Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3109:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định độ tách vữa và độ tách nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3109:1993

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3109:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định độ tách vữa và độ tách nước
Số hiệu:TCVN 3109:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3109 : 1993

HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TÁCH VỮA VÀ ĐỘ TÁCH NƯỚC

(Soát xét lần 1)

 

Lời nói đầu

TCVN 3105 - 1993 ÷ TCVN 3109-1993: TCVN 3111-1993 ÷ TCVN 3120 - 1993 thay thế cho TCVN 3105 - 79 ÷ TCVN 3120 - 79;

TCVN 3105 - 1993 ÷ TCVN 3109-1993: TCVN 3111-1993 ÷ TCVN 3120 - 1993 và TCVN 5726 - 1993 được xây dựng và soát xét trên cơ sở bộ tiêu chuẩn TCVN 3105 - 79 ÷ TCVN 3120 - 79 và các tiêu chuẩn ISO tương ứng.

TCVN 3105 - 1993 ÷ TCVN 3120 - 1993 do Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng Bộ Xây dựng biên soạn và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo quyết định số 543 ngày 07 tháng 10 năm 1993.

 

HỖ HỢP BÊ TÔNG NẶNG

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TÁCH VỮA VÀ ĐỘ TÁCH NƯỚC

Fresh heavyweight concrete. Method for ditermination of mortar and water segregation.

 

1. Xác định độ tách vữa của hỗn hợp bê tông

1.1. Thiết bị:

Khuôn thép kích thước 200x200x200mm;

Bàn rung tần số 2900 ± 100 vòng/phút, biên độ 0,5 ± 0,01 mm;

Thanh thép tròn đường kính 16 mm, dài 600 mm, hai đầu múp tròn;

Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 50g;

Sàng kích thước mắt 5 mm;

Thước lá kim loại;

Tủ sấy 200°C;

Khay sắt.

1.2. Lấy mẫu.

Lấy và chuẩn bị khoảng 12 lít hỗn hợp bê tông theo TCVN 3105-1993 để thử.

1.3. Tiến hành thử.

1.3.1. Đ và đầm chặt hỗn hợp bê tông trong khuôn kích thước 200x200x200mm theo điều 3.7 của TCVN 3105-1993. Sau đó tiến hành rung tiếp khuôn chứa hỗn hợp trên bàn rung trong khoảng thời gian: 25 giây đối với hỗn hợp có độ sụt lớn hơn hoặc bằng 5cm hoặc 10 lần chỉ số độ cứng đối với hỗn hợp có độ sụt dưới 5cm.

1.3.2. Rung xong, tiến hành chia hỗn hợp theo chiều cao ra hai phần. Phần trên cao 10 ± 0,5 cm xúc vào một khay, phần dưới xúc vào một khay. Để chia hỗn hợp dễ dàng có thể tháo thành khuôn nếu sau khi tháo khối hỗn hợp bê tông đã đầm ở trong khuôn không bị đổ.

1.3.3. Cân riêng từng khay hỗn hợp rồi đổ lên mặt sàng 5mm. Dùng nước tráng sạch khay, rửa lọc qua sàng phần vữa cho tới khi nước rửa hết đục. Đổ trở lại khay phần cốt liệu lớn còn lại trên sàng và sấy khay cốt liệu tới khối lượng không đổi ở 105 - 110°C. Cân lượng cốt liệu lớn trong khay. Làm như vậy với cả hai phần hỗn hợp trên và dưới.

1.4. Tính kết quả

(1)

1.4.1. Phần trăm lượng vữa V trong hỗn hợp ở phần trên (hoặc dưới) được tính theo công thức:

Trong đó:

m - Khối lượng hỗn hợp ở phần trên (hoặc dưới) tính bằng g;

m1 - Khối lượng cốt liệu lớn đã được sấy khô phần trên (hoặc dưới), tính bằng g;

1.4.2. Độ tách vữa của hỗn hợp bê tông cho từng lần thử được tính bằng phần trăm, làm tròn tới 1% theo công thức:

(2)

Trong đó:

∆v - Chênh lệch phần trăm lượng vữa trong hỗn hợp ở phần trên so với phần dưới;

Ʃv - Tổng phần trăm lượng vữa cả hai phần.

1.5. Biên bản thử:

Trong biên bản thử ghi rõ:

- Ngày và nơi lấy mẫu;

- Khối lượng vữa ở phần trên và dưới;

- Độ tách vữa của hỗn hợp bê tông;

- Chữ ký của người thử.

2. Xác định độ tách nước của hỗn hợp bê tông

2.1. Thiết bị thử.

Các thiết bị thử như TCVN 3108-1993;

Nắp đậy thùng bằng kính hoặc thép;

Ống đong nước dung tích từ 50 - 200 ml;

Pipet dung tích 5 ml.

2.2. Lấy mẫu.

Lấy và chuẩn bị khoảng 8 lít mẫu hỗn hợp bê tông theo TCVN 3105-1993 ứng với cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bê tông tới 40 hoặc 24 lít ứng với cỡ hạt 70 - 100 mm.

2.3. Tiến hành thử.

2.3.1. Đổ và đầm hỗn hợp bê tông vào thùng 5 lít hoặc 15 lít theo các điều 3.1 và 3.3 của TCVN 3108-1993. Mức hỗn hợp sau khi đầm khống chế thấp hơn miệng thùng 10 ± 5mm.

2.3.2. Đậy nắp thùng và để yên hỗn hợp trong 1,5 giờ. Dùng ống Pipet hút hết lượng nước tách ra vào ống đong hoặc dùng thước lá kim loại đo chiều cao của lớp nước tách ra tại ba vị trí rồi lấy giá trị trung bình.

2.4. Tính kết quả.

2.4.1. Độ tách nước của hỗn hợp bê tông Tn được tính bằng phần trăm, làm tròn tới 1% theo công thức:

Hoặc:

Trong đó:

Vn - Thể tích nước tách ra tính bằng ml,

V - Thể tích hỗn hợp bê tông trong thùng, tính bằng ml,

hn - Chiều cao lớp tách ra, tính bằng mm;

h - Chiều cao của hỗn hợp bê tông trong thùng, tính bằng mm.

2.5. Biên bản thử.

Trong biên bản thử ghi rõ:

- Ngày và nơi lấy mẫu;

- Chiều cao nước hoặc thể tích nước tách ra;

- Chiều cao hoặc thể tích bê tông trong thùng;

- Độ tách nước của hỗn hợp bê tông;

- Chữ ký của người thử.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi