Công văn 6623/VP 1993 thực hiện Nghị quyết 06/CP giáo dục phòng, chống ma túy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 6623/VP

Công văn 6623/VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 06/CP về giáo dục phòng, chống ma túy sida ở trường học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:6623/VPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Xuân Nhĩ
Ngày ban hành:25/01/1993Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 6623/VP

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****

Số: 6623/VP
V/v: Hướng dẫn thực hiện nghị quyết 06/CP về giáo dục phòng, chống ma túy sida ở trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1993

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Giáo dục cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành hiểu rõ tác hại nhiều mặt của nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy từ đó không nghiện, không sản xuất chế biến, tàng tữ, không tham gia vận chuyển mua bán ma túy kịp thời phát hiện và bắt buộc cai nghiện với những cán bộ, giáo viên, học sinh nghiện ma túy, nếu cố tình vi phạm phải xử lý nghiêm khắc.
2. Tuyên truyền giáo dục cán bộ, giáo viên, học sinh ở những vùng có trồng cây thuốc phiện (9 tỉnh trọng điểm) biết cách và tích cực vận động gia đình, xóm bản chấp hành chính sách chuyển hướng sản xuất thay trồng cây thuốc phiện những cây trồng khác.
3. Những nơi có Điều kiện có thể tham gia hướng nghiệp dạy nghề ở trạm, trại, trung tâm cai nghiện ma túy.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên quán triệt tinh thần các Nghị quyết 05/CP, 06/CP, 20/CP của Chính phủ về phòng chống Sida, ma túy và các tệ nạn xã hội, chủ trương biện pháp thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tổ chức biên soạn các tài liệu về tác hại của ma túy, các biện pháp phòng ngừa và cai nghiện phù hợp với từng loại đối tượng (từ tiểu học đến đại học, học viên bổ túc văn hóa và xóa mù, đối tượng người dân tộc …) nhằm phục vụ giảng dạy ngoại khóa trong các trường học.
3. Mở rộng nhiều hình thức thông tin tuyên truyền thường xuyên trên báo, tạp chí, chuyên san, câu lạc bộ … của ngành. Xây dựng một số phim ảnh, tranh cổ động, bài hát về chuyên đề giáo dục phòng, chống ma túy hoặc kết hợp cả hai vấn đề giáo dục phòng, chống ma túy, sida ở các trường học.
4. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý chỉ đạo các cấp (từ Sở Giáo dục – Đào tạo đến các trường), cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, giáo viên các trường sư phạm thuộc 9 tỉnh trọng Điểm (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) và các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Thái Nguyên …)
5. Chỉ đạo thí Điểm hoạt động lao động – hướng nghiệp ở một số trường học về việc tham gia lao động sản xuất chuyển hướng sản xuất, đưa một số cây trồng có giá trị thay trồng cây thuốc phiện (ở những vùng có trồng cây thuốc phiện).
6. Các trường học (từ các lớp xóa mù chữ, tiểu học đến đại học …) dựa trên tài liệu hướng dẫn và thực tế ở địa phương tiến hành tập huấn cho giáo viên nắm vững cách giảng dạy nội khóa và ngoài khóa phù hợp với đặc Điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, các chủ đề tác hại cách phòng chống ma túy – sida.
Ngoài ra, các trường có thể tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt nhẹ nhàng khác như văn nghệ, thi sáng tác, phát thanh, chiếu phim băng hình … để tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy – sida sâu rộng trong và ngoài nhà trường.
7. Đẩy mạnh công tác vui chơi, thể dục, thể thao rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên các trường học.
8. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể có liên quan đến giáo dục phòng chống ma túy – sida để tạo Điều kiện hỗ trợ thực hiện tốt công tác này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban chỉ đạo chung về giáo dục phòng, chống ma túy – sida, do Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ làm Trưởng ban, xây dựng dự án tổng thể về giáo dục phòng chống ma túy ở trường học.
2. Các Sở Giáo dục – Đào tạo (trước mắt là 9 tỉnh trọng Điểm các thành phố lớn) xây dựng các dự án, thành lập Ban Điều hành dự án để thực hiện Nghị quyết 06/CP trong phạm vi tỉnh, thành của mình sát với yêu cầu và Điều kiện thực hiện ở địa phương.
Ban Chủ nhiệm dự án của các Sở Giáo dục – Đào tạo gồm:
- Một lãnh đạo Sở.
- Trưởng phòng giáo dục một số huyện trọng điểm.
- Một lãnh đạo trường Sư phạm.
- Một thư ký dự án.
3. Công việc triển khai thực hiện năm 1993-1994:
+ Xây dựng dự án 2 năm 1993-1994 và lập Ban Chủ nhiệm dự án giáo dục phòng chống ma túy thực hiện Nghị quyết 06/CP.
+ Khảo sát tình hình nghiện hút, tiêm chích, vận chuyển mua bán ma túy và trồng cây thuốc phiện của các trường học và toàn ngành.
+ Tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành một số tài liệu, phim ảnh.
+ Mở một lớp tập huấn, hỗ trợ trang thiết bị cho một số trường TTKTTH – HN – DN, trung tâm giáo dục TX để thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy.
- Ngày 1 – 12 hàng năm tổ chức ngày hội phòng chống sida, ma túy.
- Tổ chức các hình thức vui chơi, thi tìm hiểu về giáo dục phòng chống ma túy, sida… cho học sinh, sinh viên các cấp.
- Chỉ đạo Điểm để rút kinh nghiệm về giáo dục phòng chống ma túy – sida ở một số trường học.
4. Chế độ báo cáo: từng quý các Sở giáo dục- Đào tạo có trách nhiệm báo cáo về Bộ những hoạt động của mình về phòng, chống ma tuý - sida, khó khăn, thuận lợi, bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị cần giải quyết.
Địa chỉ gửi báo cáo và liên hệ công tác: Thường trực dự án phòng, chống ma túy Bộ Giáo dục và Đào tạo, 14 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo mong giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng, chống ma tuý trong tình hình đất nước ta hiện nay để chỉ đạo sát sao những mặt hoạt động nói trên của nhà trường.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG – TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO




Trần Xuân Nhĩ

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****

Số: 6623/VP
V/v: Hướng dẫn thực hiện nghị quyết 06/CP về giáo dục phòng, chống ma túy sida ở trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1993

 

 

Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục – Đào tạo

 

Vừa qua Chính phủ đã ban hành 3 nghị quyết về phòng chống tệ nạn xã hội:

- Nghị quyết số 05/CP ngày 29-1-1993 về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm.

- Nghị quyết số 06/CP ngày 29-1-1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.

- Tiếp theo Nghị quyết số 16/CP ngày 18-12-1992 của Chính phủ “Quy định một số vấn đề phòng và chống nhiễm HIV và SIDA” ngày 5-5-1993 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 20/CP về việc đẩy mạnh công tác phòng chống nhiễm HIV/SIDA.

Để hướng dẫn thực hiện Nghị định, Nghị quyết nêu trên của Chính phủ, ngày 17-5-1993 Liên Bộ Y tế - Văn hóa Thông tin – Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư số 02/TT – LB “quy định việc giáo dục truyền thông trong phòng chống nhiễm HIV/SIDA. Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tiếp tục việc giáo dục phòng chống ma túy ở các trường học như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Giáo dục cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành hiểu rõ tác hại nhiều mặt của nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy từ đó không nghiện, không sản xuất chế biến, tàng tữ, không tham gia vận chuyển mua bán ma túy kịp thời phát hiện và bắt buộc cai nghiện với những cán bộ, giáo viên, học sinh nghiện ma túy, nếu cố tình vi phạm phải xử lý nghiêm khắc.

2. Tuyên truyền giáo dục cán bộ, giáo viên, học sinh ở những vùng có trồng cây thuốc phiện (9 tỉnh trọng điểm) biết cách và tích cực vận động gia đình, xóm bản chấp hành chính sách chuyển hướng sản xuất thay trồng cây thuốc phiện những cây trồng khác.

3. Những nơi có Điều kiện có thể tham gia hướng nghiệp dạy nghề ở trạm, trại, trung tâm cai nghiện ma túy.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên quán triệt tinh thần các Nghị quyết 05/CP, 06/CP, 20/CP của Chính phủ về phòng chống Sida, ma túy và các tệ nạn xã hội, chủ trương biện pháp thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tổ chức biên soạn các tài liệu về tác hại của ma túy, các biện pháp phòng ngừa và cai nghiện phù hợp với từng loại đối tượng (từ tiểu học đến đại học, học viên bổ túc văn hóa và xóa mù, đối tượng người dân tộc …) nhằm phục vụ giảng dạy ngoại khóa trong các trường học.

3. Mở rộng nhiều hình thức thông tin tuyên truyền thường xuyên trên báo, tạp chí, chuyên san, câu lạc bộ … của ngành. Xây dựng một số phim ảnh, tranh cổ động, bài hát về chuyên đề giáo dục phòng, chống ma túy hoặc kết hợp cả hai vấn đề giáo dục phòng, chống ma túy, sida ở các trường học.

4. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý chỉ đạo các cấp (từ Sở Giáo dục – Đào tạo đến các trường), cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, giáo viên các trường sư phạm thuộc 9 tỉnh trọng Điểm (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) và các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Thái Nguyên …)

5. Chỉ đạo thí Điểm hoạt động lao động – hướng nghiệp ở một số trường học về việc tham gia lao động sản xuất chuyển hướng sản xuất, đưa một số cây trồng có giá trị thay trồng cây thuốc phiện (ở những vùng có trồng cây thuốc phiện).

6. Các trường học (từ các lớp xóa mù chữ, tiểu học đến đại học …) dựa trên tài liệu hướng dẫn và thực tế ở địa phương tiến hành tập huấn cho giáo viên nắm vững cách giảng dạy nội khóa và ngoài khóa phù hợp với đặc Điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, các chủ đề tác hại cách phòng chống ma túy – sida.

Ngoài ra, các trường có thể tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt nhẹ nhàng khác như văn nghệ, thi sáng tác, phát thanh, chiếu phim băng hình … để tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy – sida sâu rộng trong và ngoài nhà trường.

7. Đẩy mạnh công tác vui chơi, thể dục, thể thao rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên các trường học.

8. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể có liên quan đến giáo dục phòng chống ma túy – sida để tạo Điều kiện hỗ trợ thực hiện tốt công tác này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban chỉ đạo chung về giáo dục phòng, chống ma túy – sida, do Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ làm Trưởng ban, xây dựng dự án tổng thể về giáo dục phòng chống ma túy ở trường học.

2. Các Sở Giáo dục – Đào tạo (trước mắt là 9 tỉnh trọng Điểm các thành phố lớn) xây dựng các dự án, thành lập Ban Điều hành dự án để thực hiện Nghị quyết 06/CP trong phạm vi tỉnh, thành của mình sát với yêu cầu và Điều kiện thực hiện ở địa phương.

Ban Chủ nhiệm dự án của các Sở Giáo dục – Đào tạo gồm:

- Một lãnh đạo Sở.

- Trưởng phòng giáo dục một số huyện trọng điểm.

- Một lãnh đạo trường Sư phạm.

- Một thư ký dự án.

3. Công việc triển khai thực hiện năm 1993-1994:

+ Xây dựng dự án 2 năm 1993-1994 và lập Ban Chủ nhiệm dự án giáo dục phòng chống ma túy thực hiện Nghị quyết 06/CP.

+ Khảo sát tình hình nghiện hút, tiêm chích, vận chuyển mua bán ma túy và trồng cây thuốc phiện của các trường học và toàn ngành.

+ Tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành một số tài liệu, phim ảnh.

+ Mở một lớp tập huấn, hỗ trợ trang thiết bị cho một số trường TTKTTH – HN – DN, trung tâm giáo dục TX để thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy.

-  Ngày 1 – 12 hàng năm tổ chức ngày hội phòng chống sida, ma túy.

- Tổ chức các hình thức vui chơi, thi tìm hiểu về giáo dục phòng chống ma túy, sida… cho học sinh, sinh viên các cấp.

- Chỉ đạo Điểm để rút kinh nghiệm về giáo dục phòng chống ma túy – sida ở một số trường học.

4. Chế độ báo cáo: từng quý các Sở giáo dục- Đào tạo có trách nhiệm báo cáo về Bộ những hoạt động của mình về phòng, chống ma tuý - sida, khó khăn, thuận lợi, bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị cần giải quyết.

Địa chỉ gửi báo cáo và liên hệ công tác: Thường trực dự án phòng, chống ma túy Bộ Giáo dục và Đào tạo, 14 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo mong giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng, chống ma tuý trong tình hình đất nước ta hiện nay để chỉ đạo sát sao những mặt hoạt động nói trên của nhà trường.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG – TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO




Trần Xuân Nhĩ

 

                                                                    

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi