Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11281-6:2018 ISO 20957-6:2005 Thiết bị tập luyện tại chỗ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11281-6:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11281-6:2018 ISO 20957-6:2005 Thiết bị tập luyện tại chỗ - Phần 6: Thiết bị chạy bộ, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 11281-6:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11281-6:2018

ISO 20957-6:2005

THIẾT BỊ TẬP LUYỆN TẠI CHỖ - PHẦN 6: THIẾT BỊ CHẠY BỘ, YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Stationary training equipment - Part 6: Treadmills, additional specific safety and requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 11281-6:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 20957-6:2005.

TCVN 11281-6:2018 do Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11281 (ISO 20957) Thiết bị tập luyện tại chỗ bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013), Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử,

- TCVN 11281-2:2016 (ISO 20957-2:2005), Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử,

- TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016), Phần 4: Ghế dài tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng b sung và phương pháp thử,

- TCVN 11281-5:2018 (ISO 20957-5:2016), Phần 5: Thiết bị tập luyện có động cơ quay, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử,

- TCVN 11281-6:2018 (ISO 20957-6:2005), Phần 6: Thiết bị chạy bộ, yêu cầu an toàn riêng b sung và phương pháp thử,

- TCVN 11281-7:2018 (ISO 20957-7:2005), Phần 7: Thiết bị kéo tay, yêu cầu an toàn riêng b sung và phương pháp thử.

Bộ tiêu chuẩn ISO 20957 Stationary training equipment còn các tiêu chuẩn sau:

- ISO 20957-8:2005, Part 8: Steppers, stairclimbers and climbers - Additional specific safety requirements and test methods,

- ISO 20957-9:2005, Part 9: Elliptical trainers, additional specific safety requirements and test methods,

- ISO 20957-10:2007, Part 10: Exercise bicycles with a fixed wheel or without freewheel, additional specific safety requirements and test methods.

 

THIẾT BỊ TẬP LUYỆN TẠI CHỖ - PHẦN 6: THIẾT BỊ CHẠY BỘ, YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Stationary training equipment - Part 6: Treadmills, additional specific safety requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đi với thiết bị chạy bộ, các yêu cầu này bổ sung cho các yêu cầu an toàn chung quy định trong TCVN 11281-1 (ISO 20957-1). Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị chạy bộ được truyền động bằng điện và dẫn động thủ công (loại 6) (sau đây được gọi là thiết bị chạy bộ) loại S và H và độ chính xác cấp A, B và C.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5699-1 (IEC 60335-1), Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 7303-1 (IEC 60601-1), Thiết bị điện y tế - Phần 1: Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu.

TCVN 11281-1 (ISO 20957-1), Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.

EN 2921), Safety of machinery - Basic concepts, general principles for design (An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung về thiết kế).

IEC 60947-5-5, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 5-5: Control circuit devices and switching elements - Electrical emergency stop device with mechanical latching function (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 5-5: Thiết bị mạch điều khiển và phần tử chuyển mạch - Thiết bị dừng điện khẩn cấp có chức năng chốt cơ khí).

ISO 5904, Gymnastic equipment - Landing mats and surfaces for floor exercises - Determination of resistance to slipping (Thiết bị thể dục - Thảm đứng và mặt sàn cho các bài tập trên sàn - Xác định khả năng chống trưt)

ISO 9838, Alpine ski-bindings - Test soles for ski-binding tests (Giầy trượt tuyết Anpơ - Đế giầy thử cho phép thử giầy trượt tuyết)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11281-1 (ISO 20957-1) và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1

Thiết bị chạy bộ (treadmill)

Thiết bị để chạy bộ hoặc đi bộ trên bề mặt chuyển động theo một hướng, chân tự do di chuyển trên bề mặt.

3.2

Bề mặt băng truyền (running surface)

Phần chiều dài sử dụng được của bề mặt chuyển động (xem l trên Hình 1).

CHÚ THÍCH: Hình 1 chỉ là ví dụ và minh họa tên ca các bộ phận.

3.3

Chiều rộng ca bề mặt băng truyền (width of the running surface)

Chiều rộng sử dụng được của đai chạy không bao gồm bộ phận bảo vệ con lăn phía sau, (xem b trên Hình 1).

4  Phân loại

Phân loại theo Điều 4 của TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

bộ phận hiển thị

tay cầm phía trước

tay vịn bên cạnh

bề mặt chống trượt

5  bệ chân

tấm bảo vệ con lăn phía sau (xem Hình 2)

l  chiều dài của bề mặt băng truyền (đai)

b  chiều rộng của bề mặt băng truyền (đai)

7  sàn chạy

8  bề mặt băng truyền (đai)

9  vỏ máy phía trước

10  công tắc dừng khẩn cấp

11  con lăn phía sau (xem Hình 2)

CHÚ THÍCH: Hệ thống đánh số trên Hình 1 được giữ nguyên trên Hình 2 của tiêu chun này.

Hình 1 - Ví dụ về thiết bị chạy bộ

5  Yêu cầu an toàn

5.1  Yêu cầu chung

Tùy theo thiết kế từng bộ phận của thiết bị, áp dụng các yêu cầu dưới đây một cách thích hợp.

5.2  Kết cấu bên ngoài

5.2.1  Các điểm ép và điểm trượt bên trong khu vực tiếp cận đưc

Chiều cao thay đổi trong khi vận hành sẽ gây ra khoảng cách giữa phần bất kỳ của thiết bị và sàn nhỏ hơn 60 mm, tốc độ thay đổi chiều cao không được vượt quá 1 º/s.

Người sử dụng có thể dừng chuyển động này.

5.2.2  Bộ phận truyền động và phần quay

Phải tránh điểm kéo vào giữa bề mặt chạy, con lăn phía sau và khung và con lăn phía sau/đai và sàn. Có thể đạt được điều này ví dụ bằng một tấm bảo vệ con lăn phía sau (xem Hình 2).

Khi thử theo 6.1, ngón tay thử không được bị kẹt giữa tấm bảo vệ con lăn phía sau và bề mặt băng truyền. Phải có một khoảng cách tối thiểu 10 mm giữa mép của bề mặt chạy và tấm bảo vệ con lăn phía sau trong toàn bộ trạng thái vận hành (xem Hình 2).

Các bộ phận của hệ thống truyền động bằng động cơ phải tuân theo EN 292.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

5  bệ chân (có thể chồng lên đai)

6  tấm bảo vệ con lăn phía sau

8  bề mặt băng truyền (đai)

11  con lăn phía sau

Hình 2 - Tấm bảo vệ con lăn phía sau

5.2.3  Độ tăng nhiệt

Khi thử theo 6.2, các bộ phận có thể tiếp cận của thiết bị chạy bộ không được có nhiệt độ lớn hơn 65 ºC.

5.3  Công tắc dừng khẩn cấp

5.3.1  Yêu cầu chung

Tất cả các thiết bị chạy bộ truyền động bằng điện phải được trang bị một công tc dừng khẩn cấp/an toàn, gồm một công tắc bấm hoặc một công tắc dây kéo.

5.3.2  Đặc tính

Không thể khôi phục lại mạch điện cho đến khi bộ khởi động ca thiết bị dừng khẩn cấp được thiết lập lại bằng tay. Khi có nhiều thiết b dừng khẩn cấp, mạch điện không được phép khôi phục cho đến khi tất c các bộ khi động đã vận hành trước đó đưc thiết lập lại.

Các điểm tiếp xúc của thiết bị dừng khẩn cấp vận hành bằng tay phải đảm bảo độ m dương, theo quy định trong IEC 60947-5-5.

Người sử dụng phải có thể tiếp cận một cách dễ dàng.

Khi công tắc được kích hoạt, nguồn điện chính bị ngắt và thiết bị chạy bộ phải dừng hoàn toàn mà không phải sử dụng đến phần mềm điều khiển.

5.3.3  Bộ khởi động

Bộ khi động ca thiết bị dừng khẩn cấp phải có màu ĐỎ. Màu nền đằng sau bộ khi động thiết bị, phải có màu VÀNG. Bộ khởi động ca công tắc vận hành dạng nút bấm phải có đầu nút bấm hình cọ hoặc hình nấm.

5.4  Phương pháp cố định

Đối với thiết bị chạy bộ truyền động bằng điện, phải có phương pháp cố định thiết bị chạy bộ để ngăn sự sử dụng không kiểm soát của bên thứ ba. Phương pháp này phải được giải thích trong hướng dẫn sử dụng.

Thử theo 6.4.

5.5  Độ ổn định

Khi thử theo 6.5, thiết bị chạy bộ không được đ.

5.6  Đặt tải trọng tĩnh

Khi thử theo 6.6, thiết bị chạy bộ phải chịu được một lực bằng

a) 4 lần khối lượng cơ thể (100 kg) đối với loại H và

b) 6 lần đối với loại S

mà không bị nứt vỡ.

Sau khi thử, thiết bị chạy bộ vẫn phải giữ được chức năng hoạt động như thiết kế của nhà chế tạo.

Thiết bị chạy bộ phải chịu được phép thử trên bề mặt phẳng, độ nâng trung bình và lớn nhất, nếu có thể nâng độ cao lên.

5.7  Độ bền

Khi thử theo 6.7, thiết bị chạy bộ phải chịu được

a) 12 000 va đập đối với loại H và

b) 100 000 va đập đối với loại S.

Sau th nghiệm, thiết bị chạy bộ không được nứt vỡ và phải giữ được chức năng hoạt động như thiết kế của nhà sản xuất.

5.8  Tay vịn bên cạnh/tay cầm phía trước

Thiết bị chạy bộ phải được trang bị tay vịn bên cạnh hoặc tay cầm phía trước đ hỗ trợ người sử dụng và đi xuống khẩn cấp.

Thiết bị chạy bộ phải đảm bảo có một trong các bộ phận sau:

a) một tay cầm phía trước

b) hai tay vịn bên cạnh

c) kết hợp cả hai.

Tay cầm phía trước phải

d) có chiều rộng tối thiểu bằng (chiều rộng của bề mặt băng truyền + 50 mm) cách đều trục dọc của bề mặt băng truyền,

e) ở độ cao từ 800 mm đến 950 mm phía trên bề mặt băng truyền.

Tay vịn bên cạnh phải có chiều rộng tối đa là 900 mm, được đo từ tâm đến tâm của tay vịn bên cạnh.

Chiều dài của mỗi tay vịn bên cạnh không được nhỏ hơn 30 % chiều dài bề mặt băng truyền V, xem Hình 1 khi chỉ có tay vịn bên cạnh được lắp.

Tay vịn bên cạnh/tay cầm phía trước phải cho thấy không có sự biến dạng cố định lớn hơn 3 % khi thử theo 6.8. Trong trường hợp thiết bị chạy bộ có cả tay vịn bên cạnh và tay cầm phía trước, cả hai đều phải đáp ứng yêu cầu này.

5.9  Bệ chân

Thiết bị chạy bộ phải được trang bị bệ chân, xem Hình 1.

Bệ chân phải có cùng chiều dài với bề mặt chạy ngoại trừ tấm bảo vệ con lăn phía sau và có chiều rộng tối thiểu 80 mm.

Bệ chân phải có một bề mặt chống trượt ít nhất 400 mm x 70 mm và có hệ số ma sát lớn hơn 0,5, khi thử theo ISO 5904.

Khi thử theo 6.9, bệ chân phải cho thấy không có biến dạng cố định lớn hơn 3 %.

Tay vịn bên cạnh phải được gắn vào bệ chân.

CHÚ THÍCH: Điều này không áp dụng đối với thiết bị chạy bộ th công không có độ dốc hoặc bánh đà.

5.10  An toàn điện

Về khía cạnh điện và điện tử, thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu của EN 60335-1 đối với sử dụng chung và EN 60601 -1 đối với thiết bị y tế.

5.11  Yêu cầu phân loại bổ sung

Cấp A, B và C phải đáp ứng các yêu cầu của Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cu cơ bản được phân loại

Yêu cầu

Cấp A

Cấp B

Cấp C

Thử

Số đọc

(chỉ báo hiển thị)

tốc độ, độ nâng (nếu có) tính bằng % (xem Hình 3), khoảng cách, thời gian tính bằng đơn vị SI

tốc độ, độ nâng (nếu có) tính bằng %, khoảng cách, thời gian tính bằng đơn vị SI

không

thử bằng mắt thường, thử tính năng

Độ chính xác

thời gian ± 1 %

khoảng cách ± 5 %

lên đến 2 km/h ± 0,1 km/h

tốc độ ± 5 %

độ nâng (nếu có) ± 10 %

thời gian ± 1 % a

khoảng cách ± 10 %

lên đến 2 km/h ± 0,2 km/h

tc độ ± 10 %

độ nâng (nếu có) ± 15 %

không b

6.10

chiều dài và chiều rộng tối thiểu ca bề mặt chạy đối với thiết bị chạy bộ truyền động bằng động cơ tính bằng mm

≤ 8 km/h:
1 000 x 400

> 8 đến 16 km/h:
1 200 x 400

> 16 km/h:
1 300 x 400

≤ 8 km/h:
1 000 x 400

> 8 đến 16 km/h:
1 200 x 400

> 16 km/h:
1 300 x 400

1 000 x 325

6 km/h (đi bộ)

> 6 km/h xem loại B

tham chiếu đến thử đo tốc độ

chiều dài và chiều rộng tối thiểu của bề mặt chạy đối với thiết bị chạy bộ truyền động thủ công tính bằng mm

không áp dụng

1 000 x 400

1 000 x 325

 

Tốc độ tối thiểu

≤ 0,5 km/h, độ tăng 0,1

≤ 2 km/h, độ tăng 0,5

≤ 3 km/h

6.10

a đối với thiết bị tính thời gian cơ học, cho phép ± 5 %.

b nếu bao gồm:

thời gian ± 2 % a

khoảng cách ± 20 %

lên đến 3 km/h ± 0,3 km/h

tốc độ ± 20 %

độ nâng ± 25 %.

 

% = B/A x 100

Hình 3 - Tính phần trăm ca độ nâng

6  Phương pháp thử

6.1  Thử bộ phận truyền động và phần quay

Đưa ngón tay thử vào tất cả các điểm kéo vào.

Xác định xem ngón tay thử có bị kẹt không.

6.2  Thử độ tăng nhiệt

Khi tiến hành thử theo 6.7, kiểm tra nhiệt độ

a) sau 30 min đối với loại H, và

b) sau 60 min đối với loại S.

6.3  Th dừng khẩn cấp

Kiểm tra bằng mắt thường và thử tính năng.

6.4  Thử phương pháp giữ cố định

Kiểm tra bằng mắt thường và thử tính năng.

6.5  Th độ ổn định

Thực hiện phép thử với một người thử nặng (100 ± 5) kg chạy ở tốc độ từ 8 km/h đến 10 km/h

a) + 10º và -10º theo chiều chạy và

b) ở 5 º theo tất cả các chiều khác

thông qua dải nâng lớn nhất và nhỏ nhất.

Thực hiện một phép thử rời xuống khẩn cấp sử dụng tay cầm phía trước/bệ chân trên bề mặt phẳng với độ dốc lớn nhất của thiết bị chạy bộ vận tốc 8 km/h đến 10 km/h hoặc nếu không thể thì tốc độ ln nhất.

6.6  Thử tải

Đặt tải thử lên một diện tích 300 mm x 300 mm ở giữa bề mặt chạy, với phần trung tâm là 66 % tính từ đầu phía sau của bề mặt chạy. Bề mặt chạy có thể cố định.

Thời gian thử là 1 min.

Nếu có thể nâng, đặt tải mặt phẳng, vị trí trung bình và vị trí cao nht.

6.7  Th độ bền

Dụng cụ:

a) một lốp xe ô tô 155/13, xem Hình 4, với áp suất 1,5 bar, tạo ra 75 kg tổng khối lượng, bao gồm cả lốp;

b) độ cao rơi: 10 mm;

c) tần số: không nhỏ hơn 30/min.

Quy trình:

Thả lốp xe lên trục dọc của bề mặt chạy ở 66 % tính từ đầu phía sau của bề mặt chạy

d) 12 000 lần đối với loại H;

e) 100 000 lần đối với loại S;

với một tốc độ

f) 8 km/h đối với loại H;

g) 12 km/h đối với loại S;

(hoặc tốc độ tối đa được công bố nếu thấp hơn).

Đối với thiết bị chạy bộ truyền động thủ công có hệ thống lực cản, chạy thiết bị tốc độ 8 km/h theo loại H hoặc S với 50 % lực cản thì ± 10 %.

Nếu không có hệ thống lực cản, thực hiện thử ở độ nâng trung bình.

Sự bôi trơn và chuẩn bị phải được hoàn thành theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu xảy ra cộng hưởng trong quá trình thử, tốc độ có thể được điều chỉnh trong vòng ± 15 % đ loại bỏ cộng hưởng.

Kiểm tra thiết bị chạy bộ có được sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất không.

CHÚ DẪN

1  lốp xe ô tô

Hình 4 - Thử độ bn

6.8  Thử tay vịn bên cạnh/tay cầm phía trước

Đặt một lực thử 1 000 N theo phương thẳng đứng tại vị trí khó nhất của tay vịn bên cạnh/tay cm phía trước bằng một đai có chiều rộng (80 ± 5) mm trong khoảng thời gian 5 min.

Sau đó đặt một lực 500 N theo phương nằm ngang bằng cách dùng đai ở cùng vị trí như theo phương thử thẳng đứng nhưng theo chiều nằm ngang khó nhất của tay cầm phía trước trong khoảng thời gian 5 min.

Sau đó xác định độ biến dạng cố định.

6.9  Thử bệ chân

Đặt một lực thử 2 000 N bằng một đế giày thử theo ISO 9838 giữa bề mặt chống trượt của bệ chân trong khoảng thời gian 5 min.

Xác định độ biến dạng cố định.

6.10  Thử độ chính xác của thời gian, tốc độ và khoảng cách

Xác định độ chính xác của tốc độ được thực hiện không tải

a) tốc độ nhỏ nhất, xem Bảng 1

b) tốc độ lớn nhất và

c) một nửa tốc độ

đối với cấp A, đối với cp B và C chỉ tốc độ lớn nhất.

Thiết bị chạy bộ truyền động thủ công phải được truyền động bằng một bánh đĩa có tốc độ 8 km/h để chỉ báo độ chính xác của số đọc.

Độ chính xác của thiết bị đo thời gian phải được thử trong thời gian 30 min.

7  Hướng dẫn sử dụng bổ sung

Để bổ sung cho TCVN 11281-1 (ISO 20957-1), hướng dẫn sử dụng dễ hiểu phải được cung cấp với mỗi thiết bị chạy bộ.

Hướng dẫn sử dụng ít nhất phải bao gồm các thông tin sau, phụ thuộc vào loại thiết bị:

a) khối lượng tối đa của người sử dụng;

b) mô tả và chức năng của phương pháp gi cố định;

c) rời xuống khẩn cấp;

d) chức năng dừng khẩn cấp;

e) khu vực an toàn 2 000 mm x 1 000 mm đằng sau thiết bị.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phân loại

5  Yêu cầu an toàn

6  Phương pháp thử

7  Hướng dẫn sử dụng bổ sung

1) Tiêu chuẩn này hiện nay đã bị hủy và được thay thế bằng ENISSO 12100-1 đã được biên soạn thành TCVN 7383-1

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi