Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã - Tiêu chuẩn thiết kế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4454:1987

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã - Tiêu chuẩn thiết kế
Số hiệu:TCVN 4454:1987Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1987Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4454:1987

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4454:1987 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4454:1987

QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ Ở XÃ, HỢP TÁC XÃ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Buiding plans for settlement in comunes, cooperatives – Design standard

1. Quy định chung

Nhóm H

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy hoạch xây dựng mới và xây dựng cải tạo các điểm dân cư, vận dụng vào điều kiện cụ thể của xã - hợp tác xã.

Chú thích: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã sản xuất khác có thể tham khảo tiêu chuẩn này.

1.2. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, cần phải tuân theo quy định trong những tiêu chuẩn có liên quan hiện hành.

1.3. Điểm dân cư các thôn, xóm ,làng, bản thuộc phạm vi quản lí cảu xã - hợp tác xã bao gồm: các khu đất xây dựng, các công trình sản xuất, công trình công cộng, công trình kĩ thuật (giao thông, điện nước, vệ sinh...),nhà ở (kế cả các lô đất của các tư nhân).

1.4. Lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã- hợp tác xã bao gồm việc xác định quy mô lao động, dân số, yêu cầu về đất xây dựng, chọn đất xây dựng, cân đối đất đai, bố cục quy hoạch xây dựng và cải tạo các khu chức năng (khu xây dựng các công trình sản xuất, công trình công cộng, nhà ở), các hệ thống kĩ thuật, trong các điểm dân cư.

1.5. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải dựa trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ phát triển sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, các ngành tiểu thủ công nghiệp), phải phục vụ thiết thực cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá của xã- hợp tác xã.

1.6. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải phù hợp với quy hoạch bố trí lại lao động, dân cư trên địa bàn huyện và phải xét đến quan hệ với các điểm dân cư lân cận; phải phối hợp chặt chẽ với các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan như: quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch giao thông, quy hoạch đồng ruộng.

Chú thích: Trong trường hợp chưa có quy hoạch bố trí lại dân cư trên địa bàn huyện có thể làm quy hoạch điểm dân cư ở xã - hợp tác xã nhưng phải xét đến mối quan hệ với các điểm dân cư lân cận.

1.7. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải xuất phát từ tình hình hiện trạng, khả năng về đất đai, nhân lực, vốn đầu tư, theo phương châm “hợp tác xã và nhân dân cùng làm”; sử dụng vật liệu tại chỗ là chủ yếu, tiết kiệm đất đai (nhất là đất canh tác) đồng thời phải phù hợp với điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn...), phù hợp với truyền thống, tập quán tiến bộ về sản xuất và sinh hoạt chung của từng vùng, từng dân tộc.

1.8. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã- hợp tác xã ngoài những yêu cầu về kinh tế, còn phải đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, chống bão lụt và bảo vệ môi trường.

1.9. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã - hợp tác xã cần xét triển vọng phát triển trong tương lai; phải đáp ứng những yêu cầu sản xuất và đời sống trong giai đoạn trước mắt; phải có phương hướng quy hoạch dài hạn từ 15 đến 20 năm; phải làm quy hoạch đợt đầu cụ thể có kế hoạch 5 năm và chuẩn bị kĩ cho yêu cầu xây dựng từ 1 đến 2 năm.

1.10. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã - hợp tác xã phải kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới; triệt để tận dụng các cơ sở cũ có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất và phục vụ đời sống.

Chú thích:

1. Đối với các điểm dân cư cần xoá bỏ như ấp trại rải rác, phân tán; mỗi điểm có số dân qúa ít không nên xây dựng công trình mới.

2. Đối với các điểm dân cư nằm trên đất canh tác tốt, ở vị trí cản trở xây dựng các cánh đồng chuyên canh, thâm canh, trở ngại cho giao thông liên lạc thì phải hạn chế xây dựng các công trình kiên cố.

3. Đối với các điểm dân cư có khả năng tồn tại và phát triển ở vị trí hợp lí, giao thông liên lạc với bên ngoài thuận tiện, không trở ngại đến việc tổ chức sản xuất lớn; có số dân đủ quy mô để xây dựng các công trình phục vụ công cộng thiết yếu; có nhiều nhà cửa cón sử dụng tốt; có di tích lịch sử, di tích cách mạng cần bảo vệ thì phải làm quy hoạch cải tạo và xây dựng theo tiêu chuẩn này.

2. Quy mô dân số và đất xây dựng các điểm dân cư ở xã- hợp tác xã

2.1. Quy mô dân số ở các điểm dân cư xã -hợp tác xã được tính toán dự báo theo tiêu chuẩn “ hướng dẫn quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lị”

2.2. Chọn đất xây dựng và mở điểm dân cư ở xã - hợp tác xã đồng phải phù hợp các quy hoạch phân bố dân cư trên địa bàn huyện, cũng phù hợp với các quy hoạch bố trí sản xuất cơ giới hoá, giao thông thuỷ lợi... của xã - hợp tác xã đồng thời đảm bảo liên hệ thuận tiện với cánh đồng. Khoảng cách từ điểm dân cư đến cánh đồng từ 1,5 đến 2 km.

2.3. Khi chọn đất xây dựng và mở rộng các điểm dân cư xã - hợp tác xã phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có đủ đất để xây dựng và phát triển theo quy mô tính toán; Không bị úng lụt;

Thuận tiện cho giao thông đi lại;

Triệt để sử dụng đất thổ cư hiện có, hết sức tránh lấy đất canh tác để xây dựng;

Đối với miền núi và trung du những khoảng đất có độ dốc dưới 150 cần dành để trồng trọt, canh tác, không nên dùng làm đất xây dựng.

Bảo đảm các yêu cầu kĩ thuật xây dựng và vệ sinh môi trường; Bảo đảm các yêu về quốc phòng.

2.4. Khi chọn đất xây dựng và mở rộng các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã cần tránh các khu vực sau đây:

Nơi bị ô nhiễm do các chất độc hại ở khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi thải ra; Nơi có vị trí khí hậu xấu, trên sườn đồi phía tây, nơi gió quẩn;

Nơi có tài nguyên khoáng sản cần khai thác;

Nơi hay phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm;

Nằm trong phạm vi dải cách li của đường dây điện cao thế;

Nằm trongkhu vực khảo cổ hoặc khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá đã được liệt hạng.

Nằm trong khu vực không an toàn ven các đường xe lửa, đường quốc lộ(cách đường xe lửa, đường quốc lộ 100m, đường tỉnh lộ dưới 50m, tính từ mặt nhà ở gần đường nhất).

Chú thích: đối với những điểm dân cư đã ở sát đường xe lửa, đường quốc lộ, tỉnh lộ phải có biện pháp đảm bảo an toàn và không được xây dựng, phát triển thêm.

2.5. Diện tích đất xây dựng ở các điểm dân cư xã - hợp tác xã cần tinh theo chỉ tiêu nêu trong bảng 1

Bảng 1

Loại đất

Chỉ tiêu

Đất xây dựng nhà ở và lô đất gia đình

Đất xây dựng công trình công cộng

Đất làm đường giao thông

Đât xây dựng công trình sản xuất

Từ 35 đến 50m2/ người

Từ 8 đến 10m2/ người

Từ 6 đến 8m2/ người

Từ 90 đến 120m2/ ha canh tác

Chú thích: đất trồng cây xanh tính theo chỉ tiêu m2/ người được xác định tuỳ tình hình cụ thể nơi xây dựng.

3. Quy hoạch cải tạo và xây dựng các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã

3.1. Phân khu chức năng

3.1.1. Khi quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã- hợp tác xã cần phân chia các khu chức năng chủ yếu sau đây:

Khu xây dựng các công trình công cộng (khu trung tâm );

Khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất (khu sản xuất)

Khu xây dựng nhà ở, các xóm nhà ở, các công trình công cộng phục vụ từng xóm. Ngoài ra có các mạng lưới đường và hệ thống kĩ thuật (cống rãnh, cấp điện, thông tin v.v...) để phục vụ cho các khu chức năng nói trên.

3.1.2. Việc phân chia các khu chức năng phải đảm bảo hợp lí về giao thông đi lại, sản xuất, ăn, ở, nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt công cộng và bảo vệ môi trường sống.

3.1.3. Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất không nên bố trí trong khu ở(trong xóm nhà ở) mà nên bố trí gần đồng ruộng, gần đầu mối giao thông, bố trí thành cụm có phân loại để tiết kiệm việc xây dựng hệ thống kĩ thuật và thuận tện trong quá trình sử dụng.

3.1.4. Khi bố trí các khu chức năng trong các điểm dân cư cần chu ý đến điều kiện địa hình, triệt để tận dụng phong cảnh thiên nhiên để tạo nên bố cục không gian kiến trúc đẹp.

Chú thích: ở vùng có gió khô nóng và những vùng khí hậu đặc biệt cần chú ý bảo đảm cho người ở ít bị ảnh hưởng xấu của khí hậu và thời tiết.

3.1.5. Cân đối đất đai xây dựng ở các điẻm dân cư xã - hợp tác xã trong quy hoạch xây dựng được lập ở bảng 2

Chú thích: tỉ lệ phần trăm loại đất so sánh với tổng diện tích canh tác trong từng xã - hợp tác xã.

Bảng 2

Loại đất

Đất xây dựng hiện trạng

Đất xây dựng quy hoạch

Ha

%

m2/người

Ha

%

m2/người

A. Đất xây dựng

Đất xây dựng nhà ở (lô đất ở các gia đình)

Đất công cộng

Đất cây xanh chung

Giao thông

Ao hồ chung

B. Đất xây dựng các công trình sản xuất, phục vụ sản xuất trạm...

C. Các loại đất khác

Đất xây dựng các công trình kĩ thuật Vử sinh, vườn ươm...

 

 

 

 

 

 

3.2. Quy hoạch xây dựng các công trình sản xuất

3.2.1. Các công trình sản xuất nên xây dựng tnàh các khu sản xuất tập chung nhằm có hiệu quả, thiết bị máy móc, sử dụngchung hệ thống kĩ thuật (đường xá, cấp điện cấp nước). Cần bố trí thành từng cụm công trình như sau:

Cụm công trình phục vụ sản xuất và chăn nuôi gồm sân thu hoạch, kho nông sản, trạm xay xát, trạm chế biến thức ăn gia súc, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp .

Cụm công trình chăn nuôi gồm trại nuôi lợn, nuôi gia cầm, nuôi trâu bò, ao nuôi cá, trạm bơm, nhà chế biến phân.

3.2.2. Các khu sản xuất tập trung phải bố trí nơi liên hệ thuận tiện với đồng ruộng với xóm nhà ở phải có khoảng cách li trồng cây xanh. Nên đặt các khu sản xuất tập trung gần các trục đường chính, đường liên thôn, liên xã hoặc cạnh kên mương chính có thể vận chuyển bằng thuyền ,địa điểm cần thuận tiện cho việc cấp nước.

3.2.3. Khi chọn đất xây dựng các khu sản xuất tập trung phải tính đến việc mở rộng khi cần thiết.

Chú thích:

Trong các điểm dân cư cũ có thể gữ lại các công trình sản xuất đặt trong khu vực trung tâm và các xóm nhà ở nhưng không gây ô nhiễm như:

Các công trình phục vụ trồng trọt, sân thu hoạch, khu sử lí giống, các kho tàng, xưởng sửa chữa nông cụ.

Các công trình tiểu thủ công nghiệp, đệt thảm theu ren, các cơ sở sản xuất, giâ công hàng tiêu dùng...

3.2.4. Sân thu hoạch nên bố trí ở ven điểm dân cư tiếp giáp với cánh đồng và đặt liền với kho thóc hoặc nông sản khác.

Sân tu hoạch nên bố trí cách nhà ở và công trình công cộng khác ít nhất 50m.

Chú thích:

1. Ngoài sân thu hoạch mỗi hợp tác xã cần có sân phơi hóc giống riêng biệt, xây dựng liền với khu xử lí giống và kho giống.

2. Đối với những hợp tác xã có sân thu hoạch lớn mà hàng năm chỉ sử dụng vài tháng trong thời vụ thu hoạch, có thể bố trí gần khu trung tâm để kết hợp sử dụng vào một số sinh hoạt công cộng như hội họp, xem chiếu bóng, xem văn nghệ ngoài trời...

3.2.5. Sân thu hoạch phải chiếu nhiều nắng và không bị chắn gió, ở nơi cao ráo tránh nơi bị ngập nước hoặc ẩm ướt.

Diện tích sân thu hoạch tính theo tiêu chuẩn lấy từ 35 đến 40m2/ha canh tác.

Chú thích:

1. Tiêu chuẩn trên tính cho ruộng có năng suất trung bình và chế độ phơi 3 nắng.

2. Tuỳ theo năng suất lúa, chế độ phơi của từng địa phương mà điều chỉnh cho phù hợp.

3. Nếu chia thóc về cho xã viên phơi hoặc áp dụng chế độ khoán sản phẩmcho từng hộ thì diện tích sân thu hoạchcó thể giảm bớt tuỳ điều kiện ở mỗi xã - hợp tác xã.

3.2.6. Phạm vi phục vụ của mỗi sân thu hoạch và số lượng sân trong từng xã - hợp tác xã được tính toán theo mức độ phân tán cánh đồng; vào năng suất, khả năng tăng vụ; vào công suất các loại máy suốt, đập, làm sạch... được trang bị vào trình độ quản lí của hợp tác xã và hình thức khoán các khâu công việc cho tập thể và xã viên. Mỗi sân thu hoạch phục vụ tối thiểu cho một đội sản xuất.

3.2.7. Các loại kho được xây dựng phổ biến ở hợp tác xã là: Kho nông sản các loại (thóc, ngô, khoai, sắn).

Kho giống lúa và giống ngô;

Kho phân hoá học và thuốc trừ sâu; Kho nông cụ, vật tư các loại...

Chú thích: Các loại kho phục vụ cho công trình sản xuất khác được bố trí trên khu đất tính riêng cho các công trình đó.

3.2.8. Kho thóc các loại nông sản khác đặt liền với sân thu hoạch.

Diện tích đất khu xây dựng kho thóc lấy theo tiêu chuẩn lấy từ 2 đến 3m2 trên một tấn thóc.

3.2.9. Kho giống lúa nên đặt gần khu sản xuất giống lúa của hợp tác xã.

Diện tích đất khu xây dựng kho giống lúa tính theo tiêu chuẩn lấy từ 1 đến 1,5m2/ha canh tác.

Chú thích: Diện tích đất xây dựng bao gồm: cả diện tích đất xây dựng kho, nhà chế biến, kho tạm, kho sân phơi và các công trình phụ trợ khác trong khu vực kho giống lúa.

3.2.10. Kho phân hoá học thuốc trừ sâu phỉa đảm bảo khoảng cách li đến các công trình khác ít nhất 100m về cuối hướng gió chủ đạo.

Diện tích đất xây dựng kho phân hoá học và thuốc trừ sâu tính theo tiêu chuẩn từ 0,5 đến 1m2/ha canh tác.

3.2.11. Công trình ngâm ủ hạt giống lúa gồm:bể ngâm ủ hạt giống, nhà giải mộng phục vụ cho tối thiểu một đội sản xuất.

Bố trí các công trình ngâm ủ hạt giống phải đảm bảo các yêu cầu sau: Gần nguồn nước sạch, tốt nhất là gần nguồn nước chảy;

Gần vùng gieo mạ tập trung;

Gần đường giao thông (đườn dùng cho xe cải tiến trở lên);

ở vị trí thuận tiện cho việc cấp điện.

Diện tích đất xây dựng công trình ngâm ủ hạt giống tính theo tiêu chuẩn lấy từ 1,5đến 2 m2/ha canh tác.

3.2.12. Nhà ủ phân chuồng đặt trong trại nuôi lợn hoặc trong các khu vực các công trình chăn nuôi.

Nhà ủ phân chuồng đặt cách chuồng gia súc và xưởng nghiền trộn thức ăn tối thiểu 30m và cuối hướng gió chủ đạo và tiện đường vận chuyển ra đồng ruộng.

Diện tích đất xây nhà ủ phân chuồng tính theo tiêu chuẩn lấy từ 2 đến 3m2/tấn phân ủ.

Chú thích:

1. Nếu khâu chế biến phân được khoán cho các hộ xã viên thì các nhà chế biến phân chủ yếu được xây dựng trong các trại chăn nuôi tập thể.

2. ở những nơi đã xây dựng nhà chế biến phân thì phải triệt để sử dụng.

3.2.13. Các trại chăn nuôi xây dựng ở hợp tác xã thường có trại nuôi lợn, các trại nuôi gia cầm, trại nuôi trâu bò, ao nuôi cá...

Các trại chăn nuôi cùng với xưởng trộn thức ăn gia súc tạo thành một khu liên hợp. Khoảng cách li giữa các trại chăn nuôi với nhau, giữa trại chăn nuôi với khu nhà ở, công trình công cộng... không nhỏ hơn các giá trị quy định ở bảng 3.

Bảng 3

Đối tượng cách li

Khoảng cách li (m)

Trại chăn nuôi với trại chăn nuôi

Trại chăn nuôi với khu nhà ở và công trình công cộng

Trại chăn nuôi với trạm thú y

Trại chăn nuôi với xưởng nghiền trộn thức ăn

Trại chăn nuôi với các công trình sản xuất khác

200

200

300

50

100

Địa điểm xây dựng các trại chăn nuôi phải đảm bảo:

Gần nơi sản xuất thức ăn, gần nguồn nước, thuận tiện về giao thông và thuận tiện cho việc cấp điện (nếu có);

Khu đất xây dựng phải cao ráo, thoáng mát, không bị ngập nước, cuối hướng gió, cuối nguồn nước;

Có điều kiện mở rộng sau này.

3.2.14. Các trại chăn nuôi nên xây gần nhau, tổ chức thành khu vực chăn nuôi để tiết kiệm đất sử dụng chung một công trình phục vụ như đường giao thông, hệ thống cấp nước, cấp điện, kho chứa nguyên vật liệu làm thức ăn, cơ sở chế biến thức ăn, nhà chế biến phân... nhằm tận dụng được công suất máy móc, thiết bị, tận dụng các nguồn thức ăn bổ sung cho nhau và tiện việc quản lí.

3.2.15. Trại nuôi lợn ở hợp tác xã chủ yếu là trại nuôi lợn thịt, tự túc giống.

Trại nuôi lợn phải đặt cạnh khu sản xuất rau xanh và nên ở gần ao, hồ nuôi cá và xưởng nuôi cá và xưởng nghiền trộn thức ăn gia súc.

Diện tích khu đất xây dựng trại nuôi lợn tính theo tiêu chuẩn quy định ở bảng 4.

Chú thích: Tiêu chuẩn diện tích trong bảng 4 không bao gồm diện tích sản xuất rau, bèo.

Diện tích dành cho sản xuất rau xanh phục vụ cho trại chăn nuôi lấy từ 4 đến 5 lần diện tích xây dựng trại.

Bảng 4

Loại lợn

Tiêu chuẩn đất xây dựng m2/con

Lợn nội

Lợn ngoại

Lợn thịt

Lợn nái không nuôi con

Lợn nái nuôi con

Lợn đực giống

Từ 3,5 đến 4,5

Từ 5 đến 6,5

Từ 18 đến 25

Từ 25 đến 30

Từ 4 đến 5

Từ 6 đến 8

Từ 25 đến 30

Từ 30 đến 35

3.2.16. Trại nuôi gà tập trung ở hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là trại nuôi gà thịt thương

phẩm và trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.

Diện tích khu đất xây dựng trại nuôi gà tính theo tiêu chuẩn quy định ở bảng 5.

Bảng 5

Loại gà

Tiêu chuẩn đất xây dựng m2/100 con

Gà thịt thương phẩm

Gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm giai đoạn gà

con(1-35 ngày tuổi)

Gà đẻ trứng thương phẩm trong đó:

- Gá nuôi nền

- Gà nuôi lồng 1 tầng

Từ 600 đến 800

 

Từ 250 đến 350

 

Từ 1500 đến 2000

Từ 800 đến 1000

Chú thích: Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng quy định ở bảng 5 tính cho tất cả các loại công trình cần thiết cho một trại gà kế cả vành đai bảo vệ và cách li.

3.2.17. Trại nuôi vịt ngan, ngỗng được bố trí gần nước như ao, hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, mương, cánh đồng chăn thả.

Diện tích đất xây dựng (không kế kênh, mương, hồ ao...) tính theo tiêu chuẩn ở bảng 6

Bảng 6

Loại vịt, ngan, ngỗng

Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng (m2/100 con)

Trại nuôi vịt

Trại nuôi ngan

Trại nuôi ngỗng

Vịt, ngan, ngỗng lấy thịt Vịt, ngan, ngỗng lấy trứng Vịt hậu bị thay thế vịt đẻ

Từ 300 đến 350

Từ 1400 đến 1500

Từ 1100 đến 1200

Từ 300 đến 400

Từ 1500 đến 1600

Từ 1200 đến 1300

Từ 500 đến 600

Từ 2000 đến 2500

Từ 1600 đến 1800

Chú thích: Nếu trại chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn thả thì diện tích đất xây dựng lấy bằng 50% tiêu chuẩn diện tích quy định ở bảng 6.

3.2.18. Tuỳ tình hình đồng ruộng, điều kiện bãi chăn thả, trình độ cơ giới hoá và mức độ khoán chăn nuôi gia đình mà xác định quy mô và số lượng trại chăn nuôi trâu bò, tập thể cho phù huyện hợp.

Đối với những hợp tác xã giao khoán cho các hộ xã viên nuôi trâu, bò hoặc nơi có điều kiện nuôi trâu bò có thể bố trí trong lô đất ở và phải có biện pháp vệ sinh.

3.2.19. Địa điểm bố trí trại chăn nuôi trâu, bò cày kéo phụ thuộc vào tình hình phân bố đồng ruộng của hợp tác xã, có liên quan mật thiết với quy mô và địa bàn cày bừa của các đơn vị sản xuất của hợp tác xã. Có thể đặt ở điểm dân cư giáp cánh đồng, trên trục đường xa cánh đồng.

3.2.20. Thiết kế trại nuôi trâu bò theo tiêu chuẩn TCVN 3997: 85.

3.2.21. Tại những điểm dân cư có nhiều ao hồ tù đọng cần cải tạo ao hồ để phát động nuôi cá. Việc cải tạo ao hồ phải kết hợp chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới.

3.2.22. Diện tích đất xây dựng trạm thú ý xã (cả diện tích trồng cây thuốc, vành đai bảo vệ, chuồng bệnh gia súc chờ xét nghiệm...) lấy từ 400 đến 500m2.

Khoảng cách li tối thiểu của trạm thú ý xã đến các công trình khác được quy định trong bảng 7.

3.2.23. Xưởng nghiền trộn nằm trong cụm chăn nuôi và cách các chuồng nuôi gia súc, gia cầm ít nhất 50m.

Diện tích đất xây dựng xưởng lấy từ 400 đến 500m2.

Bảng 7

Đối tượng cách li

Khoảng cách li (m)

Nhà ở và công trình công cộng

Đường liên xã

Nguồn nước sinh hoạt và trại chăn nuôi

200

50

300

3.2.24. Các xã - hợp tác xã cần có trạm xay xát thóc. Địa điểm xây dựng trạm phải gồm đa số hộ sử dụng. Hộ ở xa nhất không cách quá 1,5km. Trạm xay xát thóc nên đặt gần trục đường liên thôn, liên xã và ở vào trung độ giữa các xóm nhà ở, đồng thời phải đặt cách xa khu trung tâm và nhà ở ít nhất là 100m để trống bụi và ồn.

Nên xây dựng trạm xay xát thóc để kết huyện hợp với trạm chế biến thức ăn gia súc và có thể bố trí gần sân kho hoặc các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp để sử dụng chung hệ thống giao thông, cấp điện.

Những xã có dân cư tập trung thì cần xây dựng một trạm xay xát thóc. Đối với vùng núi, điển dân cư phân bố rải rác thì mỗi điểm dân cư tập trung hoặc điểm dân cư nên có một trạm xay xát thóc.

3.2.25. Tiêu chuẩn diện tích khu đất xây dựng một tạm xáy xát thóc lấy từ 250 đến 350m2.

Chú thích: Tiêu chuẩn trên bao gồm diện tích đất xây dựng nhà để máy xay xát và nơi công nhân vận hành, chỗ để thóc của xã viên, chỗ xay xát, nơi cân đong thóc, sân phục vụ và đất trồng cây xanh.

3.2.26. Địa điểm xây dựng các cơ sở sản xuất gạch ngói, vôi cần bố trí:

Gần các nơi khai thác nguyên liệu và có giao thông đường bộ hoặc đường thuỷ thuận tiện;

Trên khu đất không bị ngập lụt, địa hình tương đối bằng phẳng;

Cách ruộng lúa, kho phân bón hoá học, kho thuốc trừ sâu và các trại chăn nuôi ít nhất 100m. Cách xa khu trung tâm và nhà ở ít nhất 100m (đối với cơ sở sản xuất gạch ngói) và 200m (đối với cơ sở sản xuất vôi) về phía cuối hướng gió chủ đạo.Xung quanh nên trồng cây xanh để cách li.

3.2.27. Diện tích khu đất xây dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói theo tiêu chuẩn lấy từ 550 đến 650m2/100 viên/năm.

Chú thích: Tiêu chuẩn trên bao gồm: Diện tích đất đủ để làm kho nguyên liệu, kho nhiên liệu, kho ngâm ủ, tạo hình, sân lò, đường nội bộ, lán trại, nơi đóng gạch, ngói, mộc, nơi xếp thành phẩm.

3.2.28. Diện tích khu đất xây dựng cơ sở sản xuất vôi tính theo tiêu chuẩn lấy từ 0,5 đến 0,7m2/1 tấn/1 năm.

Chú thích: Tiêu chuẩn trên bao gồm diện tích đất xây dựng lò, kho nhiên liệu, bãi nguyên liệu, đường nội bộ, lán trại, kho chứa thành phẩm.

3.2.29. Xưởng rèn, mộc, sửa chữa cơ khí, nông cụ.

Mỗi hợp tác xã cần có một xưởng bao gồm bộ phận mộc, bộ phận rèn và bộ phận sửa chữa cơ khí.

Địa điểm xây dựng xưởng rèn, mộc, sửa chữa cơ khí nông vụ gần sân kho, trạm chế biến thức ăn gia súc, trạm xay xát thóc, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tạo thành khu sản xuất trung tâm của hợp tác xã.

3.2.30. Diện tích khu đất xây dựng xưởng mộc, sửa chữa cơ khí nông cụ lấy từ 700 đến 1000m2..

Chú thích: Tiêu chuẩn trên bao gồm: diệntích đất xây dựng các bộ phận rèn, mộc, nguội, cơ khí, bãi để nguyên liệu, máy móc cần sửa chữa, sân thao tác ngoài trời.

3.3. Quy hoạch xây dựng các công trình công cộng.

3.3.1. Mỗi xã cần xây dựng một số công trình văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính cụm lại trong một khu vực hoặc trên một trục đường để hình thành khu trung tâm xã- hợp tác xã.

Khu trung tâm cần xây dựng trong một điểm dân cư ổn định lâu dài, gắn với đường trục chính ở xã và các địa thế cao ráo, bề thế có địa hình phong cảnh đẹp. Có thể xây dựng khu trung tâm kết hợp với khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, đình chùa... của địa phương (nếu có).

Chú ý: Nếu trong xã có nhiều điểm dân cư thì khu trung tâm cẫn xây dựng gắn với điểm dân cư chính và tương đối trung độ giưã các thôn xóm.

Đối với trung tâm cũ, cần tận dụng những công trình đã có và xây dựng thêm công trình mới để đáp ứng yêu cầu phục vụ và để hình thành một khu hoặc một trục trung tâm xây dựng tương đối tập trung.

3.3.2. Trong các điểm dân cư có thêm 1000 dân và cách xa trung tâm trên 2km (đối với miền núi là cum điểm dân cư có quy mô trên 500 dân và xã khu trung tâm trên 3km) nên có trung tâm phụ gồm một số công trình phục vụ đời sống như cửa hàng mua bán, sửa chữa nhỏ, sân thể thao đơn giản, câu lạc bộ nhỏ.

3.3.3. Các công trình công cộng ở xã- hợp tác xã gồm có:

Công trình hành chính: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, Đảng uỷ xã, trụ sở ban quản trị hợp tác xã;

Công trình văn hoá: nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà truyền thống, thư viện, nhà truyền thanh, hội trường, bãi chiếu bóng, sân khấu ngoài trời, vườn hoa;

Công trình giáo dục: nhà mẫu giáo, nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở; Công trình y tế: trạm y tế xã, nhà hộ sinh;

Công trình thể thao: sân bãi thể thao, hồ bơi;

Công trình phục vụ: chợ, cửa hàng hợp tác xã mua bán, ăn uống, cửa hàng sửa chữa và phục vụ sinh hoạt.

3.3.4. Tiêu chuẩn diện tích khu đất để xây dựng trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và trụ sở Đảng uỷ xã lấy từ 500 đến 600m.

Chú thích:

1. Tiêuchuẩn diện tích nêu trên bao gồm đât xây dựng các phòng làm việc của thường trực Uỷ ban, Đảng uỷ, nơi dân tiếp dân, tiếp khách, chỗ đăng kí hôn nhân, các phòng làm việc của các đoàn thể trong xã cùng với chỗ để xe, vườn hoa đất trồng cây xanh...

2. Nếu có điều kiện xây dựng trụ sở hai tầng để tiết kiệm đất và tạo hình khối kiến trúc đẹp.

3.3.5. Trụ sở Ban quan trị hợp tác xã có thể đặt trong khu trung tâm hoặc khu sản xuất tập trung.

Tiêu chuẩn diện tích khu đất xây dựng trụ sở Ban quản trị lấy 250 đến 300m2 gồm nơi làm việc của chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm, kế toán, tài vụ, sân vườn nhỏ và một số bộ phận phụ.

3.3.6. Các công trình chủ yếu như Uỷ ban nhân dân, Đảng uỷ xã, nhà văn hoá, trường học... cần bố trí ở vị trí trang trọng trong khu trung tâm. Các công trình văn hoá (câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống), nên gắn liền với khu cây xanh và mặt nước tạo thành một khoảng không gian kiến trúc sinh động. Có thể hợp khối một số công trình có quy mô nhỏ, có tính chất tạo nên một khu trung tâm đẹp, đông vui, tiết kiệm đất xây dựng, kinh phí và một số trang thiết bị, nột số công trình kĩ thuật như đường sá, cấp điện, cấp nước...

3.3.7. Mỗi xã - hợp tác xã phải xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo. Đối với trường mẫu giáo phải đảm bảo đủ cho từ 50 đến 80% số trẻ trong độ tuổi đến lớp, đối với nhà trẻ đảm bảo từ 50 đến 60% số trẻ trong lứa tuổi được gửi.

3.3.8. Số lượng nhà trẻ- trường mẫu giáo cần xây dựng trong xã - hợp tác xã được xác định trên cơ sở số dân và cơ cấu lứa tuổi, số em cần gửi. Tính trunh bình cứ trong 1000 dân có 240 em dưới lứa tuổi.

Quy mô một nhà trẻ từ 15 đến 25 em và quy mô một trường mẫu giáo không nhỏ hơn 25 em.

3.3.9. Nhà trẻ trường mẫu giáo được thiết kế theo TCVN 3907:84.

3.3.10. Mỗi xã phải có một trường phổ thông cơ sở. Trường phổ thông cơ sở cần bố trí ở nơi yên tĩnh, đủ điều kiện vệ sinh tốt, đảm bảo học sinh đi lại an toàn và thuận tiện.

Chú thích: ở những xã có điều kiện nên xây dựng trường học từ 2 đến 3 tầng.

3.3.11. Trường phổ thông cơ sở được thiết kế theo TCVN 3978:84.

3.3.12. Mỗi xã phải có một trạm y tế với đầy đủ các bộ phận sau đây: Khối khám và chữa bệnh;

Khối điều trị;

Khối nghiệp vụ(xét nghiệm đơn giản, pha chế thuốc nam, phát thuốc và bán thuốc);

Vườn cây ttrồng thuốc nam.

3.3.13. Trạm y tế xã cần đặt nơi yên tĩnh, cao ráo và thoáng mát, có nguồn nước sinh hoạt tốt, liên hệ thuận tiện với các xóm nhà ở.

Trạm y tế không bố trí trong khu trung tâm của xã hoặc của các xóm nhà ở, phải cách xa các công trình khác ít nhất 50 m. Cần tránh đặt trạm y tế ở gần các công trình gây ồn ào, bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm như: trại chăn nuôi, lò gạch, lò rèn, nhà chế biến phân, chợ...

Diện tích khu đất xây dựng trạm y tế xã lấy từ 1200 đến 1500 m2, diện tích đất xây dựng lấy 500m2.

Chú thích:

1. Một xã có quy mô từ 4 đến 5 nghìn dân cần có:

3 giường hộ sinh,

6 giường điều trị bệnh

2. Tiêu chuẩn diện tích khu đất trên bao gồm đất xây dựng các công trình kiến trúc, sân, vườn, đường đi nội bộ, bồn hoa, vườn cây bóng mát, vườn trồng cây thuốc.

3.3.14. Trạm bơm điện cần được bố trí trên khu đất cao ráo, bên trục giao thông chính của xã.

Diện tích khu đất xây dựng lấy 100 đến 150 m2.

3.3.15. Quỹ tiết kiệm bố trí trên khu đất của trung tâm xã hoặc gắn với một điểm dân cư lớn, bên cạnh trục giao thông chính. Có thể xây dựng kết hợp công trình thương nghiệp của xã, hợp tác xã. Diện tích đất xây dựng lấy từ 30 đến 50m2.

Chú thích: Nếu kêt hợp xây dựng với công trình thương nghiệp thì diện tích lấy từ 15 đến 20m2.

3.3.16. Các công trình văn hoá xã gồm có:

Nhà văn hoá

Phòng truyền thống, triển lãm thông tin;

Thư viện;

Hội trường; Truyền thanh;

Bãi chiếu bóng, sân khấu ngoài trời.

Ở những xã có điều kiện xây dựng có thể xây dựng các công trình này riêng biệt. Nên xây dựng hợp khối trong khu trung tâm văn hoá với khu cây xanh, hồ nước để tạo thành một khu nghỉ ngơi, giải trí tổng hợp, có bộ mặt kiến trúc đẹp và tiết kiệm đất đai.

Trường hợp câu lạc bộ, hội trường hoặc nhà truyền thống đã xây riêng thì quy hoạch cần tận dụng những công trình đó, cải tạo xây dựng bổ sung và chú ý làm vườn xung quanh.

3.3.17. Nhà văn hoá có các bộ phận vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời, nơi tập luyện nghiệp vụ, ca múa, nhạc kịch, chèo, đồng thời là nơi sinh hoạt thường kì của đội văn nghệ xã. Diện tích khu đất xây dựng nhà văn hoá lấy 200m2.

3.3.18. Phòng truyền thống, triển lãm trưng bầy thành tích chiến đấu và sản xuất của địa phương được xây dựng trong khu vực các công trình văn hoá. Diện tích đất xây dựng lấy từ 200 đến 250m2.

3.3.19. Thư viện có phòng đọc từ 15 đến 20 chỗ ngồi và kho sách từ 3 đến 5 nghìn cuốn, có sân có vườn hoa, vườn cây, cần bố trí nơi yên tĩnh. Diện tích đất xây dựng lấy từ 200 đến 250m2.

3.3.20. Hội trường (phòng học vừa là nơi biểu diễn văn nghệ,chiếu phim...) với quy mô từ 300 đến 400 chỗ ngồi được xây dựng trong khu vực công trình văn hoá.

3.3.21. Nhà truyền thanh phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền văn hoá và sản xuất xây dựng trong khu vực các công trình văn hoá. Diện tích lấy từ 100 đến 150m2.

3.3.22. Bãi chiếu bóng và sân khấu ngoài trời nên đặt gần khu công trình văn hóa và cây xanh. Có thể dùng sân bãi thể thao hoặc sân kho làm bãi bóng và biểu diễn văn nghệ.

Diện tích bãi chiếu bóng và sân khấu ngoài trời lấy từ 1100 đến 1300m2.

Chú thích: Tiêu chuẩn diện tích nêu trên áp dụng khi bãi chiếu bóng và sân khấu ngoài trời làm riêng không kết hợp vơí nhà văn hoá hoặc sân bãi thể thao hay sân kho.

Nếu kết hợp với nhà văn hoá thì diện tích giảm 20%.

Nếu kết hợp với sân bãi thể thao hoặc sân kho thì cần tính thêm diệntích sân khấu từ 150 đến 200m2 ở bên cạnh sân bãi thể thao hoặc sân kho.

3.3.23. Sân bãi thể thao.

Mỗi xã chỉ cần có một khu đất để tập thể thao, tập quân sự.

Chú thích: Sân thể thao của xã nên kết hợp với sân thể thao của trường học và có thể sử dụng làm bãi chiếu bóng, biểu diễn văn nghệ ngoài trời để tiết kiệm đất.

3.3.24. Thiết kế sân thể thao theo TCVN 4205:86.

3.3.25. Cửa hàng hợp tác xã mua bán gồm: Chỗ bán thực phẩm, rau quả;

Chỗ bán công nghệ thực phẩm và hàng thủ công;

Chỗ bán, mua nông sản, lâm sản, sản phẩm thủ công, chế phẩm, phế liệu;

Gian háng ăn uống.

Chú thích: Đối với những điểm dân cư có trên 1000 dân, ở cách xa cửa hàng mua bán xã trên 2km (đối với miền núi là cụm điểm dân cư có trên 300 dân, cách xa cửa hàng mua bán xã trên 3km) có thể xây dựng một quầy mua bán để phục vụ tại chỗ.

Diện tích đất của quầy mua bán lấy từ 130 đến 200m2.

3.3.26. Cửa hàng hợp tác xã mua bán nên xây dựng trên đường trục chính của xã, ngã ba, ngã tư hoặc gần chợ. Diện tích khu đất xây dựng cửa hàng hợp tác xã mua bán lấy từ 500 đến 600 m2.

Số chỗ mua bán hàng phụ thuộc quy mô dân số của xã tính theo tiêu chuẩn sau: Cửa hàng bách hoá, công nghệ: một chỗ bán phục vụ cho 1000 đến 2000 dân;

Cửa hàng thực phẩm, rau quả: một chỗ bán phục vụ cho 2000 đến 3000 dân;

Cửa hàng thu mua nông sản, lâm sản, sản phẩm thủ công: một chỗ phục vụ cho toàn xã.

Gian hàng ăn uống từ 10 đến 20 chỗ phục vụ cho toán xã.

3.3.27. ở xã - hợp tác xã cần có một số cửa háng phục vụ sinh hoạt nhân dân như: sửa chữa đồ gia đình, sửa chữa xe đạp, xe máy, may mặc, cắt tóc, nhuộm...

Cửa hàng sửa chữa và phục vụ sinh hoạt nên xây dựng trong khu trung tâm, ở vị trí có giao thông thuận tiện như trên trục đường đi lại chính trong xã, ở ngã ba, ngã tư hoặc gần chợ.

Cửa hàng nên xây dựng liền với cửa hàng mua bán để hình thành khu dịch vụ.

Chú thích: Nếu các cửa hàng do xã viên tự xây dựng thì phải có hướng dẫn để xây dựng theo quy hoạch.

3.3.28. Số chỗ phục vụ trong cửa háng phụ thuộc quy mô dân số của xã đã được quy định theo bảng 8.

Bảng 8

Loại dịch vụ

Số phục vụ cho 1000 dân

Đối với cửa hàng sửa chữa

Đối với cửa hàng cắt tóc

Đối với cửa hàng may mặc

từ 0,5 đến 0,7 chỗ/ 1000 dân

từ 1,0 đến 1,5 chỗ/ 1000 dân

từ 0,8 đến 1,2 chỗ/ 1000 dân

Diện tích khu đất xây dựng các cửa hàng sửa chữa phục vụ và phục vụ sinh hoạt lấy từ 300 đến 400m2.

3.3.29. Mỗi xã cần tổ chức một chợ nhỏ.Chợ nên bố trí trên một khu đất cao để thoát nước nhanh. Nên gia cố bằng vật liệu địa phương (xỉ, gạch vỡ...)và bố trí một số lều bàn hàng xung quanh, bố trí khu vệ sinh công cộng.

Chợ cần đặt ở vị trí có giao thông đi lại thuận tiện như ở gần trục đường chính, bến sông, bến các kênh rạch, ngã ba, ngã tư. Chợ cần đặt cách khu ở, cách đường giao thông có lưu lượng người lớn như quốc lộ, tỉnh lộ ít nhất 100m để đảm bảo an toàn.

Diện tích đất lấy làm chợ từ 50 đến 100m2.

3.3.30. Nghĩa trang nhân dân phải đặt cách xa các xóm nhà ở 500m, ở nơi cao ráo không bị ngập lụt, không bị sụt lở. Cần tận dụngđất canh tác xấu để làm nghĩa trang.

Diện tích khu đất làm nghĩa trang nhân dân phụ thuộc vào số dân ở xã - hợp tác xã, trong đó khu mộ chiếm 80%, đường đi cây xanh chiếm 20% tổng số đất.

3.4. Quy hoạch khu vực xây dựng nhà ở

3.4.1. Khu vực xây dựng nhà ở gồm các xóm nhà ở. Xóm nhà ở được xây dựng dựa trên các yếu tố sau đây:

Kế thừa (có cải tạo) tình hình phân bố dân cư hiện trạng;

Có số dân thích hợp để tổ chức các công trình phục vụ công cộng cần thiết hàng ngày như nhà trẻ- trường mẫu giáo, cửa hàng phục vụ .

Phù hợp với việc tổ chức các đơn vị sản xuất của xã - hợp tác xã (đội sản xuất). Thời gian đi đến các nơi làm việc tối đa là 20 phút;

Phù hợp với khả năng đất đai (có thể dựa vào địa hình, địa vật như đường sá, ao hồ, kênh mương, đồi núi, dải đất xanh để phân định danh giới các xóm nhà ở.

3.4.2. Xóm nhà ở được hình thành trên cơ sở các lô đất gia đình . Một lô đất ở gia đình bao gồm các thành phần sau:

Đất xây dựng nhà chính, nhà phụ (bếp, kho...)

Đất xây dựng các công trình phụ như chuồng chăn nuôi, nhà xí, nhà tắm, giếng nước, bể nước;

Sân nối vào nhà, lối đi lại nội bộ, chỗ để rơm rạ, củi, rác v.v...;

Đất trồng rau, trồng hoa, trồng cây;

Đất hàng rào xung quanh.

3.4.3. Tiêu chuẩn diện tích ở một hộ được quy định như sau:

- Vùng núi phía bắc, Tây Nguyên 300m2.

- Vùng đồng bằng Bắc Bộ, trung du, miền trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải:200m2.

- Vùng đồng bằng Nam Bộ, trung du Nam Bộ:200m2.

Chú thích:

1. Tiêu chuẩn đất ở của 1 hộ thuộc vùng trung du, nhưng ở trên khu đất rộng bằng phẳng lấy theo tiêu chuẩn vùng đồng bằng.

2. Các tiêu chuẩn sử dụng đất khác (đất vườn kinh tế gia đình, ao hồ...) áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3.4.4. Diện tích các khu đất cần quy hoạch trong lô đất ở được quy định vào bảng 9.

Bảng 9

Tên công trình, khu đất

Diện tích khu đất (m2)

Nhà chính (để ở)

 Nhà phụ (bếp, kho)

Sân

Giếng, bể chứa nước, nhà tắm

Chỗ để rơm, rạ, rác

Lối đi lại

Chuồng chăn nuôi

Nhà xí

Hàng rào xung quanh

Từ 48 đến 60

Từ 24đến 32

Từ 24 đến 32

Từ 24 đến 9

Từ 24 đến 16

Từ 24 đến 12

Từ 10 đến 16

Từ 2 đến 2,4

Từ 30 đến 60

Diện tích vườn trồng rau, trồng hoa, trồng cây ăn quả... tuỳ điều kiện từng nơi mà xác định cho thích hợp.

3.4.5. Hình dạng của lô đất cần chọn phù hợp và thuận tiện cho việc sắp xếp nhà cửa, tổ chức sinh hoạtvà sản xuất của gia đình. Nên chọn chữ nhật để dễ bố cục các thành phần trong lô đất ở và đường trong xóm được bằng phẳng.

3.4.6. Bố cục các thành phần trong lô đất ở phải đảm bảo thuận tiện nhất cho sinh hoạt gia đình và sản xuất kinh tế phụ. Các thành phần xây dựng trong lô đất như nhà chính, bếp, sân, giếng, bể chứa nước, nhà tắm, chỗ để rơm rạ... cần bố trí gọn vào một góc của lô đất, vể phía đường đi trong xóm để thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt đồng thời tạo bộ mặt kiến trúc cho thôn xóm.

Chuồng chăn nuôi nhà xí cần dặt cuối hướng gió so với nhà ở, nhà bếp bố trí nơi kín đáo.

Nên bố trí cạnh ngắn của lô đất giáp với đường đi trong xóm để giảm được chiều dài đường đi và đường dây điện (khi có điều kiện khí hoá).

3.5. Cây xanh trong các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã.

3.5.1. Việc trồng cây xanh trong các điểm dân cư xã- hợp tác xã phải kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu kinh tế (thu hoạch trại rau, quả, lấy gỗ, phòng hộ...) với các yêu cầu về kiến trúc, nhằm cải thiện môi trường sinh thái, yêu cầu quốc phòng.

3.5.2. Cây xanh trồng ở các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã bao gồm:

Các vườn cây tạp trung như vườn cây kinh tế, cây ăn quả, cây thuốc, vườn ươm;

Cây xanh, vườn hoa trồng trong khu trung tâm và quanh các công trình văn hóa công cộng.

Cây xanh cách li trồng quanh các khu sản xuất tập trung hoặc quanh các công trình sản xuất.

Cây xanh trồng ven kênh mương và ven làng; Cây xanh trồng ven làng và ven hồ ao;

Cây xanh trồng trong lô đất của gia đình nông dân.

3.5.3. Quy hoạch trồng cây trong các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã cần tận dụng mọi khả năng đất đai, điều kiện khí hậu của địa phương để trồng được nhiều cây ăn quả cây lấy gỗ, cây công nghiệp đặc sản có hiẹu quả kinh tế cao.

3.5.4. Quy hoạch trồng cây trong các đi điểm dân cư phải kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây phòng hộ chồng cát ven biển, cây chống sói mòn và bạc mầu để tạo thành một hệ thống cây xanh thống nhất trong xã.

3.5.5. Cần chú ý việc trồng cây xanh tạo các bồn hoa trong khu trung tâm và phía trước các công trình văn hoá, di tích lịch sử. Nếu có điều kiện nên tổ chức một vườn hoa nhỏ trong khu trung tâm, gắn bó hài hoà với cây cối, mặt nước và các công trình kiến trúc xung quanh.

3.5.6. Trong các khu trạm xá, trường học nhà trẻ, trường mẫu giáo không trồng cây có nhựa độc, cây có hoa quả hấp dẫn ruồi muỗi, cây có gai. Cần trồng các loại cây có bóng mát và tác dụng làm sạch không khí (long lão, bạch đàn...)

Trong khu trạm xá cần trồng các loại cây thuốc, trong khu trường học trồng các loại cây phục vụ thí nghiệm, thực nghiệm.

3.5.7. Xung quanh khu sản xuất tập trung và xung quanh các công trình sản xuất gây bụi nhiều, có mùi hôi hám hoặc phát ra tiếng ồn cần trồng cây xanh để tạo dải cách li với khu ở.

Chú thích: Nên trồng cây có thân cao, tán lớn, lá dầy xen kẽ với cây bụi để tăng khả năng cách li vệ sinh. Cần chú ý kết hợp trồng cây xanh với việc thu nhập về kinh tế.

3.5.8. Trong nghĩa trang không trồng cây ăn quả mà trồng nhiều loại cây có khả năng diệt vi khuẩn.

Xung quanh

3.5.9. Trong lô đất ở của gia đình chủ yếu trồng rau, các loại cây ắn quả, cây lấy gỗ kết hợp với chống nóng, chống nắng, chống gió rét và bão. Ngoài ra có thể làm ràn dây leo trồng cây cảnh hoặc trồng hoa.

3.5.10. Tuỳ theo hướng của nhà ở, cây trong lô đất gia đình nên trồng như sau:

Phía nam và đông nam trồng bụi cây thấp, cây có tán lá thưa, cây có thân cao (cau, bạch đàn, bưởi) để nhà ở không bị chắn gió mát.

Để chắn gió cần trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả lá đầy có khả năng chắn gió và chống nóng tốt (mít,nhãn,chuối, tre...)

Phía trước hiên nhà, đất giữa nhà chính và nhà phụ và về hướng xấu của nhà ở cần trồng những loại cây leo để chống nóng, chống bức xạ kết hợp với thu hoạch hoa, lá, quả.

Hàng rào quanh lô đất ở cần trồng các loại cây cắt xén mật độ dày (rau ngót, chè mây...)

Hàng rào cây xanh tường hoa trước nhà nên để cao 0,6m,dầy từ 0,3 đến 0,6m. Không nểntồng thành hàng rào cao kín khu đất ở gia đình để tránh cớm rợp cho cây khác và bóng mát.

Chú thích: Để đáp ứng nhu cầu về tre nhưng vẫn giảm được trồng tre trên đất ở gia đình cần phát triển trồng tre ở những nơi đất không canh tác được, ven sông dưới chân đê và trồng tre làm luỹ chiến đấu.

3.5.11. Ven đường trục của xã, đường liên xã và đường chính trong các điểm dân cư cần trồng ít nhất có một hàng cây bóng mát và cho thu hoậch gỗ hoặc hoa quả.

3.5.12. Ven đường nối các xóm nhà ở đường hoặc đi tới các khu sản xuất, tới các công trình công cộng nên trồng một hàng cây tán hẹp, có khoảng cách từ 2m trở lên để không gây trở ngại cho xe cải tiến và người gánh đồng qua lại.

3.5.13. Mỗi xã - hợp tác xã phải có một vườn ươm. Vị trí vườn ươm cần đảm bảo:

Có đủ nước tưới thường xuyên, không bị úng lụt;

Đất xốp có độ phì cao, không bị cớm rợp.

Thuận tiện cho việc chăm sóc và chuyên trở cây giống đến nơi trồng

Chú thích: Vườn ươm ở vùng núi, trung du cần được bảo vệ, chống sói mòn, lũ gió xoáy, sương muối, quanh vườn ươm cần trồng cây chắn gió và đào mương tiêu úng.

3.5.14. Diện tích vườn ươm lấy từ 5 đến 7m2/ha diện tích đất canh tác và đất thổ cư của xã- hợp tác xã.

Chú thích: Xã - hợp tác xã nào có nhiệm vụ sản xuất cây giống để tự trồng rừng hoặc cung cấp cho nhà nước và cho các nơi khác thì diện tích vườn ươm do ngành lâm nghiệp quy định.

3.6. Cải tạo các điểm dân cư cũ

3.6.1. Cùng với việc xây dựng các điểm dân cư mới phải cải tạo các điểm dân cư cũ. Trên cơ sở phân tích hiện trạng về các mặt như: mật độ xây dựng, chỉ tiêu dân cư các loại, giá trị của nhà ở và công trình công cộng, đường sá, về sinh môi trường v.v...mà đề ra các phương pháp cải thiện điều kiện ăn ở, nghỉ ngơi của nhân dân trong các điểm dân cư cũ.

3.6.2. Đối tượng cải tạo là một nhóm nhà ở hoặc một nhóm công trình công cộng, một đoạn đường v.v...

Hình thức cải tạo có thể đồng bộ hoặc cải tạo từng phần.

3.6.3. Nội dung cải tạo gồm:

Tổ chức lại hoặc điều chỉnh các khu chức năng trong các xóm nhà ở. Điều chỉnh lại mạng lưới công trình công cộng hoặc nâng cao chức năng và tiện nghi phục vụ các công trình , xây thêm hoặc mở rộng một số công trình;

Tổ chức hoặc điều chỉnh lại mạng lưới giao thông, bỏ bớt các đường cụt , đường hẻm hoặc mở thêm những đoạn đường mới để đáp ứng yêu cầu đi lại, sản xuất sinh hoạt của các điểm dân cư;

Cải tạo hoặc bổ sung thêm các công trình kĩ thuật như cấp điện, cấp nước, thoát nước, năng lượng;

Cải thiện điều kiện vệ sinh như lấp hồ ao tù đọng hoặc khơithôngnguồn nước dựng nhà tắm công cộng, thay hố xí cũ của từng gia đình bằng hố xí hai ngăn;

Bố trí thêm nhà ở hoặc công trình công cộng vào các khu đất trống, đất thổ canh rải rác trong các nhóm nhà ở;

Giảm mật độ xây dựng tại các khu có nhiều nhà cửa, công trình chen chúc;

Cải tạo trong nhà ở, nhà phụ bố trí hợp lí các công trình trong lô đất ở các gia đình đảm bảo yêu cầu chỉ đạo trong yêu cầu xây dựng;

Xác định , lựa chọn các mẫu nhà hoặc công trình công cộng cho các điểm dân cư áp dụng các biện pháp kiến trúc, biện pháp kĩ thuật để cải tạo các điểm dân cư;

Xem xét, xác định số hộ chuyển đi hoặc số hộ chuyển đến cùng với việc xây dựng mới hoặc mở rộng phù hợp với tính chất và yêu cầu sử dụng của từng công trình.

Đào đất, san nền và các biện pháp thực hiện xây dựng ở các khu cải tạo;

Cải tạo cây xanh (bao gồm cây xanh công cộng và cây xanh trong từng hộ gia đình).

4. Quy hoạch hệ giao thông, cấp điện cấp nước, thoát nước và vệ sinh trong các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã.

4.1. Mạng lưới đường trong các điểm dân cư xã- hợp tác xã.

4.1.1. Quy hoạch mạng lưới xã - hợp tác xã phải phù hợp với quy hoạch toàn diện của điah phương, phải thừa kế và phát triển mạng lưới đường hiện có cho phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, phục vụ sản xuất, lưu thông và yêu cầu đi lại sinh hoạt của nhân dân.

4.1.2. Quy hoạch mạng lưới đường phải kết hợp quy hoạch mạng lưới thuỷ nông, quy hoạch dân cư và các công trình kiến thiết đồng ruộng, xây dựng nông thôn.

4.1.3. Quy hoạch mạng lưới phải nghiên cứu phù hợp với phương tiện sản xuất và vận chuyển, đặc biệt chú ý đến các phườn tiện vận chuyển thô sơ, nhưng phải dự tính đến bước phát triển cơ giới hoá.

4.1.4. Mạng lưới đường trong các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải đảm bảo liên hệ thuận tiện với mạng lưới đường trong huyện và tỉnh thành một mạng lưới hoàn chỉnh.

4.1.5. Mạng lưới đường trong các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải đảm bảo liên hệ trực tiếp và thuận lợi giưã khu trung tâm với các điểm dân cư, nối liền khu dân cư với các khu sản xuất và các khu dân cư với nhau.

4.1.6. Mạng lưới đường ở xã - hợp tác xã chia thành 4 loại sau đây:

a) Đường trung tâm: phải đảm bảo hai làn xe, mặt đường rộng 7m. Những đoạn cần thiết cần có hè và trồng cây bóng mát.

b) Đường loại I:gồm đường trục xã, đường liên xã dành cho ô tô và xe máy kéo dưới 6 tấn và tốc độ không quá10km/h.

Tiêu chuẩn kĩ thuật đường loại I quy định trong bảng 10.

Bảng 10.

Địa hình

Bề rộng nền đường tối thiểu

Bề rộng mặt đường tối thiểu

Bán kính nhỏ nhất

Độ rốc lớn nhất và độ dài dốc lớn nhất

Đồng bằng

Đồi

Núi

5

5

5

2,5

2,5

2,0

10

10

7

4

5%/500

7%/500

c) Đường loại II: gồm đường trục của thôn, đường liên thôn sử dụng cho xe ô tô con và xe thô sơ trọng tải 1 tấn.Trường hợp có máy kéo đi thì hệ thống cầu cống của đường này phải tăng cường như của đường loại I. Tiêu chuẩn kĩ thuật đường loại II được quy định trong bảng 11

Bảng 11

Địa hình

Bề rộng nếu đường tối thiểu

Bề rộng mặt đường tối thiểu

Bán nhỏ nhất

Độ dốc lớn nhất và độ dốc dài lớn nhất

Đồng bằng

Đồi

Núi

3

3

2

2

2

2

không quy định

4

5%/300

7%/300

d) Đường loại III: gồm có đường bờ sông, bờ thửa. Nếu bờ vùng, bở thửa dùng làm đường giao thông thì phải rộng 1,5m, mặt đường giải cấp phối dùng cho xe ba gác 5 tạ, xe cút kít, trâu bò và người đi lại.

4.1.7. Đường vận chuyển hàng hoá nên đi phía ngoài các điểm dân cư.

4.1.8. Khi vạch một tuyến đường cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Kết hợp yêu cầu giao thông với yêu cầu thuỷ lợi, trồng cây ăn quả và quốc phòng; Hướng đường phải đảm bảo nhà hai bên đường đón được gió mát.

Tuyến đường phải phù hợp với địa hình để đảm bảo khối lượng đào đắp ít nhất không phải xây nhiều công trình trên đường (cầu, cống v.v...)

4.1.9. Mặt đường phải bằng phẳng, xe chạy được cả khi mưa, trâu bò đi không lầy lội.Phải tận dụng các loại vật liệu địa phương như: đá, cát, sỏi, gạch vụn, xỉ than,xỉ lò vôi v.v... để gia cố mặt đường.

4.1.10. Vị trí đặt cầu cống phải kết hợp giữa yêu cầu giao thông, thuỷ lợi thoát nước và phải tránh những nơi điều kiện địa chất công trình không tốt (cát chảy, bùn lầy, cường độ quá thấp v.v...).

4.1.11. Những giai đoạn tiếp giáp với bến sông cần mở rộng đường để tránh gây trở ngại giao thông khi bốc dỡ hàng hoá, vật liệu.

4.2. Hệ thống cung cấp điện cho các điểm dân cư ở hợp tác xã.

4.2.1. Hệ thống cung cấp điện cho các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã được thiết kế căn cứ vào khả năng điện khí hoá của từng vùng và phân loại ba cấp dưới đây:

a) Điện khí hoá mức thấp (vùngI): Chủ yếu cung cấp điện cho các công trình có tầm quan trọng của cả tỉnh hoặc cả huyện và những công trình này nhất thiết phải dùng điện (trạm bơm thuỷ lợi lớn , các trại chăn nuôi lớn, các cơ sở gieo trồng thực nghiệm..)

b) Điện khí hoá mức trung bình (vùng II): Ngoài việc có yêu cầu cung cấp điện cho các đối tượng nói trên, còn có yêu cầu cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trại chăn nuôi, máy xay xát, cơ sở chế biến thức ăn gia súc và khu vực Uỷ ban nhân dân xã.

c) Điện khí hoá mức cao (vùng III): Ngoài yêu cung cấp điện cho các đối tượng nói trên còn yêu cầu cho sinh hoạt của các gia đình xã viên và các nơi công cộng.

4.2.2. Nguồn cung cấp điện được quy định như sau:

Đối với vùng được điện khí hoá nằm trong khu vực có hệ thống điện quốc gia phải sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia (vùng III).

Đối với các vùng điện khí hoá nằm xa hệ thống điện quốc gia hoặc gần nhưng không có điều kiện dùng điện từ hệ thống điện quốc gia, có thể xây dựng nguồn điện độc lập (trạm điện điezel vùng II).

Đối với các vùng điện khí hoá xa hệ thống điện quốc gia, có điều kiện kết hợp thủy lợi cần xây dựng nhiều trạm thuỷ điện nhỏ. Trong trường hợp này khi tính toán cần dùng điện sẽ theo nguuyên tắc cân đối tại chỗ vùng II.

4.2.3. Tính toán nhu cầu sử dụng năng lượng điện cho sản xuất dựa theo các yêu cầu cụ thể của từng cơ sở sản xuất.

4.2.4. Nhu cầu về điện năng phục vụ sinh hoạt được quy định trong bảng 12.

Chú thích:

Tại vùng II trong đợt đầu chủ yếu cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất, cửa hàng, trụ sở, cơ quan và chiếu sáng nơi sinh hoạt công cộng.Trong tương tai nhu cầu về điện tương đương đợt đầu vùngIII.

Tại vùng I trong đợt đầu không cung cấp điện cho sinh hoạt. Tuy nhiên để tận dụng thời gian các trạm điện phục vụ sản xuất không làm việc có thể cung cấp cho sinh hoạt nhưng tiêu chuẩn khô ng qúa mức độ điện khí hoá ở vùng II trong phạm vi bán kính từ 1 đến 1,5 km tính từ trạm cung cấp điện.

Bảng 12

Chỉ tiêu

Vùng

I

II

III

Đợt đầu

tương lai

Đợt đầu

tương lai

Đợt đầu

tương lai

Điện năng tính theo đầu người cho sinh hoạt và chiếu sáng (KWh/ ng)

Phụ tải tính toán theo đầu người (KWh/1000 ng)

Số giờ sử dụng phụ tải cực đại(h/năm)

Tỉ lệ phần trăm hộ được cấp điện (%)

Chiếu sáng nơi sinh hoạt công cộng (lux)

Phụ tải tính toán cho cơ quan cửa hàng (W/m2)

 

 

100

 

50

 

2000

 

40

 

-

 

-

 

 

200

 

80

 

2500

 

70

 

-

 

-

 

 

-

 

-

 

-

 

-

từ 2 đến

4

từ 15

đến 20

 

 

100

 

50

 

2000

 

40

 

-

 

-

 

 

-

 

-

 

-

 

-

 

-

-

 

 

-

 

-

 

-

 

-

từ 2 đến

4

từ 15

đến 20

4.2.5. Quy hoạch tuyến điện trong các điểm dân cư xã- hợp tác xã phải gắn liền với quy hoạch cải tạo kiến trúc, cải tạo đường sá, hồ ao.

4.2.6. Trạm hạ thế phải đặt ở trung độ của các điểm dùng điện hoặc ở gần phụ tải điện lớn nhất, ở vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây ra, vào, ít cắt đường giao thông không gây trở ngạivà nguy hiểm cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân .

4.2.7. Kết cấu mạng lưới điện cần đơn giản, chủ yếu dùng đường dây điện trên không theo sơ đồ hình tia. Khi thiết kế cần chú ý một số điểm sau đây:

Bán kính phục vụ lớn nhất của trạm biến thế loại 6 đến 10 KV lấy từ 1 đến 1,5 km: Chiều dài đường dây trục tải điện theo quy định bảng 13

Bảng 13

Loại đường dây

Chiều dài tải điện tối đa của đường dây trục (km)

Đồng bằng

Trung du, miền núi

Đường dây hạ thế 380/293v

Đường cao thế 6 KV

Đường cao thế 10KV

1

9

12

1,5

15

20

 

Để nâng cao hiệu suất sử dụng các công trình điện và hạn chế hao phí điện nên bố trí các cơ sở dùng điện gần nhau (hình thành các khu sản xuất tập trung , xây dựng nhiều công trình công cộng tập trung trong khu trung tâm).

Đối với các xã - hợp tác xã có quy mô từ 300 đến 500 ha canh tác trong 5năm tới nênchọn loại máy biến thế loại 50 đến 100 KVA. Nếu địa hình cho phép thì có thể dùng máy lớn hơn 100KVA để phục vụ từ 2 đến 3 xã - hợp tác xã.

Máy biến thế nên đặt ngoài trời. Nếu là máy 100 KVA trở xuống thì có thể đặt (treo) trên cột.

4.2.8. Trạm hạ thế nên đặt ở nơi có nhiều cây cối cần phải có một khoảng trống xung quanh bảo đảm khi cây đổ không ảnh hưởng đến thiêt bị điện. Khoảng trống cách tường rào bảo vệ trạm không nhỏ hơn 2m.

4.2.9. Bố trí đường dây cao thế 6, 10,15, 20 KV cần bảo đảm các yêu cầu sau: Bám theo trục các đường; ít vượt sông hồ ít vượt đường giao thông lớn, khu ở;

Tránh xuyên qua các công trình công cộng, công trình sản xuất nhà ở.

Nếu đi ven sông, bờ kênh mương, bờ hồ ao cần có biện pháp bảo vệ chân cột không bị nước sói mòn hoặc sụt lở;

Không được đi qua các nơi chứa chất dễ cháy, dế nổ (bãi xăng dầu, bãi than, kho bông, sợi, kho phân đạm, kho lương thực bãi để tre, nứa, lá gỗ...)

Đường dây cao thế qua rừng, qua vườn cây cao trên 5m phải chặt cây ở hai bên để cây cao nhất không chạm đến đường dây. Đối với đường dây hạ thế (380/220V) thì không bắt buộc phải chặt cây nhưng khoảng cách từ cây gần nhất đến cột bảo đảm ít nhất là 1m.

Đường dây cao thế không được đi qua mái nhà. Nếu đường dây cao thế chạy qua công trình sản xuất có mái lợp bằng tôn thì mái nhà đó phải được tiếp đất phù hợp với quy phạm chống sét.

4.2.10. Khoảng cách tối thiểu từ đường dây hạ thế tới một số công trình lấy theo tiêu chuẩn sau:

- Cách cửa sổ, ban công nóc nhàn 0,7m

- Cách cửa nhà 0,5 m.

4.2.11. Ngoài các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này, khi xây dựng các công trình cấp điện, phân phối và sử dụng điện cần tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

4.3. Cấp nước sinh hoạt trong các điểm dân cư xã -hợp tác xã.

4.3.1. Nước cấp trong các điểm dân cư xã- hợp tác xã gồm các loại như sau:

- Nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống cho người dân sống trong điểm dân cư bao gồm cả nước dùng cho các công trình phục vụ công cộng như: nhà trẻ, trường học, trạm xá, nhà văn hoá, cửa hàng mua bán, trụ sở làm việc của xã - hợp tác xã v.v ...

Nước dùng cho các trạm, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;

Nước dùng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông phẩm sửa chữa cơ khí v.v...

4.3.2. Nguồn nước cấp cho các điểm dân cư xã- hợp tác xã bao gồm:

Nguồn nước bao gồm các giếng mạch nông, mạch sâu, giếng khơi, giếng lộ thiên v.v...có thể sử dụng giếng công cộng, giếng chung cho vài ba gia đình.

Nguồn nước mặt bao gồm nước sông, suối, đập, kênh, mương hồ chắn, nước từ các dòng chảy khác ra v.v...

Những nơi nguồn nước quá khó khăn có thể dùng bể chứa nước mưa phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt...

Chú thích:

ở miến núi có thể tận dụng các nguồn nước hồ, suối, đập, ở trên cao tự chảy dần về cấp cho sinh hoạt trong các điểm dân cư.

ở các vùng ven nội thành phố có thể sử dụng nước cấp cho thành phố để dùng cho các điểm dân cư xã- hợp tác xã.

4.3.3. Đối với các giếng nước công cộng phai rchon nơi có nguồn nước tốt, thành giếng phải được xây cao và xung quanh phải được nát nền bảo đảm an toàn vệ sinh.

ở những nơi chất lượng nước không đảm bảo cần làm bộ phận lắng lọc đơn giản như lọc qua sỏi, cát, xỉ than.

4.3.4. Nếu dùng nguồn nước ngầm thì trong khu đất có bán kính 30m tính từ giếng ra không được bón phân hoặc tưới nước bẩn. Cây trồng phải xa giếng ít nhất 10m để tránh lá rụng và không trồng cây có nhựa độc.

4.3.5. Giếng nước dùngcho các hộ gia đình cần được bố trí gầ n nhà tắm, nhà bếp, cách xa nơi chăn nuôi, nhà xí cà theo quy định xây dựng của lô đất ở gia đình nông thôn. Giếng của các gia đình cần xây thành nát nền xung quanh để bảo đảm an toàn và vệ sinh.

4.3.6. Đối với nguồn nước mặt như sông, suối, kênh rạch thì trong khoảng 200m tính từ điểm lâý nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm, cấm thải nước bẩn vào nguồn nước, cấm tàu thuyền đỗ lại, người và gia súc không được tắm giặt.

4.3.7. Tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống trung bình trong 1 ngày cho người dân lấy như sau:

- Đối với nhà có đặt thiết bị vệ sinh và đường ống cấp thoát nước: lấy từ 100 đến 120 lít.

- Đối với nhà chỉ có đường ống dẫn đến cấp cho mỗi nhà có 1 hoặc 2 vòi nước thì lấy 60 đến 80 lít.

4.3.8. Tiêu chuẩn nước dùng cho các trạm , trại chăn nuôigia cầm, gia súc tính cho một con trong một ngày quy định theo bảng 14.

Chú thích:

1. ở những vùng khô nóng,cho phép tăng tiêu chuẩn trên từ 12 đến 20% so với quy định.

2. Đối với gia cầm nhỏ lấy tiêu chuẩn bằng một nửa tiêu chuẩn của gia cầm lớn.

3. Tiêu chuẩn trên bao gồm lượng nước dùng rửa chuồng trại, rửa dụng cụ lấy sữa, chuẩn bị thức ăn cho gia cầm, gia súc v.v...

4. Nếu dùng nước để trọn phân ra khỏi chuồng thì phải được phép lấy theo tiêu chuẩn từ 4 đến 10 lít cho 1con (tuỳ vào phương pháp dọn phân).

Bảng 14

Tên gia cầm, gia súc

Tiêu chuẩn cho 1 con trong một ngày

Trâu bò sữa

Trâu bò thịt

Trâu bò cày,kéo

Bê nghé con đến 6 tháng tuổi

Ngựa lớn

Ngựa con đến 1,5 tuổi

Dê lớn

Dê con

Lợn sữa, lợn lái đã lớn

Lợn lái đang nuôi con

Lợn thịt đang vỗ béo

Lợn con đang cách li mẹ

Vịt, ngan, ngỗng

Thỏ

Từ 8 0 đến 100 lít

1.1.1.1 Từ 60đến 70 lít

Từ 70 đến 80 lít

Từ 20 đến 25lít

Từ 50 đến 70 lít

Từ 30 đến 40 lít

10 lít

6 lít

25lít

5 lít

15 lít

5 lít

1 lít

2 lít

2 lít

4.3.9. Tiêu chuẩn nước dùng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông phẩm, sửa chữa cơ khí nhỏ... lấy theo yêu cầu từng cơ sở.Tiêu chuẩn dùng nước cho các cơ sở sản xuất lấy theo bảng 15.

Bảng 15

Tên các cơ sở sản xuất

Tiêu chuẩn dùng nước (m3)

Xưởng xay xát gạo, ngô (1t gạo)

Xưởng ép dầu thực vật (1t dầu)

Xưởng làm đường từ mía (1t đường)

Xưởng làm nước mắm (1000l)

Xưởng sản xuất gạch ngói (1000 viên)

Xưởng sản xuất vôi cục (1t)

Xưởng sản xuất gạch xỉ, gạch papanh (1000viên)

Lò rèn, các trạm sửa chữa cơ khí (1T sản phẩm)

1

100

20

2,5

1,5

1,5

11

30

4.4. Thoát nước trong các điểm dân cư ở xã- hợp tác xã.

4.4.1. Trong các điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải có hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn sinh hoạt, kết hợp với việc thoát nước tự nhiên xuống ao hồ, kênh rãnh. Các hồ ao này cần thông với nhau để tiêu nước. Rãnh thoát nước cần làm dọc theo các đường trục chính.

Nước có thể thoát ra ruộng, ao hồ nuôi cá, mương tiêu thuỷ lợi, khe suối, sông ngòi.

4.4.2. Nước sản xuất bị nhiễm bẩn và nhiều cặn (nước thải của một số công trình công nghiệp như nhuộm, gia công cây đay để dệt thảm...) không được xả trực tiếp vào ao hồ nuôi cá hoặc ao hồ dùng để rửa giặt mà cần xây bể lắng đơn giản hoặc các ao hồ riêng để lắng trước khi xả.

4.4.3. Hố xí gia đình hoặc công cộng tuỳ điều kiện cụ thể từng nơi mà xây theo các loại sau:

- Hố xí hai ngăn;

- Hố xí bán tự hoại và tự hoại;

-Không xây dựng hố xí lấy phân tươi (xí một ngăn).

Nên xây hố xí tự hoại ở những khu vực có cống ngầm máy đậy tấm đan, ở gần sông, mương thuỷ lợi, không làm nhiễm bẩn các giếng nước, nguồn nước sinh hoạt tắm giặt và có yêu cầu vệ sinh cao.

4.4.4. Tiêu chuẩn nhà vệ sinh của các công trình công cộng lấy theo bảng 16.

Bảng 16

Tên công trình

Tiêu chuẩn

Ghi chú

Nhà học, nhà hát, chợ

Sân vận động

Trường học

Trường học có nội trú

1

1

1

1

Cho từ 50 đến 1000 người

Cho 500 người

Cho từ 50 đến 100 học sinh

Cho 25 học sinh

Chú thích: Hố tiêu lấy theo tiêu chuẩn 1 hố cho 50 người. Nơi tập trung đông người qua lại phải có khu vệ sinh công cộng riêng cho nam và cho nữ.

4.4.5. Nhà bếp nhà xí, chỗ chăn nuôi gia súc phải cách xa nhà ở ít nhất là 6m và không xây dựng sát lề đường đông người qua lại.

4.4.6. Những trại chăn nuôi gia súc cuả tập thể hay các gia đình trong xã - hợp tác xã có thể ủ phân bằng bể khí sinh vật để sử dụng khí mêtan làm nhiên liệu thắp sáng, nấu ăn.

Xây dựng bể khí mê tan phải tuân theo hướng dẫn của chuyên môn và áp dụng thiết kế điển hình.

4.4.7. Khoảng cách li vệ sinh từ khu dân cư phải đảm bảo:

- Đối với trại chăn nuôi có quy mô lớn hơn 1000 con và đối với nghĩa trang: 500m.

- Đối với trại chăn nuôi có quy mô nhỏ hơn 1000 con:300m

4.4.8. Khu vực họp chợ phải đảm bảo đủ các điều kiện vệ sinh phòng bệnh.

Các công trình hố xí, nơi chứa rác phải đặt xa chợ, xa nhà ở và ở cuối hướng gió.

Cần các tuyến cống, mương thoát nước mưa, nước bẩn và thùng chứa rác có nắp đậy kín. Rác được tập trung đem đi ủ làm phân hoặc đem đốt.

4.5. Chuẩn bị đất xây dựng các điểm dân cư xã - hợp tác xã.

4.5.1. Khu đất được điều kiện xây dựng điểm dân cư ở xã - hợp tác xã phải được nghiên cứu biện pháp chuẩn bị kĩ thuật.

Biện pháp chuẩn bị kĩ thuật phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, địa chất công trình , thuỷ văn v.v... tính chất và quy mô công trình điều kiện xây dựng .

4.5.2. Quy hoạch san đắp nền khu dân cư của xã - hợp tác xã phải đảm bảo thoát nước mưa, giao thông đi lại thuận tiện an toàn.

Quy hoạch san nền phải đảm bảo các yêu câu sau đây:

Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên , bảo vệ cây lưu niên, lớp đất mầu;

Hạn chế đến mức độ tối đa hiện tượng sói lở đường, nền công trình do nước mưa gây ra;

Hạn chế đến mức tối đa khối lượng đất san nền.

4.5.3. Chỉ nên san đắp nền ở trên phần đất công trình (đường, nhà ở, công trình sản xuất, công trình công cộng) phần đất còn lại nên giữ nguyên điạ hình tự nhiên. Không san đắp nền khi chưa xác định vị trí xây dựng và chưa quy hoạch thoát nước mưa.

Cao độ thiết kế được xác định tuỳ theo tính chất công trình .

Đối với nhà kho (kho phân hoá học, thuốc trừ sâu, kho thóc giống), trạm y tế xã, nhà trẻ cao độ nền phải nằm trên mực nước lũ cao nhất có thể xảy ra.

Đối với các trại chăn nuôi, sân phơi, trạm xay xát, trụ sở uỷ ban, cao độ phải nằm trên mực nước ngập trung bình lớn nhất hàng năm.

Nhà ở và công trình khác phải đảm bảo cao độ nền không thấp hơn 1,5m so với mực nước ngập cao nhất.

4.5.4. Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống mương máng hở chạy dọc theo cái vào hồ hoặc kênh tiêu. Tuỳ điều kiện vật liệu địa phương mà gia cố mương máng bằng gạch đá, bê tông v.v...

Nếu trong điểm dân cư có hồ ao thì các hồ ao này phải có lối thoát ra kênh tiêu để tránh úng cục bộ trong điểm dân cư.

4.5.5. Đối với điểm dân cư nằm trong vùng đồng bằng thấp hàng năm đều bị ngập thì quy hoạch đào kênh, đào ao, đắp nền phải được nghiên cứu toàn diện để kết hợp việc sử dụng đất xây dựng với chăn nuôi thuỷ sản và giao thông đường thuỷ hợp lí nhất.

4.5.6. Đối với các điểm dân cư nằm bên sườn đồi, núi phải nghiên cứu kênh chắn hướng dòng chảy từ trên núi hoặc đồi để nước không tràn qua khu dân cư.

Đối với các sông suối chảy qua khu dân cư cần nghiên cứu cải tạo gia cố bờ, xây bến làm nơi sinh hoạt thể thao, tắm giặt v.v...

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi