Quyết định 4109/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại một số vùng nguy cơ cao”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4109/QĐ-BYT

Quyết định 4109/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại một số vùng nguy cơ cao”
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:4109/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
09/10/2014
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 4109/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 4109/QĐ-BYT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 4109/QĐ-BYT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
____

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 4109/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại một số vùng nguy cơ cao”

________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại một số vùng nguy cơ cao”.

Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại một số vùng nguy cơ cao” tại các địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Trưởng ban quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, khu vực và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Các Cục: QLD, KCB (để thực hiện);
- Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện);
- Sở Y tế tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- TTYTDP tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (OPV) CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ VÙNG NGUY CƠ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4109/QĐ-BYT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP). Vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Bệnh bại liệt là bệnh thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Vắc xin OPV (vắc xin uống phòng bệnh bại liệt) được uống miễn phí trên toàn quốc cho trẻ em lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Từ năm 1993, tỷ lệ uống 3 liều vắc xin OPV hàng năm cho trẻ dưới 1 tuổi trên toàn quốc luôn đạt trên 90%. Việt Nam đã thanh toán bệnh Bại liệt vào năm 2000 và tiếp tục bảo vệ thành quả thanh toán trong suốt hơn 13 năm qua mặc dù tình hình bệnh bại liệt trên thế giới diễn biến phức tạp. Ca bệnh bại liệt cuối cùng được ghi nhận ở Việt Nam là năm 1997. Ngoài việc tổ chức tiêm uống vắc xin OPV thường xuyên trong TCMR, chiến dịch uống bổ sung vắc xin OPV đã được triển khai trên quy mô lớn trong nhiều năm qua: đã có hơn 9 triệu trẻ được uống bổ sung 2 liều vắc xin OPV trong các hoạt động uống bổ sung vắc xin năm 2001-2006, 2011-2012. Tỷ lệ uống bổ sung vắc xin OPV toàn quốc trong các hoạt động nêu trên đạt trên 95%.

Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận 416 ca bệnh bại liệt hoang dại, trong đó chủ yếu ở các nước Châu Phi như Somali (194 trường hợp), Pakistan (93 trường hợp), Nigeria (53 trường hợp), Syria (35 trường hợp), Afghanistan (14 trường hợp). Tính đến đầu tháng 6/2014, 94 ca bại liệt hoang dại đã được ghi nhận, trong đó chủ yếu xảy ra ở Pakistan với 75 trường hợp. Việt Nam và các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương chưa ghi nhận ca bệnh bại liệt hoang dại nào, tuy nhiên khả năng ca bệnh bại liệt hoang dại xâm nhập từ những nước này là rất lớn.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh bại liệt Polio hoang dại, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và khuyến nghị của WHO về việc để chủ động phòng chống bệnh bại liệt hoang dại xâm nhập vào Việt Nam, song song với việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, việc triển khai chiến dịch uống bổ sung vắc xin OPV tại một số vùng nguy cơ cao là hết sức quan trọng và cần thiết.

II. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt đã đạt được năm 2000 tại Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trẻ em dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao được uống đủ 2 liều vắc xin OPV trong 2 vòng chiến dịch, đạt tỷ lệ trên 95%.

- Đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.

2. Phạm vi: Tại 87 quận, huyện nguy cơ cao của 22 tỉnh, thành phố có một trong các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ uống 3 liều vắc xin OPV trong tiêm chủng thường xuyên trong 3 năm gần đây thấp dưới 90%;

- Tỷ lệ phát hiện liệt mềm cấp không đạt yêu cầu;

- Có cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia có lượng giao lưu lớn.

Danh sách các quận, huyện chi tiết tại phụ lục 1 của Kế hoạch

Bảng 1. Địa bàn và số đối tượng cần uống vắc xin OPV bổ sung

TT

Khu vực

Số huyện

Số huyện triển khai

Đối tượng dự kiến (trẻ)

1

Miền Bắc

101

49

313.416

2

Miền Trung

34

6

28.150

3

Tây Nguyên

49

12

93.952

4

Miền Nam

78

20

221.332

 

Toàn quốc

262

87

656.850

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Lập danh sách đối tượng

- Đối tượng uống bổ sung vắc xin OPV là tất cả trẻ dưới 5 tuổi (dưới 60 tháng tuổi) đang có mặt tại địa phương của các vùng nguy cơ đã được lựa chọn, bao gồm cả những trẻ đã từng uống vắc xin OPV hoặc tiêm vắc xin bại liệt trước đó (trừ trường hợp mới uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt trong vòng 1 tháng kể từ ngày tổ chức chiến dịch).

- Trạm Y tế xã với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn rà soát danh sách đối tượng cần được uống vắc xin OPV trên địa bàn kể cả đối tượng vãng lai, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư. Trạm Y tế xã tổng hợp báo cáo Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố và Sở Y tế tỉnh, thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố tổng hợp và báo cáo Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực và quốc gia.

- Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện chiến dịch 01 tháng.

2. Cung ứng vắc xin

- Dựa trên số đối tượng tiêm chủng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng cần thiết.

- Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực phân bổ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho tuyến dưới để thực hiện Kế hoạch.

- Vắc xin OPV sẽ được vận chuyển tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Các Viện này sẽ vận chuyển vắc xin tới kho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố tiếp nhận và bảo quản vắc xin OPV tại kho tỉnh.

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố thực hiện cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế các huyện ít nhất 3 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng.

- Trung tâm Y tế quận, huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho quận, huyện để bảo quản và cấp phát cho các xã 1 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm.

- Tuyến xã, phường nhận vắc xin từ tuyến quận, huyện bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm.

Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin OPV cho chiến dịch

TT

Khu vực

Đối tượng dự kiến (trẻ)

Số vắc xin OPV dự kiến (liều)

1

Miền Bắc

313.416

719.000

2

Miền Trung

28.150

66.000

3

Tây Nguyên

93.952

216.000

4

Miền Nam

221.332

575.000

 

Toàn quốc

656.850

1.576.000

3. Tổ chức tiêm chủng

- Tổ chức 2 vòng chiến dịch uống bổ sung vắc xin OPV cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được uống 02 liều vắc xin OPV (mỗi liều hai giọt) trong hai vòng của chiến dịch.

- Tổ chức uống bổ sung vắc xin OPV có thể cùng với buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc bố trí vào ngày khác tùy theo từng địa phương. Khuyến khích tổ chức thành các buổi tiêm chủng riêng.

- Bố trí nhân lực: Tại mỗi điểm tiêm chủng cần ít nhất 02 cán bộ y tế được tập huấn (khám sàng lọc, cho uống vắc xin). Đối với những vùng đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, bộ đội biên phòng.

- Cuối mỗi buổi tiêm chủng cần rà soát các hoạt động để kịp thời đưa ra kế hoạch uống bổ sung và các hoạt động điều chỉnh, đảm bảo không để sót đối tượng tiêm chủng.

- Thu gom và xử lý rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế.

- Thực hiện an toàn tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Truyền thông

- Tuyến tỉnh, huyện: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Đài phát thanh, truyền hình, đài truyền thanh, báo chí... để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng.

- Tuyến xã, phường: Thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng.

- Truyền thông thực hiện trước và trong thời gian triển khai Kế hoạch.

5. Theo dõi, giám sát và báo cáo

- Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai Kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

- Thực hiện báo cáo kết quả uống vắc xin hàng tuần cho tuyến trên. Ngay sau khi kết thúc hoạt động, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả uống bổ sung vắc xin OPV phòng bệnh bại liệt trên địa bàn toàn tỉnh cho Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế. Lưu ý không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường xuyên (những đối tượng này vẫn được uống vắc xin trong chiến dịch và báo cáo vào tiêm chủng thường xuyên hàng tháng).

6. Kinh phí thực hiện

- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước là 5.642.288.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ sáu trăm bốn mươi hai triệu hai trăm tám mươi tám nghìn đồng) để mua vắc xin và hỗ trợ tiền công cho trẻ uống vắc xin OPV.

- Nguồn kinh phí địa phương: Kinh phí cho các hoạt động khác như lập danh sách đối tượng, truyền thông, in ấn tài liệu, biểu mẫu, kiểm tra giám sát... do địa phương hỗ trợ.

Bảng 3. Dự kiến kinh phí triển khai chiến dịch

Nội dung

Số lượng

Mức chi (đồng)

Kinh phí (đồng)

Vắc xin OPV (liều)

1.576.000

1.913

3.014.888.000

Tiền công cho cán bộ y tế theo mức chi tại Thông tư 113/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 15/08/2013

1.313.700

2.000

2.627.400.000

Cộng

 

 

5.642.288.000

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tại các địa phương có nguy cơ cao có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai uống bổ sung vắc xin phòng chống bệnh bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai kế hoạch này và công tác tiêm chủng thường xuyên. Chỉ đạo việc tuyên truyền về tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và người dân thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh bại liệt hoang dại.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố có nhiệm vụ xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt Kế hoạch và triển khai Kế hoạch tại địa phương, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức chiến dịch.

3. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ:

- Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch uống bổ sung vắc xin OPV, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc sử dụng vắc xin, theo dõi, xử lý các phản ứng sau tiêm chủng trên cơ sở nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Cục Quản lý Dược làm đầu mối phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, và Dự án TCMR chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng vắc xin OPV.

- Cục Quản lý khám chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thu dung, xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc khám sàng lọc trong tiêm chủng theo đúng các quy định.

- Vụ Kế hoạch Tài chính: Bố trí kinh phí cấp bổ sung cho Dự án TCMR để mua vắc xin OPV và trả công cho uống vắc xin.

4. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo lĩnh vực được phân công có kế hoạch triển khai các hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt trong điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

5. Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm kiểm định từng lô vắc xin đảm bảo đúng tiến độ, quy trình đã được phê duyệt và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến.

6. Dự án TCMR quốc gia và khu vực có trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai việc cho uống bổ sung vắc xin OPV. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin OPV và vật tư tiêm chủng theo kế hoạch được phê duyệt. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch.

7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện Kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

8. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương và các đơn vị liên quan trong ngành y tế tập trung tuyên truyền việc triển khai uống bổ sung vắc xin OPV để người dân đưa con em đi tiêm chủng.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH VÙNG NGUY CƠ CAO TRIỂN KHAI UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (OPV) NĂM 2014

TT

Tỉnh/ Thành phố

Số huyện

Số huyện triển khai

Số đối tượng dự kiến (trẻ)

Số vắc xin OPV dự kiến (liều)

Thời gian triển khai

1

Lạng Sơn

11

6

36.500

84.000

Tháng 10-11/2014

2

Hà Giang

11

9

71.101

163.000

Tháng 10-11/2014

3

Cao Bằng

13

4

13.650

32.000

Tháng 10-11/2014

4

Lào Cai

9

9

46.874

107.000

Tháng 10-11/2014

5

Sơn La

11

6

12.836

30.000

Tháng 10-11/2014

6

Nghệ An

21

6

68.762

157.000

Tháng 10-11/2014

7

Quảng Ninh

14

7

55.476

127.000

Tháng 10-11/2014

8

Hòa Bình

11

2

8.217

19.000

Tháng 10-11/2014

 

Cộng Miền Bắc

101

49

313.416

719.000

 

9

Quảng Bình

7

1

5.510

13.000

Tháng 10-12/2014

10

Quảng Trị

9

2

15.005

35.000

Tháng 10-12/2014

11

Quảng Nam

18

3

7.635

18.000

Tháng 10-12/2014

 

Cộng Miền Trung

34

6

28.150

66.000

 

12

Kon Tum

9

1

6.790

16.000

Tháng 4-5/2015

13

Gia Lai

17

4

28.412

65.000

Tháng 10-11/2014

14

Đắc Lắc

15

4

32.360

74.000

Tháng 11-12/2014

15

Đắc Nông

8

3

26.390

61.000

Tháng 4-5/2015

 

Cộng Tây Nguyên

49

12

93.952

216.000

 

16

Long An

14

1

3.212

74.000

Tháng 10-11/2014

17

Tây Ninh

9

3

23.049

53.000

Tháng 10-11/2014

18

An Giang

11

3

44.344

102.000

Tháng 10-11/2014

19

Đồng Tháp

12

2

46.900

107.000

Tháng 11-12/2014

20

Bình Phước

10

7

76.366

175.000

Tháng 10-11/2014

21

Bạc Liêu

7

1

12.034

28.000

Tháng 10-11/2014

22

Kiên Giang

15

3

15.427

36.000

Tháng 10-11/2014

 

Cộng Miền Nam

78

20

221.332

575.000

 

 

Toàn quốc

262

87

656.850

1.576.000

 

 

PHỤ LỤC 2

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VÙNG NGUY CƠ CAO TRIỂN KHAI UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (OPV) NĂM 2014

TT

Tỉnh / Thành phố

Số huyện có tỷ lệ uống OPV3 trung bình ở trẻ <1 tuổi giai đoạn 2011-2013 <90%

Số huyện có tỷ lệ phát hiện ca LMC/ 100.000 trẻ <15 tuổi thấp

Số huyện có cửa khẩu quốc tế

Số huyện có cửa khẩu quốc gia

Số huyện có tỷ lệ uống OPV3 trung bình <90% giai đoạn 2011-2013

1

Lạng Sơn

 

 

1

5

 

2

Hà Giang

 

 

1

3

 

3

Cao Bằng

 

 

1

2

1

4

Lào Cai

 

 

2

2

 

5

Sơn La

 

1

 

2

 

6

Nghệ An

 

1

1

 

5

7

Quảng Ninh

1

 

 

 

 

8

Hòa Bình

 

1

 

 

 

9

Quảng Bình

 

 

1

 

 

10

Quảng Trị

 

 

2

 

 

11

Quảng Nam

 

 

3

 

 

12

Kon Tum

 

 

1

 

 

13

Gia Lai

4

 

 

 

 

14

Đắc Lắc

4

 

 

 

 

15

Đắc Nông

1

 

 

2

 

16

Long An

 

 

1

 

 

17

Tây Ninh

 

 

1

 

 

18

An Giang

 

 

1

 

 

19

Đồng Tháp

 

 

1

 

 

20

Bình Phước

 

 

1

 

1

21

Bạc Liêu

 

 

 

 

1

22

Kiên Giang

 

 

1

 

 

 

PHỤ LỤC 3

DỰ KIẾN PHÂN BỔ KINH PHÍ HỖ TRỢ TIỀN CÔNG CHO UỐNG VẮC XIN CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI 2 VÒNG CHIẾN DỊCH UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (OPV) NĂM 2014-2015

TT

Tỉnh/ Thành phố

Số đối tượng dự kiến (trẻ)

Số tiền hỗ trợ cho uống vắc xin (đồng)

(a)

(b)

(c)

(d = c x 2 x 2.000)

1

Lạng Sơn

36.500

146.000.000

2

Hà Giang

71.101

284.404.000

3

Cao Bằng

13.650

54.600.000

4

Lào Cai

46.874

187.496.000

5

Sơn La

12.836

51.344.000

6

Nghệ An

68.762

275.048.000

7

Quảng Ninh

55.476

221.904.000

8

Hòa Bình

8.217

32.868.000

9

Quảng Bình

5.510

22.040.000

10

Quảng Trị

15.005

60.020.000

11

Quảng Nam

7.635

30.540.000

12

Kon Tum

6.790

27.160.000

13

Gia Lai

28.412

113.648.000

14

Đắc Lắc

32.360

129.440.000

15

Đắc Nông

26.390

105.560.000

16

Long An

3.212

12.848.000

17

Tây Ninh

23.049

92.196.000

18

An Giang

44.344

177.376.000

19

Đồng Tháp

46.900

187.600.000

20

Bình Phước

76.366

305.464.000

21

Bạc Liêu

12.034

48.136.000

22

Kiên Giang

15.427

61.708.000

 

Tổng cộng:

656.850

2.627.400.000

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi