Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13346:2021 Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13346:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13346:2021 Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế
Số hiệu:TCVN 13346:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Giao thông
Ngày ban hành:05/11/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13346:2021

CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG ĐẤT SỤT TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ –

 YÊU CẦU KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ

The Landslide Prevention Engineering on Road

Requirements for Investigation and Design

Lời nói đầu

TCVN 13346:2021 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG ĐẤT SỤT TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ - YÊU CẦU KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ

The Landslide Prevention Engineering on Road - Requirements for Investigation and Design

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản về công tác khảo sát và thiết kế các công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô và đường ô tô cao tốc, bao gồm các nội dung yêu cầu về khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn và thủy văn của vùng có hoạt động sụt trượt, nhằm mục đích chuẩn bị hồ sơ, số liệu khảo sát để phân loại đất sụt, đánh giá các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đất sụt, xác định quy mô đất sụt tại từng vị trí và trong phạm vi dự án. Từ đó, có cơ sở để đề xuất các biện pháp khả thi và lựa chọn phương án hợp lý nhất để tính toán thiết kế các công trình phòng chống đất sụt, góp phần giảm thiểu sụt, trượt đất đá có thể gây ra trên hệ thống đường ô tô.

1.2  Các yêu cầu về công tác khảo sát và thiết kế phòng chống đất sụt này được áp dụng cho quá trình xây dựng đường mới, cải tạo đường cũ và cho các dự án khắc phục, xử lý các sự cố đất sụt xảy ra trên các tuyến đường ô tô trong quá trình khai thác. Các loại đường chuyên dụng khác như: đường sắt, đường đô thị, đường vào khu công nghiệp, đường lâm nghiệp và đường giao thông nông thôn,... có thể tham khảo tiêu chuẩn này để vận dụng thích hợp với điều kiện cụ thể và các đặc trưng riêng của từng loại đường.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1772, Sỏi - Phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất trong sỏi;

TCVN 2683, Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu;

TCVN 3994, Chống ăn mòn trong xây dựng - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Phân loại môi trường xâm thực;

TCVN 4195, Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4196, Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4197, Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4198, Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4199, Đất xây dựng - Phương pháp xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4200, Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4201, Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm;

TCVN 4202, Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm;

TCVN 6663, (ISO 6667) Chất lượng nước - Lấy mẫu;

TCVN 7572, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;

TCVN 9386, Thiết kế công trình chịu động đất;

TCVN 9437, Khoan thăm dò địa chất công trình;

TCVN 9845, Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ.

3  Thuật ngữ định nghĩa và từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Thuật ngữ định nghĩa

3.1.1  Đất sụt (Landslides)

Một trong những hiện tượng địa chất động lực công trình diễn ra trong phạm vi mái dốc nền đường hoặc trong một phạm vi rộng lớn hơn bao gồm cả một phần sườn đồi hay sườn núi tiếp giáp với mái dốc nền đường. Hiện tượng đất sụt (trượt đất) này phát sinh khi chịu tác động trực tiếp của con người kết hợp với các yếu tố tác động thiên nhiên như mưa, bão, lũ lụt, dòng chảy, nước ngầm hoặc động đất, ... làm khối đất đá nằm trên mái dốc hoặc sườn đồi, sườn núi bị mất ổn định cơ học và sau đó tự tách ra thành một hoặc nhiều khối đất đá chuyển động tự do xuống phía dưới, ở các dạng khác nhau, theo phương trọng lực. Hiện tượng đất sụt nói chung được phân loại ra các hình dạng đặc trưng cụ thể nói riêng như: trượt đất, sụt lở, xói sụt và đá lở, đá lăn (xem Phụ lục A).

3.1.2  Công trình phòng chống đất sụt (The Landslide Prevention Engineering)

Tất cả các hình thức công trình hoặc phi công trình, được khảo sát thiết kế và xây dựng để chủ động phòng ngừa hiện tượng đất sụt tại những vị trí, những khu vực có nguy cơ cao xảy ra đất sụt trên đường ô tô trong quá trình khai thác, nhằm bảo vệ hoặc lập lại sự ổn định chung của mái dốc nền đường.

3.1.3  Dự án xử lý đất sụt (Landslide Project)

Dự án đầu tư chuyên về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các sự cố mất ổn định mái dốc, nền đường ô tô do đất sụt gây ra. Một dự án xử lý đất sụt có thể bao gồm một vài điểm đất sụt rất lớn hoặc lớn, cũng có thể bao gồm nhiều điểm đất sụt lớn nhỏ khác nhau.

3.1.4  Điểm đất sụt (Landslide Point)

Một đoạn đường ngắn xảy ra hiện tượng đất sụt, có quy mô được đánh giá là nhỏ, vừa, lớn hoặc rất lớn (xem Phụ lục B).

3.2  Từ viết tắt

BCNCKT: Báo cáo nghiên cứu khả thi;

BTCT: Bê tông cốt thép;

BTXM: Bê tông xi măng;

BVTC: Bản vẽ thi công;

CNĐA: Chủ nhiệm đồ án.

ĐCCT: Địa chất công trình;

ĐCTV: Địa chất thủy văn;

GPMB: Giải phóng mặt bằng

PAKS: Phương án khảo sát;

TKCS: Thiết kế cơ sở;

XMLT: Xi măng lưới thép.

4  Phân loại hình dạng và quy mô đất sụt

4.1  Phân loại hình dạng đất sụt

Căn cứ cơ chế hình thành và hình thức dịch chuyển của các khối đất đá trên mái dốc hoặc sườn đồi, sườn núi, hiện tượng đất sụt được phân ra 4 dạng cụ thể như sau:

- Trượt đất;

- Sụt lở;

- Xói sụt;

- Đá lở, đá lăn.

Chi tiết về cách nhận biết để phân loại đất sụt được quy định ở Phụ lục A.

4.2  Phân loại điểm đất sụt theo quy mô hoạt động

Theo quy mô diễn biến hoạt động đất sụt tại từng điểm: tùy theo kích thước của từng điểm đất sụt và mức độ ảnh hưởng của nó tới giao thông trên đường, mà phân ra 4 cấp:

a) Đất sụt quy mô nhỏ;

b) Đất sụt quy mô vừa;

c) Đất sụt quy mô lớn;

d) Đất sụt quy mô rất lớn.

Chi tiết về phân loại quy mô các điểm đất sụt trên đường ô tô được quy định ở Phụ lục B.

4.3  Phân loại dự án phòng chống, xử lý đất sụt

Tùy theo quy mô dự án, khối lượng khảo sát, thiết kế các công trình phòng chống, xử lý đất sụt và tổng mức đầu tư của dự án mà phân loại dự án phòng chống đất sụt ra 2 loại như sau:

a) Dự án phòng chống, xử lý đất sụt có quy mô lớn: là dự án tập hợp nhiều điểm đất sụt, có khối lượng yêu cầu khảo sát và thiết kế các công trình phòng chống đất sụt ở mức độ lớn, có tính phức tạp, được phép áp dụng các công nghệ cao, có tổng mức đầu tư ở mức cao và do đó đòi hỏi công tác khảo sát thiết kế phải được tiến hành theo 2 bước, đó là bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi và bước lập bản vẽ thi công.

b) Dự án phòng chống, xử lý đất sụt quy mô nhỏ: là dự án có thể chỉ giải quyết một điểm đất sụt hay một số điểm đất sụt, với yêu cầu khối lượng khảo sát, thiết kế công trình phòng chống đất sụt ở mức độ nhỏ, không quá phức tạp, chủ yếu áp dụng các công nghệ truyền thống, có tổng mức đầu tư ở mức thấp và do đó chỉ yêu cầu công tác khảo sát thiết kế được tiến hành theo 1 bước, đó là bước lập bản vẽ thi công.

5  Quy định chung về khảo sát và thiết kế các công trình xử lý đất sụt

5.1  Quy định về các bước khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt

5.1.1  Tùy theo quy mô của dự án phòng chống đất sụt mà công tác khảo sát thiết kế được tiến hành theo hai bước hoặc một bước như sau:

a) Đối với dự án phòng chống đất sụt có quy mô lớn: đòi hỏi công tác khảo sát thiết kế phòng chống đất sụt phải được tiến hành theo 2 bước, đó là:

- Bước 1: lập báo cáo nghiên cứu khả thi xử lý đất sụt, bao gồm khảo sát sơ bộ để lập thiết kế cơ sở;

- Bước 2: khảo sát chi tiết để lập bn vẽ thi công.

b) Đối với dự án phòng chống đất sụt có quy mô nhỏ: chỉ yêu cầu công tác khảo sát thiết kế phòng chống đất sụt tiến hành theo một bước khảo sát chi tiết để lập bản vẽ thi công

5.1.2  Yêu cầu chung của bước lập báo cáo khả thi phòng chống đất sụt

a) Yêu cầu về công tác khảo sát sơ bộ:

- Sơ bộ nhận dạng, đánh giá quy mô và phân loại đất sụt tại các điểm đã xảy ra trên tuyến đường;

- Thống kê sơ bộ khối lượng đất sụt và mức độ thiệt hại tại từng điểm và trên toàn tuyến;

- Tiến hành khảo sát sơ bộ về địa hình; ĐCCT; ĐCTV và thủy văn;

- Nhận xét và đánh giá sơ bộ về nguyên nhân gây ra hiện tượng đất sụt tại từng điểm;

- Báo cáo sơ bộ về đánh giá tác động môi trường.

Quy định về nội dung công tác khảo sát của bước lập Dự án xử lý đất sụt được nêu tại điều 6.

b) Yêu cầu về lập hồ sơ thiết kế cơ sở:

- Thu thập tài liệu và các bản vẽ về địa hình, ĐCCT, ĐCTV, thủy văn và các công trình hiện có trên tuyến trong phạm vi dự án.

- Phác thảo phạm vi ảnh hưởng và quy mô của vùng sụt trên tài liệu thu thập

- Xác định hình loại đất sụt, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng gây ra đất sụt tại từng điểm

- Xem xét và sơ bộ lựa chọn các phương án phòng ngừa và xử lý đất sụt nêu tại Điều 9.1.

- Tiến hành đánh giá sơ bộ và tính toán ổn định mái dốc theo chỉ dẫn tại Điều 9.2 và 9.3.

- Lựa chọn giải pháp phòng ngừa hoặc xử lý cho từng điểm đất sụt theo chỉ dẫn tại Điều 9.4.

- Đề xuất phương án thiết kế hợp lý nhất để phòng chống đất sụt phù hợp với các quy định nêu từ Điều 9.5 đến Điều 9.8.

- Tính toán khối lượng;

- Lập tổng mức đầu tư và hoàn thành thuyết minh thiết kế cơ sở.

5.1.3  Yêu cầu chung của bước lập bản vẽ thi công phòng chống đất sụt

a) Yêu cầu về công tác khảo sát chi tiết:

- Nghiên cứu kỹ kết quả khảo sát sơ bộ đã được tiến hành ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Triển khai khảo sát chi tiết về địa hình; ĐCCT; ĐCTV và thủy văn;

- Xem xét và đánh giá chi tiết các điều kiện ảnh hưởng và xác định nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đất sụt tại từng điểm sụt.

Các quy định chi tiết về công tác khảo sát của bước lập bản vẽ thi công phòng chống đất sụt được nêu tại Điều 7.

b) Về yêu cầu về lập hồ sơ bản vẽ thi công:

- Đánh giá toàn diện và chi tiết về các yếu tố địa hình, ĐCCT, ĐCTV, thủy văn và các công trình hiện có trên tuyến trong phạm vi dự án.

- Kết luận chính xác về hình loại đất sụt, các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân chính gây ra đất sụt tại từng điểm

- Nghiên cứu và triển khai lập bản vẽ thi công phương án đã được lựa chọn ở bước thiết kế cơ sở

- Rà soát và quyết định việc lựa chọn các thông số tính toán trong điều kiện bất lợi nhất để phục vụ kiểm toán ổn định mái dốc.

- Rà soát và quyết định việc lựa chọn sơ đồ tính toán ổn định mái dốc ứng trên các đoạn dự kiến bố trí các công trình phòng chống đất sụt.

- Tiến hành tính toán chi tiết và lập bản vẽ chi tiết kết cấu công trình chống đỡ (nếu có)

- Tiến hành tính toán chi tiết và lập bản vẽ chi tiết hệ thống tiêu năng và thoát nước (nếu có)

- Kiểm tra mức độ thỏa mãn của các yếu tố hình học của đoạn tuyến và đánh giá lại tác động môi trường sau khi thiết kế bố trí các công trình phòng chống đất sụt chỉ cần đảm bảo cho sự ổn định trước mắt hoặc cần phải đảm bảo cho sự ổn định bền vững lâu dài.

- Tiến hành tính toán chi tiết và lập bản vẽ chi tiết lớp gia cố bề mặt mái dốc (nếu có);

- Tính toán khối lượng;

- Lập hồ sơ thiết kế biện pháp tổ chức thi công;

- Lập dự toán chi tiết và hoàn thành thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công. Quy định chi tiết về công tác lập bản vẽ thi công nắm được nêu tại Điều 10.

5.2  Các quy định khác

5.2.1  Trong một dự án và trên một tuyến đường khi có nhiều đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ khảo sát đất sụt thì không phân biệt phạm vi từng đoạn do đơn vị nào phụ trách mà cần thống nhất lý trình để quy định cho đoạn đường khảo sát và các vị trí khảo sát.

5.2.2  Lý trình khảo sát thiết kế phòng chống đất sụt trên đường được chọn theo nguyên tắc:

- Khi khảo sát thiết kế công trình phòng hộ trên tuyến mới hoặc khảo sát thiết kế xử lý đất sụt trên đường hiện hữu thì lý trình điểm khảo sát thiết kế phải lấy theo lý trình của tuyến đường và phù hợp với lý trình ghi trên cột kilômét. Lý trình các điểm khảo sát thiết kế công trình xử lý đất sụt được ghi theo tên cột kilômét trên đường.

- Khi trên đường hiện hữu bị thiếu nhiều cột kilômét thì lý trình khảo sát thiết kế xử lý đất sụt được xác định theo lý trình quy ước tạm thời, trong đó các cột kilômét hiện có được coi như cọc chi tiết và cần phải thể hiện trên hồ sơ.

6  Khảo sát đất sụt bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi

6.1  Khảo sát sơ bộ địa hình

6.1.1  Yêu cầu chung của khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình

a) Nhiệm vụ của khảo sát địa hình để lập báo cáo BCNCKT là thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc lập thiết kế cơ sở xây dựng các công trình phòng hộ hoặc xử lý hiện tượng đất sụt trên đường giao thông.

Quá trình khảo sát địa hình phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của vùng có nguy cơ hoặc đã xảy ra hiện tượng đất sụt. Ngoài ra cần chú ý tận dụng những tài liệu khảo sát đã được tiến hành những năm trước (nếu có).

b) Kết quả khảo sát sơ bộ địa hình cần đạt được gồm có:

- Phải thu thập hoặc lập sơ bộ được bình đồ đoạn tuyến qua khu vực có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra đất sụt. Trên đó, cần thể hiện được các dấu hiệu đặc trưng như sau:

+ Bình đồ có trải đường đồng mức 1m, thể hiện được đoạn đường và khu vực đất sụt;

+ Bình đồ phản ảnh địa mạo, các lưu vực, khe tụ thủy, khe xói, ký hiệu vành đai sụt;

+ Bình đồ phản ảnh được quy mô và phạm vi khối đất sụt.

+ Thể hiện sơ bộ các vị trí vết lộ vách trượt, khe nứt,... (xem Phụ lục C);

+ Thể hiện sơ bộ các vết nứt cắt ngang mặt đường hoặc mép đường (nếu có);

+ Mặt bằng tim tuyến phải đầy đủ tên cọc, cao độ, lý trình và bảng các yếu tố đường cong;

+ Hướng tuyến tại 2 đầu đoạn tuyến phải gắn với các địa danh và định vị theo góc phương vị.

- Phải thu thập hoặc lập sơ bộ hình cắt dọc tim đường của đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc đã xảy ra sụt trượt đất. Tỷ lệ dài của hình cắt dọc phải phù hợp với tỷ lệ của bình đồ, trên đó, phải thể hiện rõ đoạn nền đường bị sụt lún do trượt đất gây ra (nếu có).

- Phải thu thập hoặc lập sơ bộ được một số trắc ngang địa hình theo hướng vuông góc với tim đường của đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc đã xảy ra sụt trượt đất. Trên đó, phải thể hiện sát với thực tế hình dạng địa hình mái dốc; vị trí xuất hiện các vết nứt; các vị trí và độ dốc của vách trượt; vị trí lưỡi trượt (nếu có) và các vị trí phát hiện vết lộ đá, vết lộ nước ngầm.

- Phải lập được báo cáo khảo sát địa hình trên đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc đã xảy ra sụt trượt đất theo quy định hiện hành. Trong đó, phải có nhận xét về nguy cơ hoặc thực trạng tình hình sụt trượt đất trên đoạn tuyến đã đo đạc và sơ bộ đánh giá, phân loại về hình loại và quy mô khối trượt

6.1.2  Các công việc chính cần thực hiện trong bước khảo sát đất sụt lập BCNCKT

- Chuẩn bị trong phòng;

- Thị sát hiện trường;

- Lập nhiệm vụ và phương án khảo sát;

- Tiến hành khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường.

6.1.3  Bước chuẩn bị trong phòng, cần sưu tầm và thu thập những tài liệu sau:

- Tài liệu điều tra kinh tế và tài liệu khảo sát trước đây đã thực hiện liên quan đến đoạn tuyến;

- Các tài liệu thu thập về tình hình sụt trượt đất và hậu quả gây ra trên đoạn tuyến;

- Các điểm khống chế bắt buộc tuyến phải qua hoặc khả năng có phương án tránh tuyến;

- Tài liệu khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, địa chất và địa chất thủy văn;

- Bản đồ địa hình vùng tuyến đi qua có trải đường đồng mức (tỷ lệ 1:25 000 hoặc 1:50 000);

- Bản đồ địa hình có trải đường đồng mức và có đoạn đường giao thông thuộc phạm vi dự án đi qua. Tỷ lệ bản đồ 1:50 000 đến 1:25 000;

- Bản đồ địa chất khu vực, tỷ lệ 1:50 000 đến 1:25 000;

- Bản đồ địa chất cấu tạo, tỷ lệ 1:50 000 đến 1:25 000 (nếu có);

- Chuẩn bị địa bàn, thước dây, clizimetre, ống nhòm, máy ảnh, máy tính xách tay.

6.1.4  Thị sát hiện trường

a) Thị sát hiện trường nhằm mục đích quan sát tại chỗ và điều tra bước đầu về địa điểm, mô tả hiện tượng, mức độ thiệt hại và ảnh hưởng tới các công trình đường bộ. Đồng thời sơ bộ nhận xét về các điều kiện và nguyên nhân gây ra hiện tượng đất sụt. Kết quả công tác thị sát sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để lập nhiệm vụ và PAKS đất sụt trên đoạn đường có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra hiện tượng đất sụt.

b) Nội dung thị sát tại hiện trường

- Chụp ảnh toàn cảnh và cận cảnh các điểm đất sụt dưới các góc độ để mô tả hiện tượng;

- Thống kê và xác định lý trình các điểm đất sụt trên tuyến đường, sơ bộ xác định phạm vi cần khảo sát và tiến hành phân loại dạng đất sụt, quy mô khối sụt.

- Tại từng điểm sụt, cần sơ bộ xác định các dấu hiệu của hiện tượng sụt như: vách sụt, vành sụt; phát hiện các vết nứt trên đỉnh đồi, trên mặt đường (nếu có); các vết lộ nước ngầm; vết lộ đá; đặc điểm của các khe tụ thủy, khe suối; nhận xét đặc điểm đất đá trên khối sụt; tình hình mặt đường; rãnh thoát nước, cầu cống; yếu tố hình học của đoạn tuyến;

- Sơ bộ nhận xét về hoạt động kiến tạo; điều kiện ĐCCT; ĐCTV; thủy văn và địa hình.

- Sơ bộ xác định vị trí các điểm sụt trên bản đồ;

- Phác họa sơ đồ mặt bằng và mặt cắt ngang các điểm sụt, kèm các ghi chú cần thiết;

- Nhận xét về thời tiết, lớp phủ thực vật, ruộng vườn và khu dân cư;

- Xem xét điều kiện mặt bằng để dựng lán trại, kho bãi; khả năng cung cấp điện nước;

- Nhận xét về đường vận chuyển, đường công vụ, điều kiện đảm bảo giao thông;

- Thu thập các thông tin từ người dân và cơ quan quản lý đường bộ về hiện tượng đất sụt.

c) Lập báo cáo thị sát

- Mô tả hiện trường và hiện tượng đất sụt;

- Sơ bộ phân loại dạng đất sụt và tổng hợp phân loại quy mô đất sụt tại từng điểm;

- Sơ bộ đánh giá các điều kiện và nguyên nhân

- Sơ bộ tổng hợp và nhận xét về quy mô đất sụt của toàn dự án.

Trong quá trình thị sát cần tìm hiểu, thu thập số liệu về tuyến đường hiện hữu:

+ Đoạn có nguy cơ hoặc đã xảy ra sụt trượt đất;

+ Đoạn có khả năng xử lý tại chỗ, đoạn nào cần ci tuyến;

+ Các đoạn qua vùng dân cư (theo đường hiện hữu hoặc đi vòng tránh);

+ Các đoạn qua vùng có điều kiện không thuận lợi về thủy văn và địa chất;

+ Số lượng, chủng loại, năng lực thoát nước và năng lực chịu tải của các công trình cầu, cống trên đường;

+ Kích thước, tình trạng và sức chịu tải của nền, mặt đường trên từng đoạn;

+ Các đoạn nền đường yếu, mặt đường biến dạng: các biện pháp kỹ thuật đã xử lý, kết quả xử lý;

+ Tình trạng các công trình đặc biệt khác đã có trên đường (tường chắn, hầm v.v...);

+ Các thông số kỹ thuật của các mỏ vật liệu xây dựng đang hoặc chưa khai thác (vị trí, trữ lượng, số liệu thí nghiệm mẫu, cự ly đến tuyến v.v...);

+ Các số liệu về lưu lượng xe, thành phần xe của năm hiện tại và các năm quá khứ (nếu có).

6.1.5  Lập nhiệm vụ và phương án khảo sát

Nội dung lập nhiệm vụ và PAKS cho dự án xử lý đất sụt, bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

- Tên dự án ghi kèm tuyến đường, lý trình và địa danh;

- Giai đoạn khảo sát;

- Các căn cứ tiến hành khảo sát;

- Mô tả tóm tắt hiện tượng đất sụt, thiệt hại đã xảy ra (nếu có);

- Sự cần thiết phải đầu tư và cần phải tiến hành khảo sát, thiết kế;

- Chủ trương kỹ thuật (nếu có);

- Nội dung, quy cách và khối lượng khảo sát địa hình, ĐCCT, ĐCTV, thủy văn, môi trường;

- Tổng hợp khối lượng khảo sát;

- Tiến độ và biện pháp tổ chức thực hiện;

- Lập dự toán chi phí cho công tác khảo sát.

6.1.6  Nội dung yêu cầu triển khai khảo sát sơ bộ, đo đạc địa hình

a) Nội dung chính của khảo sát đất sụt, đo đạc địa hình ngoài thực địa bao gồm: thu thập tài liệu của các đơn vị quản lý đường bộ hoặc sơ bộ lập bình đồ địa hình; lập hình cắt dọc của cao độ tim tuyến đoạn đường và lập các hình cắt ngang của đoạn tuyến cắt qua khu vực có nguy cơ sụt trượt hoặc qua khu vực đã xảy ra sụt trượt, trong đó:

b) Bình đồ địa hình khu vực sụt trượt được thu thập hoặc lập sơ bộ dọc theo đường tim tuyến của đoạn tuyến. Tỷ lệ bình đồ khu vực đất sụt nên lấy là 1:500 hoặc 1:1000. Trong đó, tỷ lệ 1:500 áp dụng cho các vị trí sụt trượt đất có quy mô nhỏ và vừa; tỷ lệ 1:1000 áp dụng cho các vị trí sụt trượt có quy mô lớn và rất lớn.

- Phạm vi thu thập hoặc đo đạc sơ bộ lập bình đồ đất sụt, cần đảm bảo phạm vi tối thiểu như sau:

+ Chiều dài bình đồ: tối thiểu phải thu thập hoặc đo vượt quá về 2 đầu đoạn đường có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra sụt trượt, một đoạn không nhỏ hơn 20 m.

+ Chiều rộng lập bình đồ: tối thiểu phải thu thập hoặc đo vượt quá về phía đỉnh sụt trượt và chân taluy âm, một đoạn không nhỏ hơn 20 m.

- Sau khi đo vẽ bình đồ, cần khoanh vùng khu vực xảy ra sụt hoặc trượt đất theo ký hiệu quy định, được chỉ dẫn ở Phụ lục D. Các ghi chú trên bình đồ đất sụt gồm có:

+ Ký hiệu khoanh vùng đất sụt (đường bao nét đứt gắn các dấu hình răng cưa tam giác);

+ Ký hiệu tim khe tụ thủy (nét đứt);

+ Ký hiệu công trình cầu, cống và các công trình nhân tạo trong khu vực dự án.

c) Hình cắt dọc của đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ sụt trượt đất hoặc khu vực đã xảy ra sụt trượt đất, có thể được thu thập từ hồ sơ hoàn công của các đơn vị quản lý đường bộ hoặc lập sơ bộ với tỷ lệ hình vẽ theo chiều cao là 1:100 và theo chiều ngang phù hợp với tỷ lệ của bình đồ.

d) Hình cắt ngang địa hình trên đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra hoặc khu vực đã xảy ra đất sụt, có thể được thu thập từ hồ sơ hoàn công của các đơn vị quản lý đường bộ hoặc được lập sơ bộ bằng thước chữ A hoặc bằng máy kinh vĩ. Hướng đo phải vuông góc với tim tuyến, riêng tại vị trí cọc đỉnh thì đo theo đường phân giác của góc đỉnh. Tỷ lệ hình cắt ngang quy định là 1:200 hoặc 1:500. Trong đó, tỷ lệ 1:200 áp dụng cho các vị trí sụt trượt đất có quy mô nhỏ và vừa; còn tỷ lệ 1:500 áp dụng cho các vị trí đất sụt có quy mô lớn và rất lớn.

e) Khảo sát công trình

- Nhiệm vụ của khảo sát, điều tra công trình trên đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc khu vực đã xảy ra đất sụt, là thu thập số liệu về số lượng, vị trí và khẩu độ cầu nhỏ, cống và các công trình phòng hộ, công trình thoát nước khác trên đường. Đồng thời cần thống kê và thể hiện trên bình đồ nhà cửa, công trình nổi và ngầm trong phạm vi từ tim tuyến ra mỗi bên đến 50 m.

6.1.7  Hồ sơ khảo sát sơ bộ địa hình tại khu vực có nguy cơ xảy ra đất sụt hoặc tại khu vực đã xảy ra đất sụt, theo quy định ở bước khảo sát lập báo cáo khảo sát, bao gồm:

- Thuyết minh chung khảo sát sơ bộ địa hình đoạn tuyến qua khu vực có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra đất sụt;

- Các tài liệu về thu thập hoặc khảo sát đo đạc địa hình, công trình;

- Biên bản nghiệm thu tài liệu;

- Các biên bản làm việc với địa phương và cơ quan hữu quan.

- Các bản vẽ chính, bao gồm:

+ Bình đồ sơ bộ địa hình khu vực đất sụt;

+ Bình đồ các phương án khảo sát sơ bộ tránh tuyến (nếu có);

+ Hình cắt dọc đoạn đường đi cắt qua khu vực đất sụt;

+ Các mặt cắt ngang có thể hiện quy mô khối đất sụt;

+ Thu thập về sơ đồ các mốc cao đạc và cao độ các mốc (nếu có);

- Bảng thống kê công trình cầu, cống và các công trình nhân tạo trên đường;

- Bảng thống kê tình hình đất sụt;

- Bảng thống kê khối lượng đền bù, giải phóng mặt bằng.

6.2  Khảo sát sơ bộ thủy văn

6.2.1  Yêu cầu khảo sát sơ bộ về tình hình thủy văn trên đoạn tuyến qua khu vực có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra đất sụt như sau:

Nghiên cứu các hồ sơ thủy văn, địa hình, địa chất dọc tuyến đã thu thập được để lập kế hoạch khảo sát bổ sung hoàn chỉnh các tài liệu thủy văn cần thiết.

Làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan để kiểm tra, chuẩn hóa lại các số liệu, tài liệu thủy văn đã thu thập được và bổ sung các số liệu còn thiếu theo nhiệm vụ và yêu cầu.

Thực hiện nội dung điều tra sơ bộ tình hình thủy văn sông suối trên phạm vi đoạn tuyến qua khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đất hoặc khu vực đã xảy ra sụt trượt đất. Trong đó, cần thu thập thông tin để sơ bộ xác định mực nước cao nhất và lưu tốc dòng chảy lớn nhất.

6.2.2  Hồ sơ khảo sát sơ bộ thủy văn gồm có:

Báo cáo thuyết minh về điều kiện địa hình, địa chất, cây cỏ, khí tượng thủy văn, chế độ sông suối, sự ảnh hưởng của các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện hiện tại và dự kiến trong quy hoạch tương lai tới mực nước dâng và sự làm việc của các công trình thoát nước. Cung cấp các số liệu về mực nước cao nhất, mực nước đọng thường xuyên, thời gian ngập. vv...

Trên trắc dọc tuyến, vẽ đường mực nước điều tra và đánh dấu vị trí các cụm nước điều tra.

Các tài liệu, số liệu thu thập qua sách vở, các tài liệu lưu trữ, các tài liệu do cơ quan địa phương và cơ quan hữu quan cung cấp; các văn bản làm việc với cơ quan hữu quan.

Các biên bản điều tra mực nước qua nhân dân.

6.3  Khảo sát sơ bộ ĐCCT

6.3.1  Yêu cầu chung

Mục đích chính của công tác khảo sát ĐCCT bước lập BCNCKT xử lý đất sụt là khái quát hóa điều kiện địa chất và ĐCCT tại khu vực có nguy cơ hoặc đã xảy ra hiện tượng đất sụt. Do đó, nội dung chính bao gồm các hạng mục sau đây:

- Chủ yếu là thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có;

- Tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm kiến tạo, thành hệ địa chất và các hoạt động địa chất;

- Thực hiện đo vẽ ĐCCT trên nền bản đồ địa hình;

- Có thể khoan, đào hoặc thăm dò Địa vật lý đề nắm sơ bộ về cấu trúc địa chất;

- Khảo sát sơ bộ về ĐCTV để sơ bộ nắm được tình hình nước ngầm;

- Lấy một số mẫu đất đá nguyên dạng tại hiện trường;

- Đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm;

- Thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ bản của các mẫu đất đá, mẫu nước trong phòng thí nghiệm;

- Chỉnh lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát.

Yêu cầu đối với từng hạng mục công việc nêu trên được quy định như sau:

6.3.2  Yêu cầu về thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có, cụ thể như sau:

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến ĐCCT, thủy văn, khí tượng, động đất và hoạt động của con người;

- Thu thập các bản đồ và tài liệu chính thống do nhà nước ban hành và các tài liệu tham khảo về địa chất khu vực, cấu trúc địa tầng, đặc tính đất đá;

- Thu thập các số liệu liên quan đến hình loại và quá trình diễn biến của đất sụt;

- Thu thập số liệu về tình trạng cây cối và hiện trạng các công trình nằm trong khu vực khảo sát;

- Thu thập kinh nghiệm xử lý sụt trượt của địa phương

6.3.3  Yêu cầu về tìm hiểu sơ bộ đặc điểm kiến tạo, cụ thể như sau:

- Điều tra và phát hiện sự tồn tại của dị thường địa chất - địa vật lý cắt qua khu vực (nếu có);

- Sự liên quan của dị thường địa chất với sự tồn tại của các đứt gãy hoặc đới nứt nẻ kiến tạo;

- Tham khảo các kết quả đã công bố và bản đồ đứt gãy kiến tạo trong khu vực (nếu có);

- Phân tích và giải thích đặc điểm địa hình, địa mạo gắn với lịch sử hình thành địa chất khu vực.

6.3.4  Yêu cầu về đo vẽ ĐCCT

a) Hướng lộ trình đo vẽ phải thẳng góc với các ranh giới của các cấu trúc địa chất và cần thẳng góc với các mép, vách trượt, thân sụt trượt. Sử dụng bình đồ địa hình khu vực đất sụt để dùng cho đo vẽ ĐCCT có tỷ lệ 1:500 đối với các khu vực sụt trượt quy mô nhỏ hoặc vừa và tỷ lệ 1:1000 đối với khu vực sụt trượt có quy mô lớn hoặc rất lớn.

b) Nội dung đo vẽ ĐCCT (ĐCCT) tại khu vực xảy ra sụt trượt đất đá, cần được bố trí thích hợp, để thể hiện được các nội dung quy định như sau:

- Mô tả tên và phân loại đất đá trong và ngoài phạm vi vùng xảy ra sụt trượt;

- Mô tả điều kiện thành tạo các lớp đất đá (sườn tích, tàn tích,...);

- Thế nằm của đá gốc (góc dốc, phương vị tầng đá) có kèm theo mô tả thạch học và cấu tạo;

- Chiều dày, vị trí tầng phủ, lớp đất có độ bền bị giảm yếu;

- Vị trí và cao độ của các vết lộ nước ngầm;

- Vị trí các lỗ khoan thăm dò và hố đào ĐCCT;

- Độ dốc sườn dốc, mái dốc;

- Kích thước chiều cao, độ dốc vách trượt, vách khối sụt lở;

- Kích thước và vị trí hệ thống khe nứt của đá cấu tạo sườn dốc, mái dốc;

- Vị trí, diện tích khối đất trượt hoặc sụt lở trên sườn dốc, mái dốc

- Màu sắc đất đá, kích thước tảng lăn và mật độ đá lăn;

- Lưu lượng nước từ lưu vực đổ về phạm vi xảy ra sụt trượt đất đá;

- Tình trạng cây cối, thảm thực vật trong khu vực.

Kết quả đo vẽ ĐCCT phải được thể hiện trên bình đồ đo vẽ ĐCCT mô tả đầy đủ các nội dung trên và được đánh màu theo quy định chung để thể hiện đất đá trên bề mặt, kèm theo Thuyết minh chung đo vẽ ĐCCT và các mẫu đất đá theo quy định hiện hành.

c) Lấy mẫu đất đá thí nghiệm: khi đo vẽ ĐCCT, tùy theo yêu cầu và khả năng thực tế, có thể lấy một số mẫu đất đá có tính đặc trưng để nắm bắt sơ bộ tính chất cơ - lý của đất đá phục vụ cho nhận xét sơ bộ và báo cáo sau này. Khi lấy mẫu, quy cách và bảo quản, thí nghiệm mẫu, phải tuân theo quy định hiện hành.

d) Báo cáo kết quả đo vẽ ĐCCT phải nêu rõ được các điểm sau đây:

- Nhận xét sơ bộ được điều kiện ĐCCT tại khu vực xảy ra sụt trượt đất đá và đặc trưng của đất đá;

- Giải thích sơ bộ về quá trình động lực và khả năng phát triển của sụt trượt;

- Đề xuất nội dung công tác thăm dò ĐCCT cần thực hiện;

- Đề xuất phương án tổ chức thăm dò và thí nghiệm ĐCCT

6.3.5  Yêu cầu về khoan, đào thăm dò ĐCCT

a) Mục đích chính của công tác thăm dò ĐCCT bằng phương pháp khoan, hoặc đào hố địa chất là để cụ thể hóa điều kiện ĐCCT của khu vực Xảy ra đất sụt; xác định sơ bộ được các địa tầng và độ sâu mặt trượt (nếu có). Điều tra sơ bộ vị trí và hướng chảy của nước ngầm; tiến hành lấy một số mẫu đất đá nguyên dạng và các mẫu hồ sơ để đưa về phòng thí nghiệm nhằm phục vụ cho việc xác định các chỉ tiêu cơ-lý của đất đá và thiết lập được một số mặt cắt ĐCCT sơ bộ qua vùng sụt trượt. Trong một số trường hợp, công tác khoan thăm dò còn được dùng để tạo lỗ đặt dụng cụ quan trắc chuyển vị của các lớp đất nằm dưới sâu, hoặc để tạo lỗ quan trắc mực nước dưới đất, hoặc để kiểm tra kết quả thăm dò điện hoặc thăm dò bằng các phương pháp gián tiếp khác. Yêu cầu kỹ thuật khoan thăm dò tuân thủ đúng theo TCVN 9437.

b) Loại và chiều sâu công trình thăm dò: Tùy theo mục đích thăm dò ĐCCT mà có thể sử dụng 2 loại công trình thăm dò như sau:

- Hố đào ĐCCT: Thích hợp áp dụng cho các điểm đất sụt quy mô nhỏ; được dùng để nghiên cứu địa tầng của tầng phủ và để lấy đào mẫu đất đá nguyên dạng phục vụ thí nghiệm.

- Khoan thăm dò ĐCCT: Thích hợp để khảo sát sơ bộ các điểm sụt có quy mô vừa, quy mô lớn hoặc rất lớn khi không có điều kiện thu thập số liệu, bắt buộc phải tiến hành khoan thăm dò ĐCCT để lấy số liệu. Khi đó, yêu cầu lỗ khoan phải có đường kính đủ để lắp ống lấy mẫu có đường kính không nhỏ hơn 91 mm (Ф 91); với chiều sâu tối đa phụ thuộc vào độ sâu của mặt trượt trong lòng đất. Thông thường, độ sâu khoan phải xuyên qua mặt trượt không nhỏ hơn 2 m. Dấu hiệu của mặt trượt trong lòng đất mái dốc thường là một đới ẩm ướt, đất tại đó có độ ẩm tăng đột ngột và có độ rỗng lớn hơn hẳn so với trạng thái các lớp đất liền kề ở phía trên và phía dưới. Thông thường, trong bước khảo sát lập dự án, chiều sâu khoan có thể lấy từ 5 m đến 10 m đối với đất sụt quy mô vừa và lớn; và khoan sâu từ 10 m đến 15 m đối với dự án đất sụt có quy mô lớn hoặc rất lớn.

c) Hướng thăm dò:

* Về nguyên tắc, việc bố trí tuyến thăm dò và vị trí các điểm thăm dò cần dựa vào điều kiện ĐCCT; hình dạng, loại hình đất sụt và tình hình xuất hiện nước ngầm.

- Các công trình thăm dò cần được bố trí thành tuyến thẳng góc với các yếu tố trượt, đất sụt.

- Trên tuyến thăm dò, ngoài các vị trí thăm dò nằm trong khu vực đất sụt, còn cần bố trí ít nhất 2 điểm thăm dò nằm ngoài khu vực đất sụt để phục vụ cho khâu so sánh và đối chứng. Các lỗ khoan thăm dò cần được bố trí theo tuyến thẳng góc với tim đường hoặc theo hướng thẳng góc với các yếu tố sụt trượt đất đá để lập được mặt cắt ngang ĐCCT. Các hướng tuyến thăm dò phải được thể hiện rõ trên bình đồ khoan ĐCCT.

d) Khối lượng khoan sơ bộ và chiều sâu thăm dò:

Khối lượng và độ sâu thăm dò (khoan hoặc đào hố địa chất) được quyết định tùy thuộc vào tầm quan trọng của dự án; quy mô khối đất sụt và mức độ phức tạp về điều kiện địa chất. Cụ thể:

- Đối với các điểm đất sụt quy mô nhỏ: chỉ tiến hành đo vẽ ĐCCT, kết hợp quan trắc vết lộ địa tầng trên vách taluy hoặc vách trượt và không nhất thiết phải khoan (trừ trường hợp đặc biệt), chỉ đào hố ĐCCT và lấy không ít hơn 3 mẫu nguyên dạng đủ để lập một mặt cắt ĐCCT.

- Đối với các điểm đất sụt quy mô vừa: ngoài việc đo vẽ ĐCCT, đào hố địa chất, còn có thể khoan thăm dò 1 lỗ khoan đến 2 lỗ khoan sâu từ 5 m/lỗ đến 10 m/lỗ (nếu không có yêu cầu gì đặc biệt), kết hợp lấy không ít hơn 4 mẫu nguyên dạng.

- Đối với các điểm đất sụt quy mô lớn: ngoài việc đo vẽ ĐCCT, đào hố địa chất, có thể khoan thăm dò tới 3 lỗ khoan có độ sâu từ 8 m/lỗ đến 12 m/lỗ, xuyên qua độ sâu của mặt trượt tối thiểu 2 m, kết hợp với lấy không ít hơn 6 mẫu nguyên dạng.

- Đối với các điểm đất sụt quy mô rất lớn. ngoài việc đo vẽ ĐCCT, đào hố địa chất, có thể khoan thăm dò tới 4 lỗ khoan có độ sâu từ 10 m/lỗ đến trên 15 m/lỗ, kết hợp lấy không ít hơn 8 mẫu nguyên dạng, đủ để lập ít nhất là 2 mặt cắt ĐCCT. Trường hợp đặc biệt cần khoan sâu hơn thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

e) Yêu cầu đối với công tác khoan:

- Trong vùng sụt trượt đất, cần lựa chọn và áp dụng các biện pháp khoan thích hợp kết hợp với khoan lấy mẫu nguyên dạng có đường kính ống lấy mẫu không nhỏ hơn 91 mm và đường kính thông thường 128 mm (Ф 128) đối với đất và ống lấy mẫu có đường kính không nhỏ hơn 71 mm (Ф 71) đối với khoan lấy mẫu đá. Khi khoan máy, cần điều khiển tốc độ khoan cho thích hợp với từng loại đất đá để chống kẹt mũi khoan. Yêu cầu cứ 0,50 m khoan theo chiều sâu thì lấy một mẫu đất hồ sơ. Yêu cầu khi thay đổi lớp cấu trúc địa tầng hoặc tối đa cứ 3 m theo chiều sâu thì phải lấy một mẫu nguyên dạng.

- Theo chiều sâu lỗ khoan, cần ghi các nhận xét về trạng thái của đất và các dấu hiệu khi khoan qua tầng đất giảm yếu, thừa ẩm trong quá trình khoan.

6.3.6  Yêu cầu về công tác thăm dò địa vật lý

Công tác thăm dò địa vật lý chỉ sử dụng trong bước lập dự án khi có yêu cầu đặc biệt tại các điểm đất sụt đất quy mô rất lớn, cần phải bổ sung cho công tác khoan thăm dò để có thể thêm số liệu tham khảo về độ sâu của tầng đá gốc và cấu trúc địa tầng nhằm góp phần xác định mặt trượt

6.3.7  Yêu cầu về lấy mẫu đất đá và mẫu nước tại hiện trường

- Việc lấy mẫu đất đá tại hiện trường tuân thủ theo TCVN 2683.

- Tại các lỗ khoan và hố đào ĐCCT, ngoài việc lấy các mẫu nguyên dạng, còn cần phải tiến hành lấy các mẫu đất hồ sơ dọc theo chiều sâu lỗ khoan và lấy mẫu đất để xác định độ ẩm theo yêu cầu thiết kế.

- Việc lấy mẫu nước tại hiện trường tuân thủ theo TCVN 6663.

6.3.8  Yêu cầu về công tác thí nghiệm các mẫu đất đá và mẫu nước trong phòng thí nghiệm

a) Các chỉ tiêu thí nghiệm đất:

Những chỉ tiêu cơ - lý có liên quan đến các đặc trưng ĐCCT ở khu vực xảy ra hiện tượng đất sụt gồm có:

- Các chỉ tiêu cơ lý của đất cần xác định gồm có: độ ẩm (W%); thành phần hạt (p%); khối lượng thể tích (γω) ở trạng thái tự nhiên và bão hòa; trọng lượng riêng (A); các giới hạn Atterberg; góc ma sát trong (φ) ở trạng thái tự nhiên và bão hòa; lực dính (c) ở trạng thái tự nhiên và bão hòa; hệ số nén lún (a); hệ số cố kết (Cv); góc nghỉ khi khô và ướt của cát; hệ số rỗng nhỏ nhất và lớn nhất của cát (ε); các chỉ tiêu dẫn xuất còn lại tính toán từ các chỉ tiêu thí nghiệm như: độ rỗng (n); độ bão hòa (G); độ sệt (B); tên đất, ... Tùy theo đặc điểm của loại đất và yêu cầu của thiết kế, mà công tác thí nghiệm có thể thực hiện theo các yêu cầu riêng. Trong đó, các chỉ tiêu thí nghiệm đất bắt buộc là thành phần hạt (thí nghiệm theo TCVN 4198); độ ẩm (thí nghiệm theo TCVN 4196); khối lượng thể tích (thí nghiệm theo TCVN 4202); các chỉ tiêu giới hạn Atterberg (thí nghiệm theo TCVN 4197); góc ma sát trong (Ф) ở trạng thái tự nhiên và bão hòa (thí nghiệm theo TCVN 4199); lực dính (c) ở trạng thái tự nhiên và bão hòa (thí nghiệm theo TCVN 4199).

b) Các chỉ tiêu cơ-lý chủ yếu của đá cần xác định gồm có: khối lượng thể tích tự nhiên; cường độ kháng nén dọc trục của mẫu đá ở trạng thái tự nhiên và bão hòa; hệ số hóa mềm; hệ số phong hóa và xác định thành phần khoáng vật của đá (nếu có yêu cầu). Các phương pháp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ - lý của đá được thực hiện theo quy định tại TCVN 1772 và TCVN 7572.

c) Các chỉ tiêu thí nghiệm mẫu nước: tùy theo yêu cầu thiết kế, thông thường xác định độ pH và các chỉ tiêu về đánh giá môi trường ăn mòn theo TCVN 3994.

- Đối với tác động của nước ngầm: tùy theo yêu cầu của thiết kế, có thể thí nghiệm độ trương nở tương đối; áp lực trương nở; hệ số tan rã của đất; hệ số thấm; suất hút nước; lưu lượng nước ngầm.

6.3.9  Các phương pháp thí nghiệm hiện trường

Trong trường hợp thật cần thiết và khi có đủ điều kiện về thiết bị, có thể lựa chọn và thực hiện các phép thí nghiệm hiện trường thích hợp để xác định thêm các số liệu tham khảo về góc nội ma sát của đất, lực dính kết, khối lượng thể tích,... để phục vụ cho quá trình khảo sát thiết kế.

6.3.10  Yêu cầu về chỉnh lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT

- Chỉnh lý số liệu và thống kê các chỉ tiêu cơ lý của đất thực hiện theo quy trình hiện hành.

- Hồ sơ khảo sát gồm: hình trụ lỗ khoan, các mặt cắt ĐCCT ngang và dọc, các tài liệu thống kê chỉ tiêu cơ-lý theo lớp, thuyết minh ĐCCT theo kilômét và thuyết minh tổng hợp.

6.4  Khảo sát sơ bộ ĐCTV

6.4.1  Yêu cầu cơ bản của khảo sát sơ bộ ĐCTV chủ yếu là tìm hiểu quy luật vận động của nước ngầm theo mùa và khảo sát động thái xuất hiện cao độ, lưu lượng và lưu tốc nước ngầm tại các vết lộ nước ngầm và tại một số lỗ khoan ĐCCT.

6.4.2  Nội dung khảo sát sơ bộ ĐCTV tại vùng sụt:

a) Phát hiện các vết lộ nước ngầm trong và ngoài phạm vi vùng sụt.

b) Xác định sơ bộ lưu lượng và lưu tốc dòng chảy nước ngầm tại các vết lộ nước ngầm xuất hiện trên taluy tại thời điểm khảo sát và các thời điểm theo dõi, quan trắc trong năm (nếu có)

c) Trong một số trường hợp nếu có yêu cầu, cần tiến hành lấy mẫu nước và xác định một số tính chất vật lý và hóa học của nước ngầm theo các yêu cầu riêng.

6.4.3  Hồ sơ khảo sát sơ bộ ĐCTV phải nộp gồm có:

- Báo cáo chung về tình hình ĐCTV khu vực lập BVTC;

- Các số liệu thu thập về hoạt động của nước ngầm;

- Đánh giá ảnh hưởng của nước ngầm đối với quá trình phát sinh và phát triển đất sụt.

6.5  Khảo sát lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

6.5.1  Mục đích của công tác khảo sát đánh giá tác động môi trường bước lập thiết kế cơ sở là phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực có đoạn tuyến đi qua vùng có nguy cơ hoặc đã xảy ra sụt trượt đất, từ đó rút ra được các đặc trưng của hiện trạng môi trường, đồng thời cũng để xác định các yếu tố ảnh hưởng từ góc độ môi trường đến dự án. Tùy thuộc vào tầm quan trọng của dự án; quy mô khối sụt trượt và giai đoạn khảo sát đất sụt mà yêu cầu về công tác thu thập số liệu, điều tra hiện trường và hồ sơ báo cáo khảo sát môi trường có thể khác nhau.

6.5.2  Công tác thu thập số liệu, gồm có:

a) Thu thập khái quát các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi lập dự án;

b) Thu thập tài liệu tổng quan của các ngành có công trình hoặc cơ sở hạ tầng nằm trong khu vực lập dự án như điện lực, thủy lợi, bảo tàng, bảo tồn, di tích lịch sử, khí tượng, thủy văn...

c) Thu thập các thông tin về môi trường ở tại địa phương liên quan đến dự án.

6.5.3  Công tác điều tra hiện trường

a) Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng có dự án gồm:

- Đặc điểm chung đất đai và thực trạng sử dụng đất đai, trồng trọt;

- Đặc điểm chung về lớp thảm thực vật và sinh vật;

- Đặc điểm chung về địa hình;

- Đặc điểm chung về khí hậu;

- Đặc điểm chung về thủy văn;

- Khái quát về nguồn tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng.

b) Hiện trạng giao thông các tuyến đường dọc theo dự án; Các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các khu rừng quốc gia; Thực trạng hệ động, thực vật (cả trên cạn và dưới nước); Hiện trạng thành phần dân cư và các hoạt động kinh tế của dân cư.

6.5.4  Nội dung và hình thức báo cáo về khảo sát môi trường

a) Hình thức báo cáo, nội dung công tác khảo sát môi trường thực hiện theo quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng công trình giao thông hiện hành.

b) Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của công trình (trường hợp thấy cần thiết) có thể đề xuất khảo sát bổ sung các yếu tố biến đổi khí hậu; nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu trong các bước thiết kế, tính toán xử lý công trình theo kịch bản mới nhất được công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6.5.5  Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Các tài liệu cần thu thập và cần điều tra;

- Báo cáo tổng hợp về kết quả thu thập, điều tra và kết luận về hiện trạng môi trường vùng dự án.

6.6  Khảo sát đo đạc, thống kê tình trạng mái dốc

6.6.1  Yêu cầu chung là cần phải đo đạc các yếu tố hình học của các đoạn mái dốc ổn định và không ổn định bằng các trắc ngang nền đường dọc theo tuyến đường. Trước khi đo đạc, cần phân đoạn tuyến thành nhiều các đoạn có điều kiện ĐCCT và ĐCTV tương tự nhau. Trên mỗi đoạn dài 1000m, cần sử dụng máy toàn đạc, máy cao đạc và địa bàn để tiến hành đo đạc tại ít nhất 25 trắc ngang để có đủ số liệu thống kê, đánh giá tình hình ổn định mái dốc.

6.6.2  Tại mỗi mặt cắt ngang cần đo 3 yếu tố, đó là: chiều cao mái dốc H; độ dốc của mái dốc □ và độ dốc của mái đất thiên nhiên trên đỉnh mái dốc β. Đối với mái dốc được cấu tạo từ đất dính thì phải đo rộng ra một khoảng 1,5 H ở phía trên đỉnh dốc và một khoảng bằng H ở phía chân mái dốc. Còn đối với mái dốc từ đất rời thì phải đo rộng ra một khoảng bằng H và 0,8 H.

6.6.3  Sau khi đo đạc, cần sắp xếp các số liệu thu được từ những đoạn có điều kiện ĐCCT và ĐCTV tương tự theo các nhóm sau đây để xử lý thống kê:

- Đối với chiều cao mái dốc H:        2-4 m; 4-6 m; 6-8 m; 8-10 m; 10-12 m; trên 12 m;

- Đối với góc dốc đỉnh mái dốc β:   0-10°, 10-20°; 20-30° và trên 30°;

- Đối với chiều rộng nửa mặt đường B/2:   3 m; 3,75 m; 4,25 m;

- Đối với hình chiếu của mái dốc a:            2 m; 4 m; 6 m;

- Đối với tỷ số giữa tải trọng với khối lượng thể tích của đất P/γ =1; 2; 3.

6.6.4  Phương pháp tính toán xử lý thống kê: khi số liệu ít hơn 25 số liệu thì có thể dùng phương pháp trung bình số học để tính kết quả. Còn khi có đủ hoặc nhiều hơn 25 số liệu thì dùng phương pháp bình phương tối thiểu. Để thu được mối tương quan trung bình hoặc tương đối chặt khi thống kê trong cùng một nhóm, cần loại bỏ những số liệu quá phân tán hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của một sự biến đổi nào đó về địa hình, ĐCCT.

6.6.5  Thống kê các biện pháp gia cố đã áp dụng: cùng với việc đo đạc, thống kê mái dốc ổn định, còn phải tiến hành khảo sát thống kê các dạng công trình phòng chống sụt trượt có hiệu quả như: rãnh thoát nước; tường chắn; các biện pháp gia cố nền và biện pháp thi công nền đắp ổn định.

6.7  Hồ sơ khảo sát đất sụt bước lập BCNCKT bao gồm:

- Báo cáo khảo sát sơ bộ địa hình khu vực xảy ra hiện tượng đất sụt;

- Báo cáo khảo sát sơ bộ ĐCCT;

- Báo cáo khảo sát sơ bộ ĐCTV;

- Báo cáo sơ bộ thủy văn;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thuyết minh chung công tác khảo sát bước lập báo cáo khảo sát: Trong đó có nội dung tổng hợp đánh giá điều kiện tự nhiên và sơ bộ xác định nguyên nhân chính (hoặc tiềm ẩn) gây nên hiện tượng đất sụt trên tuyến đường. Đồng thời đề xuất hướng khắc phục hoặc xử lý đất sụt.

- Các tập bản vẽ kèm theo;

- Các phụ lục kèm theo.

7  Khảo sát đất sụt bước lập BVTC

7.1  Khảo sát chi tiết địa hình

7.1.1  Yêu cầu chung của khảo sát chi tiết đất sụt bước lập thiết kế bản vẽ thi công là thu thập các số liệu chi tiết và cần thiết để đảm bảo chính xác hóa các số liệu phục vụ cho việc lặp hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, trên cơ sở đó để đảm bảo cho nhà thầu triển khai thi công đúng hồ sơ thiết kế và đạt chất lượng theo yêu cầu. Khảo sát chi tiết địa hình bước lập bản vẽ thi công được tiến hành bao gồm các công việc chính như sau:

- Công tác chuẩn bị;

- Khảo sát chi tiết địa hình;

- Khảo sát các công trình phòng hộ hiện có trên đoạn tuyến;

- Khảo sát các công trình thoát nước nhỏ;

- Thu thập các số liệu để lập thiết kế tổ chức thi công và dự toán;

- Lập các văn bản thỏa thuận cần thiết.

Nội dung chi tiết của các yêu cầu trên được quy định cụ thể như sau:

7.1.2  Nội dung công tác chuẩn bị bao gồm:

- Nghiên cứu kỹ báo cáo báo cáo khảo sát và hồ sơ thiết kế cơ sở đã được duyệt và quyết định phê duyệt nhiệm vụ đầu tư của dự án; nghiên cứu các tài liệu đã khảo sát trước và cập nhật đầy đủ những số liệu mới phát sinh từ các quy hoạch của trung ương và địa phương liên quan đến dự án.

- Thu thập đầy đủ hồ sơ khảo sát sơ bộ địa hình và thuyết minh.

- Tìm hiểu và nắm lại các tài liệu về hệ tọa độ, hệ cao độ, các mốc cao độ, về khí tượng, thủy văn, địa chất, ĐCTV.

- Lập kế hoạch để triển khai khảo sát phục vụ bước lập bản vẽ thi công.

7.1.3  Trình tự khảo sát chi tiết địa hình khu vực đất sụt phục vụ lập bản vẽ thi công bao gồm:

 Nghiên cứu kỹ hồ sơ khảo sát sơ bộ và TKCS đã được duyệt ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Tiến hành thị sát hiện trường

- Xác định và củng cố hệ thống đường sườn tim tuyến tại thực địa: phóng tuyến, đo góc, đóng cong, rải cọc chi tiết, đo dài.

- Đo cao tổng quát và chi tiết.

- Lập bình đồ chi tiết khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt hoặc đã xảy ra sụt trượt đất. Yêu cầu đo vẽ chi tiết để thể hiện được các dạng đất sụt cụ thể như trượt đất, sụt l, xói sụt hoặc đá l, đá lăn theo quy định khảo sát nêu ở Phụ lục C. Tỷ lệ lập bình đồ chi tiết quy định là 1:500 hoặc 1:1000. Trong đó, tỷ lệ 1:500 áp dụng cho các vị trí sụt trượt đất có quy mô nhỏ và vừa; tỷ lệ 1:1000 áp dụng cho các vị trí sụt trượt có quy mô lớn và rất lớn.

- Thu thập các số liệu thủy văn để thiết kế thoát nước bổ sung.

- Thu thập những số liệu về hệ thống cống và cầu hiện có.

- Thăm dò, đo đạc, thu thập số liệu về các mỏ vật liệu, các nguồn vật liệu cần cho việc xây dựng công trình cầu đường đã đề xuất trong bước khảo sát trước cũng như các mỏ, các nguồn vật liệu mới phát hiện.

- Thu thập các số liệu về đơn giá vật liệu xây dựng, về thiết bị xây dựng... về thời tiết, khí hậu để lập thiết kế tổ chức thi công và dự toán.

- Thu thập các ý kiến góp ý về giải pháp bảo vệ môi trường và giải pháp thiết kế công trình phòng hộ hoặc xử lý đất sụt (nếu đoạn đường đi qua khu dân cư).

7.1.4  Tổ chức nghiên cứu kỹ hồ sơ khảo sát sơ bộ và TKCS (nếu thiết kế 2 bước): Trước khi bắt đầu đo đạc cần tổ chức thị sát hiện trường, một mặt để đối chiếu kỹ giải pháp thiết kế phòng hộ hoặc giải pháp công trình xử lý sụt trượt đất trên bình đồ và trắc dọc với thục địa, xem xét các điểm khống chế và tính hợp lý của công trình, đề xuất chỉnh lý nếu thấy cần thiết. Mặt khác để chuẩn bị mặt bằng, lán trại và điều kiện cần thiết để triển khai công tác khảo sát hiện trường.

7.1.5  Thực hiện củng cố hệ thống đường sườn tim tuyến tại thực địa:

- Tiến hành phóng tuyến dựa vào các đỉnh đã định vị trên thực địa ở bước lập báo cáo khảo sát, chỉnh sửa lại vị trí các đỉnh nếu thấy không hợp lý. Hệ đường sườn tim tuyến này phải được đo đạc, bình sai từ lưới ĐC2, với sai số khép tương đối 1/ 2000 và sai số khép góc (fhcp) cho phép:

(n là số góc trong lưới)                   (1)

- Đo góc đỉnh phải đo bằng máy có độ phóng đại ống kính tối thiểu là 30X (hoặc máy có độ chính xác tương đương) mỗi góc đo một lần đo (đo thuận và đảo kính) sai số giữa 2 vòng đo không quá 30".

- Rải cọc ngoài các cọc chủ yếu như cọc tiếp đầu (TĐ), tiếp cuối (TC), phân giác (PG), còn phải đóng các cọc chi tiết của đường cong và đường thẳng với khoảng cách các cọc là 20 m. Các cọc chi tiết khác được đóng tại các vị trí đặc biệt có mục đích phản ảnh địa hình khu vực trượt đất như các điểm sụt lún mặt đường, các điểm bố trí công trình và để làm tài liệu tính khối lượng, với khoảng cách giữa các cọc lấy tối đa là 10 m.

- Đo cao phải đo 2 lần, một lần đo tổng quát để đặt mốc và một lần đo chi tiết. Từ các mốc cao độ cũ, bổ sung thêm các mốc mới đảm bảo khoảng cách cả cũ lẫn mới tối đa 200m có một mốc. Vị trí mốc được đặt gần các công trình cầu, cống và tại các vị trí ổn định, nằm ngoài khu vực sụt trượt. Sai số khép cho phép đo tổng quát để đặt mốc tính theo công thức:

               (2)

Đo cao chi tiết phải đo khớp vào mốc đo cao tổng quát với sai số cho phép tính theo công thức:

            (3)

trong đó:

fhcp - sai số khép cho phép tính bằng mm;

L - khoảng cách giữa 2 mốc cao độ, tính bằng km.

7.1.6  Đo dài phải đo 2 lần bằng thước thép hoặc thước sợi invar, đo tổng quát để đóng cọc H và cọc Km, đo chi tiết để xác định khoảng cách các cọc chi tiết. Đo dài tổng quát được đo 2 lần, sai số giữa 2 lần đo lá: fl = 1/1000 L.                      (4)

Đo chi tiết 1 lần khớp vào cọc Hm, Km theo sai số: fI = 1/500 L.                     (5)

trong đó: fI - Sai số cho phép tính bằng mét;

L - Chiều dài đo đạc tính bằng mét.

Trong trường hợp có máy toàn đạc điện tử thì có thể sử dụng thiết bị này để đo cao, đo dài thay cho đo thủ công.

7.1.7  Đo mặt cắt ngang chi tiết sử dụng máy toàn đạc và máy thủy bình. Phạm vi đo đạc tối thiểu phải đảm bảo vượt quá tối thiểu 20m về mỗi bên so với giới hạn thiết kế các công trình phòng hộ hoặc công trình xử lý sụt trượt đất. Hướng đo mặt cắt ngang phải vuông góc với tim tuyến đường, trong đường cong theo đường hướng tâm. Trong trường hợp đặc biệt, khi hướng chính của hoạt động sụt trượt không vuông góc với tim đường, thì có thể lập bổ sung một số mặt cắt ngang có hướng đo vuông góc với hướng vận động của khối trượt đ giúp đặc tả khối trượt.

7.1.8  Lập bình đồ chi tiết khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt hoặc đã xảy ra sụt trượt đất

a) Tiến hành lập bình đồ chi tiết cho từng điểm đất sụt, trải đường đồng mức 0,5 m đến 1 m và khoanh vùng phạm vi đất sụt trên bình đồ phù hợp với dự báo hoặc quy mô đất sụt thực tế (xem Phụ lục D).

- Thể hiện trên bình đồ tất cả các điểm đặc trưng của từng dạng đất sụt thông qua hệ thống đường đồng mức và các ký hiệu cần thiết (xem Phụ lục C và D).

- Đường đồng mức trải trên bình đồ cần thể hiện cho đúng dạng địa hình và dạng đất sụt.

- Các ký hiệu cần thể hiện trên bình đồ thiết kế xử lý đất sụt theo quy định tại Phụ Lục D.

- Yêu cầu các điểm đất mía phải đủ dày (5 m đến 15 m/điểm) để phản ánh đúng địa hình, địa mạo trên bình đồ. Trong đó, phải thể hiện rõ phạm vi khối trượt, vách trượt, khe tụ thủy và các đặc điểm đặc biệt về địa hình theo quy định nêu ở Phụ lục C và D.

b) Đối với phương án đi vòng, tránh tuyến, yêu cầu lập bình đồ cao độ như sau:

Về nguyên tắc, việc lập bình đồ phương án tuyến tránh phải tuân thủ theo các quy định về khảo sát tuyến. Trong đó, cần có các yêu cầu riêng cho việc lập bình đồ đối với phương án tránh tuyến tạm thời để nhằm mục đích đảm bảo giao thông và phương án tránh tuyến hoàn toàn đi ra khỏi khu vực đất sụt (nếu có) để nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định lâu dài của đoạn đường.

7.1.9  Lập hình cắt dọc đoạn tuyến đi qua khu vực có nguy cơ sụt trượt hoặc qua khu vực đã xảy ra sụt trượt, được quy định như sau:

a) Đối với các phương án xử lý sụt trượt:

- Phải đáp ứng các yêu cầu chung về đo đạc, khảo sát địa hình vùng đất sụt

- Phải gắn các điểm có địa hình thay đổi với vị trí các cọc được rải chi tiết trên trắc dọc.

b) Đối với phương án đi vòng, tránh tuyến: phải tuân thủ theo các quy định về lập hình cắt dọc của tuyến đường.

7.1.10  Lập mặt cắt ngang theo các cọc chi tiết trên trắc dọc. Trong đó, tùy theo từng hình loại đất sụt (xem Phụ lục A và C) mà trên mặt cắt ngang cần phải thể hiện rõ các điểm đặc trưng như: đỉnh khối sụt; vách sụt; vành sụt; thân khối sụt; chân khối sụt; vị trí các vết nứt tách phía đỉnh; các vết nứt ngang trên thân khối sụt; vị trí các vết lộ đá gốc; vị trí các vết lộ nước ngầm; và gắn với các yếu tố địa chất như phân lớp, thế nằm của đá (nếu có),...

7.1.11  Trong quá trình khảo sát cần thu thập đầy đủ các số liệu cần thiết cho lập bản vẽ thi công, dự toán và lập các thủ tục khác làm căn cứ cho việc duyệt đồ án, tuân thủ theo quy định lập BVTC.

7.1.12  Hồ sơ khảo sát chi tiết địa hình cần phải hoàn thành ở bước khảo sát lập BVTC gồm có:

- Thuyết minh khảo sát;

- Bình đồ khu vực tỷ lệ 1:500 - 1:1000 (tùy theo quy mô khu vực đất sụt);

- Hình cắt dọc đoạn tuyến đi qua tỷ lệ (ngang 1:500 - 1:1000 và đứng 1:100);

- Hình cắt ngang địa hình đo vuông góc với tim tuyến tỷ lệ 1/200;

- Các tài liệu bổ sung về khối lượng GPMB và ranh giới phạm vi dành cho thi công công trình;

- Các văn bản thỏa thuận bổ sung của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan liên quan (nếu có).

7.2  Khảo sát chi tiết thủy văn

7.2.1  Nội dung chủ yếu của công tác khảo sát chi tiết thủy văn trong bước lập bản vẽ thi công phòng chống sụt trượt đất là khảo sát bổ sung chi tiết các số liệu, tài liệu thủy văn, địa hình còn thiếu hoặc chưa được thực hiện trong bước lập BCNCKT; thu thập các số liệu, tài liệu về thủy văn có liên quan tới việc xác định lưu lượng từ các lưu vực nhỏ đổ về khu vực sụt trượt đất phục vụ thiết kế rãnh đỉnh, rãnh dọc và các công trình tiêu năng, công trình cầu, cống, ... Đồng thời để xác định lại chính xác mực nước cao nhất, mực nước đọng thường xuyên, thời gian đọng thường xuyên vv...nhằm phục vụ thiết kế biện pháp gia cố chống xói và chống trượt mái dốc nền đường của phương án gia cố đã được chọn trong bước lập BCNCKT (nếu có).

7.2.2  Việc khảo sát thủy văn chi tiết phục vụ thiết kế các công trình thoát nước nhỏ được tổ chức thực hiện dựa vào bản đồ tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 hoặc tỷ lệ khác (tùy theo phạm vi của đường giới hạn lưu vực) đã có vị trí tuyến và vị trí công trình thoát nước xác định các đường phân thủy và khoanh diện tích lưu vực tụ thủy đối với mỗi công trình thoát nước, xác định chiều dài suối chính, suối nhánh, độ dốc lòng suối chính, độ dốc suối tại công trình, độ dốc trung bình của sườn dốc lưu vực, diện tích đầm hồ ao và ký hiệu tên các lưu vực trên bản vẽ ranh giới lưu vực.

7.2.3  Việc đo vẽ bình đồ lưu vực nhỏ, đo vẽ mặt cắt ngang và mặt cắt dọc khe suối, khe tụ thủy tại vị trí dự kiến đặt công trình được thực hiện theo quy định đo đạc thủy văn lưu vực nhỏ đã nêu trong TCVN 9845.

7.2.4  Hồ sơ khảo sát chi tiết thủy văn phải hoàn thành ở bước khảo sát lập BVTC gồm có:

- Thuyết minh bổ sung tình hình khảo sát, đo đạc thủy văn;

- Các bản đo vẽ bổ sung;

- Các số liệu, tài liệu thu thập, đo đạc bổ sung;

- Các văn bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan;

- Các sổ đo đạc.

7.3  Khảo sát chi tiết ĐCCT

7.3.1  Yêu cầu về công tác khảo sát ĐCCT chi tiết bước khảo sát phục vụ lập BVTC

a) Mục đích yêu cầu:

- Xác định chi tiết các vết lộ ĐCCT trên mái dốc tại các vị trí đất sụt và lập mặt cắt ĐCCT phù hợp với các vết lộ và số liệu thực tiễn thu được từ kết quả đo vẽ, khoan đào ĐCCT.

- Phân loại chính xác loại hình đất sụt; dự đoán có cơ sở khoa học về nguyên nhân phát sinh hiện tượng; xác định độ dày tầng phủ; cao độ xuất hiện đá gốc (nếu có) và các vết lộ nước ngầm.

- Xác định chính xác chỉ tiêu cơ-lý của đất đá ở trạng thái tự nhiên và trạng thái bão hòa cùng với việc mô tả điều kiện tự nhiên khi khảo sát để sau này có cơ sở tính đổi ra trạng thái bất lợi nhất để phục vụ cho tính toán ổn định mái dốc và công trình.

- Khuyến cáo biện pháp phòng chống, các vị trí và cao độ ổn định có thể đặt móng công trình và các lưu ý về hiện tượng địa chất trong quá trình lập BVTC và thi công sau này.

b) Nguyên tắc đề xuất số lượng lỗ khoan, độ sâu khoan và bố trí điểm khoan thăm dò của khảo sát chi tiết cần phù hợp với những quy định sau:

- Số lượng lỗ khoan, hố đào và việc bố trí vị trí lỗ khoan, độ sâu khoan của bước khảo sát chi tiết phục vụ lập bản vẽ thi công cần được xác định dựa vào các vị trí bố trí móng công trình được thiết kế chịu lực và điều kiện ĐCCT.

- Các điểm thăm dò tối thiểu cần bố trí dọc theo đường tim của móng công trình chống đỡ, chịu lực, với cự ly giữa các lỗ khoan với điều kiện địa hình và ĐCCT không thay đổi nhiều, là từ 25 m/lỗ - 30 m/lỗ. Đối với nền đồng nhất và xuất hiện đá sớm thì cự ly khoan thăm dò từ 40 m/lỗ - 50 m/lỗ.

- Chiều sâu khoan thăm dò, trong trường hợp thông thường, không nên nhỏ hơn 3 lần chiều rộng của đáy móng công trình chịu lực. Trường hợp gặp đất yếu hoặc castơ, cần khoan đến độ sâu do người kỹ sư thiết kế yêu cầu.

7.3.2  Nội dung khảo sát chi tiết ĐCCT bước lập bản vẽ thi công phòng chống đất sụt gồm có:

- Tiến hành công tác chuẩn bị;

- Đo vẽ chi tiết ĐCCT bổ sung;

- Khoan, đào bổ sung thăm dò chi tiết điều kiện ĐCCT;

- Lấy mẫu bổ sung;

- Đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm;

- Thí nghiệm mẫu bổ sung tại phòng thí nghiệm;

- Xử lý số liệu khảo sát;

- Tổng hợp và lập báo cáo chi tiết ĐCCT bổ sung.

7.3.3  Trước khi tiến hành khảo sát phục vụ cho bước lập bản vẽ thi công cần tiến hành các công tác chuẩn bị như sau:

- Nghiên cứu các văn bản phê duyệt BCNCKT.

- Hệ thống hóa các tài liệu thu thập và khảo sát ở giai đoạn trước;

- Chính xác hóa các tài liệu đã có, nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết trong giai đoạn trước;

- Lập kế hoạch và chương trình khảo sát ở ngoài trời, ấn định khối lượng của công tác khảo sát ngoài trời v.v...

7.3.4  Công tác đo vẽ chi tiết ĐCCT

- Đối với những vùng đá cứng ổn định, thì cần xác định bề dầy tầng phủ, tính chất ổn định của tầng phủ; đặc điểm địa chất thủy văn (ĐCTV);

- Đối với những vùng đá cứng và nửa cứng nứt nẻ, vỡ vụn cần xác định thế nằm của đá, mức độ nứt nẻ và hướng phát triển của nứt nẻ v.v...

- Đối với những đoạn đất loại sét không ổn định, cần lưu ý các yếu tố địa mạo, điều kiện ĐCTV, tính chất đối với nước của đất v.v... Đặc biệt đối với sét có tính chất trương nở thì cần phải lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Yêu cầu phải lập được bình đồ đo vẽ ĐCCT bổ sung chi tiết trên cơ sở tận dụng tối đa bản đồ đo vẽ ĐCCT bước khảo sát lập thiết kế cơ sở đã được yêu cầu tại Điều 6.3.4.

7.3.5  Công tác khoan thăm dò ĐCCT ở bước khảo sát lập BVTC được tận dụng kết quả khoan thăm dò ở các lỗ khoan, hố đào nếu đã thực hiện tại hiện trường ở bước khảo sát lập TKCS.

Trong trường hợp thông thường, có thể khoan bổ sung với quy định tối thiểu như sau:

a) Đối với các điểm đất sụt quy mô nhỏ đến vừa: cần tận dụng kết quả đo vẽ ĐCCT, khoan, đào thăm dò ĐCCT ở bước khảo sát phục vụ lập TKCS đã nêu tại Điều 6.3.5. Yêu cầu phải lập được tối thiểu 01 mặt cắt ngang ĐCCT đảm bảo độ tin cậy với các lớp địa chất đi kèm chỉ tiêu cơ - lý đặc trưng của từng lớp. Đối với đất sụt quy mô vừa, yêu cầu phải có được không ít hơn 7 mẫu đất đá để làm cơ sở cung cấp số liệu phục vụ cho tính toán thiết kế và phải có không ít hơn 3 lỗ khoan sâu từ 5 m - 10 m kết hợp với hố đáo ĐCCT. Vị trí các lỗ khoan nên bố trí vừa trùng với vị trí đường tim của công trình dự kiến xây dựng tường chắn (nếu có), vừa thẳng góc với hướng hoạt động của đất sụt.

b) Đối với các điểm đất sụt quy mô lớn đến rất lớn: trên cơ sở tận dụng kết quả khoan, đào thăm dò ĐCCT ở bước lập BCNCKT đã nêu ở khoản 6.3.5, cần có tối thiểu 5 lỗ khoan với độ sâu tới 10 m kết hợp với hố đào ĐCCT để lập được ít nhất 2 mặt cắt ĐCCT theo phương dọc và ngang của khu vực xảy ra sụt trượt. Trong mọi trường hợp, yêu cầu phải lấy tối thiểu 11 mẫu đất đá nguyên dạng để cung cấp số liệu thí nghiệm phục vụ cho tính toán thiết kế. Thông thường, chiều sâu thăm dò có thể tới 10 mét/lỗ khoan, cá biệt 15 m/lỗ khoan. Trường hợp cần phải khoan sâu hơn do Chủ đầu tư quyết định. Đối với các điểm trượt đất có mặt trượt nằm sâu, về nguyên tắc, cần phải khoan xuyên qua mặt trượt tối thiểu 2 m. Vị trí các lỗ khoan nên bố trí trùng với vị trí đường tim của công trình dự kiến xây dựng công trình chống đỡ (nếu có), đồng thời cần bố trí thẳng góc với hướng hoạt động của đất sụt.

c) Tại các vị trí dự kiến xây dựng tường chắn và tường phòng hộ, cần tiến hành khảo sát:

- Xác định khả năng chịu tải của nền thiên nhiên;

- Xác định chiều sâu đá gốc và độ sâu đất nguyên thổ, đủ vững chắc để đặt móng công trình.

7.3.6  Khảo sát mái dốc đá có hiện tượng đá lở, đá lăn: cần kết hợp đo vẽ hình dạng mái dốc đá (độ cao, độ dốc, góc dốc, khe suối,...) với việc khảo sát đánh giá các điều kiện địa chất như sau:

a) Đánh giá điều kiện lịch sử địa chất thành tạo của đá và mức độ phong hóa;

b) Đo vẽ đường phương và hệ thống phát triển khe nứt của khối đá;

c) Lấy mẫu đá để xác định tên đá; xác định cường độ kháng nén của đá (ở trạng thái tự nhiên và bão hòa);

d) Thống kê hiện tượng và mức độ đá lở, đá lăn đã xảy ra;

e) Xác định nguyên nhân chính gây nên hệ thống vết nứt của đá (do điều kiện thiên nhiên, do nổ mìn thi công, do các yếu tố khác).

7.3.7  Hồ sơ khảo sát ĐCCT phải hoàn thành ở bước khảo sát lập BVTC

- Thuyết minh khảo sát ĐCCT chi tiết, nêu rõ điều kiện ĐCCT và đưa ra các nhận xét, đánh giá về nguyên nhân xảy ra sụt trượt và các đề xuất về biện pháp phòng chống đất sụt, trượt đất;

- Bình đồ đo vẽ ĐCCT tỷ lệ 1:500 - 1:1000; Mặt cắt dọc ĐCCT tim đoạn tuyến, tỷ lệ (dài 1:500 đến 1:1000; cao 1:100) và các mặt cắt ngang ĐCCT, tỷ lệ 1:200 đến 1:500;

- Trụ cắt các lỗ khoan bổ sung;

- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ học và vật lý (gọi tắt là cơ - lý) của các mẫu thí nghiệm đất đá;

- Các phụ lục kèm theo.

7.4  Khảo sát chi tiết ĐCTV

7.4.1  Nội dung khảo sát chi tiết ĐCTV: chủ yếu là khảo sát bổ sung các số liệu quan trắc về hoạt động của nước ngầm và khi cần thiết có thể bổ sung các thí nghiệm đổ nước hoặc lắp đặt thiết bị đặc chủng để phát hiện và theo dõi hoạt động của nước ngầm.

7.4.2  Các số liệu khảo sát chi tiết ĐCTV chủ yếu là các vị trí vết lộ nước ngầm; lưu lượng dòng ngầm và mực nước tĩnh dâng cao của nước ngầm tại các hố khoan.

7.4.3  Báo cáo khảo sát chi tiết về ĐCTV: cần nêu chi tiết hơn yêu cầu ở Điều 6.4.

7.5  Quan trắc đất sụt

7.5.1  Nội dung công tác quan trắc hiện tượng đất sụt, chủ yếu là quan trắc trượt đất, nhằm ghi nhận được mọi dấu hiệu biến đổi của các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, ĐCTV và các chế độ thủy nhiệt khác xảy ra trong đất . Mục tiêu cuối cùng của việc quan trắc là phải xác định được quá trình dịch chuyển của khối đất trượt theo 2 phương ngang và đứng theo thời gian.

7.5.2  Phương pháp quan trắc có thể sử dụng phương pháp trắc đạc, dụng cụ đo kiểu quả lắc, dụng cụ báo động bằng còi và thiết bị tự ghi điện tử kết nối truyền tín hiệu qua vệ tinh để quan trắc trượt, đất sụt. Trong các phương pháp kể trên, cần khởi đầu bằng phương pháp quan trắc bằng mắt để ghi nhận trực tiếp tính chất của các hiện trường diễn biến. Khi ghi chép nhật ký quan trắc, cần chú ý đến yếu tố thời tiết, hoạt động nông lâm nghiệp và các hoạt động khác diễn ra lân cận.

7.5.3  Bố trí mạng lưới cọc mốc quan trắc: trong trường hợp đơn giản nhất, có thể sử dụng phương pháp dùng máy kinh vĩ độ chính xác cao để đo đạc các chuyển vị đứng và ngang của khối trượt, sụt theo từng thời kỳ quan trắc với hệ thống cọc mốc được bố trí bên trong và bên ngoài khối trượt, sụt theo quy định sau:

- Cọc mốc dài hay ngắn tùy theo mặt trượt nông hay sâu, đẩy cọc mốc càng gần mặt trượt càng tốt, có thể ở trên và cách mặt trượt khoảng từ 0,5 m đến 2,0 m.

- Các cọc mốc cố định được bố trí thành tuyến ngang và tuyến dọc, theo mạng lưới (10 x 10) m đến (25 x 25) m trên toàn bộ bề mặt khu vực trượt đất. Cần bố trí cọc mốc vượt quá mép trượt từ 20 m đến 50 m và vượt quá lý trình đầu và cuối của phạm vi trượt là 50 m.

- Mốc quan trắc cố định dùng để so sánh và kiểm tra độ dịch chuyển của khối trượt được đặt ngoài phạm vi khu vực trượt từ 100 m đến 200 m và đặt ở nơi có tầm nhìn tốt nhất cho vị trí đặt máy đo đạc và mạng lưới cọc mốc nối trên.

7.5.4  Về thời gian quan trắc: cần thực hiện đúng theo đề cương công tác được vạch ra cho mỗi yêu cầu đo đạc quan trắc cụ thể. Theo đó, ở những nơi phát sinh trượt nhanh, cần quan trắc theo từng giờ và ở những nơi trượt phát triển chậm, có thể quan trắc theo ngày hoặc tháng. Đối với những nơi hiện tượng trượt đất diễn biến lâu dài, khi đó có thể định kỳ quan trắc theo mùa (mùa khô, mùa mưa).

7.5.5  Sau khi kết thúc đề cương quan trắc, cần giao nộp đủ hồ sơ quan trắc bao gồm:

- Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc quan trắc trên bình đồ tỷ lệ 1:200 - 1:500.

- Thuyết minh phương pháp quan trắc.

- Nhật ký quan trắc.

- Các biểu đồ biểu diễn chuyển vị của hệ thống cọc mốc quan trắc theo phương đứng và ngang với độ chính xác đến 1/10 mm.

- Diễn biến thay đổi hình dạng mặt cắt ngang của khối trượt tương ứng với từng thời kỳ quan trắc.

7.6  Hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt bước lập BVTC

Nội dung hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt bước lập BVTC bao gồm:

- Báo cáo khảo sát chi tiết địa hình khu vực xảy ra hiện tượng đất sụt;

- Báo cáo khảo sát chi tiết điều kiện ĐCCT và ĐCTV;

- Báo cáo điều kiện chi tiết thủy văn;

- Báo cáo về kết quả quan trắc đất sụt;

- Thuyết minh chung khảo sát bước lập BVTC: tổng hợp đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và kết luận nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đất sụt trên tuyến đường. Đồng thời đề xuất việc ưu tiên lựa chọn phương án khắc phục hoặc xử lý đất sụt;

- Các bản vẽ kỹ thuật kèm theo;

- Các tài liệu khác kèm theo.

8.  Kiểm tra và nghiệm thu công tác khảo sát hiện trường

8.1 Quy định chung

- Việc kiểm tra công tác khảo sát đất sụt cần phải được tiến hành ngay từ khâu chuẩn bị, khi bắt đầu triển khai và trong suốt quá trình thực hiện công tác khảo sát hiện trường để phục vụ cho công tác nghiệm thu sau này.

- Nội dung công tác kiểm tra phải dựa vào nhiệm vụ và PAKS đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

8.2  Kiểm tra và nghiệm thu công tác khảo sát địa hình

Kiểm tra và nghiệm thu công tác khảo sát địa hình được tiến hành ngay trong quá trình đo đạc và sau khi kết thúc tại hiện trường, bao gồm:

- Kiểm tra hệ thống cọc đóng hiện trường và số liệu đo đạc định vị, các mốc cao đạc

- Kiểm tra hệ thống sổ sách ghi chép, tính toán, bình sai đo đạc, độ chính xác khi đo.

- Kiểm tra đối chiếu bình đồ với dạng địa hình thực tế, đặc biệt tại các khe tụ thủy, các vách trượt, vành trượt, ...

- Kiểm tra yếu tố hình học của tuyến và các vị trí cầu, cống trên bình đồ với thực tế.

- Kiểm tra hệ thống cọc đóng định vị hệ thống rãnh đỉnh, bậc nước, dốc nước (nếu có) và hệ thống rãnh dọc.

- Kiểm tra, nghiệm thu khối lượng thực hiện đo đạc và bản vẽ so với đề cương được duyệt;

- Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống cọc khảo sát tại hiện trường để bàn giao;

- Kiểm tra và nghiệm thu thống kê khối lượng công tác giải phóng mặt bằng.

8.3  Kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ khảo sát ĐCCT- ĐCTV

công tác kiểm tra và nghiệm thu khảo sát ĐCCT và ĐCTV được tiến hành ngay trong quá trình khảo sát và ngay sau khi kết thúc khảo sát tại hiện trường, bao gồm:

8.3.1  Kiểm tra và nghiệm thu công tác khảo sát ĐCCT-ĐCTV:

a) Trước khi khoan, phải kiểm tra chủng loại và tình trạng kỹ thuật của thiết bị khoan và các dụng cụ lấy mẫu nguyên dạng so với yêu cầu của TCVN 9437 về khảo sát địa chất công trình quy định trong khảo sát đường ô tô.

b) Kiểm tra và nghiệm thu khối lượng và chất lượng công tác khảo sát ĐCCT - ĐCTV theo nhiệm vụ và PAKS đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

c) Tại mỗi lỗ khoan, ngay sau khi kết thúc khoan đến độ sâu yêu cầu, nhà thầu khảo sát nên cắm ngay ống nhựa có đường kính Ø 60 mm, được nối dài liên tục từ đáy lỗ khoan lên đến miệng lỗ khoan, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra và nghiệm thu sau này. Cần lưu ý, để bảo quản ống nhựa, cần có biện pháp nút kín hoặc dùng cốc nhựa chụp lại để bảo vệ đầu ống, rồi dùng đất lấp kín lại và đánh dấu vị trí lỗ khoan để sau này có điều kiện đo đạc xác định chiều sâu khoan khi nghiệm thu lỗ khoan và cũng để thuận lợi cho việc quan trắc mực nước ngầm.

- Chủ đầu tư và TVGS, khi đi kiểm tra để nghiệm thu tại hiện trường, yêu cầu nhà thầu khảo sát chứng minh các vị trí lỗ khoan lắp ống nhựa. Từ đó, có thể dùng sợi thép đường kính Ø 6 mm, có chiều dài vừa đủ để kiểm tra và nghiệm thu về số lượng, kích thước và chiều sâu tại các lỗ khoan.

- Sau khi kiểm tra và ký biên bản nghiệm thu, nếu không có nhu cầu quan trắc tiếp động thái mực nước ngầm, yêu cầu nhà thầu khảo sát phải lấp kỹ các lỗ khoan bằng xi măng trộn cát theo tỷ lệ 1:4 hoặc trộn 3% xi măng với đá dăm cỡ (5 x 10) mm để lấp lỗ khoan, trả lại mặt bằng và độ chặt dọc theo các ống nhựa và lỗ khoan tại hiện trường.

8.3.2  Nghiệm thu công tác khảo sát ĐCCT-ĐCTV:

Để nghiệm thu hồ sơ khảo sát ĐCCT-ĐCTV, yêu cầu về nội dung và chất lượng hồ sơ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

• Về nội dung cơ bản của hồ sơ, cần có đủ các báo cáo kết quả sau đây:

- Thuyết minh chung ĐCCT;

- Các trụ cắt lỗ khoan;

- Các mặt cắt ĐCCT;

- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ - lý của đất đá;

- Các phụ lục kèm theo.

• Về mô tả mặt cắt ĐCCT, cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phải mô tả được các lớp cấu trúc địa chất đặc trưng lên một số mặt cắt đại diện, kèm theo các ký hiệu lớp và chỉ tiêu cơ lý của đất đá;

- Các lớp đất đá được thể hiện trong mặt cắt phải phù hợp với các vết lộ ĐCCT-ĐCTV;

- Nếu khảo sát tại khu vực xảy ra trượt đất thì trên mặt cắt ĐCCT cần phải thể hiện dự báo của CNĐA khảo sát về dạng mặt trượt, điểm đầu và điểm kết thúc;

9  Yêu cầu về thiết kế công trình phòng chống đất sụt

9.1  Nguyên tắc chung để lựa chọn biện pháp công trình phòng chống đất sụt

Việc lựa chọn biện pháp phòng ngừa hoặc xử lý đất sụt trên đường giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Biện pháp thiết kế xử lý đất sụt phải phù hợp với chủ trương kỹ thuật hay nhiệm vụ thiết kế và khả năng kinh phí của Chủ đầu tư, từ đó để đưa ra các giải pháp thiết kế xử lý đất sụt phù hợp hoặc là chỉ có tính tạm thời hay ở mức nửa kiên cố hoặc với yêu cầu phải kiên cố hóa, bền vững lâu dài.

- Các biện pháp xử lý đất sụt phải được đề xuất theo một số phương án trong bước thiết kế cơ sở, từ đó lựa chọn phương án hợp lý nhất để tiến hành lập thiết kế chi tiết ở bước lập BVTC.

- Các hồ sơ thiết kế xử lý đất sụt đều phải kèm theo các bản tính toán sơ bộ hoặc bản tính chi tiết ứng với các bước thiết kế cơ sở hoặc thiết kế BVTC, về tính toán ổn định mái dốc, tính toán kết cấu, tính toán thoát nước và tính toán bố trí các công trình phụ trợ khác nhằm đảm bảo ổn định mỏi dốc, góp phần bảo vệ môi trường.

9.2  Yêu cầu chung về sự ổn định của mái dốc nền đường

9.2.1  Trong quá trình thiết kế và thi công các tuyến đường miền núi đi qua vùng địa hình cao, có cấu trúc địa chất phức tạp, cần phải đánh giá khả năng ổn định nền đường và mỏi dốc, để từ đó xác lập các căn cứ đề xuất những biện pháp xây dựng các công trình phòng hộ hoặc các công trình chống đỡ hoặc gia cố mỏi dốc nhằm đảm bảo được độ ổn định cần thiết của mỏi dốc nền đường, nhất là ở những đoạn đường chạy qua vùng có hoạt động đất sụt. Trong khi đánh giá, cần phân biệt rõ trường hợp mất ổn định chung làm thay đổi hình dạng và trạng thái ban đầu của mái dốc và trường hợp mất ổn định cục bộ khi chỉ làm thay đổi một phần hình dạng và trạng thái ban đầu của mái dốc theo các phương pháp thích hợp nêu ở Điều 9.3 để có thêm cơ sở trong việc đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.

9.2.2  Những vị trí cần kiểm toán ổn định mái dốc nền đường

Việc tính toán ổn định mái dốc nhất thiết phải được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Nền đường đắp bằng đất, đá cao trên 12 m;

- Nền đường đảo qua các tầng đất sâu quá 12 m, tính theo cao độ tim đường;

- Nền đường đào sâu quá 3 m khi cắt qua các vùng đồi thoải cú nguồn gốc trầm tích, đất trồng trọt b rời, có độ dốc thiên nhiên dưới 20°;

- Nền đường đào qua khu vực địa chất có cấu trúc từ đá cát kết hoặc sét kết có mặt đá phản phiến và góc dốc đổ hướng về phía mặt đường;

- Nền đường đào qua khu vực địa chất có cấu trúc từ đá Granit phong hóa mạnh thành đất có dạng hạt như cát và chứa nước;

- Nền đường đào qua các khe suối cạn hoặc khe tụ thủy được tích tụ từ các tảng lăn, đá mồ côi;

- Nền đường đào sâu quá 3 m khi cắt qua khu vực địa chất đất dăm sạn lẫn đá tảng, đá mồ côi;

- Nền đường đào cắt qua khu vực địa chất có xuất hiện loại đá phiến sét màu đen ẩm ướt;

- Nền đường đắp đoạn qua khúc sông cong;

- Nền đường đắp trên nền tảng địa chất là đá cứng và có độ dốc ngang lớn hơn 10°;

- Nền đường đắp trong khu vực ngập nước thường xuyên hoặc đắp trên tầng đất yếu;

- Nền đường đào và đắp trong vùng có động đất cấp 9/12 trở lên.

9.2.3  Yêu cầu về các loại tài liệu để phục vụ tính toán ổn định mái dốc

- Các mặt cắt ĐCCT tỷ lệ 1:500 đến 1:200 có mô tả các lớp cấu trúc địa chất kèm theo các chỉ tiêu cơ - lý đặc trưng của đất, đá

- Các chỉ tiêu cơ - lý tiêu chuẩn cơ bản của đất đá bao gồm: góc nội ma sát φ, lực dính c và khối lượng thể tích γ ở 2 trạng thái tự nhiên và trạng thái bão hòa nước. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, còn phải thu thập thêm các số liệu cơ bản khác như: hệ số thấm K, thành phần hạt, quan hệ giữa sức kháng cắt với độ ẩm của đất, ... phù hợp với phương pháp thí nghiệm được quy định tại TCVN 4195; TCVN 4196; TCVN 4197; TCVN 4198; TCVN 4199; TCVN 4200; TCVN 4201; TCVN 4202.

- Các số liệu về ĐCTV, thủy văn khu vực và địa chấn khu vực quy định tại TCVN 9386, TCVN 9845;

- Tài liệu về khảo sát địa hình khu vực mái dốc trước và sau khi bị mất ổn định;

- Các số liệu về hố đào, khoan thăm dò, dự đoán mặt trượt có thể xảy ra;

- Các tư liệu khác về hoạt động ĐCCT trong khu vực.

9.2.4  Điều kiện cơ bản để đánh giá khả năng ổn định của mái dốc nền đường

Trong mọi trường hợp, mái dốc được xem là ổn định khi điều kiện sau đây được thỏa mãn:

K ≥ KTC

trong đó:

K - là giá trị của hệ số ổn định mái dốc tính toán;

KTC - là giá trị của hệ số ổn định mái dốc tiêu chuẩn tùy theo ý nghĩa quan trọng của tuyến đường (được tra ở Bảng 1).

Bảng 1 - Hệ số ổn định mái dốc tiêu chuẩn

STT

Các trường hợp đánh giá ổn định mái dốc nền đường

Giá trị của Hệ số ổn định tiêu chuẩn, KTC

1

Đối với đường ô tô cao tốc

1,30

2

Đối với đường ô tô cấp I, II

1,25

3

Đối với đường ô tô cấp III, IV, V, VI

1,20

4

Đối với đường ô tô cấp tỉnh

1,15

5

Đối với đường giao thông nông thôn

1,10

9.3  Phương pháp tính toán hệ số ổn định mái dốc nền đường

9.3.1  Các phương pháp tính toán xác định hệ số ổn định mái dốc nền đường: Hệ số ổn định mái dốc nền đường (K) được phép tính toán theo các phương pháp cơ bản sau đây:

- Phương pháp mặt trượt trụ tròn: theo Fellenius, Goldstein, Bishop,...

- Phương pháp mặt trượt gãy khúc: theo Sakhunhian, Maxlop - Berer,...

- Phương pháp mặt trượt hỗn hợp: được kết hợp giữa các phương pháp nêu trên phạm vi ứng dụng của từng phương pháp được chỉ dẫn nêu ở Bảng 2.

Bảng 2 – Chỉ dẫn lựa chọn phương pháp tính toán ổn định mái dốc nền đường

STT

Phương pháp tính toán

Loại mái dốc

Điều kiện ứng dụng

1

Phương pháp mặt trượt trụ tròn

Nền đắp và nền đào cấu tạo từ đất

- Mái dốc có cấu tạo đồng nhất hoặc cấu tạo từ đất dính

- Mái dốc đất được phân lớp rõ rệt

- Mặt trượt có dạng gần như trụ tròn

2

Phương pháp mặt trượt gãy khúc

Nền đắp hoặc nền đào trên tầng đá gốc

- Mái dốc bị phân lớp theo các dải nằm ngang hay nghiêng về phía nền đào.

- Mặt trượt được xác định từ bề mặt tiếp xúc giữ đất với tầng đá gốc nằm nghiêng hoặc gãy khúc

3

Phương pháp tổ hợp tính toán theo mặt trượt trụ tròn và gãy khúc

Nền đắp và nền đào

Mái dốc phân lớp nhưng khó xác định hình dạng mặt trượt.

9.3.2  Trình tự tính toán hệ số ổn định mái dốc được tiến hành theo các bước chính sau đây:

- Lựa chọn sơ đồ tính toán hợp lý trên cơ sở phân tích số liệu, đặc trưng ĐCCT và các điều kiện thiên nhiên khác cùng với dự đoán các dạng phá hoại có thể xảy ra.

- Lựa chọn các thông số tính toán quan trọng nhất bao gồm khối lượng thể tích γ, góc nội ma sát φ và lực dính c ứng với điều kiện bất lợi nhất có thể xảy ra. Nếu chưa có điều kiện khảo sát để xác định được điều kiện bất lợi nhất thì có thể lấy các thông số tính toán ở trạng thái bão hòa nước.

- Lựa chọn phương pháp tính toán thích hợp để xác định hệ số ổn định của mái dốc K và rút ra kết luận cần thiết.

9.3.3  Các dấu hiệu có thể dẫn tới khả năng mất ổn định cục bộ của mái dốc có cấu tạo từ đất dính như sau:

- Đất quá ẩm ở dạng thế nằm tự nhiên khi có độ sệt B ≥ 0,25;

- Đất có chỉ số dẻo Ws ≤ 12 %;

- Đất có tính trương nở từ vừa đến mạnh.

Còn đối với mái dốc có cấu tạo từ đất rời, khả năng mất ổn định mái dốc cục bộ có thể xảy ra khi:

- Đất rời rạc, vỡ vụn về mùa khô

- Đất có tính tan rã và bị cuốn trôi, rửa lũa khi gặp nước.

9.4  Quy định chung về các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt

9.4.1  Theo quy định tại Điều 5, tùy theo quy mô của dự án, công tác thiết kế các công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được phân ra làm 2 bước, đó là:

- Bước lập báo cáo khảo sát đi kèm thiết kế cơ sở, và

- Bước lập bản vẽ thi công.

Nội dung yêu cầu của hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ bản vẽ thi công được quy định tại các Điều

5.1.2 và Điều 5.1.3.

9.4.2  Định hướng lựa chọn các loại giải pháp để kết hợp đồng bộ với nhau dùng trong bước lập BCNCKT và TKCS nhằm góp phần phòng chống đất sụt trên đường ô tô, được nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 - Tham khảo các giải pháp phòng chống đất sụt

Phân loại giải pháp

Biện pháp cụ thể

Mục đích của biện pháp

1. Giải pháp chọn tuyến

a) Trong quá trình khảo sát địa chất, lựa chọn phương án chọn tuyến để tránh đi qua các vùng có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc các vùng có trượt đất, sụt lở hoạt động.

Chủ động phòng tránh tuyến đi qua vùng đất sụt

 

b) Trong quá trình khảo sát địa hình, lựa chọn phương án chọn tuyến để tránh đào sâu, đắp cao kết hợp việc chủ động áp dụng các giải pháp kết cấu như hầm, cầu vượt hoặc ban- công,...

Chủ động phòng tránh nguy cơ xảy ra đất sụt do đào sâu, đắp cao

2. Giải pháp công trình

a) Xây dựng công trình chống đỡ cơ học:

- Tường chắn đá xây

- Tường chắn Bê tông và BTCT

- Tường chắn kết cấu thép

- Tường chắn móng cọc

- Tường đất có cốt

- Tường neo

- Dm neo, bản neo

- Cọc ghim

- Kè đá và rọ đá

Nhằm chống đỡ áp lực đất để thiết lập sự cân bằng mới nhằm tăng cường sự ổn định chung của mái dốc

b) Giảm tải trên mái dốc:

- Cắt cơ giảm tải

- Hạn chế chiều cao mái dốc

- Bạt xả mái dốc với độ dốc thoải

Nhằm chủ động làm giảm một phần áp lực đất gây mất ổn định mái dốc

 

c) Thoát nước mặt:

- Xây dựng hệ thống rãnh đỉnh

- Bậc nước, dốc nước

- Rãnh dọc

- Cống ngang thoát nước

- Công trình điều tiết dòng chảy

Nhằm kiểm soát và điều chỉnh dòng chảy trên bề mặt mái dốc nhằm hạn chế khả năng gây xói mái dốc.

 

d) Thoát nước ngầm:

- Rãnh thu nước ngầm

- Mương thấm

- Giếng hạ mực nước ngầm

- Cống hở thoát nước ngầm

Nhằm thu một phần và hạ mực nước ngầm, góp phần giảm áp lực thủy động của nước ngầm

 

e) Gia cố, bảo vệ bề mặt mái dốc:

- Gia cố bằng cỏ và trồng cây

- Gia cố bằng tấm lưới Geogrid

- Gia cố bằng Vải địa kỹ thuật

- Gia cố bằng khối đá xây

- Gia cố bằng tấm lát Bê tông

- Gia cố bằng lớp phủ XMLT, BTCT

Nhằm giảm thiểu khả năng mưa và dòng chảy trên mặt gây xói bề mặt mái dốc.

 

f) Gia cố bảo vệ chân mái dốc:

- Đóng cọc cừ kết hợp thả đá

- Xếp rọ đá

- Xây tường chắn bảo vệ

- Đóng cọc gia cường chân mái dốc

Nhằm chống xói lở và giữ vững ổn định chân mái dốc dưới tác động của dòng chảy lũ, nhất là đối với đoạn sông cong.

3. Giải pháp công nghệ

a) Biện pháp tổ chức thi công:

- Thiết lập sơ đồ và các bước thi công hợp lý

- Bảo đảm chế độ, liều lượng nổ mìn

- Thoát nước tốt khi thi công

Nhằm hạn chế khả năng phát sinh biến dạng cục bộ ngay trong quá trình thi công.

 

b) Biện pháp cải tạo đất:

- Nén chặt đất mái dốc bằng đầm lăn, đầm rung hoặc biện pháp cơ học khác.

- Tạo lớp phủ mái dốc bằng đất tại chỗ gia cố xi măng

- Phun phủ bề mặt mái dốc bằng bê tông

Nhằm chủ động nâng cao độ bền và khả năng chống xói của đất

4. Giải pháp khai thác

a) Bảo đảm chế độ làm việc bình thường của mái dốc theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế

b) Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước

c) Tăng cường kiểm tra và bổ sung biện pháp phòng hộ hoặc gia cố trong quá trình quản lý khai thác

Nhằm chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện để xử lý các sự cố trong quá trình khai thác

9.5  Phân loại các công trình phòng chống đất sụt

9.5.1  Việc phân loại công trình phòng chống đất sụt được tiến hành theo 2 cách, đó là phân loại công trình theo công nghệ xây dựng và theo mục đích, ý nghĩa, công năng của công trình.

9.5.2  Phân loại công trình phòng chống đất sụt theo công nghệ xây dựng, gồm có: các công trình được xây dựng theo công nghệ truyền thống và theo công nghệ mới, hiện đại. Trong đó:

a) Các công trình phòng chống đất sụt được xây dựng theo công nghệ truyền thống, chủ yếu bao gồm các biện pháp xử lý tạm thời nhằm mục tiêu đảm bảo giao thông. Có thể liệt kê các biện pháp công trình sử dụng công nghệ truyền thống như sau:

- Hót sụt giải phóng mặt bằng;

- Kè rọ đá;

- Tường đá xếp khan;

- Tường cừ đóng cọc tre, cọc gỗ;

- Tường chắn xây đá hoặc xây gạch;

- Làm đoạn tuyến tránh đi vòng tạm thời;

- Trồng cây, trồng cỏ chống xói;

- Xây lát đá, xây lát gạch chống xói bề mặt;

- Đào rãnh thoát nước;

- Làm cống thoát nước, khơi thông dòng chảy, ...

b) Các công trình phòng chống đất sụt được xây dựng theo công nghệ mới, bao gồm các biện pháp công trình sử dụng công nghệ mới như sau:

- Kè rọ đá Terramesh (có tăng cường bản lưới neo);

- Tường chắn trọng lực BTXM, BTCT;

- Tường chắn kết cấu thép (không neo và có neo);

- Tường chắn móng cọc;

- Tường cọc ván thép;

- Tường cọc ray;

- Tường neo BTCT;

- Dầm neo hoặc bản neo BTCT;

- Vỏ mỏng xi măng lưới thép (XMLT) bảo vệ mái dốc chống xói;

- Tấm lát, gạch lát và lớp phủ BTXM hoặc BTCT chống xói bề mặt mái dốc;

- Lưới thép chặn đá rơi;

- Hành lang (hầm hở) cắt qua vùng sụt lở;

- Kết cấu ban-công mở rộng mặt đường về phía ta-luy âm;

- Vải địa kỹ thuật và tấm lưới dẻo Geogrid để tăng cường ổn định lớp đất đắp;

- Cầu cạn vượt qua đoạn sụt trượt đất,...

9.5.3  Phân loại công trình phòng chống đất sụt theo mục đích, ý nghĩa và công năng của công trình, bao gồm 3 loại công trình được áp dụng trong thực tế như sau:

a) Loại 1: Các công trình phòng chống đất sụt tạm thời, là các loại công trình được xây dựng tạm thời nhằm mục tiêu khẩn trương và nhanh chóng khắc phục hiện tượng đất sụt, đảm bảo giao thông mang tính tình thế, tạm thời. Các dạng cụ thể của loại công trình này được nêu tại Điều 9.5 và chỉ dẫn các biện pháp thiết kế chúng được nêu tại Điều 9.6.

b) Loại 2: Các công trình phòng chống đất sụt bền vững hóa, là các loại công trình được xây dựng ở mức độ đảm bảo bền vững một cách tương đối, đủ để phòng ngừa hoặc xử lý hiện tượng đất sụt do mưa lũ ở mức độ vừa phải gây ra, về cơ bản đảm bảo được giao thông thông suốt trong năm ngoại trừ gặp phải những đợt mưa bão lớn. Các dạng cụ thể của loại công trình này được nêu tại Điều 9.5 và yêu cầu thiết kế chúng được nêu tại Điều 9.7.

c) Loại 3: Các công trình phòng chống đất sụt kiên cố hóa, là các loại công trình được xây dựng kiên cố, bền vững ở mức độ cao, đủ sức phòng ngừa hoặc xử lý triệt để hiện tượng đất sụt do mưa bão gây ra, đảm bảo giao thông thông suốt trong năm. Các dạng cụ thể của loại công trình này được nêu tại Điều 9.5 và yêu cầu thiết kế chúng được nêu tại Điều 9.8.

9.6  Chỉ dẫn các biện pháp thiết kế công trình phòng chống đất sụt tạm thời

Trong thiết kế, khi cần phải xây dựng công trình tạm thời nhưng nhanh chóng để đảm bảo giao thông khi có đất sụt xảy ra trên đường, có thể tham khảo để sơ bộ lựa chọn biện pháp công trình thích hợp nêu ở Bảng 4.

Bảng 4 - Tham khảo biện pháp xử lý tình thế, tạm thời để đảm bảo giao thông

Loại

Phân loại quy mô

Lựa chọn biện pháp xử lý tình thế, có tính tạm thời

(tham khảo)

Trượt
đất

- Trượt đất quy mô lớn đến rất lớn:

 

Chấp nhận hiện trạng do trượt đất gây ra, tập trung lựa chọn các biện pháp tạm thời để đảm bảo giao thông có điều kiện như sau:

a) Biện pháp 1: san lấp tạm thời đoạn mặt đường bị trượt xuống, bù lún làm mặt đường tạm để đảm bảo độ êm thuận tạm thời và đặt biển báo hiệu đoạn đường nguy hiểm.

b) Biện pháp 2: nếu trượt đất gây sụt lún quá lớn và nguy hiểm, cần xem xét phương án tránh tuyến tạm thời hoặc làm cầu tạm đi qua khu vực trượt đất.

- Trượt đất quy mô vừa:

 

Chấp nhận hiện trạng do trượt đất gây ra, có thể hót sụt, bù lún hoặc xếp tạm vài hàng rọ đá, với chiều cao không quá 4 m

- Trượt đất quy mô nhỏ:

Chấp nhận hiện trạng do trượt đất gây ra, có thể hót sụt hoặc xếp tạm vài hàng rọ đá, với chiều cao không quá 2 m.

Sụt lở đất

- Sụt lở quy mô lớn rất lớn:

Chấp nhận hiện trạng sụt lở, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép móng nông hoặc móng sâu.

- Sụt lở quy mô vừa:

Chấp nhận hiện trạng sụt lở, chủ yếu hót sụt hoặc xếp tạm vài hàng rọ đá, cao không quá 3 m để đảm bảo giao thông. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép móng nông. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép móng nông hoặc móng sâu.

- Sụt lở quy mô nhỏ:

Có thể xếp tạm một vài hàng rọ đá, cao không quá 2 m hoặc hót sụt để đảm bảo giao thông.

Xói sụt

- Xói sụt lớn đến rất lớn:

- Chấp nhận hiện trạng xói, chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép móng nông hoặc móng sâu.

- Xót sụt quy mô vừa:

- Chấp nhận hiện trạng xói, chủ yếu hót sụt kết hợp xếp vài hàng rọ đá cao không quá 3m để đảm bảo giao thông; Có thể bổ sung biện pháp thoát nước. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép móng nông hoặc móng sâu.

- Xói sụt quy mô nhỏ:

- Có thể xếp tạm vài hàng rọ đá, cao không quá 2 m hoặc hót sụt để đảm bảo giao thông kết hợp làm rãnh đỉnh hoặc gia cố bề mặt bằng cỏ hoặc trồng cây.

Đá lở, đá lăn

- Đá lở khối lớn đến rất lớn:

- Xếp vài hàng rọ đá cao không quá 3 m để chặn đá lở, đặt biển báo hiệu nguy hiểm. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép chống đá rơi móng nông hoặc móng sâu.

- Đá lở quy mô vừa:

- Xếp vài hàng rọ đá cao không quá 2 m để chặn đá lở, đặt biển báo hiệu nguy hiểm. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng biện pháp tường chắn kết cấu thép chống đá rơi móng nông.

- Đá lở quy mô nhỏ:

- Chủ động dọn dẹp bề mặt mái dốc và mặt đường, kết hợp đặt biển báo hiệu đá rơi nguy hiểm.

9.7  Chỉ dẫn các biện pháp thiết kế công trình phòng chống đất sụt bền vững hóa

Trong thiết kế, khi cần áp dụng các biện pháp công trình mang tính bền vững ở mức độ trung bình, có thể tham khảo để xem xét và lựa chọn phương án phòng chống đất sụt nêu ở Bảng 5.

Bảng 5 - Tham khảo biện pháp thiết kế bền vững hóa

Loại

Phân loại quy mô

Lựa chọn biện pháp xử lý nửa kiên cố, bền vững hoá

(tham khảo)

Trượt đất

- Trượt đất quy mô lớn đến rất lớn:

- Chấp nhận hiện trạng do trượt đất gây ra, chủ yếu hót đất sụt hoặc xếp tạm tường rọ đá, với chiều cao không quá 2 m. Kết hợp đặt biển báo nguy hiểm.

- Trượt đất quy mô vừa:

- Xây dựng tường chắn cọc ray; cắt cơ giảm tải kết hợp xây dựng tường chắn chặn chân.

- Trượt đất quy mô nhỏ:

- Xây dựng tường chắn chặn chân theo tính toán

Sụt l đất

- Sụt lở quy mô lớn rất lớn:

- Chấp nhận hiện trạng sụt lở, chủ yếu hót sụt đảm bảo giao thông kết hợp củng cố hệ thống thoát nước và gia cố bề mặt bằng cỏ.

- Sụt lở quy mô vừa:

Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt.

- Sụt lở quy mô nhỏ:

Xây tường chắn, rọ đá hoặc gia cố bề mặt kết hợp thoát nước.

Xói sụt

- Xói sụt lớn đến rất lớn:

- Chấp nhận hiện trạng xói sụt, chủ yếu hót sụt đảm bảo giao thông kết hợp củng cố hệ thống thoát nước và gia cố bề mặt bằng cỏ.

- Xói sụt quy mô vừa:

- Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt

- Xói sụt quy mô nhỏ:

- Trồng cây và trồng cỏ kết hợp làm rãnh đỉnh lái dòng chảy

Đá lở, đá lăn

- Đá lở khối lớn đến rất lớn:

- Chấp nhận hiện trạng đá lở, đặt biển báo hiệu nguy hiểm

- Đá lở quy mô vừa:

- Chấp nhận hiện trạng đá lở, đặt biển báo hiệu nguy hiểm

- Đá lở quy mô nhỏ:

- Chủ động dọn dẹp bề mặt taluy kết hợp xây tường chắn hoặc xếp rọ đá làm tường chờ

9.8  Chỉ dẫn các biện pháp thiết kế công trình phòng chống đất sụt kiên cố hóa

Trong thiết kế, khi cần áp dụng các biện pháp công trình xử lý mang tính kiên cố và có khả năng đảm bảo ổn định lâu dài, có thể tham khảo để lựa chọn phương án nêu ở Bảng 6.

Bảng 6 - Tham khảo biện pháp xử lý kiên cố hóa

Loại

Phân loại quy mô

Lựa chọn biện pháp xử lý triệt để, kiên cố hoá

(tham khảo)

Trượt đất

- Trượt đất quy mô lớn đến rất lớn:

- Sử dụng kết cấu khung neo, tường neo; Tường chắn BTCT móng cọc kết hợp cắt cơ giảm tải, gia cố bề mặt và thoát nước.

 

- Trượt đất quy mô vừa:

- Xây dựng tường chắn BTCT hoặc KC thép cọc khoan nhồi hoặc cọc ray; cắt cơ giảm tải kết hợp gia cố bề mặt và thoát nước.

 

- Trượt đất quy mô nhỏ:

- Xây dựng tường chắn chặn chân kết hợp gia cố bề mặt và thoát nước.

Sụt lở đất

- Sụt lở quy mô lớn rất lớn:

- Xác định đúng nguyên nhân để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp như: cắt cơ giảm tải, trồng cỏ gia cố bề mặt, bố trí hệ thống thoát nước kết hợp xây dựng tường chắn hoặc xây dựng tường chắn kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt (không cắt cơ giảm tải)

- Sụt lở quy mô vừa:

- Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt.

- Sụt lở quy mô nhỏ:

- Xây tường chắn hoặc xếp rọ đá hoặc gia cố bề mặt

Xói
sụt

- Xói sụt lớn đến rất lớn:

- Xây dựng hệ thống thoát nước đỉnh kết hợp biện pháp gia cố thích hợp để bảo vệ bề mặt kết hợp xây dựng tường chắn bảo vệ chân taluy.

- Xói sụt quy mô vừa:

- Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt, trồng cây.

- Xói sụt quy mô nhỏ:

- Xây tường chắn thấp kết hợp các biện pháp gia cố bề mặt, kể cả biện pháp phủ một lớp đất hữu cơ dày 0,30 - 0, 50 m trên bề mặt taluy để trồng cỏ chống xói.

Đá lở, đá lăn

- Đá lở khối lớn đến rất lớn:

- Cắt cơ kết hợp neo khối đá hoặc xây dựng tường neo, khung neo. Cũng có thể sử dụng tường kết cấu thép hoặc hệ thống hầm, hành lang hở (tuy-nen hở) cắt qua đoạn đá lở, đá lăn.

- Đá lở quy mô vừa:

- Xây dựng tường chắn kết cấu thép kết hợp khoan neo treo lưới

- Đá lở quy mô nhỏ:

- Xây dựng tường chống hoặc tường chờ. Cũng có thể xây dựng hệ thống kết cấu lưới thép chống đá lở, đá lăn.

10  Kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ thiết kế phòng chống và xử lý đất sụt

10.1  Quy định chung

Về trình tự, trước khi trình cấp có thẩm quyền chờ duyệt, tất cả các hồ sơ thiết kế phòng chống và xử lý đất sụt đều phải qua bước kiểm tra thiết kế. Kết quả kiểm tra hồ sơ thiết kế sẽ là cơ sở để nghiệm thu hồ sơ thiết kế phòng chống và xử lý đất sụt.

10.2  Trình tự và các nội dung kiểm tra hồ sơ thiết kế phòng chống đất sụt

10.2.1  Trình tự và nội dung kiểm tra hồ sơ thiết kế cơ sở được tiến hành như sau:

- Rà soát các căn cứ pháp lý và kỹ thuật để tiến hành thiết kế;

- Kết quả thị sát và khảo sát, dự báo và phán đoán tình hình đất sụt;

- Kết quả nhận dạng và quy mô đất sụt tại hiện trường;

- Kết luận về các điều kiện bất lợi và nguyên nhân chính gây ra đất sụt;

- Kết quả khảo sát sơ bộ điều kiện ĐCCT và tính toán ổn định mái dốc;

- Kết quả đề xuất và so sánh các phương án thiết kế;

- Phương án thiết kế được lựa chọn và các bản vẽ thiết kế sơ bộ;

- Các bản tính toán sơ đồ ổn định mái dốc kèm theo;

- Thu thập ý kiến của địa phương và báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Tổng hợp khối lượng;

- Tổng mức đầu tư.

10.2.2  Trình tự và nội dung kiểm tra hồ sơ bản vẽ thi công được tiến hành như sau:

- Rà soát các căn cứ pháp lý và kỹ thuật để tiến hành lập bản vẽ thi công;

- Kết quả nhận dạng và kết luận về các điều kiện bất lợi và nguyên nhân chính gây ra đất sụt;

- Kết quả khảo sát chi tiết điều kiện ĐCCT, ĐCTV, thủy văn khu vực đất sụt;

- Nội dung phê duyệt phương án được lựa chọn để lập BVTC;

- Sơ đồ và diễn giải kết quả tính toán ổn định mái dốc (nêu ở Điều 10.3 );

- Sơ đồ và các bản tính toán kết cấu công trình (nêu ở Điều 10.4);

- Sơ đồ và các bản tính toán thoát nước (nêu ở Điều 10.5);

- Các yếu tố tuyến sau khi được thiết kế bố trí các công trình phòng chống đất sụt (nêu ở điều 10.6);

- Thuyết minh thiết kế;

- Rà soát các bản vẽ thiết kế thi công;

- Rà soát thiết kế biện pháp tổ chức thi công;

- Bản tính khối lượng;

- Dự toán công trình.

10.3  Kiểm tra tính toán ổn định mái dốc

Yêu cầu cơ bản khi kiểm tra tính toán ổn định mái dốc bao gồm các nội dung như sau:

- Kiểm tra tính hợp lý của sơ đồ tính toán ổn định mái dốc với các yếu tố hình học (với hình dạng trước khi xảy ra đất sụt, sau khi xảy ra đất sụt và hình dạng mái dốc sau khi cắt cơ giảm tải,...), cấu trúc địa chất; ảnh hưởng của lượng mưa tới sự hình thành dòng chảy nước mặt, nước ngầm; sơ đồ tải trọng ngoài tác dụng (nếu có); sự có mặt của các công trình chống đỡ cơ học nhằm tăng cường ổn định mái dốc; đặc điểm cấu tạo của đất đá (phân tầng, độ dốc, tính tan rã, ...) và các chỉ tiêu cơ-lý bất lợi nhất của khối đất mái dốc dùng trong tính toán;

- Kiểm tra tính hợp lý của phương pháp tính toán và độ tin cậy của phần mềm ứng dụng;

- Kiểm tra số liệu đầu vào, kết quả tính toán và đối chiếu về sự phù hợp giữa tính toán với quá trình lịch sử hình thành và phát sinh, phát triển đất sụt trong thực tế;

- Kiểm tra việc lựa chọn hệ số ổn định mái dốc tiêu chuẩn so với quy định nêu ở Bảng 1.

10.4  Kiểm tra tính toán kết cấu

Yêu cầu cơ bản khi kiểm tra tính toán kết cấu bao gồm các nội dung như sau:

- Kiểm tra tính hợp lý của sơ đồ tính toán kết cấu ứng với tổ hợp các lực tác dụng trong điều kiện bất lợi nhất có thể xảy ra;

- Kiểm tra tính hợp lý của phương pháp tính toán áp lực đất đá, mô men uốn, lực cắt, lực nén do đất đá và tải trọng ngoài tác dụng lên kết cấu; đồng thời thẩm tra độ tin cậy của phần mềm ứng dụng (nếu có);

- Kiểm tra việc lựa chọn số liệu tính toán về cường độ của vật liệu;

- Kiểm tra các bước tính toán và kết quả tính toán kết cấu và mức độ đáp ứng khi chịu tác dụng của các tổ hợp lực ngoài tác dụng trong điều kiện bất lợi nhất có thể xảy ra;

- Kiểm tra bản tính và kết luận.

10.5  Kiểm tra tính toán công trình thoát nước

Yêu cầu cơ bản khi kiểm tra tính toán công trình thoát nước bao gồm các nội dung như sau:

- Kiểm tra diện tích các lưu vực tính toán, các thông số tính toán, các hệ số tra bảng và kết quả tính toán lưu lượng nước từ lưu vực nhỏ đổ về công trình thoát nước;

- Kiểm tra tính hợp lý của việc lựa chọn phương pháp tính toán thủy văn lưu vực nhỏ trên sườn núi và độ tin cậy của phần mềm tính toán;

- Kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của việc tính toán thiết kế hình dạng, độ dốc, vật liệu chế tạo và năng lực thoát nước của các loại công trình thoát nước; tính hợp lý trong bố trí và phân bố hệ thống các công trình thoát nước trên đỉnh mái dốc, trên các cơ (nếu có), các công trình nối tiếp tiêu năng dòng chảy; các công trình thu và thoát nước ngầm (nếu có) và hệ thống rãnh dọc, cống thoát đưa nước ra khỏi khu vực đất sụt;

- Kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của sơ đồ thu nước và thoát nước trên toàn đoạn xảy ra đất sụt;

- Kiểm tra bản vẽ chung về thiết kế bố trí kết cấu, cấu tạo kết cấu, bố trí cốt thép (nếu có) so với các quy định kỹ thuật hiện hành;

- Kiểm tra tính toán khối lượng và dự toán;

- Kiểm tra tính an toàn trong thi công và tính khả thi trong điều kiện thi công thực tế.

10.6  Kiểm tra điều kiện khai thác của đoạn đường sau khi được thiết kế bố trí công trình

Yêu cầu cơ bản khi kiểm tra điều kiện khai thác của đoạn đường sau khi được thiết kế tăng cường các công trình phòng ngừa hoặc xử lý đất sụt bao gồm các nội dung như sau:

- Kiểm tra về an toàn giao thông, liên quan đến tầm nhìn, siêu cao mặt đường, độ dốc, góc chuyển hướng, ..

- Kiểm tra về điều kiện đường công vụ (hoặc bậc lên xuống) và đường kính tối thiểu của các công trình cống rãnh thoát nước để đảm bảo cho duy tu, bảo trì các công trình trong quá trình khai thác sau này;

- Kiểm tra về tính hợp lý của vị trí của công trình và nhu cầu về độ kiên cố, bền vững các công trình khi xét đến các dự án nâng cấp, mở rộng đường sau này.

10.7  Nghiệm thu hồ sơ bản vẽ thi công

Để nghiệm thu hồ sơ bản vẽ thi công cần tiến hành theo trình tự như sau:

a) Bước 1: kiểm tra hồ sơ, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

• Xem xét đầy đủ kết quả khảo sát hiện trường và thuyết minh đánh giá nguyên nhân phát sinh hiện tượng đất sụt. Trong đó bao gồm:

- Hồ sơ khảo sát địa hình;

- Hồ sơ khảo sát ĐCCT;

- Hồ sơ khảo sát ĐCTV;

- Hồ sơ khảo sát thủy văn (nếu có);

• Xem xét các bản tính toán ổn định, tính toán kết cấu, tính toán thoát nước, ...

• Xem xét thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế kèm khối lượng và dự toán;

• Xem xét các ý kiến nhận xét, kiểm tra về hồ sơ thiết kế.

b) Bước 2: kiểm tra hiện trường, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

• Đối chiếu hồ sơ khảo sát và thiết kế với thực tế tại hiện trường

• Nhận xét và đánh giá về tính khoa học, tính khả thi và tính thực tiễn của hồ sơ thiết kế

c) Bước 3: tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ và hiện trường

• Nhận xét đánh giá và góp ý kiến cần bổ sung, chỉnh sửa (nếu có);

• Kết luận về khả năng nghiệm thu hồ sơ bản vẽ thi công.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Phân loại đất sụt trên đường ô tô

A.1 Dạng trượt đất (Landslides)

Dạng trượt đất (Hình A.1) thường có một số hoặc đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng về mặt địa chất động lực công trình như sau:

- Đỉnh trượt;

- Các vết nứt tách phía đỉnh;

- Vách trượt;

- Các thềm (hay bậc) trượt;

- Thân khối trượt;

- Mặt trượt;

- Vành trượt;

- Các vết nứt tách phía đỉnh;

- Lưỡi trượt (bị đẩy nhô ra);

- Chân khối trượt.

Hình A.1 -Sơ đồ mô tả các dấu hiệu trượt đất

 

A.2  Dạng sụt lở đất (Collapses)

Dạng sụt lờ đất (Hình A.2) thường có một số các dấu hiệu đặc trưng về mặt địa chất động lực công trình như sau:

- Vách sụt dốc đứng;

- Không có mặt trượt sâu;

- Khối sụt bị xáo trộn;

- Đất đá bở rời;

- Không có vành trượt;

- Không vết nứt sâu hơn vách sụt;

- Không có lưỡi trượt;

- Đất sụt tích tụ chất đống;

- Đất trộn lẫn nước;

- Cây cối đổ ngổn ngang.

Hình A.2 –Sơ đồ mô tả các dấu hiệu sụt lở đất

A.3 Dạng xói sụt (Erosions, Flows)

Dạng xói sụt (Hình A.3)thường có một số các dấu hiệu đặc trưng về mặt địa chất động lực công trình như sau:

- Có vách xói dốc đứng;

- Không có mặt trượt;

- Không tạo thành khối sụt;

- Đất taluy có tính rời rạc;

- Tạo thành các hang hốc;

- Tạo thành các khe xói;

- Tạo thành các hàm ếch;

- Chỉ phát sinh khi có dòng chảy trên đất có tính rời rạc.

Hình A.3 –Sơ đồ mô tả các dấu hiệu xói sụt

A.4  Các dấu hiệu nhận biết đá lở, đá lăn (Rockfalls)

Dạng sụt lở đất (Hình A.4) thường có một số các dấu hiệu đặc trưng về mặt địa chất động lực công trình như sau:

- Mái dốc là vách đá hoặc lẫn đá, tảng lăn;

- Đá bị phân tầng, phân lớp có góc dốc đổ về mặt đường

- Các khối đá bị nứt nẻ mạnh;

- Phát hiện các khe suối đá;

- Các tảng đá rơi trên mặt đường.

Hình A.4 –Sơ đồ mô tả các dấu hiệu sụt lở đất

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Phân loại quy mô đất sụt tại một điểm trên đường ô tô

B.1 Đất sụt quy mô nhỏ

Những điểm đất sụt chỉ xuất hiện ở phía taluy dương hoặc ở phía taluy âm nền đường với quy mô được đánh giá là nhỏ, theo đó:

- Kích thước tương đối của khối đất sụt có chiều cao trên taluy dương hoặc chiều sâu ở taluy âm không quá 10m theo phương thẳng đứng,

- và xảy ra trên một đoạn đường có chiều dài không quá 20m.

Xem sơ đồ quy định các điểm đất sụt có quy mô được đánh giá là nhỏ, nêu ở Hình B.1.

Hình B.1 - Sơ đồ biểu diễn khối sụt quy mô nhỏ

B.2  Đất sụt quy mô vừa

Những điểm đất sụt chỉ xuất hiện ở phía taluy dương và có thể làm trồi một phần mặt đường; hoặc chỉ xuất hiện ở phía taluy âm, thậm chí có thể làm sụt một phần nền đường trong phạm vi lề đường, theo đó:

- Kích thước khối đất sụt có chiều cao hoặc chiều sâu không quá 20m;

- và xảy ra trên đoạn đường có chiều dài tối thiểu 20 m và tối đa không quá 50m.

Xem sơ đồ quy định các điểm đất sụt có quy mô được đánh giá là vừa, nêu ở Hình B.2.

 

Hình B.2 - Sơ đồ biểu diễn khối sụt quy mô vừa

B.3  Đất sụt quy mô lớn

Những điểm đất sụt có thể xuất hiện ở riêng từng phía taluy dương hoặc taluy âm, cũng có thể xuất hiện cả phía taluy dương lẫn phía taluy âm làm mất một phần mặt đường, thậm chí có thể làm cắt đứt một phần hoặc toàn bộ phần mặt đường, theo đó:

- Kích thước khối đất sụt có chiều cao hoặc chiều sâu không quá 50m

- và xảy ra trên đoạn đường có chiều dài tối thiểu 50m và tối đa không quá 100 m.

Xem sơ đồ quy định các điểm đất sụt có quy mô được đánh giá là lớn, nêu ở Hình B.3.

Hình B.3 - Sơ đồ biểu diễn khối sụt quy mô lớn

B.4  Đất sụt quy mô rất lớn

Những điểm đất sụt xuất hiện ở riêng từng phía taluy dương hoặc taluy âm, hoặc xuất hiện từ phía taluy dương ăn thẳng xuống phía taluy âm, thậm chí có thể cắt đứt nền đường hoặc làm dịch chuyển toàn bộ phần mặt đường xuống phía dưới theo phương trọng lực,theo đó:

- Kích thước khối đất sụt có chiều cao hoặc chiều sâu, hoặc cả chiều cao toàn bộ của khối đất trượt đạt trên 50m theo phương thẳng đứng;

- và xảy ra trên đoạn đường có chiều dài vượt quá 100m.

Xem sơ đồ quy định các điểm đất sụt có quy mô được đánh giá là rất lớn, nêu ở Hình B.4.

Hình B.4 - Sơ đồ biểu diễn khối sụt quy mô rất lớn

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

Các điểm đặc trưng cần khảo sát để phân biệt các hình loại đất sụt

C.1  Loại trượt đất

 

Hình C.1 - Đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại trượt đất

 Bảng C.1 - Bảng đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại trượt đất

Ký hiệu

Đặc điểm để nhận biết và cần phát hiện trong khi khảo sát

1

Đỉnh khối trượt (vị trí xuất hiện vách trượt)

2

Các vết nứt tách (kéo) về phía đỉnh trượt

3

Vách trượt (phần mặt trượt phía trên lộ trên mặt đất)

4

Các thềm (hay bậc) của khối trượt (khối trượt xô)

5

Thân khối trượt (khối đất bị dịch chuyển tịnh tiến)

6

Mặt trượt (mặt giảm yếu nằm trong lòng đất)

7

Vành trượt (đường bao khối trượt)

8

Lưỡi trượt (khối đất trồi phía dưới chân khối trượt)

9

Chân khối trượt

10

Các vết nứt ngang (xuất hiện trên thân khối trượt)

 

C.2 Loại sụt lở đất

 

 

Hình C.2 - Đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại sụt lở đất

Bảng C.2 - Bảng đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại sụt lở đất

hiệu

Đặc điểm để nhận biết và cần phát hiện trong khi khảo sát

1

Đỉnh khối sụt

2

Vách sụt (vách đất lộ ra sau khi khối đất bị sụt lở)

3

Thân khối sụt (khối đất bị sụt xuống, xáo trộn, bở rời, tích tụ chất đống, cây cối đổ ngổn ngang)

4

Vết nứt đỉnh (xuất hiện phía trên đỉnh khối đất sụt)

C.3 Loại xói sụt

Hình C.3 - Đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại xói sụt

Bảng C.3 - Bảng đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại xói sụt

Ký hiệu

Đặc điểm để nhận biết và cần phát hiện trong khi khảo sát

1

Đỉnh xói sụt

2

Vách xói sụt

3

Mương xói, khe xói

4

Chân khe xói

5

Khối đất bị dòng chảy cuốn trôi

C.3 Loại đá lở, đá lăn

Hình C.4 - Đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại đá lở, đá lăn

Bảng C.4 - Bảng đặc điểm để nhận biết khi khảo sát loại đá lở, đá lăn

Ký hiệu

Đặc điểm để nhận biết và cần phát hiện trong khi khảo sát

1

Đỉnh mái dốc

2

Độ dốc vách đá hoặc độ dốc mái dốc

3

Khe nứt

4

Các tảng lăn

5

Khe suối, khe tụ thủy trên mái dốc (nếu có)

 

PHỤ LỤC D

(Tham khảo)

Ví dụ về sử dụng các ký hiệu trên bình đồ đất sụt

Hình D.1 - Bình đồ khảo sát khoanh vùng đất sụt trên đoạn Km 119, QL4D (Sa Pa - Lao Cai)

(Dùng để minh họa)

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4054, Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế;

[2] TCVN 5729, Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ định nghĩa và từ viết tắt

4  Phân loại hình dạng và quy mô đất sụt

5  Quy định chung về khảo sát và thiết kế các công trình xử lý đất sụt

6  Khảo sát đất sụt bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi

7  Khảo sát đất sụt bước lập BVTC

8  Kiểm tra và nghiệm thu công tác khảo sát hiện trường

9  Yêu cầu về thiết kế công trình phòng chống đất sụt

10  Kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ thiết kế phòng chống và xử lý đất sụt

Phụ lục A (Tham khảo) Phân loại đất sụt trên đường ô tô

Phụ lục B (Tham khảo) Phân loại quy mô đất sụt tại một điểm trên đường ô tô

Phụ lục C (Tham khảo) Các điểm đặc trưng cần khảo sát để phân biệt các hình loại đất sụt

Phụ lục D (Tham khảo) Ví dụ về sử dụng các ký hiệu trên bình đồ đất sụt.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi