Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 9668:2017 Thịt bò đã xử lý nhiệt
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9668:2017
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9668:2017 CODEX STAN 88-1981, Rev.3-2015 Thịt bò đã xử lý nhiệt
Số hiệu: | TCVN 9668:2017 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm |
Năm ban hành: | 2017 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Lời nói đầu
TCVN 9668:2017 thay thế TCVN 9668:2013;
TCVN 9668:2017 tương đương với CODEX STAN 88-1981, Rev.3-2015;
TCVN 9668:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 9668:2017 tương đương CODEX STAN 88-1981, Rev. 3-2015 với các thay đổi về biên tập như sau:
CODEX STAN 88-1981, Rev. 3-2015 | TCVN 9668:2017 |
| Lời giới thiệu |
1 Phạm vi áp dụng | 1 Phạm vi áp dụng |
| 2 Tài liệu viện dẫn |
2 Mô tả | 3 Thuật ngữ và định nghĩa Bổ sung số thứ tự các điều |
3 Thành phần chính và yêu cầu chất lượng | 4 Thành phần chính và yêu cầu chất lượng |
4 Phụ gia thực phẩm | 5 Phụ gia thực phẩm |
5 Chất nhiễm bẩn | 6 Chất nhiễm bẩn |
6 Vệ sinh | 7 Vệ sinh |
7 Ghi nhãn Ghi nhãn theo CODEX STAN 1-1985 | 8 Ghi nhãn Ghi nhãn theo các quy định hiện hành |
8 Phương pháp phân tích | 9 Phương pháp phân tích |
| Thư mục tài liệu tham khảo |
THỊT BÒ ĐÃ XỬ LÍ NHIỆT
Corned beef
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm thịt bò được xử lý nhiệt sau khi đóng hộp để kéo dài thời hạn bảo quản.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm thịt bò có các đặc tính về thành phần khác với đặc tính quy định trong tiêu chuẩn này. Các sản phẩm này phải nêu rõ tên gọi mô tả đúng bản chất sao cho không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và không nhầm lẫn với sản phẩm khác.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, Rev. 2009, Amd. 2015), Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
TCVN 5542:2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev. 2-1993), Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hóa
TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003), Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
TCVN 5624 (tất cả các phần), Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai
TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-20091)), Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm
TCVN 6417:2010 (CAC/GL 66-2008), Hướng dẫn sử dụng hương liệu
TCVN 6711:2010 (CAC/MRL 2-2009)2) Giới hạn dư lượng tối đa thuốc thú y trong thực phẩm
TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005), Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thịt
TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013), Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm
CODEX STAN 234-1999, Recommended Methods of Analysis and Sampling (Phương pháp phân tích và lấy mẫu)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Thịt bò đã xử lí nhiệt (corned beef)
Sản phẩm được chế biến từ thịt bò đã bỏ xương, có thể gồm cả phần thịt thủ, thịt tim và thịt dải sườn, được cắt miếng, đã được xử lí nhiệt sơ bộ hoặc hỗn hợp gồm thịt bò đã được xử lí nhiệt sơ bộ và tối đa 5 % thịt bò chưa qua xử lí nhiệt; trong cả hai trường hợp, thịt phải được ướp muối trước hoặc sau khi cho vào bao gói.
CHÚ THÍCH: Việc xử lí nhiệt đối với sản phẩm được thực hiện sau khi làm kín bao bì, đảm bảo kéo dài thời hạn bảo quản sản phẩm và không gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.
3.2
Bao bì kín (hermetically sealed container)
Bao bì được hàn kín hoàn toàn, không thấm nước và được làm bằng vật liệu thích hợp, phù hợp với sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này.
4 Thành phần chính và yêu cầu chất lượng
4.1 Thành phần nguyên liệu chính
- Thịt bò chưa ướp muối;
- Muối thực phẩm;
- Natri nitrit hoặc kali nitrit.
4.2 Thành phần nguyên liệu tùy chọn
- Sacarose, đường chuyển hóa, dextrose (glucose), lactose, maltose, xirô glucose (kể cả xirô ngô).
4.3 Thành phần của sản phẩm
Hàm lượng protein tổng số trong thành phẩm không nhỏ hơn 21 % khối lượng.
4.4 Yêu cầu chất lượng
4.4.1 Nguyên liệu
Thịt dùng để chế biến sản phẩm phải có chất lượng thích hợp để dùng làm thực phẩm, không có hương và mùi lạ.
4.4.2 Thành phẩm
Sản phẩm phải sạch, không bị thôi màu và nhiễm bẩn từ bao bì. Thịt phải được ướp muối kỹ và đồng đều, sản phẩm phải cắt được thành lát.
5 Phụ gia thực phẩm
Chỉ sử dụng các chất bảo quản, chất hút ẩm, chất tạo màu nêu trong Bảng 1, Bảng 2 cho nhóm 08.3.2 “Sản phẩm thịt gia súc, thịt gia cầm và thịt thú xay đã qua xử lý nhiệt", nhóm 08.3 "Sản phẩm thịt gia súc, thịt gia cầm và thịt thú xay đã chế biến" và các phụ gia thực phẩm xác định nêu trong Bảng 3 của TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009).
Chất mang của phụ gia thực phẩm có trong các thành phần và các nguyên liệu được cho vào thực phẩm phải áp dụng theo 4.1 của TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009).
6 Chất nhiễm bẩn
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, Rev. 2009, Amd. 2015).
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo bộ TCVN 5624 và/hoặc dư lượng thuốc thú y theo TCVN 6711:2010 (CAC/MRL 2-2009).
7 Vệ sinh
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này nên được chế biến và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003), TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005), TCVN 5542:2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev. 2-1993) và các quy phạm thực hành, quy phạm thực hành vệ sinh có liên quan khác.
Các sản phẩm cần tuân thủ các tiêu chí về vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013).
8 Ghi nhãn
Ghi nhãn theo các quy định hiện hành[1],[2],[3] và các quy định cụ thể sau đây:
8.1 Tên sản phẩm
Tên sản phẩm được công bố trên nhãn phải là “Thịt bò đã xử lí nhiệt”.
8.2 Ngày sản xuất, hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản
Đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài thì phải công bố thời hạn sử dụng tối thiểu theo năm.
8.3 Ghi nhãn đối với các bao bì không dùng để bán lẻ
Thông tin cần thiết và thích hợp đối với việc ghi nhãn bao bì bán lẻ có thể được ghi trên bao bì không dùng để bán lẻ hoặc trong các tài liệu kèm theo; riêng tên của sản phẩm, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, các hướng dẫn bảo quản, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói phải được ghi trên bao bì không dùng để bán lẻ.
Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc đóng gói có thể được thay thế bằng dấu hiệu nhận biết với điều kiện là dấu hiệu đó dễ nhận biết và có tài liệu kèm theo.
9 Phương pháp thử
Xem CODEX STAN 234-1999.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
[2] Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn
[3] TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.