Tiêu chuẩn TCVN 8389-2:2010 Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8389-2:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8389-2:2010 Khẩu trang y tế-Phần 2: Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn
Số hiệu:TCVN 8389-2:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8389-1:2010

KHẨU TRANG Y T - PHN 1: KHẨU TRANG Y T THÔNG THƯỜNG

Medical face mask - Part 1: Normal medical face mask

Lời nói đầu

TCVN 8389-1:2010 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 83892010 Khẩu trang y tế, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 8389-1:2010 Phần 1: Khẩu trang y tế thông thường.

- TCVN 8389-2:2010 Phần 2: Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn.

- TCVN 8389-3:2010 Phần 3: Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất

KHẨU TRANG Y T - PHN 1: KHẨU TRANG Y T THÔNG THƯỜNG

Medical face mask - Part 1: Normal medical face mask

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khẩu trang y tế (đã tiệt khuẩn và không tiệt khuẩn) sử dụng trong các cơ sở y tế.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3154:1979 Phương tiện bảo vệ cá nhân -Phương pháp xác định thị trường (trường nhìn)

TCVN 7312:2003 Phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp – Khẩu trang có tấm lọc bụi

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Quy định chung

- khẩu trang không được gây dị ứng da cho người đeo;

- bề mặt khẩu trang phải sạch sẽ, không còn đầu chỉ xơ vải và không có lỗi ngoại quan;

- dây đeo được may chắc chắn tại bốn góc của khẩu trang;

- các mép khẩu trang phải ôm khít khuôn mặt người đeo.

3.2. Cấu trúc

3.2.1. Khẩu trang y tế gồm các bộ phận:

- các lớp vải: có thể có từ 2 đến 4 lớp vải không dệt, dạng phẳng, có gấp nếp;

- lớp vi lọc;

- thanh nẹp mũi;

- dây đeo.

3.2.2. Kiểu dáng, kích thước

Kiểu dáng kích thước không bắt buộc nhưng phải đảm bảo che kín mũi và miệng.

3.3. Yêu cầu đối với vật liệu

3.3.1. Lớp vải: sử dụng vải không dệt không hút nước, định lượng 14 g/m2 ¸ 40 g/m2, màu sắc: trắng hoặc màu khác.

3.3.2. Lớp vi lọc thấu khí không thấm nước.

3.3.3. Thanh nẹp mũi: bằng nhựa hoặc kim loại dễ điều chỉnh, tác dụng kẹp khít khẩu trang trên sống mũi.

3.3.4. Dây đeo: dùng loại dây có tính đàn hồi, ví dụ: dây chun, giúp cho việc đeo, tháo khẩu trang dễ dàng, đảm bảo.

3.4. Chỉ tiêu kỹ thuật của khẩu trang

Khẩu trang y tế phải đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của khẩu trang

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Hiệu suất lọc đối với sương dầu ở chế độ thổi khí 30 L/min, %, không nhỏ hơn

90

2. Trở lực hô hấp (DP), ở chế độ thổi khí 30 L/min, mmH2O, không lớn hơn

9

3. Giới hạn trường nhìn, %, không lớn hơn

6

4. Khối lượng, g, không lớn hơn

10

3.5. Giới hạn cho phép các nguyên tố kim loại nặng trong vải không dệt

Giới hạn cho phép các nguyên tố kim loại nặng có trong vải không dệt quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Giới hạn cho phép các nguyên tố kim loại nặng có trong vải không dệt

Nguyên t

Giới hạn cho phép, không lớn hơn mg/kg sản phẩm

Asen (As)

0,17

Chì (Pb)

1,0

Thu ngân (Hg)

0,12

Antimon (Sb)

0,1

Cadimi (Cd)

0,1

4. Phương pháp thử

4.1. Kiểm tra kết cấu, yêu cầu đối với vật liệu

Kiểm tra kết cấu, yêu cầu đối với vật liệu bằng mắt thường.

4.2. Kiểm tra hiệu suất lọc đối với sương dầu

Kiểm tra hiệu suất lọc đối với sương dầu theo TCVN 7312:2003, Điều 6.3.

4.3. Kiểm tra trở lực hô hấp

Kiểm tra trở lực hô hấp theo TCVN 7312:2003, Điều 6.4.

4.4. Kiểm tra giới hạn trường nhìn

Kiểm tra giới hạn trường nhìn theo TCVN 3154-1979.

4.5. Kiểm tra khối lượng

Kiểm tra khối lượng theo TCVN 7312:2003, Điều 6.6.

4.6. Xác định giới hạn cho phép các nguyên tố kim loại nặng có trong vải không dệt

4.6.1. Nguyên tắc

Hoà tan kim loại nặng trong mẫu vải bằng axit clohydric. Xác định các nguyên tố kim loại nặng trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

4.6.1.1. Thiết bị, dụng cụ

- máy quang phổ hấp thụ nguyên tử;

- máy đo pH, độ chính xác ± 0,1 đơn vị pH.

4.6.1.2. Hóa chất, thuốc thử

Thuốc thử dùng trong phân tích chỉ dùng các hóa chất tinh khiết và chất chuẩn được chứng nhận.

4.6.1.2.1. Axit clohydric, dung dịch 0,07 mol/l;

4.6.1.2.2. Axit clohydric, dung dịch 2,0 mol/l;

4.6.1.2.3. Tricloetan không axit hoặc dung dịch thích hợp khác;

4.6.1.2.4. Chất chuẩn của các nguyên tố asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), antimon (Sb) và cadimi (Cd).

4.6.1.3. Cách tiến hành

- trộn 5 g mẫu thử đã chuẩn bị với 250 g dung dịch axit clohydric 0,07 mol/l rồi lắc trong 1 min.

- kiểm tra độ axit của hỗn hợp. Nếu pH lớn hơn 1,5, vừa lắc vừa thêm từng giọt dung dịch axit clohydric 2,0 mol/l cho đến khi pH nhỏ hơn hoặc bằng 1,5. Định mức đến 250 ml.

- hỗn hợp được lắc liên tục sau đó để yên trong 1 h ở nhiệt độ 37 °C ± 2 °C.

CHÚ THÍCH Không được để hỗn hợp ra ánh sáng.

- Để nguội hỗn hợp rồi lọc qua giấy lọc băng xanh. Lấy dịch lọc để xác định các nguyên tố kim loại nặng trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

5. Bao gói và ghi nhãn

5.1. Bao gói

Số lượng và quy cách đóng gói khẩu trang được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể.

5.2. Ghi nhãn

Nhãn phải được dán trên hộp cáctông với các thông tin tối thiểu sau:

- tên sản phẩm,

- viện dẫn tiêu chuẩn này,

- tên và địa chỉ nhà sản xuất,

- ngày sản xuất, hạn sử dụng,

- dấu kiểm tra của KCS,

- hướng dn sử dụng.

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Yêu cầu kỹ thuật

4. Phương pháp thử

5. Bao gói và ghi nhãn

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi