Nghị định 15/2025/NĐ-CP quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 15/2025/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 15/2025/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 03/02/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị hình thức không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Ngày 03/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Hồ sơ đề nghị chuyển hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sang hình thức tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
- Văn bản của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia về đề nghị chuyển từ hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sang hình thức tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kèm Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
- Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia;
- Danh mục tài sản; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; giá trị tài sản được xác định, quyết định;
- Hồ sơ pháp lý về tài sản;
- Giấy tờ khác có liên quan nếu có.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nội dung quyết định gồm:
- Tên doanh nghiệp được giao quản lý;
- Danh mục tài sản giao; nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản; cơ quan, tên tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, tạm quản lý tài sản;
- Hình thức giao tài sản: không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Nghị định 15/2025/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 15/2025/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ Số: 15/2025/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2025 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
_______________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
2. Nghị định này không điều chỉnh đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
b) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga đường sắt. Việc quản lý, sử dụng đối với tài sản này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công áp dụng đối với tài sản công phục vụ công tác quản lý, hoạt động của cơ quan nhà nước.
c) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do đối tượng khác (ngoài các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này) quản lý theo quy định của pháp luật và các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý nhưng đã bán, chuyển nhượng, tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóaj Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trong trường hợp này thực hiện theo quy định của pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đường sắt, gồm:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với đường sắt quốc gia.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với đường sắt đô thị.
2. Cơ quan quản lý đường sắt, gồm:
a) Cơ quan quản lý đường sắt quốc gia là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành về đường sắt.
b) Cơ quan quản lý đường sắt đô thị là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về đường sắt đô thị.
3. Doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt):
a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia).
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hoặc kinh doanh vận tải đường sắt đô thị do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị).
4. Tổ chức, doanh nghiệp thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này.
5. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tàng đường sắt là công trình, hạng mục công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt và đất gắn với công trình đường sắt.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan đến an ninh quốc gia là tài sản thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan đến quốc phòng được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự.
4. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, theo đó, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt tổ chức khai thác tài sản được giao quản lý thông qua việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ khác cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
5. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là việc Nhà nước (thông qua doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt) chuyển giao có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cho tổ chức khác theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng. Tổ chức nhận thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
6. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là việc Nhà nước (thông qua doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt) chuyển giao trong một thời gian nhất định quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho doanh nghiệp khác theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng. Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
LuatVietnam đang cập nhật nội dung bản Word của văn bản…
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây