Quyết định 27/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 27/2006/QĐ-BYT

Quyết định 27/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2006/QĐ-BYTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/09/2006
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 27/2006/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 27/2006/QĐ-BYT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦABỘ Y TẾSỐ 27/2006/QĐ-BYTNGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2006

VỀ VIỆC BỔ SUNG 04 BỆNH NGHỀ NGHIỆP

VÀO DANH MỤC CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Điều 106 của Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 về việc ban hành Danh mục các bệnh nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2550/LĐTBXH-ATLĐ ngày 26/7/2006;

Sau khi có ý kiến tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Công văn số 1188/TLĐ ngày 20/7/2006;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp (kèm theo tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định) vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:

1. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục 1).

2. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục 2).

3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục 3).

4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục 4).

         Điều 2.Người lao động đã được giám định là mắc các bệnh quy định tại Điều 1 của Quyết định này được hưởng các chế độ quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4.Các ông Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam và các Vụ, Cục thuộc cơ quan Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trịnh Quân Huấn

Phụ lục 1

BỆNH HEN PHẾ QUẢN NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số  27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006)

 

I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Mọi nghề và công việc có tiếp xúc hoặc phải hít thở các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích có trong môi trường lao động

1. Tác nhân gây mẫn cảm chủ yếu :

1.1. Tác nhân nguồn gốc thực vật: các hạt, bột mì, cà phê, chè, thuốc lá...

1.2. Tác nhân nguồn gốc động vật: len, bụi từ súc vật thực nghiệm, từ bọ mạt, côn trùng,… ;

1.3. Các kim loại: đặc biệt muối kim loại như bạch kim, crôm, nickel,...;

1.4. Các hợp chất hữu cơ: formaldehyd, phenylen diamin, isocyanat, đặc biệt là toluen, diisocyanat, phthalic anhydrid, eppoxyresin,…;

1.5. Các loại kháng sinh, các enzym như chất tẩy rửa,…

2. Tác nhân gây kích thích

Hóa chất kích thích gây hen: đây là những chất kiềm và acid mạnh, những chất oxy hóa mạnh (amoniac, clo, clorit hydro, phosgen, oxyd nitơ hay SO2…).

 

II. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

1.Đối tượng chẩn đoán:Người lao động làm việc trong môi trường lao động có tác nhân gây mẫn cảm hay kích thích

2. Thời gian tiếp xúc:  Lâu hơn hoặc bằng 2 tuần

3.Tiêu chuẩn chẩn đoán:

3.1.  Lâm sàng:

- Triệu chứng của cơn hen phế quản điển hình.

- Cơn hen tái phát khi tiếp xúc lại với dị nguyên trong môi trường lao động.

- Thực thể (nghe phổi):có ran rít, ran ngáy.

3.2.  Cận lâm sàng:

a) Đo chức năng hô hấp (CNHH): thể tích thở ra tối đa giây thứ nhất (FEV1) sau ca làm việc giảm³15% so với trước ca.

b) Test dị nguyên dương tính (khi cơ sở y tế có đủ điều kiện trang thiết bị và hồi sức cấp cứu)

III. HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH

1. Thời gian bảo đảm:7 ngày

2. Hen phế quản nghề nghiệp chưa có biến chứng tâm phế mạn

2.1.  Mức độ 1:Mất khả năng lao động từ 5 -10%

a) Lâm sàng:Có cơn hen 1-2 cơn/1 tuần

³2 cơn vào ban đêm /1 tháng

b) Cận lâm sàng: Đo CNHH

Thông sốFEV1trong giới hạn bình thường (80%) và biến đổi FEV1<20%

 

2.2.  Mức độ 2:    Mất khả năng lao động từ 11 - 20 %

a) Lâm sàng:Có nhiều hơn 1 cơn hen/ 1 tuần nhưng < 1 cơn/ 1 ngày

cơn hen đêm > 2 cơn / 1 tháng

b) Cận lâm sàng: Đo CNHH

Thông sốFEV1trong giới hạn bình thường (80%) vàbiến đổi FEV1từ 20 - 30%

 

2.3.  Mức độ 3:Mất khả năng lao động từ 21 - 30%

a) Lâm sàng:Có cơn hen  > 2 cơn / 1 tuần

cơn hen đêm  > 2 cơn / 1 tháng

b) Cận lâm sàng:  Đo CNHH

Thông sốFEV1từ  60 - 80 % vàbiến đổi FEV1> 30%

 

2.4. Mức độ 4:Mất khả năng lao động từ 31 - 40%

a) Lâm sàng: Cơn hen ngày xuất hiện thường xuyên

cơn hen đêm > 1 cơn / 1 tuần

b) Cận lâm sàng:  Đo CNHH

Thông sốFEV1từ 50 - 59% vàbiến đổi FEV1> 30%

 

2.5.  Mức độ 5:Mất khả năng lao động từ 41 - 50%

a) Lâm sàng: Cơn hen ngày xuất hiện liên tục

cơn hen đêm xuất hiện thường xuyên

b) Cận lâm sàng:  Đo CNHH

Thông sốFEV1< 50 % vàbiến đổi FEV1>30%

3. Hen phế quản nghề nghiệp có biến chứng tâm phế mạn

3.1. Suy tim độ I

51 - 60 %

3.2. Suy tim độ II

61 - 70 %

3.3. Suy tim độ III

71 - 80 %

3.4. Suy tim độ IV

81 - 90 %

 

* Ghi chú:Biến đổi FEV1áp dụng trong tiêu chuẩn giám định là giá trị FEV1tăng cao lên so với đường chuẩn sau khi dùng thuốc giãn phế quản (Đo trong ngày làm việc).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

BỆNH NHIỄMĐỘC CACBONMONOXIT NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006)

 

I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Môi trường lao động có nồng độ CO trung bình trong 8 giờ là³20mg/m3không khí hoặc³40mg/m3không khí cho từng lần tiếp xúc.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

1. Đối tượng chẩn đoán:

Người lao động làm việc trong môi trường có nồng độ CO trung bình 8 giờ là³20mg/m3không khí hoặc là³40mg/m3không khí cho từng lần tiếp xúc và có hồ sơ khám sức khoẻ tuyển dụng kết luận không có các triệu chứng lâm sàng tại các cơ quan, bộ phận như: tim mạch, thần kinh và các triệu chứng khác giống triệu chứng nhiễm độc CO.

 

2. Thời gian tiếp xúc:

Tuỳ theo thể bệnh và nồng độ CO trong môi trường

2.1. Thể bệnh cấp tính: tiếp xúc với nồng độ CO cao trong một thời gian ngắn.

2.2. Thể bệnh mạn tính: tiếp xúc với nồng độ CO cao hơn nồng độ cho phép.

 

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán

3.1. Lâm sàng: có các triệu chứng mạn tính: nhức đầu, suy nhược, chóng mặt hoặc cấp tính: hôn mê

3.2. Cận lâm sàng: Được xét nghiệm trước và trong khi khám xác định

Nồng độ HbCO máu      ≥ 7,5%

hoặcnồng độ CO máu  ≥ 1,5ml/100ml

Ghi chú:Nếu người lao động hút thuốc lá và các sản phẩm tương tự phải ngừng sử dụng ít nhất 24 giờ trước khi kiểm tra.

 

III. TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH

 

STT

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất KNLĐ (%)

A.

Bệnh lý tim mạch:

 

 

1.

* Bệnh mạch vành:

 

 

1.1.

3

 
Bệnh  tim thiếu máu cục bộ: Điện tim biến đổi khi làm

nghiệm pháp gắng sức,  đáp ứng điều trị tốt.

30 ngày

20 - 25

1.2.

Bệnh  tim thiếu máu cục bộ: Điện tim biến đổi khi nghỉ ngơi, đáp ứng điều trị tốt.

30 ngày

31 - 35

1.3.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Điện tim biến đổi khi nghỉ, vẫn còn cơn mặc dù đang điều trị.

30 ngày

41 - 45

1.4.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ tiền sử nhồi máu cơ tim chưa suy tim .

30 ngày

61 - 65

1.5.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ tiền sử nhồi máu cơ tim có biến chứng suy tim.

30 ngày

70 - 80

2.

* Rối loạn nhịp tim

 

 

2.1.

Nhịp nhanh

 

 

a)

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc thất  điều trị hiện ổn định

30 ngày

20 - 25

b)

Cơn nhịp nhanh trên thất, vẫn còn cơn mặc dù đang điều trị

30 ngày

31 - 35

c)

Cơn nhịp nhanh thất, vẫn còn cơn mặc dù đang điều trị

30 ngày

41 - 45

d)

Rung nhĩ đã điều trị hiện ổn định

30 ngày

35 - 40

đ)

Rung nhĩ điều trị không kết quả chưa có biến chứng

30 ngày

51 - 55

e)

Rung nhĩ  điều trị không kết quả và có biến chứng

30 ngày

71 - 75

2.2.

Nhịp chậm:

 

 

a)

Hội chứng suy nút xoang không có biến chứng ngất, không có chỉ định đặt máy tạo nhịp

30 ngày

 

15 - 20

b)

Hội chứng suy nút xoang có biến chứng ngất, có chỉ định hoặc đang đặt  đặt máy tạo nhịp

30 ngày

31 - 35

c)

Block nhĩ thất cấp 1

30 ngày

20 - 25

d)

Block nhĩ thất cấp 2

30 ngày

31 - 35

đ)

Block nhĩ thất cấp 3

30 ngày

61 - 65

2.3.

Loạn nhịp ngoại tâm thu (thất hoặc trên thất):

30 ngày

 

a)

Loạn nhịp ngoại tâm thu một ổ phải điều trị

30 ngày

10 - 15

b)

Loạn nhịp ngoại tâm thu nhiều ổ phải điều trị từng đợt hoặc liên tục

30 ngày

25 - 30

B.

1.

Bệnh lý thần kinh

* Hội chứng tâm căn suy nhược(không có tổn thương thực thể kèm theo):

 

 

1.1.

Mức độ nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị, ít ảnh hưởng tới lao động và sinh hoạt

30 ngày

 

15 - 20

1.2.

Mức độ vừa, đáp ứng điều trị hạn chế, ảnh hưởng nhẹ đến lao động và sinh hoạt

30 ngày

21 - 25

1.3.

Mức độ nặng, hay tái phát mặc dù được điều trị , ảnh hưởng tới năng suất lao động lao động và sinh hoạt

30 ngày

31 - 35

2.

* Liệt một chi(một tay hoặc một chân)(Mức độ liệt đánh giá theo Bậc thang đánh giá sức cơ - Scoring of Muscle Strengh)

 

 

2.1.

Nhẹ

30 ngày

15 - 20

2.2.

Vừa

30 ngày

31 - 35

2.3.

Nặng (Mất chức năng gần hoàn toàn)

30 ngày

51 - 55

2.4.

Liệt hoàn toàn(Mất chức năng hoàn toàn)

30 ngày

61 - 65

3.

*Liệt  hai tay

 

 

3.1.

Nhẹ

30 ngày

31 - 35

3.2.

Vừa

30 ngày

61 - 65

3.3.

Nặng (Mất chức năng gần hoàn toàn)

30 ngày

81 - 85

3.4.

Liệt hoàn toàn  (Mất chức năng hoàn toàn)

30 ngày

86 - 91

4.

*  Liệt  hai chân

 

 

4.1.

Nhẹ

30 ngày

31 - 35

4.2.

Vừa

30 ngày

61 - 65

4.3.

Nặng (Mất chức năng gần hoàn toàn)

30 ngày

81 - 85

4.4.

Liệt hoàn toàn (Mất chức năng hoàn toàn)

30 ngày

86 - 91

5.

* Tổn thương các dây thần kinh số V; VII ngoại vi; IX; X; XI; XII; thần kinh toạ một bên(tính tỷ lệ tổn thương theo Tiêu chuẩn giám định mất khả năng lao động - 1995).

 

 

6.

* Hội chứng ngoại tháp

 

 

6.1.

Nhẹ

30 ngày

31 - 35

6.2.

Vừa

30 ngày

51 - 55

6.3.

Nặng

30 ngày

61 - 65

6.4.

Rất nặng

30 ngày

81 - 85

 

C.

Rối loạn chức năng cơ quan tiêu hoá, hô hấp, thận và các giác quan(tính theo tỷ lệ tổn thương của từng tạng đó theo Tiêu chuẩn giám định mất khả năng lao động năm 1995).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3

BỆNH NỐT DẦU NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006)

 

I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Mọi nghề và công việc có tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ công nghiệp và các sản phẩm của xăng dầu mỡ

 

II. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

1. Đối tượng chẩn đoán:

Người lao động làm các nghề có tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ công nghiệp và các sản phẩm của xăng dầu mỡ

2.Thời gian tiếp xúc:Lâu hơn hoặc bằng 2 năm

3.  Tiêu chuẩn chẩn đoán:

3.1. Lâm sàng:

a) Toàn thân: mệt mỏi, nhức đầu, ít ngủ, ăn kém, trí nhớ giảm

b) Vùng da tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ:

-  Lông đứt hoặc rụng, có khi lông không mọc lên mặt da mà quăn lại ở nang lông;

-  Chân lông có những nốt màu đen, kích thước bằng hạt kê, hạt tấm cậy ra thấy có nhân, mùi hôi dầu mỡ;

- Da khô bong vẩy, dầy da hằn cổ trâu (Lichen hoá);

- Sạm da.

3.2.  Cận lâm sàng:

a) Có hạt sừng hạt dầu ( + ) khi nặn chân lông có hạt nhỏ tương đương hạt kê, hơi rắn, màu thẫm có mùi hôi dầu mỡ;

b) Thử nghiệm lẩy da ( + ) rõ;

c) Thử nghiệm trung hoà kiềm theo phương pháp Burchardt: khả năng trung hoà từ 7 phút trở lên.

Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng (+) và thử nghiệm lẩy da (+) rõ là chủ yếu.

 

III. HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH

 

STT

Triệu chứng lâm sàng

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất KNLĐ (%)

 

A.

Da khô bong vẩy, da dày Lichen hoá, lông rụng, có hạt dầu ở lỗ chân lông. Có thể sạm da hoặc không ở các vùng, khu vực trên cơ thể như:

 

 

1.

* Vùng mặt cổ: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

1.1.

- Tổn thương <50% diện tích vùng mặt cổ nhưng không có sạm da , dầy da, khô da

15 ngày

15 - 20

1.2.

- Tổn thương <50% diện tích vùng mặt cổ nhưng  có sạm da hoặc dầy da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương ≥50% diện tích vùng mặt cổ nhưng không có sạm da, dầy da , khô da

15 ngày

21 - 25

1.3.

- Tổn thương ≥50% diện tích vùng mặt cổ nhưng  có sạm da hoặc dầy da hoặc khô da

15 ngày

26 - 30

2

* Mu bàn tay, ngón tay: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

2.1.

- Tổn thương chỉ có ở 1 bên nhưng không có sạm da, dầy da, khô da

15 ngày

5 - 10

2.2.

- Tổn thương chỉ có ở 1 bên và có sạm da hoặc dầy da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương có ở cả 2 bên nhưng không có sạm da,  dầy da, khô da

15 ngày

11 - 15

2.3.

- Tổn thương ở cả 2 bên nhưng: 1 bên có sạm da hoặc dày da hoặc khô da và 1 bên không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

16 - 20

2.4.

- Tổn thương ở cả 2 bên và có sạm da hoặc dày da hoặc khô da

15 ngày

21 - 25

3

*  Cẳng tay: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

3.1.

- Tổn thương <1/2 diện tích 1 cẳng tay nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

3 - 5

3.2.

-Tổn thương <1/2 diện tích 1 cẳng tay nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương ≥1/2 diện tích 1 cẳng tay nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

6 - 10

3.3.

- Tổn thương ≥1/2 diện tích 1 cẳng tay có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

-Tổn thương  ở cả 2 cẳng tay nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

11 - 15

3.4.

- Tổn thương ở cả 2 cẳng tay nhưng: 1 bên có sạm da hoặc dày da hoặc khô da và 1 bên không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

16 - 20

3.5.

- Tổn thương  ở cả 2 cẳng tay có sạm da hoặc dầy da hoặc khô da

15 ngày

21 - 25

4

*  Cánh tay: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

4.1.

- Tổn thương <1/2 diện tích 1 cánh tay nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

3 - 5

4.2.

-Tổn thương <1/2 diện tích 1 cánh tay nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương ≥1/2 diện tích 1 cánh tay nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

6 - 10

4.3.

- Tổn thương ≥1/2 diện tích 1 cánh tay có sạm da, dày da, khô dahoặc

-Tổn thương ở cả 2 cánh tay nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

11 - 15

4.4.

- Tổn thương ở cả 2 cánh tay nhưng: 1 bên có sạm da hoặc dày da hoặc khô da và 1 bên không có sạm da, dày da, khô da.

15 ngày

16 - 20

4.5.

- Tổn thương ở cả 2 cánh tay có sạm da hoặc dày da hoặc khô da

15 ngày

21 - 25

5

* Mu bàn chân, ngón chân: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

15 ngày

 

5.1.

- Tổn thương chỉ có ở 1 bên nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

5 - 10

5.2.

- Tổn thương chỉ có ở 1 bên và có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương có ở cả 2 bên nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

11 - 15

5.3.

- Tổn thương có ở cả 2 bên nhưng: 1 bên có sạm da hoặc dày da hoặc khô da và 1 bên không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

16 - 20

5.4.

- Tổn thương có ở cả 2 bên  và có sạm da hoặc dày da hoặc khô da

15 ngày

21 - 25

6.

* Cẳng chân: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

6.1.

- Tổn thương <1/2 diện tích 1cẳng chân nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

3 - 5

6.2.

-Tổn thương <1/2 diện tích 1 cẳng chân nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương ≥1/2 diện tích 1 cẳng chân nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

6 - 10

6.3.

- Tổn thương ≥1/2 diện tích 1 cẳng chân nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương ở cả 2 cẳng chân nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

11 - 15

6.4.

- Tổn thương  ở cả 2 cẳng chân nhưng: 1bên có sạm da hoặc dày da hoặc khô da và 1 bên không có sạm da, dày da, khô da.

15 ngày

16 - 20

6.5.

- Tổn thương  ở cả 2 cẳng chân nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô da

15 ngày

21 - 25

7.

*Đùi: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

7.1.

- Tổn thương <1/2 diện tích 1 đùi nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

6 - 9

7.2.

-Tổn thương <1/2 diện tích 1 đùi nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương ≥ 1/2 diện tích 1 đùi nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

10 - 15

7.3.

- Tổn thương ≥ 1/2 diện tích 1 đùi có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

-Tổn thương ở cả 2 đùi nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

16 - 20

7.4.

- Tổn thương ở cả 2 đùi nhưng: 1 bên có sạm da hoặc dày da hoặc khô da và 1 bên không có sạm da, dày da, khô da.

15 ngày

21 - 25

7.5.

- Tổn thương ở cả 2 đùi có sạm da hoặc dày da hoặc khô da

15 ngày

26 - 30

8

* Vùng vai, lưng, ngực, bụng và các vị trí khác: có các triệu chứng di chứng của bệnh nốt dầu nhưng:

 

 

8.1.

- Tổn thương ≤18% diện tích cơ thể nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

15 - 20

8.2.

- Tổn thương ≤18% diện tích cơ thể có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương từ 19-30% diện tích cơ thể  nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

21 - 25

8.3.

- Tổn thương từ 19-30% diện tích cơ thể  nhưng  có sạm da hoặc dày da hoặc khô dahoặc

- Tổn thương từ 31-36% diện tích cơ thể  nhưng không có sạm da, dày da, khô da

15 ngày

26 - 30

8.4.

- Tổn thương từ  31-36% diện tích cơ thể  nhưng có sạm da hoặc dày da hoặc khô da

15 ngày

31 - 35

 

Ghi chú:

- Nếu diện tích tổn thương³20% diện tích cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng điều tiết thì được cộng lùi thêm 10%

- Các đối tượng là thanh niên chưa lập gia đình, phụ nữ …được cộng thêm 5-10% (cộng lùi) do ảnh hưởng thẩm mỹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 4

BỆNH VIÊM LOÉT DA, VIÊM MÓNG VÀ

XUNG QUANH MÓNG NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006)

 

I.  TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Mọi nghề và công việc phải thường xuyên tiếp xúc trong môi trường ẩm ướt, hoặc lạnh kéo dài hoặc vừa ẩm ướt vừa lạnh kéo dài

 

 

II. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

1. Đối tượng chẩn đoán:Là người lao động làm việc trong môi trường thường xuyên ẩm ướt, hoặc lạnh kéo dài hoặc vừa ẩm ướt vừa lạnh kéo dài

2. Thời gian tiếp xúc:Lâu hơn hoặc bằng 6 tháng

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

3.1. Lâm sàng:

a)  Da có những đám tổn thương không đồng nhất, cụ thể: da đầu chi mỏng, bóng nhẵn,nếp da lòng bàn chân, bàn tay nổi rõ, da dày màu xám bẩn hoặc da sẫm màu,đỏ da bong vẩy da, sẩn đóng vẩy tiết, các sẩn phù, mụn nước, mụn mủ, vết trợt loét bờ nham nhở, vị trí : các đầu chi, da ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, cẳng tay, cánh tay, ngón chân, lòng bàn chân,  mu bàn chân,  cẳng chân, đùi, tháp mũi, dái tai;

b)  Kẽ tay, chân viêm đỏ, trợt loét da xung quanh màu vàng và mủn;

c)  Móng tay móng chân: xung quanh móng tay, móng chân sưng nề, đỏ, có vảy da đôi khi có mủ. Móng tay, móng chân mất bóng, màu xám bẩn, trên bề mặt móng có những chấm trắng, lõm, có vằn ngang dọc. Móng dày, sần sùi, mọc chậm gốc móng tụt, rụng móng;

d) Các triệu chứng khác: đau hoặc ngứa vùng tổn thương, đầu chi có thể có cảm giác căng nóng, kiến bò, kim châm, đau nhức, tê nhiều ngón, cẳng tay, cẳng chân.

3.2.  Cận lâm sàng:

a) Đo pH da:   Cẳng tay pH  ≥ 5,5

Mu tay pH  ≥ 5,3

b) Xét nghiệm nấm da, nấm móng trực tiếp: (+) rõ (Trong trường hợp có nhiễm nấm)

c) Thử nghiệm trung hoà kiềm theo phương pháp Burchardt khả năng trung hoà ≥ 7 phút.

Các xét nghiệm đo pH da và xét nghiệm nấm da, nấm móng trực tiếp là chủ yếu.

 

 

III. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

STT

Triệu chứng lâm sàng

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất KNLĐ (%)

 

 

A.

Vùng da có những đám tổn thương không đồng nhất: da đầu chi mỏng, bóng nhẵn, nếp da lòng bàn chân, bàn tay nổi rõ; da dày màu xám bẩn hoặc da sẫm màu, bong vẩy,  vẩy tiết, sẩn, các sẩn phù, mụn nước, mụn mủ, vết trợt loét; Kẽ tay, chân viêm đỏ, trợt loét da xung quanh màu vàng và mủn tại các vùng, khu vực như:

 

 

1.

Tháp mũi có các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

1.1.

- Tổn thương tháp mũi và có xét nghiệm nấm

(-)

≤ 3 tháng

3 - 5

1.2.

- Tổn thương tháp mũi và có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

6 - 10

2.

Dái tai có các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

2.1.

- Tổn thương 1 bên và có xét nghiệm nấm (-)

≤ 3 tháng

1 - 3

2.2.

- Tổn thương 1 bên và có xét nghiệm nấm (+) hoặc

- Tổn thương cả 2 bên và có xét nghiệm nấm (-)

≤ 3 tháng

4 - 7

2.3.

- Tổn thương cả 2 bên và có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

8 - 10

3

Bàn ngón tay, kẽ ngón tay có các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

3.1.

Tổn thương chỉ có ở 1 bên và  xét nghiệm nấm (-) nếu:

+ Tổn thương 1- 2 ngón và 1- 2 kẽ ngón tay

+ Tổn thương 3 - 5 ngón và 3 - 4 kẽ ngón tay

 

≤ 3 tháng

 

5 - 9

10 - 15

3.2.

- Tổn thương chỉ có ở 1 bên và  xét nghiệm nấm (+) hoặc

- Tổn thương ở cả 2 bên và  xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

16 - 20

3.3.

- Tổn thương ở cả 2 bên nhưng: 1 bên  xét nghiệm nấm  (-) và 1 bên  xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

21 - 25

3.4.

Tổn thương ở cả 2 bên và xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

26 - 30

4.

Cẳng taycó các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

4.1.

- Tổn thương chỉ <1/3 diện tích 1 cẳng tay và xét nghiệm nấm (-)

≤ 3 tháng

3 - 5

4.2.

- Tổn thương  < 1/3 diện tích 1 cẳng tay và  xét  nghiệm nấm (+)hoặc

- Tổn thương >1/3 diện tích  1 cẳng tay và  xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

6 -10

4.3.

- Tổn thương ≥ 1/3 diện tích  1 cẳng tay và  xét nghiệm nấm (+)hoặc

- Tổn thương ở cả 2 cẳng tay và xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

11 - 15

4.4.

- Tổn thương ở cả 2 cẳng tay nhưng: 1 cẳng tay có  xét nghiệm nấm (-)1 cẳng tay có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

16 - 20

4.5.

- Tổn thương ở cả 2 cẳng tay và có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

21 - 25

5.

Cánh taycó các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

5.1.

- Tổn thương <1/2 diện tích 1 cánh tay và có xét nghiệm nấm ( -  )

≤ 3 tháng

3 - 5

5.2.

- Tổn thương <1/2  diện tích 1 cánh tay và có xét nghiệm nấm (+)hoặc

- Tổn thương ≥ 1/2  diện tích 1 cánh tay  và có xét nghiệm nấm ( - )

 

≤ 3 tháng

6 - 10

5.3.

- Tổn thương ≥1/2  diện tích 1 cánh tay và có xét nghiệm nấm (+)hoặc

- Tổn thương ở cả 2 cánh tay và có xét nghiệm nấm (-)

 

 

≤ 3 tháng

11 - 15

5.4.

- Tổn thương ở cả 2 cánh tay nhưng 1 bên có xét nghiệm nấm (-)1 bên có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

16-20

5.5.

- Tổn thương ở cả 2 cánh tay và có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

21 - 25

6.

Bàn ngón chân, kẽ ngón châncó các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

6.1.

Tổn thương chỉ có ở 1 bên và  xét nghiệm nấm (-) nếu:

 

 

a)

+ Tổn thương 1- 2 ngón và 1- 2 kẽ ngón chân

≤ 3 tháng

5 - 9

b)

+ Tổn thương 3 - 5 ngón và 3 - 4 kẽ ngón chân

≤ 3 tháng

10 - 15

6.2.

- Tổn thương chỉ có ở 1 bên và  xét nghiệm nấm (+)hoặc

- Tổn thương ở cả 2 bên và  xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

16 - 20

6.3.

Tổn thương ở cả 2 bên nhưng: 1 bên  xét nghiệm nấm (-) và 1 bên  xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

21 - 25

6.4.

Tổn thương ở cả 2 bên và  xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

26 - 30

7

Cẳng châncó các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

7.1.

Tổn thương  < 1/3 diện tích 1 cẳng chân và có xét nghiệm nấm (-)

≤ 3 tháng

3 - 5

7.2.

- Tổn thương  < 1/3 diện tích 1 cẳng chân và  xét nghiệm nấm (+)hoặc

-  Tổn thương ≥ 1/3 diện tích  1 cẳng chân và xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

6 - 10

7.3.

- Tổn thương ≥ 1/3 diện tích1 cẳng chân và xét nghiệm nấm (+)hoặc

-Tổn thương ở cả 2 cẳng chân và có xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

11 - 15

7.4.

- Tổn thương ở 2 cẳng chân nhưng: 1 cẳng chân xét nghiệm nấm (-)1 cẳng chân xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

16 - 20

7.5.

- Tổn thương ở  cả2 cẳng chân và  có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

21 - 25

8.

Đùi:có các triệu chứng, di chứng của bệnh viêm loét da nhưng:

 

 

8.1.

- Tổn thương <1/2 diện tích 1 đùi và có xét nghiệm nấm  (-)

≤ 3 tháng

7 - 10

8.2.

- Tổn thương  bằng 1/2  diện tích 1 đùi và có xét nghiệm nấm (+)hoặc

-Tổn thương chỉ có ở 1 đùi và có xét nghiệm nấm (-)

≤ 3 tháng

11 - 15

8.3.

- Tổn thương chỉ ở 1 đùi và có xét nghiệm nấm (+)hoặc

- Tổn thương ở cả 2 đùi và có xét nghiệm nấm (-)

 

≤ 3 tháng

16 - 20

8.4.

- Tổn thương ở cả 2 đùi nhưng: 1 bên có xét nghiệm nấm (-)1 bên có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

21 - 25

8.5.

- Tổn thương ở cả 2 đùi và có xét nghiệm nấm (+)

≤ 3 tháng

26 - 30

B.

Móng tay, móng chân:

 

 

1.

Móng tay hoặc móng chân của 1 chi:  có đổi màu hoặc sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng nhưng không có móng  bị cụt, bị rụng:

 

 

1.1.

 

- Từ  1 - 3 móng

≤6 tháng (móng tay)

≤9 tháng (móng chân)

1 -  4

1.2.

 

- Từ  4 - 5 móng

≤6 tháng (móng tay)

≤9 tháng (móng chân)

5 - 10

2.

Móng tay hoặc móng chân của 1 chi  bị cụt,

rụng:

 

 

2.1.

 

- Từ  1 - 3 móng

≤6 tháng (móng tay)

≤9 tháng (móng chân)

5 - 10

2.2.

 

- Từ  4 - 5 móng

≤6 tháng (móng tay)

≤9 tháng (móng chân)

11 - 15

3.

Ghi chú:

- Nếu có tổn thương móng ở 2 chi bất kỳ thì tỷ lệ mất khả năng lao động được cộng thẳng

- Nếu có tổn thương móng từ 3 chi trở lên thì thì tỷ lệ mất khả năng lao động được cộng thẳng ở 2 chi bất kỳ còn từ chi thứ 3 trở đi phải cộng lùi.

≤6 tháng (móng tay)

≤9 tháng (móng chân)

 

 

Ghi chú:

- Nếu diện tích tổn thương da >20% diện tích cơ thể được cộng lùi 10% do ảnh hưởng chức năng điều tiết.

-Các đối tượng thanh niên chưa lập gia đình, phụ nữ… được cộng thêm 5-10% do ảnh hưởng thẩm mỹ đối với cụt ≥ 5 móng tay.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi