Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11281-2:2016 ISO 20957-2:2005 Thiết bị luyện tập tại chỗ-Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11281-2:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11281-2:2016 ISO 20957-2:2005 Thiết bị luyện tập tại chỗ-Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử
Số hiệu: | TCVN 11281-2:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11281-2:2016
ISO 20957-2:2005
THIẾT BỊ LUYỆN TẬP TẠI CHỖ - PHẦN 2: THIẾT BỊ TẬP SỨC MẠNH, YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Stationary training equipment - Part 2: Strength training equipment, additional specific safety requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 11281-2:2016 hoàn toàn tương đương ISO 20957-2:2005.
TCVN 11281-2:2016 do Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11281 (ISO 20957) Thiết bị luyện tập tại chỗ bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013) Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử;
- TCVN 11281-2:2016 (ISO 20957-2:2005) Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử;
- TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016) Phần 4: Ghế dài tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử;
Bộ tiêu chuẩn ISO 20957 Stationary training equipment còn các tiêu chuẩn sau:
- ISO 20957-5:2005 Part 5: Pedal crank training equipment, additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị tập luyện có động cơ quay, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
- ISO 20957-6:2005, Part 6: Treadmills, additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị chạy bộ, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
- ISO 20957-7:2005, Part 7: Rowing machines, additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị kéo tay, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
- ISO 20957-8:2005, Part 8: Steppers, stairclimbers and climbers - Additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị tập chân, thiết bị tập dạng bậc thang, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
- ISO 20957-9:2005, Part 9: Elliptical trainers, additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị luyện tập dạng elip, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
- ISO 20957-10:2007, Part 10: Exercise bicycles with a fixed wheel or without freewheel, additional specific safety requirements and test methods (Xe đạp có bánh hoặc không có líp, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử).
THIẾT BỊ LUYỆN TẬP TẠI CHỖ - PHẦN 2: THIẾT BỊ TẬP SỨC MẠNH, YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Stationary training equipment - Part 2: Strength training equipment, additional specific safety requirements and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn riêng bổ sung đối với thiết bị tập sức mạnh, các yêu cầu này bổ sung cho yêu cầu an toàn chung quy định tại TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị luyện tập tại chỗ loại dùng để tập thể lực có tạ xếp lớp hoặc phương tiện khác như đĩa tạ, dây cao su, hệ thống thủy lực, khí nén và từ tính và lò xo (loại 2) (sau đây gọi chung là thiết bị luyện tập) thuộc loại S và loại H.
Mọi phụ kiện kèm theo được cung cấp cùng với thiết bị luyện tập để thực hiện các bài tập bổ sung tuân theo các yêu cầu của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11281-1 (ISO 20957-1), Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.
EN 2941, Safety of machinery - Safety distance to prevent danger zones being reached by the upper limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn ngừa việc chạm vào các vùng nguy hiểm).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
4 Phân loại
Áp dụng Điều 4 của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
5 Yêu cầu an toàn
5.1 Yêu cầu chung
Tùy theo thiết kế của từng bộ phận của thiết bị luyện tập, phải áp dụng các yêu cầu dưới đây cho phù hợp.
5.2 Tải trọng
5.2.1 Tải trong bên trong
Từng bộ phận của thiết bị chịu tải phải chịu được lực F bằng khối lượng cơ thể người sử dụng.
- đối với loại H gấp 2,5 lần khối lượng cơ thể (100 kg) mà không bị gẫy;
- đối với loại S gấp 2 lần khối lượng cơ thể (100 kg) mà không bị biến dạng vĩnh viễn.
Khi thử theo 6.2, giá đỡ (ví dụ bề mặt mang tải) phải không bị biến dạng quá f = 1/100, giá đỡ côngxon (bề mặt côngxon) không bị biến dạng quá f = 1/150 và các kích thước khác không bị biến dạng quá 1 %. Thiết bị luyện tập không bị gẫy khi tác dụng một tải tĩnh bằng 4 lần khối lượng cơ thể.
5.2.2 Tải trọng bên ngoài
5.2 2.1 Loại H
Khi thử theo 6.3 và chịu tải là khối lượng cơ thể người sử dụng và/hoặc phản lực hoặc mômen của người sử dụng, từng bộ phận của thiết bị phải không bị gẫy khi chịu tải trọng F (tính bằng niutơn), theo công thức (1):
F = [Gk +1,5 G] x 2,5 x 9,81 (1)
trong đó
G tải trọng tối đa do nhà sản xuất quy định [xem 6.12 của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1)], tính bằng kilôgam;
Gk lực được xác định bằng khối lượng cơ thể (100 kg), tính bằng kilôgam;
1,5 hệ số động lực học;
2,5 hệ số an toàn.
5.2.2.2 Loại S
Khi thử theo 6.3 và chịu tải là khối lượng cơ thể người sử dụng và/hoặc phản lực hoặc mômen của người sử dụng, từng bộ phận của thiết bị phải chịu được tải trọng F (tính bằng niutơn), theo công thức (2):
F = [Gk + 1,5 G] x 2 x 9,81 (2)
trong đó
G tải trọng tối đa do nhà sản xuất quy định [xem 6.12 của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1)], tính bằng kilôgam. Có thể lấy các mômen xoắn quy định trong Bảng 1 làm cơ sở để tính G, nếu lớn hơn tải trọng tối đa mà nhà sản xuất công bố;
Gk lực xác định bằng khối lượng cơ thể (100 kg), tính bằng kilôgam;
1,5 hệ số động lực học;
2 hệ số an toàn.
Sau phép thử, giá đỡ (bề mặt mang tải) phải không bị biến dạng quá f = 1/100, giá đỡ côngxon (bề mặt côngxon) không bị biến dạng quá f = 1/150 và các kích thước khác không bị biến dạng quá 1 %.
Nếu tải trọng lớn hơn tải trọng tối đa mà nhà sản xuất công bố, thiết bị phải có khả năng chịu tải trọng quay nhỏ nhất như quy định trong Bảng 1, trong toàn bộ phạm vi chuyển động của mỗi bài tập mà thiết bị được thiết kế. Thiết bị luyện tập phải không bị gẫy khi tác dụng tải trọng tĩnh theo Công thức (2) với hệ số an toàn bằng 4.
5.3 Độ bền chịu tải
Khi thử theo 6.5, thiết bị luyện tập phải có khả năng vận hành bình thường.
Nếu thiết bị luyện tập có từ hai bộ phận chức năng riêng rẽ trở lên, từng bộ phận phải chịu được phép thử độ bền chịu tải.
Nếu thử nhiều hơn một chức năng, gồm có việc sử dụng các phụ kiện chung, ví dụ: dây thừng, ròng rọc và bệ đỡ, thì có thể thay thế các phụ kiện chung này trước từng phép thử.
5.4 Tạ xếp lớp
5.4.1 Tiếp xúc điểm ép (điểm cắt)
5.4.1.1 Yêu cầu chung
Phải ngăn được bên thứ ba tiếp xúc không kiểm soát với điểm ép (điểm cắt) của các quả tạ xếp lớp mà không được kiểm soát.
Trong quá trình chuyển động, các quả tạ chỉ có thể được nâng như một khối thống nhất, không được cách bộ phận bất kỳ của thiết bị hoặc mặt đất ít hơn 60 mm.
5.4.1.2 Loại H
Các yêu cầu trên có thể đạt được bằng cách:
a) bao quanh bằng một vỏ bọc theo EN 294, để chừa một khe hở tối đa là 75 mm để lắp tạ;
hoặc
b) khóa để ngăn ngừa tạ xếp lớp dịch chuyển khi không sử dụng thiết bị và không cho phép bên thứ ba tiếp cận khu vực luyện tập [xem 3.2 và 5.17 e) của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1)].
5.4.1.3 Loại S
5.4.1.3.1 Lớp che chắn
Trường hợp tạ xếp lớp đặt phía sau người sử dụng tại vị trí luyện tập bình thường như mô tả trong sổ tay hướng dẫn người sử dụng (xem Hình 1, mặt phẳng đứng AB) thì tạ phải được che chắn ở tất cả các phía, trừ một phía chừa một khoảng tối đa là 75 mm để chọn tạ. Tạ xếp lớp được che chắn phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Cao đến 1 800 mm, lớp che chắn phải cao hơn mép trên của khối tạ ít nhất là 60 mm ở vị trí cao nhất của nó.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 giá đỡ đầu ngực hoặc lưng
Hình 1 - Tạ xếp lớp đặt phía sau người sử dụng
Trường hợp toàn bộ khối tạ xếp lớp được đặt bên cạnh người sử dụng và phía trước AB (xem Hình 2) thì chúng phải được che chắn ở ba phía cách xa người sử dụng. Thử theo 6.1.1. Việc chọn tạ phải được thực hiện ở phía không được che chắn.
Nếu có bộ phận bất kỳ của tạ xếp lớp nhô ra phía sau AB (xem Hình 3) thì tạ phải được che chắn ở tất cả các phía. AB là đường thẳng được vẽ theo chiều ngang từ giá đỡ đầu, ngực hoặc lưng ở vị trí khó khăn nhất. Nếu không có giá đỡ thì đường thằng AB được vẽ theo chiều ngang từ vị trí bất lợi nhất của người sử dụng.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 giá đỡ đầu ngực hoặc lưng
Hình 2 - Tạ xếp lớp đặt phía trước AB
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 giá đỡ đầu ngực hoặc lưng
Hình 3 - Tạ xếp lớp đặt phía sau AB
Thiết bị xếp lớp nhiều tạ không đòi hỏi bảo vệ ở ba phía cách xa người sử dụng với điều kiện là có khung ở các phía này để ngăn ngừa bên thứ ba tiếp cận mà không được kiểm soát. Ở phía liền kề người sử dụng, áp dụng các yêu cầu nêu trong 5.4.1.2.
5.4.1.3.2 Không có che chắn
Trường hợp tạ xếp lớp luôn ở phía trước người sử dụng và nhìn thấy được trong suốt bài tập mà không có vật cản nào (xem Hình 4) thì không cần che chắn tạ.
CHÚ THÍCH: Không cần có lớp che chắn vì lực âm lớn hơn lực dương và do đó người sử dụng luôn có thể dừng chuyển động của tạ xếp lớp nếu bên thứ ba tiếp cận khu vực đặt tạ ngoài chủ ý.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 giá đỡ đầu ngực hoặc lưng
a Tầm nhìn.
Hình 4 - Chồng tạ ở phía trước người sử dụng
5.5 Đĩa tạ
Khả năng chịu tải tối đa của mỗi giá đỡ tạ phải được hiển thị trên máy. Phải có cơ cấu khóa theo 5.5 của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1) để ngăn ngừa đĩa tạ bị rơi ra. Phương pháp gắn hoặc nạp tải của phương tiện khác (ví dụ như dây cao su, lò xo) phải phù hợp với 5.5 của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1). Thử theo 6.1.2 và 6.1.4.
5.6 Tải luyện tập tối thiểu đạt được
Thiết bị luyện tập để thực hiện các chức năng cơ sinh học sau đây cần đáp ứng các giá trị mô men xoắn tối thiểu cho trong Bảng 1.
Thử theo 6.1.4.
Bảng 1 - Giá trị mô men xoắn trung bình đối với dịch chuyển đơn khớp
Gập khuỷu tay 170 N∙m (B) | Duỗi khuỷu tay 170 N∙m (B) | Hạ cánh tay 260 N∙m (B) | Nâng cánh tay 130 N∙m (B) |
Đưa cánh tay ra trước mỗi động tác 110 N∙m | Đưa cánh tay ra sau mỗi động tác 110 N∙m | Khép vai mỗi động tác 110 N∙m | Mở rộng vai mỗi động tác 50 N∙m |
Gập thân 280 N∙m | Duỗi thân 450 N∙m | Duỗi hông mỗi động tác 450 N∙m | Gập hông mỗi động tác 190 N∙m |
Dạng hông mỗi động tác 140 N∙m | Khép hông mỗi động tác 200 N∙m | Duỗi gối 600 N∙m (B) | Gập gối 300 N∙m (B) |
(B) Cả hai phía và cả hai chân, tương ứng. o Khớp chuyển động. . Khớp không chuyển động. |
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Kiểm tra kích thước
6.1.2 Kiểm tra bằng mắt thường
6.1.3 Kiểm tra bằng tay
6.1.4 Thử tính năng
6.1.5 Giấy chứng nhận của nhà sản xuất
6.2 Thử tải trọng bên trong
Tiến hành phép thử giả thống kê.
Tác dụng tải F (xem 5.2.1) tại vị trí khó khăn nhất trong khi sử dụng bình thường trong 5 min lên diện tích bề mặt 300 mm x 300 mm trên thiết bị luyện tập mà không cố định chân thiết bị trong quá trình thử.
Tiến hành phép thử biến dạng của loại S theo Hình 5.
Hình 5 - Thử biến dạng vĩnh viễn
6.3 Thử tải trọng bên ngoài
Thử theo quy định trong 6.2 nhưng đặt tải được quy định lên thiết bị như trong thực hành bình thường và ở vị trí tạo ứng suất lớn nhất lên thiết bị.
Khi mặt mang tải bị chia đôi, tác dụng đồng thời tải thử vào từng phần theo tỷ lệ với tổng diện tích bề mặt.
6.4 Thử giá đỡ đĩa tạ
Tác dụng một lực thẳng đứng theo hướng trọng lực tại tâm chiều dài sử dụng của giá đỡ
- đối với loại H gấp 2,5 lần tải lớn nhất được quy định mà không bị gẫy;
- đối với loại S gấp 2 lần tải lớn nhất được quy định mà không bị biến dạng vĩnh viễn và 4 lần tải quy định lớn nhất mà không bị gẫy.
6.5 Thử độ bền chịu tải
Tiến hành phép thử càng gần với tần suất luyện tập bình thường càng tốt và không gây va chạm mạnh lên thiết bị, đối với:
a) loại H 12 000 chu kỳ trên 80 % biên độ di chuyển;
b) loại S 100 000 chu kỳ trên 80 % biên độ di chuyển.
1) với tải trọng tối đa;
2) theo hướng tải trọng đúng theo hướng dẫn thực hiện bài tập đã được xác định bởi phân vị 50 người nam;
3) với tần số di chuyển phù hợp theo kết quả của phép thử lập lại (pre-test) trên 3 người với tải trọng tập luyện cá thể.
6.6 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm ít nhất phải gồm các thông tin sau đây:
a) tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và địa điểm thực hiện phép thử nếu khác với địa chỉ của phòng thử nghiệm;
b) dấu hiệu nhận biết đơn nhất của báo cáo (như số sê ri) và của từng trang, và tổng số trang báo cáo;
c) tên và địa chỉ của khách hàng:
d) mô tả và nhận biết sản phẩm thử;
e) ngày tiếp nhận sản phẩm thử và (các) ngày thực hiện phép thử;
f) dấu hiệu nhận biết của yêu cầu kỹ thuật đã thử hoặc mô tả phương pháp thử hoặc quy trình thử;
g) mô tả quy trình lấy mẫu, nếu có liên quan;
h) bất kỳ sai lệch, bổ sung hay loại trừ so với quy định kỹ thuật thử và mọi thông tin khác liên quan đến phép thử cụ thể;
i) kết quả đo, kết quả kiểm tra và kết quả tính toán, kèm theo các bảng, đồ thị, bản tóm tắt và ảnh khi thích hợp, và mọi sai lỗi được nhận biết;
j) tuyên bố về độ không đảm bảo đo (nếu có liên quan);
k) chữ ký và chức danh hoặc con dấu của người chịu trách nhiệm về kỹ thuật đối với báo cáo thử nghiệm và ngày ban hành báo cáo;
l) ghi rõ kết quả thử chỉ liên quan đến sản phẩm được thử.
7 Hướng dẫn sử dụng bổ sung
Ngoài quy định trong TCVN 11281-1 (ISO 20957-1), phải cung cấp các thông tin dưới đây.
7.1 Loại H
a) ghi rõ rằng thiết bị luyện tập phù hợp với TCVN 11281-2 (ISO 20957-2) loại H (H: dùng trong gia đình);
b) cha mẹ và những người chịu trách nhiệm đối với trẻ em cần nhận thức được trách nhiệm của mình vì bản tính vui chơi tự nhiên và sự ngây thơ muốn được thử nghiệm của trẻ có thể dẫn đến những tình huống và hành vi nằm ngoài thiết kế dự kiến của thiết bị luyện tập;
c) nếu trẻ em được phép sử dụng thiết bị thì cần xem xét sự phát triển về tinh thần, thể chất và trên hết là tính cách của chúng; trẻ em cần được kiểm soát và chỉ dẫn để sử dụng đúng thiết bị, trong mọi tình huống, thiết bị không phù hợp để làm đổ chơi cho trẻ em.
7.2 Loại S
a) ghi rõ rằng thiết bị luyện tập phù hợp với TCVN 11281-2 (ISO 20957-2) loại S (S: dùng trong phòng tập);
b) phải đưa ra cảnh báo là thiết bị chỉ nên sử dụng trong những khu vực mà việc tiếp cận và kiểm soát được chủ sở hữu quy định cụ thể; phạm vi kiểm soát phụ thuộc vào người sử dụng, ví dụ mức độ tin cậy, độ tuổi, kinh nghiệm, v.v...;
c) nếu thiết bị luyện tập được thiết kế theo 5.4.1.3.2 (tạ xếp lớp không có che chắn), thì người luyện tập phải luôn luôn quay về phía thiết bị trong quá trình luyện tập; tạ xếp lớp cần duy trì trong phạm vi tầm nhìn của người sử dụng trong toàn bộ quá trình tập để phòng ngừa gây nguy hiểm cho bên thứ ba;
d) chỉ nên sử dụng thiết bị luyện tập trong khu vực được giám sát.
8 Hướng dẫn luyện tập bổ sung
Hướng dẫn ngắn gọn mô tả các bài tập chính phải được gắn trực tiếp hoặc cung cấp để gắn lên thiết bị hoặc gần thiết bị luyện tập (ví dụ như ký hiệu bằng hình vẽ).
Đối với các thiết bị nạp tải bên ngoài bằng đĩa/tấm tạ, phải cung cấp hướng dẫn trong sổ tay của người sử dụng và phải nêu thông tin về cỡ lỗ, khối lượng và kích thước của đĩa/tấm tạ.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
5 Yêu cầu an toàn
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Tải trọng
5.3 Độ bền chịu tải
5.4 Tạ xếp lớp
5.5 Đĩa tạ
5.6 Tải luyện tập tối thiểu đạt được
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Thử tải trọng bên trong
6.3 Thử tải trọng bên ngoài
6.4 Thử giá đỡ đĩa tạ
6.5 Thử độ bền chịu tải
6.6 Báo cáo thử nghiệm
7 Hướng dẫn sử dụng bổ sung
7.1 Loại H
7.2 Loại S
8 Hướng dẫn luyện tập bổ sung
1 EN 294 hiện nay đã bị hủy. EN 294 và EN 811 được thay bằng EN ISO 13857:2008
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.