Trang /
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11953-11:2018 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11953-11:2018
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11953-11:2018 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Phương pháp thử và thiết bị thử - Phần 11: Xác định trường nhìn
Số hiệu: | TCVN 11953-11:2018 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Khoa học-Công nghệ |
Năm ban hành: | 2018 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11953-11:2018
ISO 16900-11:2013
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP - PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ THIẾT BỊ THỬ - PHẦN 11: XÁC ĐỊNH TRƯỜNG NHÌN
Respiratory protective devices - Methods of test and test equipment - Part 11: Determination of field of vision
Lời nói đầu
TCVN 11953-11:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 16900-11:2013
TCVN11953-11:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11953 (ISO 16900), Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Phương pháp thử và thiết bị thử, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11953-1:2017 (ISO 16900-1:2014), Phần 1: Xác định độ rò rỉ khí vào bên trong;
- TCVN 11953-2:2017 (ISO 16900-2:2009), Phần 2: Xác định trở lực hô hấp;
- TCVN 11953-3:2017 (ISO 16900-3:2012), Phần 3: Xác định độ lọt của phin lọc bụi;
- TCVN 11953-4:2017 (ISO 16900-4:2011), Phần 4: Xác định dung lượng của phin lọc khí và phép thử di trú, giải hấp và thử động cacbon monoxit;
- TCVN 11953-6:2017 (ISO 16900-6:2015), Phần 6: Độ bền cơ học của các bộ phận và mối nối;
- TCVN 11953-7:2017 (ISO 16900-7:2015), Phần 7: Phương pháp thử tính năng thực tế;
- TCVN 11953-8:2017 (ISO 16900-8:2015), Phần 8: Phương pháp đo tốc độ dòng khí của phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp loại lọc có hỗ trợ;
- TCVN 11953-9:2017 (ISO 16900-9-2015), Phần 9: Xác định hàm lượng cacbon dioxit trong khí hít vào;
- TCVN 11953-11:2018 (ISO 16900-11:2013), Phần 11: Xác định trường nhìn;
- TCVN 11953-12:2018 (ISO 16900-12:2016), Phần 12: Xác định công thở trung bình theo thể tích và áp suất hô hấp đỉnh;
- TCVN 11953-13:2018 (ISO 16900-13:2015), Phần 13: Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp sử dụng khí thở tái tạo và phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp chuyên dụng để thoát hiểm trong hầm mỏ: Phép thử gộp chung nồng độ khí, nhiệt độ, độ ẩm, công thở, sức cản thở, độ đàn hồi và khoảng thời gian thở.
Bộ tiêu chuẩn ISO 16900 còn các tiêu chuẩn sau:
- ISO 16900-5:2016, Respiratory protective devices - Methods of test and test equipment - Part 5: Breathing machine, metabolic simulator, RPD headforms and torso, tools and verification tools;
- ISO 16900-10:2015, Respiratory protective devices - Methods of test and test equipment - Part 10: Resistance to ignition, flame, radiant heat and heat;
- ISO 16900-14:2015, Respiratory protective devices - Methods of test and test equipment - Part 14: Measurement of sound level:
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được dùng để bổ sung cho bộ ISO 17420 (tất cả các phần) tiêu chuẩn tính năng của phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (PTBVCQHH). Các phương pháp thử được quy định cho phương tiện hoàn chỉnh hoặc bộ phận của phương tiện tuân theo ISO 17420. Nếu có sai lệch từ phương pháp thử trong tiêu chuẩn này thì các sai lệch phải được quy định trong ISO 17420.
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP - PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ THIẾT BỊ THỬ - PHẦN 11: XÁC ĐỊNH TRƯỜNG NHÌN
Respiratory protective devices - Methods of test and test equipment - Part 11: Determination of field of vision
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử trong phòng thử nghiệm để xác định trường nhìn của phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 16972, Respiratory protective devices - Terms, definitions, graphical symbols and units of measurement (Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu bằng hình ảnh và đơn vị đo)
ISO 17420-3, Respiratory protective devices - Performance requirements - Part 3: Thread connection (Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Yêu cầu tính năng - Phần 3: Mối nối có ren)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 16972 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Thiết bị đo trường nhìn (apertometer)
Thiết bị dạng vòm hình bán cầu mở rộng dùng để đo diện tích góc của trường nhìn (biểu đồ đường biên) của PTBVCQHH khi được gắn vào đầu giả.
3.2
Biểu đồ đường biên (peripheral isopter)
Trường nhìn trong khi đeo PTBVCQHH, được chỉ thị bằng diện tích chiếu sáng, được xác định bởi một đường liền nét nối các điểm.
3.3
Phạm vi trường nhìn (visual field score)
VFS
Tổng các điểm trong mắt lưới nằm trong bóng của biểu đồ đường biên do PTBVCQHH rọi lên thiết bị đo trường nhìn.
4 Điều kiện ban đầu
Tiêu chuẩn tính năng phải chỉ rõ các điều kiện thử. Các điều kiện này bao gồm:
a) Số lượng mẫu thử;
b) Bất kỳ sự điều hòa sơ bộ nào;
c) Sử dụng thiết bị lọc mô phỏng, nếu có thể;
d) Bất kỳ phụ kiện nào;
e) Kích cỡ phù hợp của đầu giả sử dụng.
5 Yêu cầu chung của phép thử
Nếu không có quy định khác, các giá trị đưa ra trong tiêu chuẩn này được biểu thị bằng các giá trị danh nghĩa. Loại trừ các giới hạn nhiệt độ, các giá trị không được thể hiện là tối đa hoặc tối thiểu phải có dung sai ± 5 %. Nếu không có quy định khác, nhiệt độ xung quanh để thử phải từ 16°C đến 32°C và độ ẩm tương đối (50 ± 30) %. Các giới hạn nhiệt độ quy định phải có độ chính xác ± 1°C.
6 Nguyên tắc
Phép thử trong tiêu chuẩn này để định lượng trường nhìn của phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (PTBVCQHH) bằng cách đo phạm vi trường nhìn chức năng. PTBVCQHH được gắn vào đầu giả có các nguồn ánh sáng nhỏ thay cho mắt. Ánh sáng từ các nguồn sáng được chiếu lên thiết bị đo trường nhìn, tạo ra một vùng sáng giới hạn bởi một cái bóng, bóng này gây ra sự cản trở tầm nhìn của hệ thống PTBVCQHH. Diện tích sáng biểu thị cho trường nhìn, hoặc biểu đồ đường biên. Giá trị định lượng của phạm vi trường nhìn thu được bằng cách so sánh biểu đồ đường biên với phạm vi trường nhìn được xác định trong các phân đoạn khác nhau của trường nhìn không hạn chế.
7 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ sau để xác định phạm vi trường nhìn:
a) Đầu giả: xem phụ lục B.
b) Thiết bị đo trường nhìn: xem Hình 1.
c) Biểu đồ vẽ phạm vi trường nhìn: xem Hình 2.
8 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ
Chuẩn bị PTBVCQHH để sẵn sàng sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Điều này liên quan đến việc gắn các phụ kiện có thể cản trở tầm nhìn, ví dụ: van hoặc (các) phin lọc, hoặc bộ mô phỏng phin lọc yêu cầu (ISO 16900-5) đối với các thiết bị có chứa mối nối có ren theo ISO 17420-3. Phải lựa chọn kích thước của đầu giả phù hợp với kích thước của PTBVCQHH được chọn để thử.
8.1 Cách gắn thiết bị, dụng cụ
Gắn PTBVCQHH trên đầu giả đã chọn theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đặt PTBVCQHH cân xứng trên đầu giả. Nếu PTBVCQHH có các dây chằng trên đầu có thể điều chỉnh được thì xiết chặt các dây như khi đeo thiết bị theo quy định của nhà sản xuất.
CHÚ THÍCH Nếu cần thiết, rắc bột tal - vật liệu giảm ma sát lên đầu giả để PTBVCQHH trượt dễ dàng hơn trên bề mặt đầu giả trong khi điều chỉnh.
Đặt đầu giả đúng vị trí trong thiết bị đo trường nhìn (xem Hình 1).
Đầu giả được đặt đúng khi tâm nguồn ánh sáng của mắt chiếu sáng thẳng với kinh tuyến 90° trên vòm, đối xứng qua đường tâm của vòm và trục nằm ngang của đầu giả trùng với trục của thiết bị đo trường nhìn.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 1 -Vị trí của đầu giả trên thiết bị đo trường nhìn
Bật sáng cả hai mắt và điều chỉnh lại vị trí PTBVCQHH trên đầu giả sao cho bóng trên thiết bị đo trường nhìn đối xứng qua đường tâm thẳng đứng sao cho điểm tại chỗ bóng cắt ngang đường tâm nằm ngang ở phía bên trái và phía bên phải, trong phạm vi năm độ ở mỗi bên.
Không được đeo PTBVCQHH trên đầu giả ở vị trí không phù hợp do cố gắng làm tăng tối đa phạm vi trường nhìn.
CHÚ THÍCH Trong trường hợp PTBVCQHH có thiết kế hoặc lắp ráp chụp hô hấp đối xứng, điều này là không thể và chụp hô hấp chỉ phải chỉnh tâm đối với đường tâm thẳng đứng.
8.2 Vẽ trường nhìn
Sử dụng biểu đồ vẽ phạm vi trường nhìn (Hình 2), truyền đường bao của ánh sáng chiếu xuống bề mặt của thiết bị đo trường nhìn lên biểu đồ bằng cách đánh dấu điểm tại đó ánh sáng chuyển đến một cái bóng dọc theo một trong số 36 kinh tuyến trong phạm vi thiết bị đo trường nhìn. Một khi các điểm được vẽ dọc theo từng kinh tuyến, nối các điểm từ một kinh tuyến với điểm tiếp theo, tạo ra đường cong của bóng trên thiết bị đo trường nhìn. Đường nét liền nối các điểm tạo được biểu đồ đường biên cho PTBVCQHH.
Lấy PTBVCQHH ra và lắp lại vào đầu giả với tổng số ba lần lắp.
8.3 Tính phạm vi trường nhìn (VFS)
Biểu đồ vẽ VFS (Hình 2) ấn định tổng số 118 chấm. Năm mươi chấm được ấn định tại vùng tâm, lên đến 10° cố định. 68 điểm còn lại được ấn định vào vùng ở bên ngoài 10°. Các chấm kẻ ô được đặt dọc theo 10 kinh tuyến (hai kinh tuyến ở mỗi góc phần tư phía trên, ba kinh tuyến ở mỗi góc phần tư phía dưới) ở 25°, 65°, 115°, 155°, 195°, 225°, 255°, 285°, 315°, và 345°.
Phía ngoài vùng trung tâm, các chấm được phân bố dọc theo các kinh tuyến theo hệ thống trọng lượng dựa trên đánh giá tầm quan trọng của các kinh tuyến khác nhau ở trong phạm vi trường nhìn khi đeo PTBVCQHH. Bốn chấm ngoài cùng nằm trên các kinh tuyến 25, 155,195 và 345 được coi là rất quan trọng và bởi vậy gọi là các chấm quan trọng. (xem Hình 2 và Bảng 1).
Đếm các chấm kẻ ô VFS nằm ở bên trên hoặc ở phía trong của biểu đồ đường biên đối với PTBVCQHH. Số này là VFS. Ghi lại số lượng các chấm bắt buộc trong phạm vi VFS.
Tâm của các chấm phải nằm trong vùng sáng được đếm.
Hình 2 - Biểu đồ vẽ phạm vi trường nhìn (VFS)
Các chấm trong phạm vi từng đoạn thể hiện các điểm riêng rẽ được đếm để xác định VFS.
Bảng 1 - Bảng kết quả cho phạm vi trường nhìn (VFS): Ví dụ thể hiện các dữ liệu từ một lần lắp
Đường kinh tuyến (°) | Số lượng các chấm trong phạm vi biểu đồ đường biên bên ngoài 10° của vùng trung tâm cố định | |||
Lắp lần 1 | Lắp lần 2 | Lắp lần 3 | Giá trị trung bình tổng VFS | |
25 | 8 | - | - |
|
65 | 4 | - | - |
|
115 | 4 | - | - |
|
155 | 8 | - | - |
|
195 | 8 | - | - |
|
225 | 6 | - | - |
|
255 | 6 | - | - |
|
285 | 6 | - | - |
|
315 | 6 | - | - |
|
345 | 8 | - | - |
|
Thêm 50 chấm cho vùng phía trong 10° của trục cố định | 50 | 50 | 50 |
|
Tổng VFS |
|
|
|
|
Số lượng các chấm quan trọng được bao gồm |
|
|
| Số trung bình các chấm quan trọng ≥ 2? Có/không |
|
|
|
| Có |
Ví dụ về biểu đồ phạm vi trường nhìn được thể hiện trên Hình 3 với kết quả cho từng lần lắp được lập trong Bảng 1.
Hình 3 - Ví dụ của biểu đồ VFS
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
a) Số lượng mẫu thử;
b) Điều hòa sơ bộ;
c) Sử dụng thiết bị lọc mô phỏng, nếu có thể;
d) Các phụ kiện;
e) Các đầu giả sử dụng.
f) VFS ở từng kinh tuyến, số lượng các điểm quan trọng trong phạm vi trường nhìn và giá trị trung bình tổng VFS của ba lần lắp (bảng).
Phụ lục A
(quy định)
Áp dụng độ không đảm bảo đo
A.1 Xác định sự phù hợp
Để xác định sự phù hợp hoặc các khía cạnh khác của phép đo theo phương pháp thử này, khi so sánh với các giới hạn yêu cầu kỹ thuật đã cho trong tiêu chuẩn phương tiện bảo vệ, phải áp dụng như sau:
Nếu kết quả thử ± độ không đảm bảo đo, U, nằm hoàn toàn vào bên trong hoặc bên ngoài vùng yêu cầu kỹ thuật đối với phép thử cụ thể được cho trong tiêu chuẩn phương tiện bảo vệ thì kết quả phải là đạt hoặc không đạt (xem Hình A.1 và A.2)
CHÚ DẪN
1 Giới hạn dưới của yêu cầu kỹ thuật
2 Phạm vi của yêu cầu kỹ thuật
3 Giới hạn trên của yêu cầu kỹ thuật
4 Độ không đảm bảo đo, U
5 Giá trị đo được
Hình A.1- Kết quả đạt
CHÚ DẪN
1 Giới hạn dưới của yêu cầu kỹ thuật
2 Phạm vi của yêu cầu kỹ thuật
3 Giới hạn trên của yêu cầu kỹ thuật
4 Độ không đảm bảo đo, U
5 Giá trị đo được
Hình A.2 - Kết quả không đạt
Nếu kết quả thử ± độ không đảm bảo đo, U, nằm bên ngoài giá trị giới hạn quy định kỹ thuật (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) đối với phép thử cụ thể được cho trong tiêu chuẩn phương tiện bảo vệ thì khi đánh giá đạt hoặc không đạt phải được xác định dựa trên an toàn của người đeo phương tiện; đó là, kết quả phải cho là không đạt (xem Hình A.3).
CHÚ DẪN
1 Giới hạn dưới của yêu cầu kỹ thuật
2 Phạm vi của yêu cầu kỹ thuật
3 Giới hạn trên của yêu cầu kỹ thuật
4 Độ không đảm bảo đo, U
5 Giá trị đo được
Hình A.3 - Kết quả không đạt
Phụ lục B
(quy định)
Đầu giả để xác định trường nhìn
B.1 Yêu cầu chung
Đầu giả để xác định trường nhìn dựa trên phép đo nhân trắc của đầu thử phòng thử nghiệm được mô tả trong ISO 16900-5.
Cơ chế để điều chỉnh nguồn ánh sáng phải không gây trở ngại đến việc lắp PTBVCQHH đang được đánh giá.
B.2 Khoảng cách và ký hiệu cho đầu giả để xác định trường nhìn
Khoảng cách và ký hiệu cho đầu giả để xác định trường nhìn được thể hiện trên Hình B.1. Dung sai phải là ± 1 mm ở từng kích thước.
CHÚ DẪN
a khoảng cách giữa các đồng tử
b tâm hình học của các nguồn ánh sáng đến đầu cằm
c tâm hình học của các nguồn ánh sáng đến đỉnh mũi
Hình B.1 - Đầu giả để xác định trường nhìn
B.3 Các kích thước đặc biệt cho đầu giả để xác định trường nhìn
Các kích thước đặc biệt dưới đây cho trường nhìn của đầu giả (xem Bảng B.1) cũng được quy định trong ISO 16900-5, nhưng chỉ để tham khảo.
Bảng B.1 - Kích thước đặc biệt trường nhìn của đầu giả
Loại đầu giả | Khoảng cách giữa các đồng tử mm | Tâm hình học của các nguồn sáng đến đầu cằm mm | Tâm hình học của các nguồn sáng đến đỉnh mũi mm |
Ký hiệu trong Hình B.1 | a | b | c |
Lớn | 68 | 106 | 32 |
Trung bình | 64 | 105 | 31 |
Nhỏ | 59 | 101 | 30 |
Rộng ngắn | 65 | 95 | 28 |
Hẹp dài | 63 | 115 | 38 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 16900-5, Respiratory protective devices - Methods of test and test equipment - Part 5: Breathing machine, metabolic simulator, PTBVCQHH headforms and torso, toots and verification tools
[2] ISO 21748, Guidance for the use of repeatability, reproducibility and trueness estimates in measurement uncertainty evaluation
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.