Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11428:2016 CAC/GL 55:2005 Hướng dẫn đối với vitamin và chất khoáng bổ sung vào thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11428:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11428:2016 CAC/GL 55:2005 Hướng dẫn đối với vitamin và chất khoáng bổ sung vào thực phẩm
Số hiệu:TCVN 11428:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:30/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11428:2016

CAC/GL 55:2005

HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG BỔ SUNG VÀO THỰC PHẨM

Guidelines for vitamin and mineral food supplements

Lời nói đầu

TCVN 11428:2016 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 55:2005;

TCVN 11428:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Hầu hết những người tiếp cận chế độ ăn uống cân bằng thường có th nhận được tất cả các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống bình thường. Do thực phẩm chứa nhiều chất tăng cường sức khỏe, vì vậy con người cần được khuyến khích lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng từ thực phm trước khi xem xét bổ sung mọi vitamin và khoáng chất. Trong trường hợp lượng ăn vào từ chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc khi người tiêu dùng được yêu cầu phải bổ sung, thì cn bổ sung vitamin và khoáng chất vào thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày.

 

HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG BỔ SUNG VÀO THỰC PHẨM

Guidelines for vitamin and mineral food supplements

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vitamin và khoáng chất dự định bổ sung vào thực phm cho chế độ ăn uống hàng ngày.

1.2  Thực phẩm bổ sung chứa các vitamin và/hoặc khoáng chất cũng như các thành phần khác cũng phải phù hợp với các quy định cụ thể về vitamin và khoáng chất được nêu trong tiêu chuẩn này.

1.3  Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các sản phẩm được định nghĩa trong 2.1.

1.4  Thực phẩm sử dụng cho chế độ ăn ung đặc biệt được nêu trong CODEX STAN 146-1985 General Standard for the Labelling of and Claims for Prepackaged Foods for Special Dietary Uses (Tiêu chun chung về ghi nhãn và yêu cầu đối với thực phẩm bao gói sẵn sử dụng cho chế độ ăn uống đặc biệt) không bao gồm trong tiêu chuẩn này.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Vitamin và khoáng chất bổ sung vào thực phm (vitamin and mineral food supplements)

Vitamin và khoáng cht b sung vào thực phẩm dùng cho mục đích của tiêu chuẩn này có nguồn gốc từ thành phần dinh dưỡng chính có liên quan đến các khoáng chất và/hoặc vitamin. Vitamin và khoáng chất bổ sung vào thực phẩm là các nguồn ở dạng cô đặc của các đơn chất dinh dưỡng hoặc dạng kết hợp được bán dạng viên nang, viên nén, bột, dung dịch v.v... được thiết kế với các lượng đơn vị nhỏ1 nhưng không phải dưới dạng thực phẩm thông thường và với mục đích là để bổ sung các loại vitamin và/ hoặc khoáng chất từ chế độ ăn chun.

3  Thành phần

3.1  Lựa chọn các vitamin và khoáng chất

3.1.1  Vitamin và khoáng chất bổ sung vào thực phẩm cần chứa các vitamin/tiền vitamin (provitamin) và các khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cho người, đã được chứng minh bằng các dữ liệu khoa học và đã được Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) công nhận.

3.1.2  Các nguồn vitamin và khoáng chất có thể dạng tự nhiên hoặc tổng hợp và việc lựa chọn chúng phải dựa vào các xem xét về tính an toàn và sinh khả dụng. Ngoài ra, tiêu chí về độ tinh khiết cần phải theo dược điển hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của FAO/WHO. Trong trường hợp không có tiêu chí từ các nguồn này thì có thể sử dụng quy định hiện hành.

3.1.3  Vitamin và khoáng chất bổ sung vào thực phẩm, vitamin và/hoặc khoáng chất dng riêng lẻ hoặc vitamin và/hoặc khoáng chất kết hợp một cách thích hợp cần đáp ứng các tiêu chí trong 3.1.1.

3.2  Hàm lượng các vitamin và khoáng chất

3.2.1  Mức tối thiểu của từng loại vitamin và/hoặc khoáng chất có trong vitamin và khoáng cht bổ sung vào thực phẩm trong mỗi khẩu phần tiêu thụ hàng ngày theo khuyến nghị của nhà sản xuất phải là 15 % lượng ăn vào hàng ngày theo khuyến cáo của FAO/WHO.

3.2.2  Lượng tối đa vitamin và khoáng chất trong phần thực phm bổ sung vitamin và khoáng chất tiêu thụ hàng ngày theo khuyến cáo của nhà sản xuất cần được thiết lập và có tính đến các tiêu chí sau:

a) mức an toàn trên của các vitamin và khoáng chất được thiết lập bằng việc đánh giá nguy cơ dựa trên các dữ liệu khoa học đã được chấp nhận, có xem xét đến sự thay đổi mức độ nhạy cảm của các nhóm người tiêu dùng khác nhau, khi thích hợp;

b) lượng ăn vào hàng ngày của các vitamin và các khoáng chất từ các nguồn thức ăn khác nhau.

Khi mức tối đa được thiết lập, có thể cần tính đến giá trị các vitamin và khoáng chất tham chiếu sử dụng cho cộng đồng. Điều này không dẫn đến việc thiết lập mức tối đa mà chỉ dựa vào lượng dinh dưỡng ăn vào được khuyến cáo (ví dụ, lượng ăn vào chuẩn hoặc nhu cầu các vitamin hằng ngày dùng cho cộng đồng).

4  Bao gói

4.1  Sản phẩm phải được đóng gói trong các vật chứa bảo đảm vệ sinh và chất lượng của thực phẩm.

4.2  Các vật chứa, bao gồm cả vật liệu bao gói, chỉ được làm bằng chất liệu an toàn và phù hợp cho mục đích dự định sử dụng.

5  Ghi nhãn

5.1  Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất phải được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn và CAC/GL 1-1979 General guidelines on claims (Hướng dẫn chung về các yêu cầu).

5.2  Tên của sản phẩm phải là “thực phẩm bổ sung vi việc chỉ rõ loại chất dinh dưỡng hoặc các vitamin và/khoáng chất riêng lẻ có trong sản phẩm, nếu có.

5.3  Hàm tượng vitamin và các khoáng chất có mặt trong sản phẩm phải được công bố trên nhãn dạng con số. Các đơn vị được sử dụng phải là các đơn vị khối lượng phù hợp với TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985, Revised 2015 with Amendment 2013), Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng.

5.4  Lượng vitamin và khoáng chất được công bố trên sản phẩm cần theo khẩu phần của sản phẩm khuyến cáo dùng để tiêu thụ hàng ngày và nếu khác thì cũng có thể công bố theo hàm lượng trên đơn vị sử dụng riêng lẻ.

5.5  Thông tin về các vitamin và khoáng chất cũng được biểu thị theo phần trăm giá trị dinh dưỡng tham chiếu, có thể theo TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985, Revised 2015 with Amendment 2013).

5.6  Nhãn cần nêu rõ cách sử dụng (số lượng, tần suất, các điều kiện đặc biệt).

5.7  Nhãn phải có lời khuyên cho người tiêu dùng không được sử dụng hàm lượng vượt quá mức tối đa trong một ngày.

5.8  Nhãn không được đề cập hoặc có hàm ý rằng các chất bổ sung có thể được sử dụng để thay thế thức ăn hoặc chế độ ăn ung đa dạng.

5.9  Nhãn cần phải bao gồm tuyên bố rằng sản phẩm phải được để xa tầm tay của trẻ nhỏ.



1 Điều này liên quan đến tính cht vật lý của vitamin và khoáng cht bổ sung vào thực phm, không quan tâm đến hiệu nghiệm của các cht bổ sung.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi