xúc với ethylene oxide lỏng hay các hạt polime vào buồng. Do khả năng phân tầng, có thể sử dụng một thiết bị trộn để tạo các điều kiện đồng nhất trong buồng.

4.5.4.2  Hệ thống thử nghiệm bao gồm buồng và cửa phải được cung cấp phương tiện duy trì nhiệt độ các bề mặt bên trong bên trên điểm ngưng tụ đối với nhiệt độ th nghiệm và độ ẩm tương đối. Môi trường trong buồng phải ở trạng thái cân bằng nhiệt trước khi bắt đầu chu kỳ.

4.5.4.3  Không khí nạp vào khi kết thúc chu kỳ phải được lọc qua một màng lọc có khả năng loại bỏ không dưới 99,5 % của hạt 0,5 µm.

4.5.4.4  Giá giữ mẫu th cần phải để cho chất chỉ thị tiếp xúc với các điều kiện thử nghiệm theo cách hướng dẫn của nhà sản xuất chất chỉ thị.

Các loại chất chỉ thị khác nhau có thể đòi hỏi giá giữ mẫu tùy biến riêng. Giá giữ mẫu có thể được cấu tạo để đựng các chi tiết thử nghiệm các độ cao thẳng đứng và ngang khác nhau nhằm mục đích thử nghiệm các khác biệt tính năng.

CHÚ THÍCH: Tư vấn nhà sản xuất chất chỉ thị để có chỉ dẫn khi kiểm tra tính năng ghi trên nhãn.

4.5.4.5  Điểm phản ứng không phải được quy định và thể hiện bằng thí nghiệm hoặc bằng cách tính toán sử dụng dữ liệu được công bố.

4.5.5  Thử nghiệm rò khí

Khi xác định bằng phương pháp nêu trong 4.3, mức độ rò r không khí phải không lớn hơn 0,13 kPa/min.

4.5.6  Vận hành thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO

4.5.6.1  Buồng phải được thiết kế sao cho sự hình thành ngưng tụ trong bất kỳ giai đoạn nào của chu trình vận hành không ảnh hưởng xấu đến các điều kiện th nghiệm cần thiết. Để tránh ngưng tụ trong chu kỳ vận hành, có thể cần phải cung cấp điều khiển nhiệt cho các bề mặt bên trong của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng để chúng có thể được duy trì nhiệt độ quy định trên điểm ngưng tụ.

4.5.6.2  Trước khi bắt đầu chu kỳ thử nghiệm, bề mặt trong của buồng phải được làm nóng tới nhiệt độ thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Xem Bảng 4 và Hình 2.

4.5.6.3  Thiết bị phải được cung cấp phương tiện hút chân không buồng nhỏ hơn điểm đặt chân không để cho phép loại bỏ không khí đy đủ trước khi tiếp nhận hơi nước và khí EO.

4.5.6.4  Dữ liệu từ các giá trị được kiểm soát phải được cung cấp tại một giao diện để ghi lại với tần số tối thiểu là 1 s.

CHÚ THÍCH 1: Các ứng dụng bổ sung của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO, xem Phụ lục B.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về tài liệu chu trình kiểm tra thiết bị đo các tổ hợp đối chứng, xem D.4.

4.6  Các yêu cầu tính năng đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô (không khí nóng)

4.6.1  Phép đo độ chính xác

Cảm biến này được sử dụng để đo nhiệt độ từ trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô phải có thời gian đáp ứng như quy định trong Bng 5. Đối với nhiệt độ bước này thay đổi từ 20 °C đến 90 °C và đối với áp suất bước này thay đổi từ 10 kPa đến 100 kPa. Hệ thống được sử dụng để ghi lại thời gian và nhiệt độ từ bên trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô phải có khả năng hoạt động với độ phân giải và phép đo độ chính xác trong phạm vi tỷ lệ quy định trong Bảng 5.

Các hệ thống đo lường được sử dụng có thể hoạt động vượt quá phạm vi tỷ lệ được quy định miễn là đạt được các giá trị giới hạn trong phạm vi tỷ lệ được quy định trong Bảng 5.

Những yêu cầu này sẽ được áp dụng cho các chuỗi đo hoàn chỉnh bao gồm cảm biến và xử lý dữ liệu.

Bảng 5 - Các yêu cầu thiết bị đo kiểm của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô
(đo và ghi lại)

Phép đo

Đơn vị

Phạm vi đo

Độ phân giải

Độ chính xác

(+/-)a

Thời gian đáp ứng cảm biến

ms

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:01

00:00:01

-

Nhiệt độ

°C

120 đến 200

0,1

0,5

500

a Đ chính xác trên phạm vi điều kiện thử nghiệm (xem 4.1).

4.6.2  Dữ liệu

Dữ liệu từ các phép đo được quy định trong Bảng 5 phải được cung cấp tại một khoảng thời gian lấy mẫu không ít hơn một điểm dữ liệu mỗi giây và có thể được lưu trữ điện tử.

Nếu dữ liệu này là bắt buộc phải được ghi lại, khoảng thời gian ghi là theo ý của người dùng.

4.6.3  Kiểm soát quá trình

Kiểm soát quá trình thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô phải điều khiển các thông số đến dung sai theo quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 - Các đặc tính thiết kế vật lý/ kiểm soát của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô

Thông số

Đơn vị

Phạm vi

Dung sai
(+/-)

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:02

Nhiệt độ

°C

120 đến 200

2,5a

Giai đoạn come-up

HH:MM:SS

00:01:00

-

Giai đoạn come-down

HH:MM:SS

00:01:00

-

Giai đoạn tạo ổn định

HH:MM:SS

00:02:00

-

a Sau một thời gian làm ổn định 2 min (xem Hình 3).

CHÚ DN:

PS: Giai đoạn tạo ổn định

PSS: Giai đoạn trạng thái ổn định

PE: Thời gian tiếp xúc

PCU: Giai đoạn suy giảm

PNR: Điểm phản ứng không

SP: Điểm đặt

TS: Dung sai giai đoạn tạo ổn định

TSS: Dung sai trạng thái ổn định

Hình 3 - Thời gian tạo ổn định nhiệt độ đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô

4.6.4  Yêu cầu chung đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô (khí nóng)

4.6.4.1  Các mẫu thử nghiệm phải được đặt lên trên ngăn chứa mẫu thích hợp. Giá giữ mẫu không được ảnh hưởng có hại đến tính năng của chất chỉ thị.

4.6.4.2  Khí thử nghiệm phải là loại sử dụng cho chất chỉ thị (thường là không khí).

4.6.4.3  Điểm phản ứng không phải được quy định và thể hiện bằng thử nghiệm hoặc bằng cách tính toán bằng dữ liệu được công bố.

4.6.5  Vận hành thiết bị do các tổ hp đối chứng nhiệt khô (khí nóng)

4.6.5.1  Trước khi bắt đu chu kỳ th nghiệm, bề mặt trong của buồng phải được làm nóng tới nhiệt độ thử nghiệm.

Điều này có thể đòi hỏi kiểm soát nhiệt tĩnh các bề mặt trong của buồng và/hoặc cửa ở nhiệt độ vận hành lựa chọn.

4.6.5.2  Dữ liệu từ các giá trị được kiểm soát phải được cung cp tại một giao diện cho mục đích ghi trong tần số tối thiểu là 1 s.

CHÚ THÍCH 1: Các ứng dụng bổ sung của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng nhiệt khô, xem Phụ lục C.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về tài liệu chu trình kiểm tra thiết bị đo các t hợp đối chứng, xem D.4.

4.7  Yêu cầu tính năng đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hydrogen peroxide (H2O2) hóa hơi

4.7.1  Phép đo độ chính xác

Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng H2O2 phải có khả năng đo các điều kiện sau bên trong các giới hạn nêu trong Bảng 7.

Cảm biến được sử dụng để đo nhiệt độ và áp suất từ trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng H2O2 phải có thời gian đáp ứng như quy định trong Bảng 7. Đối với nhiệt độ bước này thay đổi từ 20 °C đến 90 °C và đối với áp suất bước này thay đổi từ 10 kPa đến 100 kPa. Hệ thống được sử dụng để ghi lại thời gian, nhiệt độ, áp suất và nồng độ hydrogen peroxide và nước từ bên trong thiết bị đo các tổ hợp đối chứng phải có khả năng hoạt động với độ phân giải và độ chính xác đo trong phạm vi tỷ lệ quy định trong Bảng 7.

Các hệ thống đo lường được sử dụng có thể hoạt động vượt quá phạm vi tỷ lệ được quy định miễn là đạt được các giá trị giới hạn trong phạm vi tỷ lệ được quy định trong Bảng 7.

Những yêu cầu này sẽ được áp dụng cho các chuỗi đo hoàn chỉnh bao gồm cảm biến và xử lý dữ liệu.

Bng 7 - Các yêu cầu thiết bị đo kiểm của thiết bị đo các tổ hp đối chứng H2O2 (đo và ghi lại)

Phép đo

Đơn vị

Phạm vi đo

Độ phân giải

Độ chính xác

(+/-)a

Thời gian đáp ứng cảm biến

msb

Thời gian

HH:MM:SS

Tùy chọn

00:00:01

00:00:01

-

Nhiệt độ

°C

20 đến 60

0,1

1,0

500

Áp sut

kPa

0 đến 102

0,01

0,25

30

Nồng độ H2O2 bay hơi

mg/l

1 đến 10

0,1

0,3

-

Nồng độ nước

mg/l

1 đến 20

0,1

0,3

 

a Độ chính xác đo trong phạm vi điều kiện thử nghiệm (xem 3.7 và 4.1).

b Xem 3.13.

CHÚ THÍCH: Một phương pháp đo H2O2 khác có thể được sử dụng so sánh với phương pháp được sử dụng để đo H2O.

4.7.2  Khoảng cách ghi

Dữ liệu từ các phép đo được quy định trong Bảng 7 phải được cung cấp tại một khoảng thời gian lấy mẫu không ít hơn một điểm dữ liệu mỗi giây và có thể được lưu trữ điện tử.

Nếu dữ liệu này là bắt buộc phải được ghi lại, khoảng thời gian ghi theo ý của người dùng.

Phải đo nồng độ chất tiệt khuẩn bằng phép đo trực tiếp sử dụng một cảm biến thích hợp. Đo áp suất không được sử dụng như là hình thức duy nhất để xác định nồng độ chất tiệt khuẩn.

4.7.3  Kiểm soát quá trình

Kiểm soát quá trình thiết bị đo các tổ hợp đối chứng H2O2 hóa hơi phải điều khiển các thông số đến dung sai theo quy định trong Bảng 8.

Bảng 8 - Các đặc tính thiết kế vật lý/kiểm soát của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng H2O2 hóa hơi

Thông số

Đơn vị

Phạm vi đo

Dung sai

(+/-)

Thời gian

HH:MM:SS.S

Tùy chọn

00:00:01,0

Nhiệt độ

°C

20b đến 45

>45 đến 60

3,0a,b

1,0

Áp suất

kPa

0 đến 102

0,25

Nồng độ H2O2

mg/l

1 đến 5

0,3

Giai đoạn tăng tới ngưỡng

HH:MM:SS

00:00:10

-

Giai đoạn suy giảm

HH:MM:SS

00:00:10

-

Giai đoạn tạo ổn định

HH:MM:SS

00:00:10

-

a Giá trị này có thể bị hạn chế do nhiệt độ xung quanh.

b Trong quá trình tạo n định.

CHÚ DẪN:

PS: Giai đoạn tạo ổn định

PSS: Giai đoạn trạng thái ổn định

PE: Thời gian tiếp xúc

PCU: Giai đoạn tăng tới ngưỡng

PNR: Điểm phản ứng không

SP: Điểm đặt

TS: Dung sai giai đoạn tạo ổn định

TSS: Dung sai trạng thái n định

Hình 4 - Thời gian làm ổn định nhiệt độ đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hydrogen peroxide

4.7.4  Yêu cầu chung đối với thiết bị đo các tổ hợp đối chứng H2O2 hóa hơi

4.7.4.1  Không khí đi vào khi kết thúc chu kỳ phải được lọc qua một màng lọc có khả năng loại bỏ không dưới 99,5 % của hạt 0,5 µm.

4.7.4.2  Giá giữ mẫu thử nghiệm phải để cho chất chỉ thị tiếp xúc với các điều kiện thử nghiệm theo cách dự kiến của nhà sản xuất chất chỉ thị.

Các loại chất chỉ thị khác nhau có thể đòi hỏi các ngăn chứa mẫu tùy biến thích hợp. Các giá giữ mu có thể phải được cấu tạo để đựng các chi tiết thử nghiệm các độ cao chiều dọc và chiều ngang khác nhau nhằm thử nghiệm tính năng.

CHÚ THÍCH: Tham vấn nhà sản xuất chất ch thị để có chỉ dẫn khi kiểm tra tính năng ghi trên nhãn.

4.7.4.3  Hệ thống th nghiệm, bao gồm buồng và cửa, phải được cung cấp phương tiện duy trì nhiệt độ các bề mặt trong trên điểm ngưng tụ đối với nhiệt độ th nghiệm. Môi trường trong buồng cần ở trạng thái cân bằng nhiệt với các điểm đặt kiểm soát trước khi bắt đầu chu kỳ.

4.7.4.4  Bề mặt tiếp xúc của buồng và giá giữ mẫu phải được cấu tạo từ các vật liệu không làm ảnh hưởng đến nồng độ chất tiệt khuẩn.

CHÚ THÍCH: Có thể xem xét giải hấp hydrogen peroxide từ tt cả các bề mặt và vật liệu bên trong, bao gồm buồng, cửa, đồ đạc cố định và giá giữ mẫu, trước khi bắt đầu chu trình tiếp theo.

4.7.4.5  Điểm phản ứng null phải được quy định và th hiện bằng thử nghiệm hoặc bằng cách tính toán bằng dữ liệu được công bố.

4.7.5  Thử nghiệm rò r khí

Khi xác định bằng phương pháp nêu trong Điều 4.3, mức độ rò rỉ khí không được lớn hơn 5,0 x 10-3 kPa/min (0,05 mbar/min).

4.7.6  Vận hành thiết bị do các tổ hợp đối chứng H2O2 hóa hơi

4.7.6.1  Buồng phải được thiết kế sao cho sự hình thành ngưng tụ trong bất kỳ giai đoạn nào của chu trình vận hành không ảnh hưởng bất lợi đến các điều kiện thử nghiệm phải thiết. Để tránh sự hình thành ngưng tụ quá mức trong chu kỳ vận hành, có thể cần phải cung cấp điều khiển nhiệt cho các bề mặt bên trong của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng để chúng có thể được duy trì nhiệt độ xác định (ví dụ: nhiệt độ trong thời gian phơi sáng).

CHÚ THÍCH: Bất kỳ nước ngưng tụ trong buồng đều có thể hp thụ một lượng lớn khí hydrogen peroxide và do đó ảnh hưởng đến nồng độ hơi hydro peroxide.

4.7.6.2  Trước khi bt đầu chu kỳ thử nghiệm, b mặt trong của buồng phải được làm nóng tới nhiệt độ thử nghiệm.

4.7.6.3  Thiết bị phải được cung cấp phương tiện rút khí khỏi buồng tới dưới điểm đặt chân không để cho phép loại bỏ không khí trước khi nhận hydrogen peroxide.

4.7.6.4  Dữ liệu từ các giá trị được kiểm soát phải được cung cp tại một giao diện cho mục đích ghi trong tần số tối thiểu là 1 s. Nồng độ nước tính bằng mg/L phải được ghi lại.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về tài liệu chu kỳ kim tra thiết bị đo các tổ hợp đối chứng, xem D.4.

5  Hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn phải tiến hành bằng cách sử dụng một chuẩn làm việc hay chuẩn tham chiếu liên kết chun tới chuẩn quốc gia hay chuẩn chính.

CHÚ THÍCH: Các quy trình hiệu chuẩn được thể hiện trong ISO/TR 10013.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Đặc tính tính năng bổ sung - Hơi nước

A.1  Yêu cầu chung

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính năng của các chất chỉ thị sinh học và hóa học sử dụng để đánh giá các loại quá trình tiệt khuẩn hơi nước khác nhau. Các thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở thường quy như quy định trong TCVN 9855-3 (ISO 11138-3) và ISO 11140-1:2014 để mô tả tính năng chất chỉ thị. Bên cạnh các thử nghiệm quy chun này, cũng có thể sử dụng các th nghiệm khác để xác nhận rằng các chất ch thị thích hợp cho các ứng dụng dự định của chúng không.

Nếu nhiệt độ buồng cao hơn áp suất tương ứng với hơi nước bão hòa, đang tồn tại điều kiện hơi nước quá nóng.

Hơi nước quá nóng được coi là điều kiện lỗi trong tiệt khuẩn hơi nước; điều này có thể được tạo ra trong một thiết bị thiết bị đo các tổ hợp đối chứng bằng cách tăng nhiệt độ lớp phủ tương đối so với nhiệt độ buồng.

Hình A.1. Mô tả biểu đồ chuỗi điển hình của một thiết bị đo các tổ hợp đối chứng hơi nước sử dụng trong quá trình xử lý bằng hơi nước bão hòa.

CHÚ DN:

X. Thời gian

Y. Áp sut hơi nước

YV. Chân không

1. Loại bỏ không khí: không khí được loại khỏi buồng thử nghiệm bằng rút khí tới một mức độ chân không lựa chọn

2. Đi lên: hơi nước được bơm và trong buồng th nghiệm cho đến khi đạt được nhiệt độ thử nghiệm lựa chọn

3. Thời gian tiếp xúc: buồng thử nghiệm được duy trì nhiệt độ thử nghiệm lựa chọn cho khoảng thời gian tiếp xúc lựa chọn

4. Đi xuống: buồng th nghiệm được xả tới một mức độ lựa chọn

5. M thông khí: buồng th nghiệm được m thông khí đến áp suất khí quyển

6. Chu kỳ hoàn thành: các mẫu thử nghiệm được lấy ra bằng tay từ buồng

Hình A.1 - Chuỗi thử nghiệm hơi nước

A.2  Loại không khí khỏi buồng

Những yếu tố khác nhau có thể chứng tỏ tính năng chất chỉ thị dựa trên không khí tồn dư hệ thống thử nghiệm/thiết bị chỉ thị. Thay đổi mức độ loại bỏ không khí khỏi buồng cung cấp thông tin liên quan đến sự thay đổi tính năng dự kiến của các chất chỉ thị với các quá trình sử dụng các mức độ chân không và các kiểu loại bỏ không khí khác nhau trước tiến đến nhiệt độ tiệt khun lựa chọn. Nếu sử dụng phạm vi thử nghiệm này, phải kiểm tra dải độ sâu chân không để mô tả tính năng sản phẩm.

A.3  Tốc độ chân không/tăng áp

Có thể sử dụng thay đổi tốc độ chân không/tăng áp để đánh giá sự tổn hại thiết bị và sự thay đổi tính năng gây ra liên quan đến tốc độ thay đổi áp suất trong các quá trình tiệt khuẩn. Trong khi thử nghiệm thiết bị đo các tổ hợp đối chứng, sự thay đổi áp suất diễn ra các tốc độ nhanh hơn đáng kể so với dự tính trong các ứng dụng bình thường. Nếu thiết bị đo các tổ hợp đối chứng có khả năng làm chậm sự thay đổi áp suất, có thể thực hiện thử nghiệm các chất chỉ thị sử dụng các pha tăng áp chậm và hút khí khỏi buồng. Các quan sát đã báo cáo có thể tạo ra những thay đổi tính năng chất chỉ thị bao gồm:

a) các chất chỉ thị hóa học xâm nhập bởi hoạt động mao quản chứ không phải bi sự mao dẫn dọc theo đường dự định;

b) sự căng phình bao bì chính hình thành từ các đặc trưng khử hoạt tính hợp lực không phù hợp (hỗn hợp không khí/ hơi nước);

c) sự tách lớp;

d) khử nước/sấy khô và sự bị ăn da;

e) tốc độ các phản ứng hóa học.

CHÚ THÍCH: Một cổng quan sát hay camera hữu ích để quan sát những biến đổi vật lý của chất ch thị có thể ảnh hưởng đến tính năng của chất chỉ thị.

A.4  Đặc điểm phạm vi

Các chất chỉ thị có thể được thử nghiệm trên toàn bộ phạm vi áp dụng quy định bi nhà sản xuất để định lượng các đặc điểm tính năng. Loại thử nghiệm này sẽ theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng cho một loại chất chthị và có thể được thực hiện bất kỳ khi nào có sự thay đổi thiết kế chất chỉ thị hay quá trình sản xuất.

A.5  Định hướng chất chỉ thị

Làm thế nào một chất chỉ thị được đặt trong một thiết bị đo các tổ hợp đối chứng có thể ảnh hưởng đến tính năng của nó. Ví dụ, đặt một ống chất chỉ thị sinh học (SCBI) ở bên cạnh (so với việc đứng thẳng hoặc đặt nó lộn ngược) đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến các đặc tính kháng của nó, rất có thể là do sự xâm nhập và thoát hơi do chân không và hình dạng biểu hiện. Một ví dụ khác về cách định hướng có thể ảnh hưởng đến tính năng sản phẩm là vị trí của chất chỉ thị nóng chảy trong đó hướng và mức độ của hoạt động được tăng cường bi trọng lực.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Đặc tính tính năng bổ sung - Khí Ethylene oxid (EO)

B.1  Yêu cầu chung

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính năng của các chất chỉ thị sinh học và hóa học sử dụng để đánh giá các loại quá trình tiệt khuẩn EO khác nhau. Các thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở thường quy như quy định trong TCVN 9855-2 (ISO 11138-2) và ISO 11140-1 để mô tả tính năng chất chỉ thị. Bên cạnh những thử nghiệm quy chuẩn này, cũng có thể sử dụng các thử nghiệm khác để xác nhận rằng các chất chỉ thị thích hợp cho các ứng dụng dự định của chúng.

Hình B.1 mô tả biểu đồ chuỗi điển hình của một thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí EO sử dụng trong quá trình xử lý bằng EO sạch.

CHÚ DN:

X. Thời gian

Y. Áp suất tuyệt đối

1. Tiền chân không

2. Duy trì chân không

3. Tạo m

4. Duy trì độ m

5. Nạp chất tiệt khuẩn

6. Tiếp xúc

7. Xả /sau chân không

8. Rửa bằng không khí: buồng th nghiệm được nén không khí tới một mức độ lựa chọn, (8a) sau đó rút không khí đến một mức độ chân không lựa chọn (8b) và lặp lại một số lần lựa chọn

9. Thông khí

10. Hoàn thành chu kỳ

Hình B.1 - Chuỗi thử nghiệm thiết bị đo các tổ hợp đối chứng sử dụng khí EO

B.2  Loại không khí khỏi buồng

Không khí tồn dư trong hệ thống thử nghiệm/thiết bị chỉ thị có thể tạo ra những khác biệt có thể chng tỏ được ở tính năng chất chỉ thị. Thử nghiệm loại bỏ khí khỏi buồng cung cấp thông tin liên quan đến sự thay đổi tính năng dự kiến của các cht chỉ thị với các quá trình sử dụng các mức độ chân không và kỹ thuật loại b cơ học không khí khác nhau trước khi nạp EO. Kết quả được so sánh với các yêu cầu tính năng của các chất chỉ thị tương ứng

B.3  Tốc độ chân không/tăng áp

Cỏ thể sử dụng thay đổi tốc độ chân không /tăng áp để đánh giá sự tổn hại thiết bị và sự thay đổi tính năng tạo ra liên quan đến tốc độ thay đổi áp suất trong các quá trình tiệt khuẩn. Trong khi thử nghiệm thiết bị đo các tổ hợp đối chứng, sự thay đổi áp suất diễn ra các tốc độ nhanh hơn đáng kể so với dự tính trong các ứng dụng bình thường. Nếu thiết bị đo các tổ hợp đối chứng có khả năng làm chậm sự thay đổi áp suất, có thể thực hiện thử nghiệm các chất ch thị sử dụng các pha tăng áp chậm và hút khí khỏi buồng. Các quan sát đã báo cáo có thể tạo ra những thay đổi tính năng chất chỉ thị bao gồm:

- sự căng phình bao bì chính;

- sự tách lớp.

CHÚ THÍCH: Một cổng quan sát hữu ích để quan sát những biến đổi vật lý của thiết bị ch thị có thể ảnh hưởng đến tính năng của cht chỉ thị đó.

B.4  Đặc điểm phạm vi

Các chất chỉ thị có thể được th nghiệm trên toàn bộ phạm vi áp dụng quy định bởi nhà sản xuất để định lượng các đặc điểm tính năng. Loại thử nghiệm này sẽ theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng cho một loại chất chthị, và có thể được thực hiện bất kỳ khi nào có sự thay đổi thiết kế chất chỉ thị hay quá trình sản xuất.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Đặc tính tính năng bổ sung - Nhiệt khô

C.1  Yêu cầu chung

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính năng của các chất chỉ thị sinh học và hóa học sử dụng để đánh giá các loại quá trình tiệt khuẩn nhiệt khô khác nhau. Các thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở thường quy như quy định trong TCVN 9855-4 (ISO 11138-4) và ISO 11140-1 để mô tả tính năng chất chỉ thị. Bên cạnh những thử nghiệm quy định này, cũng có thể sử dụng các thử nghiệm khác để xác nhận rằng các chất ch thị thích hợp cho các ứng dụng dự định của chúng.

Hình C.1 mô tả biểu đồ chuỗi điển hình của một thiết bị đo các tổ hợp đối chứng EO sử dụng trong quá trình xử lý bằng EO sạch.

C.2  Đáp ứng biến số đặc trưng

Các chất chỉ thị thiết kế phản ứng với nhiều biển số hay thông số có thể phản ứng từng phần hay hoàn toàn khi chỉ tiếp xúc với một trong các thông số quá trình quan trọng. Các chất chỉ thị có thể được tiếp xúc với các kết hợp khác nhau của những biến số này để quan sát đáp ứng của chất chỉ thị. Điều này có thể bao gồm cho chát chỉ thị tiếp xúc với nhiệt độ hay các điều kiện hơi ra ngoài các giá trị quy định.

C.3  Đặc điểm phạm vi

Các chất ch thị có thể được thử nghiệm trên toàn bộ phạm vi áp dụng quy định bởi nhà sản xuất để định lượng các đặc điểm tính năng. Loại thử nghiệm này sẽ theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng cho một loại cht chỉ thị, và có thể được thực hiện bất kỳ khi nào có sự thay đổi thiết kế chất chỉ th hay quá trình sản xuất.

CHÚ DN:

X Thời gian

Y. Nhiệt độ

A Nhiệt độ tiếp xúc

B Nhiệt độ của mẫu thử

C Nhiệt độ môi trường

1  Đặt mẫu thử nghiệm: các mẫu thử được đặt trong một môi trường th nghiệm làm nóng trước được thiết kế để khôi phục lại nhiệt độ th nghiệm đã chọn những lần quy định trong các tiêu chuẩn.

2  Thời gian tiếp xúc: buồng thử nghiệm được duy trì nhiệt độ thử nghiệm đã chọn trong khoảng thời gian tiếp xúc đã chọn.

3  Chu kỳ hoàn thành: các mẫu th được lấy ra khỏi môi trường thử nghiệm bằng tay.

CHÚ THÍCH: Một cửa quan sát hữu ích để quan sát những biến đổi vật lý của thiết bị chỉ thị có thể ảnh hưởng đến tính năng của cht chỉ thị đó.

Hình C.1 - Trình tự của thiết bị đo các tổ hợp đối chng nhiệt khô sử dụng trong quá trình tiếp xúc nhiệt khô

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Tài liệu thiết bị đo các tổ hp đi chứng và nguồn gốc

D.1  Yêu cầu chung

Tài liệu thiết bị đo các tổ hợp đối chứng trình bày thông tin chu kỳ từ mỗi chu kỳ thực hiện. Những dữ liệu này có thể được trình bày bằng kỹ thuật số hay biểu đồ, miễn là chúng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

D.2  Tính toán nồng độ ẩm tương đối

D.2.1  Độ ẩm tương đối là t lệ khối lượng hay áp suất riêng trong một môi trường với khối lượng hay áp suất riêng mà một môi trường bão hòa có thể duy trì một nhiệt độ nhất định. Tỷ lệ này thường thể hiện là phần trăm độ ẩm tương đối (% RH) bằng cách nhân tỷ lệ với 100. Số đo độ ẩm tương đối thường xác định bằng các xác định bằng cách đo áp suất riêng của hơi nước trong một môi trường kín. Các số đo độ ẩm ± 5 % RH là hợp lý. Về mặt toán học, điều này được thể hiện như sau:

(D.1)

Trong đó:

là áp suất riêng thực tế của hơi nước (tại nhiệt độ thử nghiệm)

là áp suất hơi nước bão hòa của nước (tại nhiệt độ thử nghiệm).

VÍ DỤ

Nhiệt độ thử nghiệm: 54,4 °C

Áp suất bão hòa tại 54,4 °C (bảng hơi nước): 15,3 kPa

Áp suất riêng đo được thực tế (thêm độ ẩm): 8 kPa

D.2.2  Phép đo chính độ ẩm tương đối được thực hiện tốt nhất bằng cách đo trực tiếp các tính chất vật lý, sử dụng thiết bị đo kiểm dễ hiệu chuẩn và duy trì được độ chính xác, như các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất. Đo trực tiếp độ ẩm thường được thực hiện bằng cách đo áp suất riêng tại một nhiệt độ như mô tả trên hoặc bằng các đo điểm ngưng tụ.

Điểm ngưng tụ thường được sử dụng cho việc theo dõi môi trường, vì thời gian đo /đáp ứng thường quá chậm không thể kiểm soát các quá trình diễn ra nhanh chóng. Phép đo sử dụng điểm ngưng tụ sử dụng một cái gương được làm lạnh đến một nhiệt độ mà tại đó độ ẩm môi trường ngưng tụ lại. Sự hình thành ngưng tụ trên mặt gương được phát hiện bằng cách sử dụng một kết hợp cảm biến ánh sáng và nguồn phát sáng. Nhiệt độ ngưng tụ là nhiệt độ bão hòa hay điểm ngưng tụ. Điểm ngưng tụ có th được thể hiện bằng độ ẩm tương đối, sử dụng cùng công thức trên, nhưng thay thế áp suất điểm ngưng tụ từ một bảng hơi nước cho áp suất riêng đo được của độ ẩm. Độ chính xác thường trong khoảng 1,5 % RH miễn là các chất gây nhiễm không làm thay đổi số đo điểm ngưng tụ.

VÍ DỤ:

Nhiệt độ môi trường: 54,4 °C

Nhiệt độ điểm ngưng tụ đo được: 40,5 °C

Áp suất bão hòa tại 54,4 °C: 15,3 kPa

Áp sut bão hòa điểm ngưng tụ tại 40,5 °C: 7,6 kPa

D.2.3  Các thiết bị theo dõi độ ẩm tương đối phụ là:

- các cảm biến độ ẩm tương đối bằng điện;

- các cảm biến điện - m kế;

- thiết bị đo tỷ trọng (hồng ngoại /cực tím) bằng đo quang phổ;

- phép đo sắc ký khí (để phân tích lượng nước).

Những thiết bị này dựa vào việc tạo ra các bản đồ hiệu chuẩn mô tả điều kiện và các đặc điểm tín hiệu cho từng điều kiện biến đi do vậy dễ có sai số. Các sai số hiệu chuẩn liên quan với một sự tích tụ các sai số liên quan đến chuẩn tham chiếu chính, sự không đồng nhất và độ chuẩn xác của môi trường chuyển đổi hiệu chuẩn, phép nội suy giữa các điểm thử nghiệm và độ chính xác riêng, độ tuyến tính và tính ổn định của thiết bị được hiệu chuẩn, số lượng các thông số được hiệu chuẩn để cung cp phép đo đại lượng cụ thể. Vì lý do này, các hệ thống đo dựa vào ít thông số đã hiệu chuẩn hơn được ưa chuộng hơn.

D.3  Tính toán nồng độ khí ethylene oxide (EO)

D.3.1  Yêu cầu chung

Tính toán lý thuyết nồng độ khí EO trong một thiết bị tiệt khuẩn, sau khi nạp khí ban đầu và nhiệt độ cân bằng, dựa trên định luật khí lý tưng (pV = nRT)

Trong đó:

p là áp suất;

V là thể tích;

n là số mole;

R là hằng số khí;

T là nhiệt độ.

Sự quan hệ này không cung cấp sự xác định chính xác nồng độ chất khí, tuy nhiên trong phạm vi nhiệt độ và áp suất gặp phải trong quá trình tiệt khuẩn khí EO, việc xác định theo định luật khí lý tưởng được coi là phương pháp thích hợp tạo ra các điều kiện thử nghiệm phù hợp. Giả sử như sau:

a) hỗn hợp khí EO, hơi nước và không khí (và khí pha loãng nếu sử dụng) có tập tính giống như khí lý tưng;

b) không có mất thành phần hỗn hợp (như do hấp thu hay hấp phụ, nghĩa là thành phần ban đầu của hỗn hợp vẫn không thay đổi trong suốt quá trình);

c) thông tin trên nhãn về các ống chứa khí hình trụ là chính xác, và tỷ lệ phần trăm khối lượng hỗn hợp khí vẫn không đổi trong khi nạp vào trong thiết bị tiệt khuẩn;

d) s đo áp suất thể hiện đơn vị tuyệt đối.

D.3.2  Tính toán

Nồng độ EO được tính từ sự khác biệt áp suất toàn phần tạo ra từ việc thêm EO cộng với khí mang hay khí pha loãng, và nhiệt độ trong buồng tiệt khuẩn.

Sự khác biệt áp suất toàn phần do thêm EO và khí pha loãng có thể thể hiện trong công thức (D.2):

pV = nRT

(D.2)

Sắp xếp lại định luật khí lý tưng trên tạo dễ dàng cho việc tính toán nồng độ khí EO bằng cách sử dụng công thức (D.3) sau:

(D.3)

 

Trong đó:

C là nồng độ khí EO theo mg/l

K là hằng số cho một chất khí pha loãng (xem phương trình D.4)

p là sự khác biệt áp suất toàn phần do thêm khí EO và khí pha loãng

R là hằng số chất khí (xem Bảng D.3)

T là nhiệt độ tuyệt đối của hỗn hợp khí EO/ khí pha loãng tạo ra áp suất p

 

(D.4)

Trong đó:

M là khối lượng phân tử trung bình của khí pha loãng (khí pha loãng nhiều thành phần) hay khối lượng phân tử khí pha loãng (khí pha loãng đơn thành phần)

w là t lệ khối lượng khí EO trong hỗn hợp pha loãng

Bảng D.1 và Bảng D.2 liệt kê các hằng số và khối lượng phân tử của một số công thức khí EO/ khi pha loãng phổ biến.

Bảng D.1 - Các hằng số, K, của hỗn hợp khí EO/khí pha loãng

Hỗn hợp khí EO /khí pha loãng

Khối lượng phân tử khi pha loãng

Khối lượng phân t trung bình

Hằng số K

mg/g mola

8,5 % khí EO /91,5 % CO2

44

3,74 x 103

20 % khí EO /80 % CO2

44

8,80 x 103

100 % khí EO

N/A

4,40 x 104

a Sử dụng trong công thức (D.3) khi tính theo mg/l.

CHÚ THÍCH: Các bình trụ chứa hỗn hợp khí CO2 và khí EO dự định sử dụng để nạp cho nhiều chu kỳ sẽ không cung cp một cách ổn định cùng nồng độ khí EO cho mỗi lần nạp. Do vậy, các phép đo áp suất không phải là một cht chỉ thị chính xác nồng độ khí EO, phải sử dụng phương pháp khác nào đó để xác định thông số này.

Bảng D.2 - Khối lượng phân t

Chất khí

Khối lượng phân t

Ethylene oxide (EO)

44,0

CO2

44,0

D.3.3  Các tính toán ví dụ nồng độ khí EO

VÍ DỤ 1:

Giả sử một quá trình sử dụng 10 % khí EO và 90 % CO2. Sau khi bơm khí, sự tăng áp suất là 155,74 kPa. Nếu nhiệt độ khi kết thúc bơm khí là 55 °C, thì:

p= 155,74 kPa

T=55°C = 328 K

R = 8,314 J/mol.K

Tra các hằng số chất khí trong Bảng D.3

K = 9,989 x 103 mg/g.mol

Sử dụng công thức (D.3), nồng độ EO là:

VÍ DỤ 2:

Giả sử quá trình sử dụng 100 % khí EO. Sau khi bơm chất khi, sự tăng áp suất là 29,43 kPa. Nêu nhiệt độ khi kết thúc bơm khí là 55 °C, thì

p = 29,43 kPa

T = 55 °C = 328 K

R = 8,313 J/mol.K

Tra các hằng số chất khí trong Bảng D.3

K = 4,40 x 104 mg/g mol

Sử dụng Phương trình 3, nồng độ khí EO là:

D.3.4  Nguồn gốc công thức (D.4)

Do phn lớn các hoạt động ghi lại sự thay đổi áp suất trong quá trình bơm khí EO, nên công thức D.4 đã được trích dẫn để tính toán nồng độ EO từ sự tăng áp suất do bơm khí EO, có kèm theo hoặc không kèm theo chất khí pha loãng như CO2. Mục đích của phương trình này là cung cấp một phương pháp đơn giản, nhanh chóng cho việc tính toán nồng độ khí EO cho các thiết bị tiệt khuẩn cũng như cho các cơ sở thực nghiệm.

Sự tăng áp suất có thể thể hiện như:

p = p Tiếp xúc - p làm m

Xem sự tăng áp suất do tạo ẩm trong công thức D.1: p làm m là áp sut tuyệt đối tại đó thực hiện tạo ẩm, là sự tăng áp suất do tạo m cộng với áp suất tiền chân không cuối đã đạt được (theo đơn vị tuyệt đối như psi, kPa, hay mbar)

Sử dụng giá trị này làm áp suất và để thu được nồng độ khí EO (mg/l) cho mọi hỗn hợp khí. Công thức (D.3) là công thức tổng quát, sử dụng công thức (D.4) để bao gồm khối lượng phân tử và t lệ khối lượng của khí EO và các chất khí pha loãng trong hỗn hợp.

Trong đó: M là khối lượng phân tử trung bình của chất pha loãng

w là tỷ lệ khối lượng của khí EO trong hỗn hợp

Để tính M, sử dụng công thức sau để tính khối lượng phân tử trung bình

Trong đó: Mi là khối lượng phân tử của thành phần khí pha loãng i

wi là tỷ lệ khối lượng thành phần pha loãng I trong chất pha loãng

(không phải hỗn hợp khí EO)

Sử dụng công thức sau để tính nồng độ

Bảng D.3 - Các hằng số chất khí, R

Áp suất

Thể tích

Nhiệt độ

R

atm

cm3

K

82,057

atm

L

K

0,082 05

bar

L

K

0,083 14

kg/m2

L

K

847,80

kg/cm2

L

K

0,084 78

kPa

L

K

8, 312

kPa

m3

K

0,008 312

CHÚ THÍCH:

1 atm = 760 mmHg = 29,92 inHg = 14,70 psi = 1,013 bar = 1,033 kg/cm2 =101,3 kPa (kN/m2)

1 l = 1000 cm3 = 0,035 32 ft3

1 m3 = 1 000 I

K = °C + 273,15

D.4  Tài liệu

D.4.1  Yêu cầu chung

Một chu kỳ kiểm tra bao gồm một chuỗi các giai đoạn và các bước. Điều này có thể được mô tả bằng đồ thị theo thời gian, một hoặc nhiều biến có liên quan đến một chu kỳ kiểm tra mong muốn. Các giai đoạn là các phần của một chu trình có thể được mô tả duy nhất (ví dụ: tiền chân không, ổn định trước, nạp hơi nước, tiếp xúc, sau chân không, lỗ thông hơi ... vv). Các bước là các phần của mt giai đoạn cũng có các chức năng được mô tả duy nhất có thể được lặp lại dưới dạng chuỗi trong một giai đoạn được chọn, n, lần (ví dụ: 1 (xung hơi, chân không) 2 (xung hơi, chân không).... n (xung hơi, chân không)). Tài liệu chu trình được sử dụng để ghi lại rằng các sự kiện bao gồm một chu kỳ kiểm tra đã xảy ra. Thời gian của giai đoạn và bước cho biết thời gian trong giai đoạn hoặc bước tương ứng. Thời lượng chu kỳ cho biết tổng thời gian cần thiết để thực hiện một chu kỳ thử nghiệm.

D.4.2  Thông tin tối thiểu

Đối với mỗi chu kỳ chạy thử, thông tin tối thiểu sau phải được ghi lại:

a) mô tả giai đoạn/ bước và điểm đặt liên quan;

b) ngày và thời gian chu kỳ bắt đu;

c) số chu kỳ và số nhận dạng thiết bị đo các tổ hợp đối chứng;

d) dữ liệu được ghi từ thiết bị đo thiết bị đo các tổ hợp đối chứng;

e) người vận hành;

f) đối với chu trình thiết bị đo các tổ hợp đối chứng khí hydro peroxide hóa hơi và khí EO, thông tin về chất khử khuẩn bao gồm tên chất khử khuẩn và số lô.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 10013 (ISO 10013), Hướng dẫn về tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng.

[2] TCVN 8579-3 (ISO 11140-3), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất ch thị hóa học - Phần 3: Hệ thống cht chỉ thị bậc 2 để sử dụng trong phép thử thâm nhập hơi nước dạng Bowie và Dick.

[3] TCVN 8579-4 (ISO 11140-4), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất ch thị hóa học - Phần 4: Chất chỉ thị bậc 2 thay thế cho thử nghiệm Bowie và Dick để phát hiện sự thâm nhập hơi nước.

[4] TCVN 8579-5 (ISO 11140-5), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị hóa học - Phần 5: Chất chỉ thị bậc 2 cho phép thử đuổi khi dạng Bowie và Dick.

[5] ISO 17655-1, Sterilization of health care products-General requirements for charaterization of a sterilizing agent and the development validation and routine control of a sterilization process for medical devices (Tiệt khuẩn sn phẩm chăm sóc sức khỏe - Yêu cầu chung về đặc tính của chất khử khuẩn và đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy quy trình khử khuẩn cho các thiết bị y tế).

[6] IEC 60584:2013, (all parts) (tất cả các phần), Thermocouples (Cặp nhiệt điện).

[7] IEC 60751:2008, Industrial platinum resistance thermometers and platinum temperature sensors (Nhiệt kế kháng bạch kim công nghiệp và cảm biến nhiệt độ bạch kim).

[8] TCVN 6165:2009 (ISO/IEC GUIDE 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM).

[9] Block, S.S, Desinfection, sterilization, and preservation, 5nd ed, Lippincott Williams & Wilkins, 2001 (Kh khuẩn, tiệt khuẩn và bảo quản).

[10] Wexler A.(ed.), Humidity and moisture: measurement and control in science and industry. 4 vols. New York, Reinhold Publishing, 1965 (Độ ẩm và hơi ẩm: đo lường và kiểm soát trong khoa học và công nghiệp).

[11] Joslyn, L.J. Biological Indictor Evaluator Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng (BIER) Laboratory Test System - Equipment Manual, Basic Principles of Thiết bị đo các t hợp đối chứng (resistometer)s, STERIS Corporation (Hệ thống th nghiệm labo BIER - Sách hướng dẫn thiết bị, Các nguyên lý cơ bản của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng).

[12] McCulloch, E.C, Disinfection and sterilization, 2nd ed, Philadelphia, Lea and Febiger 1945. (Khử khuẩn và tiệt khuẩn).

[13] Morrissey, R.F, and Phillips, G.B. sterilization technology; A practical guide for manufacturers and users of health care products. Van Norstrand Reinhold, 1993 (Chỉ dẫn thực hành cho các nhà sản xuất và người dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe).

[14] Mosley, G.A. and Gillis, J.R. Operating Precision of steam BIER Vessels and the interactive Effects of Varying Z Values on the Reproducibility of Listed D Values, PDA Journal of Pharmaceutical Science and Technology,2002, 56, (6), pp. 318-331 (Độ chuẩn xác vận hành của các bình hơi nước BIER và các ảnh hưởng tương tác của việc thay đổi các giá trị Z lên tính tái lập của các giá tr D đã liệt kê).

[15] Mosley, G.A. Estimating the Effects of Eto BIER-Vessel Operating Precision on D-Value Calculations, Medical Device and Diagnostic Industry, 24, (4),pp. 46-56 (Ước tính ảnh hưởng của độ chuẩn xác vận hành bình chứa EtO BIER lên các phép tính giá trị D).

[16] Oxborrow, G.S, Twohy, C.W, and Demitrius, c. Determining the variability of BIER vessels for Eto and steam, Medical Device and Diagnostic Industry, May 1990, 12, (5), pp. 78-83 (Xác định tính biến thiên của các bình chứa BIER dùng cho EtO và hơi nước).

[17] Perkins, J.J. Principles and methods of sterilization in health sciences, 2nd ed. Springfield, IL, Charles C. Thomas, 1969, pp. 286-310 (Các nguyên tắc và phương pháp tiệt khuẩn trong các ngành khoa học chăm sóc sức khỏe).

[18] Pflug, I.J, and Esselen, W.B. Development and application of apparatus for study of thermal resistance of bacterial spores and thiamine at temperatures above 2500F, Food Technol. 1953, 7, pp. 237-241 (Phát triển và áp dụng dụng cụ để nghiên cứu sự kháng nhiệt của các bào t vi khuẩn và thiamine nhiệt độ trên 2500F).

[19] US. Food and Drug Administration, Guideline on the general principles of process validation, Rockville, MD, FDA, January 2011 (Chỉ dẫn về các nguyên tắc chung xác thực quá trình).

[20] US. Food and Drug Administration, Preproduction quality assurance planning: recommendations for medical device manufacturers, Rockville, MD, FDA/CDRH, 1990 (Lập kế hoạch đảm bo chất lượng trước sản xuất: các khuyến nghị đối với các nhà sản xuất thiết bị y tế).

[21] EN 285:2015, Sterilization, steam sterilizers. Large sterilizers (Khử khuẩn. Máy tiệt trùng hơi nước. Máy tiệt trùng lớn).

[22] ISO 11139:2018, sterilization of health care products - Vocabulary of terms used in sterilization and related equipment and process standards (Tiệt khuẩn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Từ vựng về các thuật ngữ được sử dụng trong khử khuẩn và các thiết bị liên quan và tiêu chuẩn quy trình).

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Các yêu cầu tính năng đối với thiết bị đo các t hợp đối chứng

5  Hiệu chuẩn

Phụ lục A (tham khảo) - Đặc tính tính năng bổ sung - Hơi nước

Phụ lục B (tham khảo) - Đặc tính tính năng bổ sung - Khí Ethylene oxid (EO)

Phụ lục C (tham khảo) - Đặc tính tính năng bổ sung - Nhiệt khô

Phụ lục D (tham khảo) - Tài liệu thiết bị đo các tổ hợp đối chứng và nguồn gốc

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi