Tiêu chuẩn TCVN 9213:2012 Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện quận huyện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9213:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9213:2012 Bệnh viện quận huyện-Tiêu chuẩn thiết kế
Số hiệu:TCVN 9213:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Xây dựng
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9213:2012

BỆNH VIỆN QUẬN HUYỆN - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

District Hospital - Design standard

Lời nói đầu

TCVN 9213 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BỆNH VIỆN QUẬN HUYỆN - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

District Hospital - Design standard

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các Bệnh viện quận huyện trên toàn quốc.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4470 : 20121), Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế;

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 4470 : 2012 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

Bệnh viện quận huyện

Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bao gồm một số chuyên khoa, chuyên ngành đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận huyện.

4. Quy định chung

Khi thiết kế Bệnh viện quận huyện phải tuân thủ các quy định chung được nêu trong điều 4 của TCVN 4470: 2012 và các quy định nêu trong tiêu chuẩn này.

5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng

5.1.1. Vị trí khu đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, có giao thông thuận lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai.

5.1.2. Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô nhiễm.

5.1.3. Quy mô của Bệnh viện quận huyện và chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng bình quân cho một giường bệnh được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng bệnh viện Quận huyện

Quy mô

Số giường bệnh

giường

Diện tích sàn xây dựng bình quân

m2/giường bệnh

Diện tích đất

ha

Lớn

từ 150 đến 250

từ 70 đến 90

từ 1,2 đến 1,5

Nhỏ

từ 50 đến 150

từ 100 đến 120

1,0

CHÚ THÍCH:

1) Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình nhà ở và phúc lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các công trình này được xây dựng ngoài khu đất xây dựng bệnh viện.

2) Trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định nêu trên, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối, cao tầng nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của bệnh viện.

5.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

5.2.1. Tuân thủ các quy định chung về yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng được nêu trong 5.2 TCVN 4470 : 2012.

5.2.2. Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2 TCVN 4470 : 2012.

6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Nội dung công trình

- Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;

- Khu Điều trị nội trú;

- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;

- Khu Hành chính quản trị;

- Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.

6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy

Tuân thủ các yêu cầu về kích thước thông thủy được nêu trong 6.1.2 TCVN 4470 : 2012.

6.2. Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

6.2.1. Tuân thủ các quy định chung của Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú được nêu trong 6.2 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

6.2.2. Cơ cấu, số lượng chỗ khám bệnh tối thiểu được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Số lượng chỗ khám bệnh theo quy mô giường bệnh

Chuyên khoa

Số chỗ khám bệnh

chỗ

Tỷ lệ

%

Ghi chú

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

1. Nội

từ 4 đến 5

từ 1 đến 3

20

 

2. Ngoại

từ 3 đến 4

từ 1 đến 2

15

02 chỗ khám bố trí 01 phòng thủ thuật chữa bệnh

3. Sản

2

1

10

 

4. Phụ

1

1

6

5. Nhi

từ 2 đến 3

1

15

Kết hợp khám và chữa

6. Răng Hàm Mặt

từ 1 đến 2

từ 1 đến 2

6

Kết hợp khám và chữa

7. Tai Mũi Họng

từ 1 đến 2

1

6

Kết hợp khám và chữa

8. Mắt

từ 1 đến 2

1

6

Kết hợp khám và chữa

9. Truyền nhiễm

từ 1 đến 2

1

6

Chỗ khám, chữa cách ly

10. Y học cổ truyền

từ 1 đến 2

1

10

Kết hợp khám nội khoa

6.2.3. Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 - Diện tích các phòng trong Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

Tên khoa, phòng

Diện tích

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

A. Khối tiếp đón

1. Phát số, không nhỏ hơn

18 m2/khu

2. Thủ tục - thanh toán, không nhỏ hơn

24 m2/khu

3. Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt)

18 m2/khu x 02 khu

4. Chỗ đợi, chờ khám

Xem điều 6.2.6 TCVN 4470 : 2012

B. Khối Khám - điều trị ngoại trú

1. Khám nội

 

- Phòng khám

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

- Phòng sơ cứu (từ 01 giường đến 02 giường)

từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng

2. Thần kinh

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

3. Da liễu

 

- Phòng khám

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng điều trị

từ 9 m2/ chỗ đến 12 m2/chỗ

4. Đông y

 

- Phòng khám

12 m2/chỗ

- Phòng châm cứu

12 m2/chỗ

5. Khám ngoại

 

- Phòng khám

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

- Thủ thuật ngoại

từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ

- Chuẩn bị dụng cụ

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

6. Khám nhi

 

- Phòng khám nhi thường

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

- Phòng khám bệnh nhi truyền nhiễm

Dùng chung phòng khám của khoa Truyền nhiễm

7. Bệnh truyền nhiễm

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

8. Phụ, Sản

 

- Phòng khám sản khoa

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

- Phòng khám phụ khoa

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

9. Răng Hàm Mặt

 

- Phòng khám (01 ghế)

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng tiểu phẫu

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng chỉnh hình

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

- Rửa hấp sấy dụng cụ

từ 4 m2/chỗ đến 6 m2/chỗ

10. Tai Mũi Họng

 

- Phòng khám

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng điều trị

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

11. Mắt

 

- Phòng khám (phần sáng)

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

- Phòng khám (phần tối)

từ 12 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

- Phòng điều trị

từ 18 m2/chỗ đến 24 m2/chỗ

C. Bộ phận nghiệp vụ

1. Phòng phát thuốc, kho thuốc

từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng

2. Chỗ bán thuốc

từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng

3. Phòng chẩn đoán, xét nghiệm nhanh

 

- Chỗ đợi

Xem điều 6.2.6 TCVN 4470 : 2012

- Chỗ lấy bệnh phẩm

từ 12 m2/khu đến 15 m2/khu

- Phòng xét nghiệm

từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng

- Phòng Xquang

từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng

- Phòng siêu âm

từ 24 m2/phòng đến 36 m2/phòng

- Phòng bác sỹ Xquang và lưu hồ sơ

từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

4. Phòng lưu hồ sơ của phòng khám

từ 18 m2/phòng đến 24 m2/phòng

5. Kho sạch

từ 18 m2/phòng đến 21 m2/phòng

6. Phòng quản lý trang thiết bị

từ 15 m2/phòng đến 18 m2/phòng

7. Kho chứa hóa chất

từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

8. Kho bẩn

từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

D. Bộ phận tiếp nhận

1. Phòng thay gửi quần áo

từ 6 m2/phòng đến 9 m2/phòng

2. Phòng tiếp nhận

từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng

3. Kho quần áo, đồ dùng:

 

- Đồ sạch của bệnh nhân

từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

- Đồ gửi của bệnh nhân

từ 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

E. Bộ phận hành chính

1. Phòng trưởng khoa

18 m2/phòng

2. Phòng sinh hoạt

từ 18 m2/phòng đến 24 m2/phòng

3. Thay quần áo nhân viên

từ 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng

4. Vệ sinh

từ 18 m2/khu đến 24 m2/khu

6.3. Khu Điều trị nội trú

6.3.1. Tuân thủ các yêu cầu chung của Khu điều trị nội trú được nêu trong 6.3 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

6.3.2. Khu Điều trị nội trú gồm các khoa sau:

1)

Khoa Nội;

6)

Khoa Truyền nhiễm;

2)

Khoa Ngoại;

7)

Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc;

3)

Khoa Phụ sản;

4)

Khoa Nhi;

8)

Khoa Y học cổ truyền;

5)

Khoa Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng, Mắt;

9)

Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng;

6.3.3. Khu Điều trị nội trú của Bệnh viện phải thiết kế thành đơn nguyên điều trị có quy mô từ 10 đến 35 giường theo yêu cầu của từng khoa riêng biệt. Các khoa có số giường lưu không đủ số giường tối thiểu của đơn nguyên điều trị thì cho phép bố trí liên khoa (từ 2 đến 3 khoa). Khu bệnh nhân liên khoa phải bố trí phòng bệnh riêng theo từng chuyên khoa. Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa xem Bảng 5.

CHÚ THÍCH: Đơn nguyên điều trị nội trú bao gồm các bộ phận sau:

- Phòng bệnh nhân và phòng sinh hoạt của bệnh nhân;

- Phòng làm việc, sinh hoạt của nhân viên;

- Các phòng nghiệp vụ của đơn nguyên.

Bảng 5 - Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa

Tên khoa

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

Số giường

(giường)

Tỷ lệ

(%)

Số giường

(giường)

Tỷ lệ

(%)

1. Khoa Nội

 

từ 28 đến 31

 

28

+ Nội Tổng quát

từ 20 đến 40

 

từ 14 đến 42

 

+…

37

 

-

 

2. Khoa Ngoại Tổng quát

từ 30 đến 50

20

từ 10 đến 30

20

3. Khoa Phụ Sản

từ 15 đến 25

10

từ 7 đến 18

từ 14 đến 12

4. Khoa Nhi

từ 15 đến 25

10

từ 5 đến 15

10

5. Khoa Mắt

từ 15 đến 25

10

từ 5 đến 15

10

6. Khoa Tai Mũi Họng

7. Khoa Răng Hàm Mặt

8. Khoa Truyền nhiễm

từ 9 đến 15

6

từ 3 đến 9

6

9. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc

từ 9 đến 20

từ 6 đến 8

từ 3 đến 12

từ 6 đến 8

10. Khoa Y học cổ truyền

từ 15 đến 13

từ 10 đến 5

từ 3 đến 9

6

Tổng cộng

từ 150 đến 250

100

từ 50 đến 150

10

6.3.4. Khoa Y học cổ truyền trong Bệnh viện Quận huyện:

- Quy mô nhỏ (từ 50 giường đến 150 giường) được phép chung với Khoa Nội;

- Quy mô lớn (từ 150 giường đến 250 giường) có thể bố trí độc lập tùy từng bệnh viện. Khi bố trí độc lập cần tuân thủ các quy định chung của Khoa Y học cổ truyền được nêu trong TCVN 4470 : 2012.

6.3.5. Khu vực bệnh phòng của bệnh nhân phụ khoa nên bố trí một phòng từ 02 giường đến 04 giường. Không bố trí phòng xét nghiệm trong Khoa Phụ sản của Bệnh viện quận huyện.

6.3.6. Khoa Nhi

6.3.6.1. Tiêu chuẩn diện tích và số giường trong một phòng của đơn nguyên nhi được quy định như sau:

- Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: từ 3 m2/giường đến 4 m2/giường, bố trí tối đa 08 giường/phòng;

- Cho trẻ lớn: từ 5 m2/giường đến 6 m2/giường, bố trí tối đa 06 giường/phòng.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cần tổ chức chỗ ăn, nghỉ cho bà mẹ, phải được nêu trong báo cáo đầu tư và được Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6.3.6.2. Số giường trẻ sơ sinh tính bằng số giường sản phụ.

6.3.6.3. Phòng sơ sinh thiếu tháng và sơ sinh cách ly phải ngăn riêng thành căn, mỗi căn không quá 02 giường. Phòng điều trị trẻ sơ sinh phải có cửa hoặc tường ngăn bằng kính để quan sát và theo dõi.

6.3.6.4. Các phòng phục vụ sinh hoạt trong đơn nguyên nhi gồm: Chỗ chuẩn bị đồ ăn và ăn, chỗ tắm, giặt, khu vệ sinh, kho…

6.3.7. Trong Liên Khoa Răng hàm mặt - Tai mũi họng - Mắt của bệnh viện quận huyện quy mô lớn nên bố trí phòng Xquang cho tối thiểu 01 máy Xquang răng, một labo răng giả cho từ 1 kỹ thuật viên đến 2 kỹ thuật viên.

6.3.8. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc

6.3.8.1. Bộ phận tạm lưu cấp cứu bố trí khoảng 03 đến 04 giường tạm lưu cấp cứu để giải quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ bên ngoài vào.

6.3.8.2. Diện tích các phòng trong khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc được quy định trong Bảng 6.

6.3.9. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Quận huyện quy mô nhỏ có thể ghép với khoa Nội với quy mô từ 5 giường đến 10 giường. Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được quy định trong Bảng 7 với chỉ tiêu diện tích tối thiểu các phòng được quy định trong Bảng 21 TCVN 4470 : 2012.

Bảng 6 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc

Tên phòng

Diện tích tối thiểu

m2/phòng

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

Đơn vị cấp cứu

1. Sảnh

từ 24 đến 36

2. Phòng đợi cho người nhà bệnh nhân

xem 6.2.6

3. Phòng sơ cứu, phân loại

từ 18 đến 24

4. Phòng tạm lưu cấp cứu

15 m2/giường x 04 giường

15 m2/giường x 03 giường

Đơn vị hồi sức

5. Chăm sóc tích cực

15 m2/giường

15 m2/giường

6. Phòng thủ thuật

từ 18 đến 24

7. Phòng trực theo dõi

từ 18 đến 24

từ 24 đến 36

8. Phòng trưởng khoa

18

9. Phòng bác sỹ

24

10. Phòng y tá, hộ lý

từ 15 đến 24

11. Phòng Hội chẩn, giao ban, đào tạo

từ 24 đến 36

12. Kho sạch

từ 12 đến 18

13. Kho bẩn

từ 12 đến 18

14. Vệ sinh, thay đồ nhân viên a)

(Nam/nữ riêng biệt)

18 m2/khu x 02 khu

CHÚ THÍCH: a) và không nhỏ hơn 1,0 m2/ nhân viên.

Bảng 7 - Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng

Tên phòng

Số chỗ

1. Phòng điều trị bằng quang điện

- Chỗ điều trị bằng tia hồng ngoại

2

- Chỗ điều trị bằng tử ngoại

1

- Chỗ điều trị bằng điện

1

- Chỗ điều trị bằng các máy khác

-

2. Phòng điều trị nhiệt

- Bó paraphin, ngải cứu

2

- Xông

1

3. Phòng điều trị vận động và thể dục

- Phòng thể dục

 

- Xoa bóp

2

4. Phong thủy trị liệu

 

- Chỗ tắm, ngâm nước

3

- Chỗ tắm bùn khoáng

4

6.4. Khu Kỹ thuật nghiệp vụ

6.4.1. Khu Kỹ thuật nghiệp vụ gồm các khoa sau:

1)

Đơn vị Phẫu thuật;

2)

Khoa Chẩn đoán hình ảnh;

3)

Khoa Xét nghiệm;

4)

Khoa Giải phẫu bệnh;

5)

Khoa Dược;     

6)

Khoa Dinh dưỡng;

7)

Khoa Quản lý nhiễm khuẩn.

6.4.2. Khu Kỹ thuật nghiệp vụ của Bệnh viện quận huyện cần tuân thủ các quy định được nêu trong 6.4 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

6.4.3. Diện tích tối thiểu các phòng trong Đơn vị phẫu thuật được quy định trong Bảng 8.

Bảng 8 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Đơn vị phẫu thuật

Tên khoa, phòng

Diện tích tối thiểu

(m2/phòng)

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

A. Khu vực vô khuẩn

1. Mổ tổng hợp

36 x 02 phòng

36 x 01 phòng

2. Mổ hữu khuẩn

36 x 01 phòng

36 x 01 phòng

3. Rửa tay vô khuẩn

tùy yêu cầu sử dụng và cách bố trí các phòng mổ mà tính toán cho phù hợp

4. Cung cấp vật tư

18

B. Khu vực sạch

1. Tiền mê (có thể kết hợp với hành lang sạch)

9 m2/giường x 02 giường

2. Phòng nghỉ giữa ca mổ

từ 16 đến 18

3. Phòng ghi hồ sơ mổ

9

4. Phòng khử khuẩn

từ 12 đến 24

5. Phòng đồ thải

từ 12 đến 18

6. Kho thiết bị

từ 18 đến 24

C. Khu phụ trợ

1. Tiếp nhận bệnh nhân

24

2. Hồi tỉnh

12 m2/giường x 02 giường

3. Hành chính, trực

từ 15 đến 18

4. Hội chẩn, đào tạo

từ 18 đến 24

5. Thay quần áo, vệ sinh (Nam/nữ riêng biệt)

18 x 02 phòng

6. Phòng trưởng khoa

18

7. Bác sỹ

18 x 02 phòng

8. Phòng y tá, hộ lý

18 x 02 phòng

6.4.4. Khoa Chẩn đoán hình ảnh

6.4.4.1. Diện tích các phòng trong Khu vực kỹ thuật của Khoa Chẩn đoán hình ảnh được quy định trong Bảng 9.

Bảng 9 - Diện tích các phòng trong Khu vực kỹ thuật của khoa Chẩn đoán hình ảnh

Tên khoa, phòng

Diện tích tối thiểu

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

A. Phòng Xquang thông thường

1. Khu vực đặt máy

 

 

- Phòng chụp

20 m2/máy

20 m2/máy

- Phòng điều khiển

02 phòng x 6 m2/phòng

01 phòng x 6 m2/phòng

2. Khu vực chuẩn bị

 

 

- Buồng tháo, thụt

9 m2/phòng

9 m2/phòng

- Phòng nghỉ bệnh nhân

02 giường x 9 m2/giường

01 giường x 9 m2/giường

B. Siêu âm

- Phòng siêu âm

03 máy x 9 m2/máy

02 máy x 9 m2/máy

- Phòng chuẩn bị

9 m2/phòng

9 m2/phòng

C. Nội soi

- Phòng nội soi dạ dày

01 phòng x 24 m2/phòng

01 phòng x 24 m2/phòng

- Phòng nội soi tiết niệu

01 phòng x 24 m2/phòng

-

- Phòng chuẩn bị

9 m2/phòng

9 m2/phòng

Phòng đọc và xử lý hình ảnh

24 m2/phòng

24 m2/phòng

Phòng rửa phim và phân loại

18 m2/phòng

18 m2/phòng

CHÚ THÍCH: Nếu máy chụp, chiếu có bản thiết kế phòng đặt máy của nhà sản xuất kèm theo thì kích thước phòng tối thiểu phải không nhỏ hơn kích thước quy định bởi nhà sản xuất.

6.4.4.2. Diện tích tối thiểu của khu vực hành chính, phụ trợ khoa Chẩn đoán hình ảnh được quy định trong Bảng 10.

Bảng 10 - Diện tích tối thiểu của khu vực hành chính, phụ trợ khoa Chẩn đoán hình ảnh

Tên phòng

Diện tích

(m2/phòng)

Ghi chú

1. Phòng đăng ký lấy số, trả kết quả

24

 

2. Khu vệ sinh bệnh nhân (nam, nữ)

18 m2 x 02 khu

 

3. Đợi chụp

1,2 m2/chỗ/đơn vị chẩn đoán

 

4. Phòng trưởng khoa

18

 

5. Phòng hành chính, giao ban

từ 24 đến 36

0,8 m²/chỗ đến 1,0 m²/chỗ giảng dạy, hội họp

6. Phòng trực nhân viên

từ 12 đến 18

 

7. Kho thiết bị, dụng cụ

từ 12 đến 18

 

8. Kho phim, hóa chất

từ 12 đến 18

 

9. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên (nam/nữ)

18 m2 x 02 khu

 

6.4.5. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Xét nghiệm được quy định trong Bảng 11.

Bảng 11 - Diện tích tối thiểu các phòng trong các khoa Xét nghiệm

Tên phòng

Diện tích tối thiểu

(m2/phòng)

Ghi chú

Khu nghiệp vụ kỹ thuật

1. Xét nghiệm vi sinh

30

 

2. Xét nghiệm hóa sinh

40

 

3. Xét nghiệm huyết học

40

 

4. Phòng vô khuẩn

9

 

5. Chuẩn bị

18

 

6. Phòng rửa/tiệt trùng

12

 

7. Kho hóa chất

12

 

8. Phòng trữ máu

12

 

Khu phụ trợ

1. Trực + nhận/trả kết quả

18

 

2. Phòng lấy mẫu xét nghiệm

12

Liền kề với phòng thủ tục

3. Kho chung

18

Liền kề với phòng thủ tục

4. Phòng hành chính, giao ban

36

 

5. Phòng trưởng khoa

18

 

6. Phòng nhân viên, trực khoa

24

 

7. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên (nam/nữ)

24 x 02 khu

 

6.4.6. Diện tích tối thiểu của các phòng trong khoa Giải phẫu bệnh được quy định trong Bảng 12.

Bảng 12 - Diện tích tối thiểu các phòng khoa Giải phẫu bệnh

Tên khoa, phòng

Diện tích

(m2/phòng)

Khu nghiệp vụ kỹ thuật (Labo giải phẫu bệnh)

Labo Giải phẫu bệnh được tổ chức tích hợp trong Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện, được bố trí riêng biệt không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong Khoa Xét nghiệm.

Khu phụ trợ

1. Phòng nhân viên, trực khoa

18

2. Phòng trưởng khoa

18

3. Khu vệ sinh, thay đồ nhân viên (nam/nữ)

12 m2 x 02 khu

4. Phòng tang lễ

54

5. Phòng dịch vụ tang lễ

15

6. Phòng lưu tử thi

18

7. Phòng khám nghiệm tử thi a)

36

8. Phòng lưu trữ bệnh phẩm

từ 15 đến 18

9. Kho

từ 15 đến 18

18. Phòng rửa, tiệt trùng

từ 12 đến 18

19. Phòng hành chính

18

CHÚ THÍCH: a) Bệnh viện quy mô nhỏ không có phòng khám nghiệm tử thi

6.4.7. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược được quy định trong Bảng 13.

Bảng 13 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dược

Tên khoa, phòng

Diện tích tối thiểu

(m2/phòng)

Khu vực sản xuất

1. Phòng rửa hấp

 

- Chỗ thu chai lọ

từ 9 đến 12

- Chỗ ngâm, rửa

từ 15 đến 18

- Chỗ sấy, hấp

từ 9 đến 12

2. Các phòng pha chế tân dược

 

- Phòng cất nước

từ 6 đến 9

- Phòng pha thuốc nước

từ 15 đến 18

- Phòng pha chế các loại thuốc khác

từ 9 đến 15

- Phòng kiểm nghiệm

từ 12 đến 15

- Phòng soi dán nhãn

từ 9 đến 12

3. Các phòng bào chế tân, đông dược

 

- Phòng chứa vật liệu tươi

từ 18 đến 24

- Chỗ ngâm, rửa, xát

tùy thuộc vào điều kiện cụ thể

- Chỗ hong phơi, sấy

4. Phòng chế dược liệu khô

 

- Xay tán

từ 9 đến 12

- Luyện hoàn đóng gói, bốc thuốc

từ 15 đến 18

- Bếp sắc thuốc, nấu cao

từ 9 đến 12

- Kho thành phẩm tạm thời

từ 9 đến 12

Khu vực bảo quản, cấp phát

1. Quầy cấp phát

 

- Chỗ đợi

9

- Quầy phát thuốc

từ 15 đến 18

2. Kho dược

từ 24 đến 36

3. Kho - phòng lạnh

từ 9 đến 12

4. Kho bông băng y tế, dụng cụ y tế

từ 24 đến 36

5. Kho dự trữ dụng cụ y tế

từ 24 đến 36

6. Kho phế liệu

từ 9 đến 12

Các phòng hành chính, sinh hoạt

1. Phòng trưởng khoa

18

2. Phòng thống kê, kế toán

từ 15 đến 21

3. Phòng sinh hoạt

từ 15 đến 18

4. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên (nam/nữ riêng biệt)

18 x 02 khu

6.4.8. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dinh dưỡng được quy định trong Bảng 14.

Bảng 14 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Dinh dưỡng

Tên khoa, phòng

Diện tích

(m2)

Khu vực sản xuất

1. Khâu gia công thô

 

- Sân sản xuất

từ 18 đến 24

- Bể nước

từ 9 đến 12

2. Chỗ gia công kỹ

 

- Chỗ bếp nấu

từ 21 đến 36

- Chỗ để bình ga

từ 9 đến 15

- Chỗ đun nước

từ 9 đến 12

- Chỗ pha sữa và phân phối sữa

9

3. Chỗ phân phối

 

- Chỗ thái chín, giao thức ăn

từ 18 đến 24

- Chỗ nhận thức ăn, xếp xe đẩy thức ăn

từ 18 đến 30

- Kho lẻ, tủ lạnh

từ 15 đến 24

- Chỗ rửa bát đĩa, xe đẩy

từ 21 đến 30

Khu vực kho và hành chính

1. Nhà kho

 

- Chỗ nhập xuất kho

từ 12 đến 15

- Lương thực

từ 15 đến 18

- Thực phẩm khô gia vị

từ 15 đến 24

- Bát đĩa đồ dùng

từ 15 đến 24

- Kho lạnh

từ 12 đến 18

2. Các phòng hành chính - sinh hoạt

 

- Phòng quản lý, bác sỹ, y sỹ dinh dưỡng, thống kê kế toán

từ 15 đến 24

- Phòng sinh hoạt

từ 18 đến 24

- Phòng trực và nghỉ

từ 15 đến 18

- Phòng thay quần áo nhân viên (nam/nữ riêng biệt)

6 x 02 phòng

- Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt)

18 x 02 khu

6.4.9. Bộ phận giặt là trong khoa Quản lý nhiễm khuẩn được thiết kế theo diện tích quy định trong Bảng 15.

Bảng 15 - Diện tích thiết kế bộ phận giặt là

Loại phòng

Diện tích

(m2)

1. Chỗ kiểm nhận (có cửa riêng, không gần với vùng đồ vải sạch)

từ 12 đến 15

2. Gian giặt:

 

- Bể ngâm thô

từ 9 đến 12

- Bể ngâm tẩy

từ 9 đến 12

- Chỗ đặt máy giặt, vắt, sấy

từ 24 đến 36

3. Phòng phơi trong nhà

từ 24 đến 36

4. Sân phơi

từ 48 đến 60

5. Phòng là, gấp

từ 12 đến 18

6. Khâu vá

từ 9 đến 12

7. Kho cấp phát đồ sạch

từ 15 đến 18

8. Chỗ thay quần áo

từ 6 đến 9

9. Chỗ nghỉ nhân viên

từ 12 đến 18

10. Khu vệ sinh, tắm (nam/nữ)

18 x 02 khu

CHÚ THÍCH: Trong điều kiện cho phép, nếu sử dụng máy giặt, máy vắt, hấp liên hoàn thì khi thiết kế cần dựa vào catalog của nhà sản xuất để tính diện tích không gian của phòng giặt - vắt - sấy hấp.

6.5. Khu Hành chính quản trị

6.5.1. Khu Hành chính quản trị của Bệnh viện quận huyện cần tuân thủ các quy định được nêu trong 6.5 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

6.5.2. Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong bệnh viện được quy định trong Bảng 16.

Bảng 16 - Diện tích tối thiểu của một số phòng chức năng trong bệnh viện

Loại phòng

Diện tích

(m2)

1. Phòng họp giao ban

từ 24 đến 36

2. Phòng Đảng, Đoàn thể

từ 12 đến 15

3. Phòng Kế hoạch tổng hợp

từ 15 đến 18

4. Phòng Tổ chức cán bộ

từ 12 đến 18

5. Phòng Tài chính - kế toán

từ 15 đến 18

6. Phòng Y tá điều dưỡng

từ 12 đến 18

7. Phòng Hành chính - quản trị

từ 18 đến 24

8. Phòng lưu trữ hồ sơ

từ 18 đến 24

9. Phòng vật tư, trang thiết bị y tế

từ 15 đến 21

10. Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học

từ 15 đến 21

11. Phòng tổng đài

từ 6 đến 9

12. Thư viện, phòng đọc

từ 36 đến 48

CHÚ THÍCH:

1) Trong trường hợp cần thiết kế phòng họp lớn hoặc hội trường, chỉ tiêu diện tích bằng 0,8 m2/chỗ, với số chỗ từ 60% đến 70% tổng số nhân viên trong bệnh viện.

2) Yêu cầu thiết kế phòng lưu trữ, thư viện có thể tham khảo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

6.6. Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp

6.6.1. Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp của Bệnh viện quận huyện cần tuân thủ các quy định được nêu trong 6.6 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

6.6.2. Diện tích các gian kho và xưởng được quy định trong Bảng 17.

Bảng 17 - Diện tích các gian kho và xưởng

Loại phòng

Diện tích

(m2)

1. Kho dự trữ đồ vải, văn phòng phẩm, đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân, nhân viên.

từ 27 đến 30

2. Kho đồ cũ, bao bì.

từ 15 đến 18

3. Xưởng sửa chữa nhỏ:

 

- Đồ điện

từ 12 đến 15

- Thiết bị nhà cửa

từ 15 đến 18

CHÚ THÍCH: Chỉ tiêu diện tích tính toán kho vật tư, thiết bị y tế thông thường và kho chăn màn, đệm lấy: 20 m2/100 giường.

6.6.3. Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp được quy định trong Bảng 18.

Bảng 18 - Diện tích tối thiểu các bộ phận trong khu Dịch vụ tổng hợp

Loại phòng

Diện tích

(m2)

1. Quầy bán thuốc

từ 15 đến 18

2. Quầy tạp hóa

từ 15 đến 24

3. Quầy giải khát

từ 18 đến 36

4. Quầy sách báo, tem thư, điện thoại

từ 12 đến 18

5. Cửa hàng ăn uống (nếu có)

Có thể kết hợp với khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện quận huyện

6. Nhà trọ cho người nhà trông nom bệnh nhân

Tính theo tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân nặng. Tiêu chuẩn diện tích 6 m2/giường trọ

CHÚ THÍCH: Diện tích các quầy giải khát đã bao gồm chỗ bán hàng, kho chứa và chỗ chế biến.

7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật

Khi thiết kế hệ thống kỹ thuật của Bệnh viện quận huyện cần tuân thủ các quy định được nêu trong điều 7 của TCVN 4470 : 2012.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Sơ đồ phân khu chức năng bệnh viện quận huyện

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9213:2012 Bệnh viện quận huyện-Tiêu chuẩn thiết kế

Hình A.1 - Sơ đồ phân khu chức năng Bệnh viện quận huyện

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Sơ đồ dây chuyền Đơn vị phẫu thuật

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9213:2012 Bệnh viện quận huyện-Tiêu chuẩn thiết kế

Hình B.1 - Sơ đồ dây chuyền Đơn vị phẫu thuật

 

MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Quy định chung

5 Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

5.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng

5.2 Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

6 Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

6.1 Yêu cầu chung

6.1.1 Nội dung công trình

6.1.2 Yêu cầu về kích thước thông thủy

6.2 Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

6.3 Khu Điều trị nội trú

6.4 Khu Kỹ thuật nghiệp vụ

6.5 Khu Hành chính quản trị

6.6 Khu Kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp

7 Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật

Phụ lục A (tham khảo) Sơ đồ phân khu chức năng Bệnh viện quận huyện

Phụ lục B (tham khảo) Sơ đồ dây chuyền Đơn vị phẫu thuật

 

1) TCVN sắp ban hành

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi