Quyết định 154/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩmgiai đoạn 2006 - 2015
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 154/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 154/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/06/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quản lý y tế - Ngày 30/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015". Giải pháp của Đề án là tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm ở trung ương và địa phương. Xây dựng hệ thống tin học phục vụ công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện... Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý và an toàn các loại thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, Đẩy mạnh tuyên truyền về chất lượng thuốc sản xuất trong nước, khắc phục tâm lý chuộng thuốc ngoại, biệt dược... Bên cạnh đó thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra định kỳ về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm. Rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định về chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 154/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 154/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 154/2006/QĐ-TTG
NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ
ÁN "QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC PHẨM, AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM, MỸ PHẨM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2015"
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6
năm 1989;
Căn cứ
Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt Đề án "Quản lý nhà nước
về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực
phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015" với
những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu: nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm
nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc,
nâng cao sức khoẻ nhân dân và hội nhập quốc
tế.
2. Phạm vi điều chỉnh trong Đề án này bao
gồm: thuốc (tân dược, vắc-xin, sinh phẩm y
tế, thuốc y học cổ truyền, thuốc có
nguồn gốc từ dược liệu), an toàn vệ
sinh thực phẩm và mỹ phẩm.
3. Các nhiệm vụ trọng tâm:
a) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà
nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm thống nhất từ trung
ương đến địa phương.
b) Kiện toàn và nâng cao năng lực cơ quan quản
lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ
sinh thực phẩm, mỹ phẩm từ trung ương
đến địa phương:
- Ở trung ương: kiện toàn tổ chức và nâng
cao năng lực hoạt động của Cục
Quản lý dược Việt Nam, Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm, ban hành cơ chế phối hợp
giữa các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế
trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm.
- Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: sắp xếp, kiện toàn Phòng quản lý
dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm; xây dựng và hoàn thiện chức năng,
nhiệm vụ Trung tâm kiểm nghiệm dược
phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm.
- Hoàn thiện tổ chức, tăng cường
năng lực của thanh tra về dược và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
c) Xây dựng quy hoạch hệ thống kiểm
nghiệm dược phẩm, an toàn vệ sinh thực
phẩm, mỹ phẩm từ trung ương đến
địa phương:
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp Viện
Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm
nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Viện
Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y
tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Nâng cấp Trung tâm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh
thực phẩm thuộc Viện Dinh dưỡng thành
Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm
quốc gia; Khoa Kiểm nghiệm thực phẩm thuộc
Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ
Chí Minh thành Trung tâm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh
thực phẩm đạt chuẩn quốc tế.
- Thành lập 3 trung tâm kiểm nghiệm thuốc,
vắc-xin, sinh phẩm y tế, an toàn vệ sinh thực
phẩm, mỹ phẩm tại khu vực miền núi phía
Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long
đạt tiêu chuẩn quốc tế; kiện toàn tổ
chức, sắp xếp lại các Trung tâm kiểm nghiệm
dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
d) Xây dựng 3 trung tâm thử tương
đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng
của thuốc tại các thành phố Hà nội, Đà
nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn
quốc tế để làm cơ sở cho việc lựa
chọn sử dụng thuốc hợp lý, chất
lượng và an toàn.
đ) Củng cố, kiện toàn và đầu tư nâng
cấp về tổ chức, cơ sở vật chất
và trang thiết bị cho 2 trung tâm thông tin thuốc và theo dõi
phản ứng có hại của thuốc tại thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành lập 3
Trung tâm khu vực tại miền núi phía Bắc, Đà
Nẵng và Cần Thơ.
e) Phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý
trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm,
mỹ phẩm; tăng cường đào tạo và đào
tạo lại về nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp
vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ công tác trong
lĩnh vực quản lý dược phẩm, an toàn vệ
sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
g) Xây dựng tổ chức cơ quan quản lý nhà
nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm phù hợp với nhu
cầu phát triển, đặc thù của Việt Nam và xu
thế hội nhập khu vực và thế giới.
4. Giải pháp thực hiện:
a) Về cơ chế, chính sách:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế chính
sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về
dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm, đặc biệt là chính sách khuyến khích
đầu tư và phát triển sản xuất trong lĩnh
vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ
phẩm; chính sách hỗ trợ cho người dân ở vùng
sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến
khích, thu hút cán bộ quản lý chuyên ngành có trình độ
đại học trở lên về công tác tại
địa phương, nhất là các vùng sâu, vùng xa.
b) Về đầu tư, tài chính:
Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ công tác quản lý nhà nước về
dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm ở trung ương và địa
phương. Xây dựng hệ thống tin học phục
vụ công tác quản lý nhà nước về dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm
từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện.
c) Về đào tạo nhân lực:
Khảo sát đánh giá thực trạng nhân lực trong
lĩnh vực dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm, đặc biệt là nhân
lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước
để làm căn cứ cho việc xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và
sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu
quả.
Đào tạo kiến thức quản lý nhà nước
về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và mỹ phẩm
cho cán bộ quản lý các cấp từ trung ương
đến địa phương.
Lập kế hoạch đào tạo cán bộ có trình
độ đại học về dược, thực
phẩm, mỹ phẩm cho các tỉnh miền núi; tăng
cường đào tạo dược sĩ đại
học và dược sĩ trung cấp cho tuyến
huyện; dược sĩ trung cấp và sơ cấp cho
tuyến xã.
Xây dựng chính sách ưu tiên đào tạo và khuyến
khích cán bộ công tác tại tuyến y tế cơ sở,
vùng có điều kiện kinh tế khó khăn tham gia các
khóa học chính quy hoặc ngắn hạn về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực dược phẩm, an
toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
d) Về bảo đảm chất lượng và an toàn
trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm,
mỹ phẩm:
Ban hành và áp dụng các nguyên tắc Thực hành tốt
(GPs) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế
giới trong các khâu sản xuất, kiểm tra chất
lượng, bảo quản và lưu thông phân phối
ở tất cả các cơ sở sản xuất và kinh
doanh dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm,
để đảm bảo các yêu cầu về chất
lượng, hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
Ban hành tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất
đối với thuốc đông dược và tiêu
chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và chế
biến dược liệu để đảm bảo
cung cấp nguồn dược liệu đạt tiêu
chuẩn phục vụ sản xuất thuốc.
Tiêu chuẩn hoá dược liệu và thuốc có
nguồn gốc từ dược liệu phù hợp
với tiêu chuẩn chung của quốc tế và khu
vực.
đ) Về hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác với các nước
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế
giới, các Liên đoàn dược phẩm quốc tế
để thu thập thông tin về thị trường và
chia sẻ kinh nghiệm quản lý.
Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào
tạo chuyên sâu về công tác quản lý và kinh tế kỹ
thuật đối với các lĩnh vực dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
e) Về tuyên truyền giáo dục:
Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục
để nâng cao nhận thức của người dân
trong việc sử dụng hợp lý và an toàn thuốc,
thực phẩm, mỹ phẩm.
Đẩy mạnh tuyên truyền về chất
lượng thuốc sản xuất trong nước,
khắc phục tâm lý chuộng thuốc ngoại, biệt
dược.
Tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn
vệ sinh trong sản xuất, bảo quản lưu thông
phân phối thực phẩm.
Tăng cường phối hợp giữa cơ quan
quản lý nhà nước và các cơ quan truyền thông
đại chúng trong hoạt động tuyên truyền, giáo
dục về lĩnh vực dược phẩm, an toàn
vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
g) Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
Thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra
định kỳ về dược phẩm, an toàn vệ
sinh thực phẩm, mỹ phẩm. Rà soát, sửa
đổi và bổ sung các quy định về chế tài
xử phạt vi phạm trong lĩnh vực dược
phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.
Đổi mới và tăng cường sự phối
hợp giữa thanh tra và các cơ quan chức năng
để đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra và
xử lý vi phạm các đối tượng trong phạm
vi quản lý theo quy định của pháp luật.
5. Lộ trình thực hiện
a) Giai đoạn từ 2006 - 2007:
- Đánh giá thực trạng hệ thống tổ
chức quản lý nhà nước về dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
- Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý nhà
nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm từ trung ương
đến địa phương.
- Đầu tư nâng cấp Viện Kiểm nghiệm
thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm
thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm
định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế
đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cấp khoa
kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Viện Vệ
sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thành Trung
tâm Kiểm nghiệm thực phẩm đạt tiêu
chuẩn quốc tế.
- Củng cố, kiện toàn và đầu tư nâng
cấp về tổ chức, cơ sở vật chất
và trang thiết bị cho 2 trung tâm thông tin thuốc và theo dõi
phản ứng có hại của thuốc tại thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
b) Giai đoạn từ
2008 - 2012:
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
- Thành lập 3 Trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản
ứng có hại của thuốc tại khu vực miền
núi phía Bắc Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Thành lập 3 trung tâm kiểm nghiệm thuốc,
vắc-xin, sinh phẩm y tế, an toàn vệ sinh thực
phẩm, mỹ phẩm tại khu vực miền núi phía
Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
- Thành lập 3 trung tâm thử tương
đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng
của thuốc tại các thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
- Thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh
thực phẩm quốc gia.
c) Giai đoạn 2013 - 2015:
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực
bộ máy tổ chức và hoạt động của
cơ quan quản lý dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm.
Điều
2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Y tế: chủ trì, phối hợp với các
cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành
phố trực thuộc Trung ương tổ chức
triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Bộ Nội vụ: phối hợp với Bộ Y
tế xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức
nhằm nâng cao hiệu lực và bảo đảm hiệu
quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà
nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, mỹ phẩm, trình Thủ tướng
Chính phủ xét, quyết định.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư: phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ,
ngành liên quan xây dựng chính sách, kế hoạch phân bổ
kinh phí và huy động các nguồn lực để
triển khai thực hiện các nội dung của
Đề án.
4. Các Bộ, ngành liên quan và ñy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương theo chức
năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Y tế trong việc triển
khai thực hiện các nội dung của Đề án.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
KT. THỦ
TƯỚNG
PHÓ THỦ
TƯỚNG
Phạm Gia
Khiêm - Đã ký