Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 Tiêu chuẩn thiết kế trại nuôi trâu bò

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 Trại nuôi trâu bò - Tiêu chuẩn thiết kế
Số hiệu:TCVN 3997:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:02/01/1985Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3997:1985

TRẠI NUÔI TRÂU BÒ

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Cattle farm

Design standard

Tiêu chuẩn này áp dụng để lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, thiết kế và quản lý công tác xây dựng cơ bản các trại nuôi trâu bò thuộc khu vực quốc doanh trong phạm vi toàn quốc.

Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng đối với các trại nuôi trâu bò của hợp tác xã, các trại nuôi trâu bò có tính chất thí nghiệm để nghiên cứu khoa học.

1. Qui định chung

1.1 Trại nuôi trâu bò là một khu vực bao gồm các chuồng trâu bò, bê, nghé và các công trình phục vụ cho một qui mô.

1.2 Tại nuôi trâu bò gồm các loại sau:

- Trại nuôi trâu bò thịt;

- Trại nuôi trâu bò sinh sản;

- Trại nuôi trâu bò sữa.

1.3 Qui mô trại nuôi trâu bò được qui định theo bảng 1

Bảng 1

Loại trại

Qui mô (con)

Trại nuôi trâu bò thịt

50, 100, 200, 500, 1000

Trại nuôi trâu bò sinh sản

50, 100, 200, 250, 500

Trại nuôi trâu bò sữa

50, 100, 200, 400

Chú thích:

1. Qui mô trại sinh sản, trại sữa tính theo số đầu con cái cơ bản có thường xuyên tại chuồng.

2. Tuỳ khả năng đất đai, điều kiện kinh tế kỹ thuật để lựa chọn qui mô trại trâu bò cho thích hợp.

3. Đối với khu vực hợp tác xã nên áp dụng qui mô từ 200 con trở xuống.

1.4 Chuồng nuôi trâu bò và các công trình phục vụ trong trại được thiết kế theo công trình cấp IV và tuân theo những qui định trong tiêu chuẩn phân cấp công trình hiện hành.

Chú thích:

Trong trường hợp đặc biệt có thể thiết kế các công trình trại nuôi trâu bò ở cấp III nếu cơ quan quản lý xây dựng cơ bản cho phép.

2. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

2.1. Địa điểm trại nuôi trâu bò phải bảo đảm:

a. Tuân theo vị trí quy hoạch công nông nghiệp trong vùng;

b. Gần khu vực trồng thức ăn thô xanh. Những nơi có điều kiện thuận tiện thì tốt nhất là bố trí trại nuôi trâu bò ở trung tâm cỏ chăn thả;

c. Có khả năng cung cấp nước uống, nước rửa cho trại;

d. Không được xây dựng trên đất sản xuất (đất trồng lúa, trồng hoa mầu và cây công nghiệp);

e. Không được xây dựng trại ở những nơi khí hậu khắc nghiệt quá nóng, quá lạnh, độ ẩm quá cao;

f. Không được xây dựng trại ở những nơi có dịch gia súc lưu cữu hàng năm;

g. Không được cắt ngang đường giao thông và các hệ thống cấp thoát nước chung của khu vực.

Chú thích :

1. Trong trường hợp khu đất chưa có quy hoạch, khi lựa chọn địa điểm xây dựng trại phải xét đến khả năng phát triển sau này của các điểm dân cư, các cơ sở sản xuất công nông nghiệp trong vùng và bản thân trại.

2. Trong trường hợp đặc biệt phải xây dựng trại trên khu đất sản xuất thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

2.2. Khoảng cách ly vệ sinh tối thiểu từ trại nuôi trâu bò đến các loại công trình xây dựng trong vùng quy hoạch được quy định theo bảng 2.

2.3. Khu đất xây dựng trại chăn nuôi trâu bò phải bảo đảm:

a. Cao ráo, thoáng mát, không bị ngập lụt, ít tốn kém về san nền và xử lý nền móng, có độ dốc thuận lợi cho việc thoát nước tự chảy:

Bảng 2

đvt: m

Đối tượng cách ly vệ sinh

Khoảng cách tối thiểu tới trại sinh sản, trại sữa

Khoảng cách tối thiểu tới trại trâu bò thịt

< 200 nái cơ bản

> 200 nái cơ bản

< 200

> 200

1

2

3

4

5

Đường giao thông

 

 

 

 

- Đường ô tô từ cấp 4 trở lên

50

100

50

100

- Đường ô tô từ cấp 5 trở xuống

30

30

30

30

- Đường xe lửa

100

200

200

200

- Khu dân dụng

200

300

300

400

- Khu công nghiệp

400

500

500

500

- Sân bay

500

800

500

800

- Các trại chăn nuôi khác

500

800

500

800

b. Nếu gần sông ngòi thì phải cao hơn đỉnh lũ là 0,5m với tần suất là 2%;

c. Thuận lợi cho việc tổ chức giao thông để đảm bảo vận chuyển gia súc, vận chuyển thức ăn, vật tư, thiết bị và sản phẩm của trại.

2.4. Sơ đồ bố cục mặt bằng công trình trong trại chăn nuôi trâu bò (xem hình vẽ 1 và 2 phụ lục tham khảo).

2.5. Diện tích chiếm đất của các trại nuôi trâu bò được qui định theo bảng 3.

Bảng 3

Loại trại

Qui mô (con)

Diện tích chiếm đất (ha)

Trại trâu bò sinh sản

50

0,3á0,5

 

100

0,5á0,7

 

250

1,2á1,5

 

500

2á2,5

Trại trâu bò sữa

100

0,5á0,7

 

200

1,3á1,5

 

400

2á2,5

Trại trâu bò thịt

50

0,3á0,4

 

100

0,4á0,6

 

200

0,6á0,8

 

500

1,5á2,0

 

1000

2,5á4,0

Chú thích :

Diện tích chiếm đất của khu vực nhà ở cán bộ công nhân viên tính theo tiêu chuẩn hiện hành về diện tích đất ở cho cán bộ công nhân nông nghiệp.

2.6. Mật độ xây dựng các công trình đối với khu trại không được nhỏ hơn 40%.

2.7. Hướng các chuồng nuôi trâu bò được xác định tuỳ thuộc hướng gió chính và địa hình của khu vực xây dựng. Hướng chuồng phải tạo điều kiện giải quyết thông thoáng tự nhiên cho chuồng; lấy được gió mát mùa nóng, tránh được gió rét về mùa lạnh và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực xuyên.

2.8. Yêu cầu đón gió thịnh hành của các khu trong trại nuôi trâu bò theo thứ tự sau :

a. Khu làm việc, trực, tắm, thay quần áo, kho thức ăn.

b. Khu chuồng nuôi;

c. Khu chứa phân rác.

2.9. Đối với khu vực chuồng nuôi thứ tự đón gió thịnh hành như sau :

a. Chuồng bò đực giống;

b. Chuồng bò nghé sơ sinh đến một tháng tuổi;

c. Chuồng trâu bò trưởng thành ;

d. Chuồng trâu bò đẻ;

đ. Đường vận chuyển phân.

2.10. ở các cổng ra vào trại phải bố trí nơi khử trùng cho người và xe cộ ra vào trại

2.11. Khoảng cách các bộ phận trong trại nuôi trâu bò phải bảo đảm:

a. Giữa các nhóm chuồng với nhau từ 10,0m đến 15,0m;

b. Giữa các chuồng với nhau : từ 1,5 H đến 2H;

c. Giữa chuồng và công trình phục vụ sản xuất : ít nhất 15m;

d. Nhà thú y cách chuồng nuôi khác ít nhất là 30m.

Chú thích :

1. Khoảng cách trên tính đến mép của khu vực, hoặc đến tường bao che của công trình. Trong trường hợp chuồng không có tường bao che thì đến mép giọt gianh.

2. H là khoảng cách từ mặt nền đến đỉnh mái của công trình.

2.12. Mặt đường bên trong trại được phép thiết kế với các loại sau:

- Bê tông (đối với đường có trâu bò đi lại);

- Nhựa, đá, cấp phối (đối với đường vận chuyển thức ăn).

2.13. Trong trại nuôi trâu bò cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ với các yêu cầu sau :

a. Phải tạo bóng mát và cản gió rét cho trâu bò, nhưng không được làm giảm gió mát và chiếu sáng tự nhiên của công trình;

b. Không được trồng các cây rụng nhiều lá, cây sinh nhiều sâu bọ và có nhựa độc;

c. Chỉ trồng cây xanh xung quanh khu trại kết hợp với hàng rào ngăn cách giữa khu làm việc và khu chuồng nuôi, giữa nhà chữa bệnh và nuôi trâu bò ốm với khu chuồng nuôi;

d. Không trồng thảm cỏ ở những chỗ thường xuyên có trâu bò qua lại và những nơi có phân rác.

2.14. Xung quanh trại nuôi trâu bò phải có hàng rào ngăn cách với các yêu cầu sau :

- Trụ bằng bê tông hoặc bằng tre, gỗ, có chằng dây thép gai;

- Chiều cao tối thiểu của hàng rào là 1,50m.

3. Nội dung công trình và yêu cầu về giải pháp thiết kế.

3.1. Nội dung và yêu cầu về giải pháp thiết kế các công trình trong trại nuôi trâu bò phải phù hợp với quy mô, chức năng, cấp công trình, điều kiện kinh tế kỹ thuật và điều kiện khí hậu khu vực xây dựng.

3.2. Tùy theo quy mô trại, các công trình có thể thiết kế hợp khối nhưng phải đảm bảo yêu cầu công nghệ.

3.3. Công trình trại nuôi trâu bò bao gồm ba khu vực chính sau:

a. Khu vực sản xuất: bao gồm các chuồng nuôi trâu bò, bê nghé, nhà vắt sữa (nếu có), nhà thụ tinh, tắm ve:

Bảng 4

Nội dung

Loại trại trâu bò và quy mô (con)

Trại trâu bò thịt

Trại trâu bò sinh sản

Trại trâu bò sữa

50

100

200

500

1000

50

100

200

250

500

50

100

200

400

- Cổng ra vào cho người và xe vận chuyển thức ăn

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Cổng ra vào cho trâu bò và xe vận chuyển phân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

+

+

+

+

-

+

+

+

+

-

+

+

+

- Cầu xuất nhập trâu, bò

-

+

+

+

+

-

+

+

+

+

-

+

+

+

- Nhà làm việc, trực tắm, thay quần áo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

+

+

+

+

-

+

+

+

+

+

+

+

+

- Kho chứa và chế biến thức ăn tinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

-

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Nơi chứa cỏ khô

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Hố ủ thức ăn xanh

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Nhà thụ tinh, tắm ve

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Nhà chứa phân khô

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Bể chứa nước phân

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Chuồng nuôi trâu bò sinh sản 

-

-

-

-

-

+

+

+

+

+

-

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chuồng nuôi trâu bò đẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

-

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Chuồng nuôi trâu bò đực giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

+

-

-

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Chuồng nuôi bê nghé từ 1á6 tháng tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

-

+

+

+

+

+

+

+

+

+

- Nhà vắt sữa và bảo quản sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

+

+

+

- Nhà chuồng nuôi trâu bò vắt sữa và cạn sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

+

+

+

- Các chuồng nuôi trâu bò thịt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

+

+

+

+

-

-

-

-

-

-

-

-

-

- Nhà thú y

-

-

-

-

-

-

-

+

+

+

-

-

+

+

Chú thích:

Dấu (+) : Có công trình

Dấu (-) : Không có công trình.

Bảng 5

Loại trâu bò

Tiêu chuẩn diện tích

( m2/con)

Ghi chú

 

Diện tích xây dựng

Diện tích sân chơi

 
 

Trâu bò vắt sữa, cạn sữa

4 á 8

4

 

 

Trâu bò sinh sản

3,5 á 4,5

4

 

 

Trâu bò đực giống

8 á 9

30

Nuôi mỗi ô 1 con

 

Trâu bò đẻ

8 á 9

4

Nuôi mỗi ô 1 con

 

Trâu bò thịt, bê nghé 7á9 tháng

3

3

 

 

Bê nghé dưới 6 tháng

1,5 á2

2

 

 

Chú thích :

1. Đối với chuồng có tường bao che thì diện tích xây dựng tính theo chu vi ngoài của tường.

2. Đối với chuồng không có tường bao che thì diện tích xây dựng tính theo diện tích nền có mái che.

b) Khu vực làm việc của cán bộ công nhân viên và kho thức ăn gia súc bao gồm các công trình sau : Nhà thường trực làm việc, các loại kho chứa thức ăn;

c) Khu vực chứa phân rác : gồm nhà chứa phân khô, bể chứa nước phân, nước rửa chuồng.

3.4. Nội dung của các khu vực và chỉ tiêu diện tích các công trình trong trại nuôi trâu bò được xác định theo quy mô, loại trâu bò, và được quy định trong bảng 4, bảng 5.

3.5. Khi thiết kế các công trình chuồng trại phải tuân theo hệ thống mô đun thống nhất của nhà nước.

Các kích thước cơ bản về nhịp, bước cột, chiều cao công trình (xem mục 2 phụ lục tham khảo)

Chú thích :

1. Không nên chọn quá 2 thông số kích thước về nhịp bước cột hay chiều cao thông thủy cho các công trình chuồng nuôi trong một trại (trừ các công trình có yêu cầu đặc biệt do công nghệ và thiết bị)

2. Các công trình có nhịp từ 5,4m trở xuống có thể dùng kèo gỗ tạp hoặc tre.

3. Đối với chuồng nuôi trâu bò chiều cao thông thủy nên lấy từ 2,70m đến 3,0m (tính từ mặt nền chuẩn tới mặt dưới của kết cấu chịu lực mái hoặc của trần).

4. Mặt nền chuẩn của chuồng được quy ước tính ở điểm khởi dầu của độ dốc ngang của nền chỗ trâu bò đứng ăn tại máng.

3.6. Dây chuyền công nghệ của các trại nuôi trâu bò (xem hình vẽ (1) (2) mục 1 phụ lục tham khảo).

3.7. Trong chuồng nuôi trâu bò phải bố trí hai loại hành lang giao thông :

- Hành lang vận chuyển, phân phối thức ăn và chăm sóc trâu bò;

- Hành lang đi lại của trâu bò và xe vận chuyển phân.

Chú thích:

1. Hành lang có thể nằm phía trong hoặc phía ngoài mái che của chuồng.

2. Chiều rộng hành lang phụ thuộc vào thiết bị vận chuyển nhưng không nhỏ hơn 1,20m

3.8. Sân chơi của trâu bò phải liền với chuồng (chỉ tiêu diện tích xem bảng 5).

3.9. Tùy yêu cầu của kỹ thuật chăn nuôi, có thể thiết kế chuồng nuôi trâu bò theo kiểu một dãy hay nhiều dãy : Kích thước chỗ đứng của trâu bò được quy định theo bảng 6.

Bảng 6

Đơn vị: m

Loại trâu bò

Chiều dài chỗ đứng

Chiều ngang chỗ đứng

Ghi chú

Bò, trâu cái ngoại

 

 

 

(19 á 36 tháng)

1,70 á1,80

0,70

 

-

-

1,20

Trâu bò được vắt

Bò cái nội

1,50 á1,60

0,65

sữa tại chuồng

Trâu cái nội

1,60 á1,65

1,80

 

Bê nghé 7 á 18 tháng

1,50 á1,60

0,60

 

Bê nghé dưới 6 tháng

1,40

0,50

 

3.10. Cột chịu lực của chuồng làm bằng bê tông hoặc gạch đá, kích thước nhỏ nhất của tiết diện cột là 0,15m (nếu là tiết diện hình vuông hoặc chữ nhật), đường kính không nhỏ hơn 0,15m (nếu là tiết diện tròn). Những chuồng tạm được phép dùng cột gỗ, nhưng phần chân cột từ mặt nền đến độ cao 0,5m phải làm bằng bê tông hoặc gạch đá tránh cho cột không bị mục.

3.11. Kèo được phép làm bằng bê tông cốt thép, gỗ. Đối với công trình tạm cho phép làm bằng gỗ tạp hoặc tre.

3.12. Mái chuồng bò được phép lợp bằng ngói nung, phibrô xi măng, tôn hoặc bằng tranh, rạ....

3.13. Chỉ những vùng rét nhiều mới được phép xây tường bao che cho chuồng trâu bò và phải đảm bảo các yêu cầu sau :

a) Chiều cao :

- Chuồng trâu bò trưởng thành (9 á36 tháng) từ 1,2 á1,5m.

- Chuồng bê nghé từ 0,8m á1,0m.

b) Bề dày tối thiểu

- Tường xây gạch          0,20m

- Tường xây đá 0,30m

Chú thích :

1. Nếu chuồng chỉ bị ảnh hưởng của một hướng gió rét nên xây tường một phía.

2. Phần trống còn lại từ tường đến mái dùng phên liếp để che gió rét.

3.14. Nền chuồng và sân chơi phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Bền chắc không trơn trượt, đàn hồi, độ dẫn nhiệt thấp, dễ thoát nước, dễ cọ rửa, không bị nước giải trâu bò, nước thuốc sát trùng phá hoại.

b) Độ dốc nền chuồng lấy như sau :

- Độ dốc ngang 0,01 á 0,02

- Độ dốc dọc 0,007 á 0,01

Ghi chú :

1. Độ dốc ngang nền chuồng tính theo phương chiều rộng chuồng; độ dốc dọc tính theo phương chiều dài chuồng.

2. Để giảm khối lượng đất đắp tôn nền khi tạo độ dốc dọc có thể thiết kế độ dốc san nền khu đất bằng độ dốc mặt nền chuồng.

c) Mặt nền chuồng : Nền sân chơi được phép làm bằng bê tông mác từ 80 đến 100 dày ít nhất 0,08m hoặc bằng đá hộc xếp khan dày 0,20m nhưng trên mặt phải phủ lớp bê tông sỏi nhỏ mác từ 80 đến 100 dày 0,04 đến 0,05m.

3.15. Máng ăn của trâu bò có thể làm bằng gạch hoặc bằng bê tông; kích thước như sau:

a) Chiều dài được xác định theo công thức: La = Lng x n.

Trong đó: La : chiều dài máng ăn của một chuồng, m;

Lng : Chiều ngang chỗ đứng của một con trâu bò (xem bảng 6).

n : Số trâu bò nuôi trong chuồng.

b) Chiều cao và chiều rộng máng lấy theo quy định trong bảng 7.

c) Bề dày thành máng được quy định trong bảng 8.

Bảng 7

Đơn vị: m

Loại trâu bò

Chiều cao máng

Chiều rộng máng

Thành ngoài

Thành trong

Trâu bò từ 19 - 36 tháng tuổi

0,80

0,30

0,80

Trâu bò từ 7 - 18 tháng tuổi

0,80

0,30

0,80

Bê nghé từ dưới 6 tháng tuổi

0,50

0,35

0,60

Bảng 8

Đơn vị: m

Máng bê tông

Máng xây gạch

Thành ngoài

Thành trong

Thành ngoài

Thành trong

0,05

0,10

0,10

0,19

Chú thích: Đáy máng cao cách mặt chuẩn 0,05m.

3.16. Máng uống có thể bằng gạch hoặc bằng bê tông. Kích thước như sau :

a) Chiều dài được xác định theo công thức :

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 Trại nuôi trâu bò - Tiêu chuẩn thiết kế

Trong đó :

Lu : Chiều dài máng uống của một chuồng , m;

Lng : Chiều ngang chỗ đứng của một con trâu bò (xem bảng 6);

n : Số con trâu bò nuôi trong chuồng;

b : Bề rộng máng bằng 0,50m;

c : Chiều cao máng bằng 0,50m.

3.17. Róng ngăn chuồng trâu bò được phép làm bằng bê tông, sắt thép hoặc gỗ và phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Chắc chắn;

b) Trâu bò không chui lọt đầu qua róng và không nhảy được qua róng;

c) Không gây tổn thương cho trâu bò khi va chạm phải róng;

d) Kích thước róng lấy theo quy định trong bảng 9.

Bảng 9

Đơn vị: m

Loại trâu bò

Chiều cao róng

Khoảng cách róng

Róng làm theo phương thẳng đứng

Róng làm theo phương nằm ngang

Trâu bò trưởng thành

1,50

0,15

0,25

Bê nghé dưới 6 tháng

1,00

0,10

0,20

Chú thích : Róng ngăn dưới cùng cách mặt nền 0,4-0,5m

3.18. Cửa chuồng trâu bò được phép làm bằng sắt thép hoặc gỗ và bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Chắc chắn, đóng mở dễ dàng;

b) Có chốt cài bảo đảm;

c) Kích thước cửa lấy như sau :

- Bề rộng phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển thức ăn, vận chuyển phân, nhưng nhỏ nhất là 1,2m;

- Chiều cao lấy bằng chiều cao róng ngăn (xem bảng 9).

3.19. Chuồng trâu bò đực giống

3.19.1. Phải mở ba cửa ra vào giữa ô chuồng và hành lang vận chuyển thức ăn, giữa ô chuồng và sân chơi, giữa sân chơi và đường vận chuyển phân.

3.19.2. Máng ăn, máng uống đặt trong ô chuồng cho từng con. Thành trong của máng ăn phải có róng ngăn không cho trâu bò bước vào máng. Kích thước máng ăn, máng uống lấy theo quy định trong bảng 10.

Bảng 10

Đơn vị: m

Loại máng

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều cao

Thành ngoài

Thành trong

Máng ăn

0,80

0,80

0,80

0,35

Máng uống

0,10

0,70

0,50

0,50

3.19.3. Sân chơi phải nhất thiết ngăn riêng từng con

3.20. Chuồng trâu bò đẻ.

3.20.1. Phải mở hai cửa ra vào giữa ô chuồng và hành lang vận chuyển thức ăn, giữa ô chuồng và sân chơi.

3.20.2. Trong chuồng trâu bò đẻ nhất thiết phải bố trí một phòng để cũi bê nghé sơ sinh. Diện tích phòng phụ thuộc vào quy mô đàn và tỷ lệ sinh đẻ của trâu bò, tiêu chuẩn diện tích xây dựng cho một bê nghé (xem bảng 5)

3.20.3. Trong chuồng trâu bò đẻ nhất thiết phải bố trí một phòng chữa bệnh. Kích thước phòng 3,0 x 3,0m trong phòng phải bố trí giá cố định gia súc (để tiêm chữa bệnh) một bàn đá, một chậu rửa và đựng chai ly, dụng cụ thú y.

3.21. Nhà thú y phải có đầy đủ các bộ phận sau :

3.21.1. Các ô chuồng cho trâu ốm nuôi riêng biệt từng con trong ô chuồng có máng ăn, máng uống riêng, kích thước ô chuồng 3,0 x 3,0m, kích thước máng ăn, máng uống xem bảng 10.

3.21.2. Chỗ nuôi bê nghé ốm phải bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống như chuồng nuôi bê nghé. Diện tích xây dựng (xem bảmg 5).

3.21.3. Phòng chứa thức ăn cho trâu bò, bê nghé ốm.

3.21.4. Phòng để dụng cụ dọn phân, diện tích phòng lớn hơn 6m2.

3.21.5. Phòng chữa bệnh cho trâu bò, bê nghé ốm. Diện tích và chi tiết (xem điều 3.20.3)

3.21.6. Sân chơi của bê nghé ốm phải có róng ngăn cách với sân chơi của trâu bò ốm.

3.22. Nhà làm việc, trực, tắm thay quần áo gồm các bộ phận sau :

a) Phòng trực, ngủ trực

b) Phòng tắm, thay quần áo phải bố trí tắm nam, tắm nữ riêng biệt. Phòng tắm nam bố trí tắm tập thể. Phòng tắm nữ riêng từng người. Số lượng và diện tích sử dụng của buồng tắm, tủ quần áo và các thiết bị khác được áp dụng theo bảng 11.

c) Chỉ tiêu diện tích thiết kế các phòng làm việc áp dụng theo tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan hiện hành của nhà nước.

Bảng 11

Nội dung

Số người

Số lượng

Diện tích (m2)

Cửa mở vào

Cửa mở ra

- Buồng tắm

10

1

1,1 á 1,3

1,2 á1,4

- Ngăn tủ đựng quần áo

1

1

 

0,2 á 0,5

- Chậu rửa

15

1

 

 

Chú thích :

1. Số người sử dụng gồm cán bộ công nhân viên làm việc của trại trong một ca sản xuất

2. Không làm buồng tắm dự phòng cho khách

3. Số tủ đựng quần áo dự phòng cho khách là 1 ở khu vực nam và 2 ở khu vực nữ.

3.23. Nhà chứa và nhà chế biến thức ăn tinh được phép thiết kế với chiều cao thông thủy từ 3,0 á 3,6m và các bộ phận sau :

3.23.1. Kho chứa tinh bột là kho được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước về kho tàng.

3.23.2. Bộ phận chế biến không xây tường bao che. Diện tích phụ thuộc vào thiết bị chế biến. Trong trường hợp chế biến bằng thủ công thì lấy từ 20,0 á 30,0m2.

3.24. Nhà vắt sữa phải có đầy đủ các bộ phận sau :

3.24.1. Bộ phận trâu bò đứng vắt sữa phải đảm bảo các yêu cầu sau :

a) Số chỗ cho trâu bò đứng vắt sữa phụ thuộc vào công suất của thiết bị vắt sữa. Trường hợp vắt sữa bằng tay thì phụ thuộc vào tổ chức nhân lực vắt sữa của cơ sở.

b) Phải bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống cho trâu bò như các chuồng nuôi. Phải bố trí xích, gông cố định trâu bò lại máng ăn khi vắt sữa.

c) Kích thước chỗ đứng, máng ăn uống của trâu bò (xem bảng 7 bảng 8). Diện tích bộ phận trâu bò đứng vắt sữa (xem bảng 5).

3.24.2. Bộ phận bảo quản sữa và để dụng cụ vắt sữa phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Trong phòng phải bố trí bàn đá, chậu rửa để rửa dụng cụ vắt sữa.

b) Diện tích phòng lấy theo quy định trong bảng 12.

Bảng 12.

Số trâu bò (con)

50

100

200

400

Diện tích (m2)

9

12

15

18

Chú thích: Trong trường hợp trâu bò được vắt sữa tại chuồng thì không xây dựng bộ phận trâu bò đứng vắt sữa nữa. Hai bộ phận còn lại của nhà vắt sữa có thể hợp khối vào chuồng nuôi.

3.24.3. Bộ phận để máy vắt sữa, diện tích phòng phụ thuộc vào kích thước máy.

3.25. Công trình thụ tinh, tắm ve gồm các bộ phận sau :

3.25.1. Một diện tích từ 16,0 á 20,0 m2 để bố trí một cân, một bàn đá, một chậu rửa, một giá thụ tinh cho trâu bò. Giá thụ tinh có kích thước như sau :

- Chiều dài 1,95m          - Chiều cao phía trước 1,65m

- Chiều rộng 0,75m        - Chiều cao phía sau 1,40m

3.25.2. Bộ phận tắm ve cho bò phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Tường phòng tắm phải chắc chắn, có thể xây bằng gạch, đá hoặc bê tông.

b) Mái bằng vật liệu không thấm nước : bê tông, tôn, tấm nhựa.

c) Nền phòng tắm ve phải trũng xuống giữ được mực nước thuốc từ 0,05á 0,08m để ngâm móng cho bò.

d) Bên trong phòng tắm phải có hệ thống dàn phun thuốc có áp lực.

e) Bên cạnh phòng tắm phải có thiết kế bể thu nước thuốc sử dụng lại theo qui trình kín. Dung tích bể phụ thuộc vào công suất máy bơm.

g) Kích thước phòng tắm ve như sau :

+ Chiều dài                               6,00m

+ Chiều rộng trong lòng             ,50m

+ Cao thông thủy                      1,80m

h) Trong sân tập kết cần bố trí hệ thống róng ngăn có thể ngăn trước từ 3 á 5 con trâu bò xếp hàng một chờ vào tắm ve, cân hoặc thụ tinh. Kích thước róng ngăn như sau :

- Chiều dài                                6 á 9m

- Chiều rộng                              0,8m

- Chiều cao                               1,5m

Chú thích :

1. Đối với trại trâu không làm bộ phận tắm ve

2. Trường hợp có địa hình thuận lợi có thể thiết kế tắm ve cho bò theo cách lội trong nước thuốc. Bể phải đặt ở vị trí cao thuận lợi cho việc thoát nước kích thước bể lấy như sau :

- Chiều dài                                 8m

- Chiều rộng                               1,2m

- Chiều sâu                                1,5m

3.26. Nơi chứa cỏ khô ngoài trời phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Diện tích nơi chứa cỏ được tính toán dựa vào nhu cầu dự trữ cỏ, rơm khô của toàn trại. Dung trọng cỏ rơm khô 70 á 110kg/m3.

b) Nền nơi chứa cỏ phải chắc chắn để xe cơ giới có thể đi lại được. Mặt nền phải cao hơn mặt đất xung quanh 0,3 á0,4 m

c) Xung quanh nơi chứa cỏ khô phải bố trí rào bảo vệ tránh xa hoả hoạn, gần nơi chứa cỏ phải bố trí vòi nước chữa cháy

Chú thích :

Đối với những vùng mưa nhiều (từ 6 tháng trở lên) có thể xây dựng kho chứa cỏ khô có mái che…?????

3.27. Hố ủ thức ăn xanh : xem tiêu chuẩn thiết kế hố ủ thức ăn xanh.

3.28. Trong trại chăn nuôi trâu bò chỉ được phép xây dựng nhà chứa phân, không làm nhà ủ phân và bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Diện tích nhà chứa phân được tính theo công thức sau :

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 Trại nuôi trâu bò - Tiêu chuẩn thiết kế

Trong đó :

S : Diện tích xây dựng nhà chứa phân (m2);

n : Số trâu bò, bê nghé có mặt thường xuyên tại trại;

l : Số ngày lưu phân ở nhà chứa phân (20 á 30 ngày);

m : Dung trọng riêng của phân m = 0,7 á 0,8 T/m3;

p : Lượng phân thải của 1 trâu bò trong 1 ngày đêm tính bình quân cho toàn đàn được áp dụng theo bảng 13.

k : Hệ số thu hồi phân

k = 0,15 á 0,2 (với trâu bò được nuôi theo phương thức chăn thả kết hợp nuôi chuồng)

k = 0,65 á 0,7 (đối với trâu bò nuôi chuồng là chính, kết hợp chăn thả).

h : Chiều cao chứa : Lấy từ 1,5 đến 2,00m

Bảng 13

Đvt: Kg

Loại trâu bò

Phân nước

Phân đặc

Tổng cộng

- Trâu bò

10

15

25

- Bê nghé

5

10

15

- Rác độn cho trâu bò

-

-

0,5

- Rác độn cho bê nghé

-

-

0,5

b) Mặt trước nhà chứa phân để trống, mặt sau xây tường gạch hoặc đá cao ít nhất 1,8m.

c) Nền nhà chứa phân phải chắc chắn, không thấm nước, có độ dốc để chứa phân có thể tự chảy sang bể chứa nước phân. Cho phép làm nền bằng bê tông mác từ 50 á 75 dày từ 0,10 á 0,12m.

3.29. Bể nước phân, nước rửa chuồng phải đảm bảo các yêu cầu sau :

a) Vị trí bể chứa nước rửa chuồng phải gần nhà chứa phân để lấy được nước phân từ nhà chứa phân;

b) Bể có thể xây bằng gạch, đá, hoặc bê tông. Những vùng đất có hệ số thấm thấp có thể đào bể đất, nhưng trong lòng bể phải đắp lớp đất sét dày 0,05m để chống thấm;

c) Dung tích bể được phép lấy theo lượng nước rửa chuồng của toàn trại trong một ngày đêm (xem bảng 16).

3.30. Cầu xuất nhập trâu bò phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Không làm mái che

b) Mặt nền phải cao bằng mặt sàn xe vận chuyển trâu bò. Nền phải chắc chắn, không trơn trượt.

c) Liền với cầu xuất trâu bò phải làm đường dẫn trâu bò lên cầu xuất. Độ dốc đường dẫn lên cầu xuất không lớn hơn 0,20;

d) Dọc 2 bên cầu xuất và đường dẫn phải bố trí róng ngăn chiều cao, róng ngăn lấy như chuồng trâu bò;

e) Kích thước cầu xuất và đường dẫn lấy theo quy định trong bảng 14.

Bảng 14

Đơn vị: m

Loại công trình

Kích thước

Cao

Dài

Rộng

- Cầu xuất

1,10

6

0,80

- Đường dẫn

Bằng mặt đất

9

0,80

4. Một số yêu cầu đặc biệt đối với trại nuôi trâu bò

4.1. Tường các chuồng nuôi trâu bò phải được trát nhẵn bằng xi măng cát mác 25 đến độ cao 1,2m.

4.2. Các lớp sơn bảo vệ sắt thép, thuốc ngâm tẩm gỗ trong chuồng không được gây độc hại cho trâu bò.

4.3. Lòng máng ăn của trâu bò phải trát lượn tròn

4.4. Róng ngăn của máng ăn có thể làm bằng bê tông, sắt ống, hoặc gỗ và phải bảo đảm các yêu cầu sau :

a) Chắc chắn

b) Chắn được u vai trâu bò, khi ăn không bước vào máng; chiều cao róng so với mặt nền chuẩn lấy như sau :

- Trâu bò từ 7 đến 36 tháng : 1,10m

- Bê nghé dưới 6 tháng : 0,80m

Không tạo thành những gờ góc dễ đọng thức ăn

4.5. Máng ăn, máng uống phải có lỗ thoát nước khi rửa máng.

4.6. Phòng bảo quản sữa phải bảo đảm : trần phải được quét sơn, không được phép quét vôi.

4.7. Nền và tường bảo quản sữa phải lát gạch men sứ chiều cao lát gạch men cho tường từ 1,2 á 1,5m.

5. Yêu cầu về cấp nước, thoát nước và phòng cháy chữa cháy

5.1. Trong trại chăn nuôi trâu bò phải thiết kế hệ thống cấp nước chung cho sản xuất, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Khi thiết kế cấp nước phải tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn cấp nước hiện hành.

Chú thích : Nước dùng cho sản xuất bao gồm nước uống và nước tắm cho trâu bò, nước chế biến thức ăn, nước rửa nền chuồng và nước rửa thiết bị dụng cụ.

5.2. Nguồn nước cung cấp cho trại nuôi trâu bò phải được xác định về lưu lượng, thành phần lý hoá và độ vi khuẩn theo đúng yêu cầu của kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh thú y.

5.3. Cấp nước cho máng uống của chuồng nuôi trâu bò dùng vòi f 25. áp lực cần thiết không nhỏ hơn 2,00m. Nếu dùng máng uống tự động thì áp lực lấy theo yêu cầu của thiết bị.

5.4. Phải bố trí vòi rửa cho các chuồng nuôi trâu bò, nhà vắt sữa, nhà thụ tinh, tắm ve. Đường kính vòi rửa f 25 á f30. Bán kính hoạt động của mỗi vòi rửa không lớn hơn 20m. áp lực cần thiết để rửa chuồng không nhỏ hơn 10m.

5.5. Phải bố trí hệ thống van đóng mở nước thuận tiện cho việc sử dụng.

5.6. Tiêu chuẩn dùng nước cho trâu bò được quy định như sau : nước uống, tính cho một con được áp dụng theo bảng 15.

Bảng 15 

Loại trâu bò

Tiêu chuẩn l/ngày đêm

Trâu bò vắt sữa

60

Trâu bò sinh sản

50

Trâu bò đàn

40

Bê nghé các loại

30

Nước rửa tính cho 1m2 nền được áp dụng theo bảng 16.

Bảng 16 

Loại công trình

Tiêu chuẩn l/m2

Nhà vắt sữa

40

Nhà thụ tinh, tắm ve

40

Chuồng bò đẻ

40

Nhà thú y

40

Chuồng nuôi trâu bò

30

Đường cho trâu bò đi lại

30

Chuồng bê nghé các loại

30

Sân chơi của trâu bò, bê nghé

30

Chú thích :

1. Các công trình rửa hàng ngày gồm :

- Nhà vắt sữa;

- Chuồng trâu bò đẻ;

- Nhà thụ tinh, tắm ve.

2. Các công trình rửa định kỳ : 7 á 10 ngày 1 lần gồm :

- Chuồng trâu bò các loại;

- Chuồng bê nghé các loại;

- Sân chơi và đường cho trâu bò đi lại.

5.7. Trong trại nuôi trâu bò phải thiết kế bể chứa nước phân, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

Chú thích : Nước phân là hỗn hợp các loại nước thải trong sản xuất, nước bài tiết của trâu bò, nước rửa
chuồng, rửa thiết bị dụng cụ, nước thải trong chế biến thức ăn và các thiết bị vệ sinh.

5.8. Hệ thống thoát nước phân phải kết hợp để thoát nước mưa. Nhưng nước mưa không được chảy vào bể chứa nước phân mà phải chảy ra ngoài qua các cửa điều tiết đặt ở cuối hệ thống thoát nước.

5.9. Nước thải của nhà thú y phải được tập trung xử lý tiêu độc trước khi chảy ra khỏi nhà hoặc dẫn đến hệ thống thoát nước chung.

5.10. Trong trại nuôi trâu bò được phép thiết kế theo hình thức thoát nước mặt.

Chú thích: Thoát nước mặt là nước được tự chảy trên mặt nền chuồng, mặt nền sàn nhờ độ dốc dọc và ngang của nền.

5.11. Cho phép thiết kế rãnh xây để thoát nước cho những công trình đứng riêng lẻ hoặc những công trình phục vụ sản xuất. Rãnh xây phải bảo đảm các yêu cầu sau.

a) Độ dốc rãnh không nhỏ hơn 0,05

b) Chiều rộng rãnh không nhỏ hơn 0,25m

c) Phải có nắp đậy cho những đoạn rãnh có trâu bò đi qua.

5.12. Thiết kế cấp nước phòng cháy và chữa cháy cho trại phải tuân theo những qui định trong tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hiện hành.

6. Yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện yếu

6.1. Trong các chuồng nuôi trâu bò phải tận dụng chiếu sáng tự nhiên là chủ yếu. Độ chiếu sáng tự nhiên đối với từng loại trâu bò theo yêu cầu của kỹ thuật chăn nuôi.

6.2. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các công trình phục vụ chăn nuôi theo những qui định trong tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên hiện hành.

6.3. Thiết kế chiếu sáng nhân tạo trong trại nuôi trâu bò phải tuân theo những qui định trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo hiện hành.

6.4. Nhà làm việc, trực, tắm, thay quần áo, nhà kho chế biến thức ăn, nhà vắt sữa, nhà thú y, nhà thụ tinh được phép thiết kế chiếu sáng nhân tạo.

6.5. Trại nuôi trâu bò được phép thiết kế hệ thống chiếu sáng bảo vệ trại.

6.6. Đối với trại nuôi trâu bò sữa, trâu bò sinh sản có qui mô từ 200 con trở lên, trại nuôi trâu bò thịt có qui mô từ 500 con trở lên được phép bố trí hệ thống điện thoại.

6.7. Đối với trại nuôi trâu bò ở những vùng có sét thì phải thiết kế hệ thống chống sét theo những qui định trong tiêu chuẩn phòng và chống sét hiện hành.

Phụ lục tham khảo

 

1. Dây chuyền công nghệ trại nuôi trâu bò.

a) Trại trâu bò sinh sản, trại trâu bò sữa.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 Trại nuôi trâu bò - Tiêu chuẩn thiết kế

Hình 1

1. Nhóm công trình phục vụ

2. Nhóm chuồng bê nghé

3. Nhóm chuồng trâu bò

4. Nhóm công trình chứa phân

5. Đường vận chuyển thức ăn

6. Đường vận chuyển phân và trâu bò đi lại

7. Nhóm công trình kho thức ăn

b) Trại trâu bò thịt

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3997:1985 Trại nuôi trâu bò - Tiêu chuẩn thiết kế

Hình 2

1. Nhóm công trình phục vụ

2. Nhóm chuồng nuôi trâu bò

3. Nhóm công trình chứa phân

4. Đường vận chuyển thức ăn

5. Đường vận chuyển phân và trâu bò đi lại

2. Kích thước cơ bản của chuồng trâu bò.

a. Nhịp = 4,20; 4,50; 4,80; 5,10; 5,40; 5,70; 6,00; 6,30; 12,00m

b. Bước cột : 3,00; 3,30; 3,60; 6,00m.

c. Chiều cao thông thủy : 2,10; 2,40; 2,70; 3,00; 3,60m.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi