Nghị định 16-CP của Chính phủ về việc quy định một số vấn đề về phòng và chống nhiễm HIV và SIDA
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 16-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 16-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 18/12/1992 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 16-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16-CP
NGÀY 18-12-1992 QUY ĐỊNH MỘT SỐ
VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG VÀ CHỐNG NHIỄM HIV VÀ SIDA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989;
Để ngăn ngừa và hạn chế nhiễm HIV và SIDA; vì sức khoẻ nhân dân và bảo tồn nòi giống;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA của Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nhiễm HIV/SIDA là đại dịch nguy hiểm của thế kỷ đã xâm nhập vào Việt Nam, là mối đe doạ không thể lường trước được đối với sức khoẻ và tính mạng của con người; gây tổn thất lớn về kinh tế và xã hội cho từng quốc gia trong đó có Việt Nam.
Phòng chống HIV/SIDA là trách nhiệm của mỗi người, của Nhà nước và của toàn xã hội.
Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:
Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và Tổng cục có liên quan, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
Nhà nước Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
PHÁT HIỆN, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/SIDA
Cơ quan y tế tiến hành xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng HIV bắt buộc đối với người mãi dâm, người tiêm chích ma tuý, tù nhân và người đồng tính luyến ái.
Cơ quan y tế có trách nhiệm xét nghiệm đối với người cho máu, cho tinh dịch, cho mô hoặc bộ phận cơ thể.
Đối với người làm việc ở các ngành, nghề có nguy cơ lây nhiễm HIV/SIDA thì trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế được tiến hành xét nghiệm.
Người nước ngoài đăng ký cư trú ở Việt Nam trên 3 tháng đều phải xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng HIV.
Người tự nguyện xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng HIV được giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và phải được thông báo kết quả xét nghiệm.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/SIDA
Người bị nhiễm HIV/SIDA được khuyến khích điều trị và điều trị dự phòng.
Người bị nhiễm HIV/SIDA không được làm việc trong một số ngành nghề có khả năng lây truyền bệnh.
Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định cụ thể danh mục những ngành nghề này.
Người được xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng HIV và điều trị nhiễm HIV/SIDA phải trả một phần viện phí theo quy định của Bộ Y tế.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN
TRONG VIỆC PHÒNG VÀ CHỐNG NHIỄM HIV/SIDA
Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA có trách nhiệm:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch toàn diện phòng chống nhiễm HIV/SIDA áp dụng trong cả nước.
- Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/SIDA nhằm hạn chế khả năng xâm nhập và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/SIDA ở mức thấp nhất.
- Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/SIDA trong phạm vi cả nước.
- Huy động và phối hợp lực lượng các Bộ, các ngành, các cơ quan, đoàn thể tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/SIDA, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tư vấn về nhiễm HIV/SIDA.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và thế giới về phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA cùng bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ lao động - Thương binh và xã hội, các ngành có liên quan khác phối hợp với các đoàn thể nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ:
- Tuyên truyền giáo dục về phòng chống nhiễm HIV/SIDA trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức.
- Ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát nạn mãi dâm, nghiện chích ma tuý, giáo dục cho những đối tượng này phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Tổ chức giám sát nhiễm HIV.
- Tổ chức và chỉ đạo các cơ sở xét nghiệm, khám chữa bệnh nhiễm HIV/SIDA.
- Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về xử lý đối với các trường hợp nhiễm HIV/SIDA.
Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm ngân sách hàng năm cho Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các địa phương trong hoạt động phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiện chỉ đạo ngành y tế và các cơ quan Nhà nước ở địa phương tổ chức thực hiện các quy định về phòng chống nhiễm HIV/SIDA.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nếu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tình trạng của người khác thì phải bồi dưỡng thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với nội dung của Nghị định này đều bãi bỏ.
Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng chống SIDA, Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây