Thông tư liên tịch 05/2006/TTLT-BTP-BCA của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về hướng dẫn việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ của cơ quan thi hành án dân sự
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 05/2006/TTLT-BTP-BCA
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2006/TTLT-BTP-BCA | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Lê Thị Thu Ba; Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 05/2006/TTLT-BTP-BCA
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG
TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ
TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN SỐ
05/2006/TTLT-BTP-BCA
NGÀY 29 THÁNG 8
NĂM 2006
HƯỚNG
DẪN VIỆC TRANG BỊ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
CÔNG CỤ HỖ
TRỢ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Nghị định
số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về
quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ;
Căn
cứ Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4
năm 2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi
hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ,
công chức làm công tác thi hành án dân sự,
Bộ
Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn việc trang
bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ
của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
1.
Thông tư này hướng dẫn việc trang bị,
quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ của
các cơ quan thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là
công cụ hỗ trợ thi hành án).
2.
Thông tư này không hướng dẫn việc trang bị,
quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành
án đối với các cơ quan thi hành án trong quân
đội.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ LOẠI
CÔNG CỤ HỖ TRỢ THI HÀNH ÁN
ĐƯỢC TRANG BỊ, SỬ DỤNG
1.
Đối tượng được trang bị, sử
dụng công cụ hỗ trợ thi hành án
a)
Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
b)
Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
Công
cụ hỗ trợ được trang bị cho cơ
quan thi hành án dân sự để Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự giao cho Chấp hành viên, cán bộ thi
hành án sử dụng khi làm nhiệm vụ.
2.
Các loại công cụ hỗ trợ được trang
bị cho cơ quan thi hành án dân sự, gồm có:
a)
Các loại roi cao su, roi điện, gậy điện,
găng tay điện;
b)
Súng bắn hơi cay, gây mê;
c)
Bình xịt hơi cay, gây mê;
d)
Súng bắn đạn nhựa, đạn cao su;
đ)
Các loại công cụ hỗ trợ khác theo quy định
của pháp luật.
Bộ
trưởng Bộ Tư pháp quyết định trang
bị cụ thể loại công cụ hỗ trợ cho
từng cơ quan thi hành án dân sự.
3.
Nguyên tắc sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành
án
Cơ
quan thi hành án dân sự được trang bị, sử
dụng công cụ hỗ trợ thi hành án phải thực
hiện đúng những nguyên tắc sau đây:
a)
Chỉ được sử dụng công cụ hỗ
trợ thi hành án đã đăng ký và có giấy phép sử dụng
do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
b)
Khi mang công cụ hỗ trợ theo người hoặc khi
sử dụng công cụ hỗ trợ phải có giấy
phép sử dụng. Nếu mất giấy phép phải báo
ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất và cơ quan
đã cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ
trợ thi hành án;
c)
Chỉ được sử dụng công cụ hỗ
trợ thi hành án khi làm nhiệm vụ để phòng vệ
do bị tấn công, đe dọa tính mạng, sức
khỏe của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án hoặc
người khác tham gia vào việc thi hành án;
d)
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án
phải bảo đảm an toàn, đúng mục đích,
đúng quy trình kỹ thuật.
4.
Nghiêm cấm mang công cụ hỗ trợ thi hành án về nhà
riêng hoặc mang theo người khi không làm nhiệm vụ,
sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án không
đúng mục đích.
Không
được tự ý mua, bán, trao đổi, cho thuê, cho
mượn, điều chuyển, biếu, tặng
hoặc cho người không có thẩm quyền sử
dụng công cụ hỗ trợ thi hành án.
III. TRANG BỊ, QUẢN
LÝ, ĐIỀU ĐỘNG, VẬN CHUYỂN VÀ THANH LÝ, TIÊU
HỦY CÔNG CỤ HỖ TRỘ THI HÀNH ÁN
1.
Trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án
a) Căn cứ Khoản 2 Mục II
của Thông tư này, hàng năm Cục Thi hành án dân sự chủ
trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính
thuộc Bộ Tư pháp lập kế hoạch trang bị
công cụ hỗ trợ cho cơ quan thi hành án dân sự
trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết
định.
Bộ
trưởng Bộ Tư pháp quyết định số
lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ trang
bị cho cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi toàn
quốc. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội - Tổng cục Cảnh sát Bộ
Công an cấp giấy phép mang công cụ hỗ trợ theo
đề nghị của Bộ Tư pháp.
b)
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giúp Bộ
trưởng Bộ Tư pháp cấp công cụ hỗ
trợ cho các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và
cấp huyện.
Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao công cụ
hỗ trợ cho Chấp hành viên, cán bộ thi hành án sử
dụng. Khi giao công cụ hỗ trợ phải lập danh
sách, có phiếu giao nhận của Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự cho người sử dụng
công cụ hỗ trợ thi hành án.
2.
Quản lý công cụ hỗ trợ thi hành án
a)
Cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ
thi hành án
Giấy
phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án do
cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương cấp theo đề nghị của Thủ
trưởng cơ quan thi hành dân sự cùng cấp và có giá
trị sử dụng trong thời hạn ba năm kể
từ ngày cấp giấy phép.
-
Hồ sơ xin cấp mới giấy phép sử dụng
công cụ hỗ trợ thi hành án gồm có:
+
Quyết định của Bộ Tư pháp về trang
bị công cụ hỗ trợ thi hành án;
+
Công vãn đề nghị cấp giấy phép sử dụng
công cụ hỗ trợ của cơ quan thi hành án dân
sự;
+
Bản sao giấy phép mua công cụ hỗ trợ của
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội - Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an cho
Cục Thi hành án dân sự;
+
Giấy giới thiệu của cơ quan thi hành án dân
sự cấp cho người được giao nhiệm
vụ làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng
công cụ hỗ trợ thi hành án.
Hồ
sơ xin cấp lại giấy phép sử dụng công
cụ hỗ trợ thi hành án gồm có:
+
Công văn đề nghị cấp lại giấy phép
sử dụng công cụ hỗ trợ của cơ quan thi
hành án dân sự;
+
Giấy giới thiệu của cơ quan thi hành án dân
sự cấp cho người được giao nhiệm
vụ làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng
công cụ hỗ trợ thi hành án.
Cơ
quan thi hành án dân sự nộp lại giấy phép sử
dụng công cụ hỗ trợ thi hành án đã hết
thời hạn cho cơ quan Công an nơi cấp giấy
phép sử dụng công cụ hỗ hành án.
b)
Bảo quản công cụ hỗ trợ thi hành án
-
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách
nhiệm quản lý và phải cử cán bộ bảo
quản công cụ hỗ trợ thi hành án. Công cụ hỗ
trợ thi hành án phải được bảo quản
tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự và lập
sổ theo dõi riêng.
-
Chấp hành viên, cán bộ sử dụng công cụ hỗ
trợ thi hành án sau mỗi lần công tác phải giao
lại cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
để bảo quản chung; hằng tháng phải
kiểm kê, bảo dưỡng công cụ hỗ trợ thi
hành án.
-
Trong trường hợp bị mất hoặc hư
hỏng công cụ hỗ trợ thi hành án, thì Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản và
báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất, cơ quan
Công an đã đăng ký, cấp giấy phép sử
dụng công cụ hỗ trợ, cơ quan thi hành án dân
sự cấp trên và Cục Thi hành án dân sự biết, sau
đó làm thủ tục đổi hoặc cấp lại
công cụ hỗ trợ thi hành án.
Người
để mất hoặc hư hỏng công cụ hỗ
trợ thi hành án thì phải bồi thường và tùy theo
mức độ lỗi còn bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3.
Điều động, vận chuyển công cụ hỗ
trợ thi hành án
a)
Điều động công cụ hỗ trợ thi hành án
-
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết
định điều động công cụ hỗ
trợ thi hành án trong phạm vi toàn quốc.
-
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định điều động công cụ hỗ
trợ thi hành án thuộc địa phương mình.
b)
Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ
đến cơ quan thi hành án dân sự phải có giấy phép
của cơ quan Công an.
4.
Thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án
a)
Hàng năm, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra,
phân loại chất lượng từng loại công cụ
hỗ trợ được trang bị. Những công
cụ hỗ trợ có khả năng sửa chữa được
thì có văn bản đề nghị cơ quan Công an
nơi cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ
trợ giới thiệu đến cơ sở sản xuất,
sửa chữa để sửa chữa. Trường
hợp công cụ hỗ trợ không còn khả năng
sửa chữa, khôi phục thì cơ quan thi hành án dân sự
cấp tỉnh phải có văn bản đề nghị
Cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ
Tư pháp cho thanh lý, tiêu hủy.
b)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định
thành lập Hội đồng thanh lý, tiêu huỷ công
cụ hỗ trợ thi hành án. Thành phần Hội
đồng thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi
hành án gồm có:
-
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp
tỉnh là Chủ tịch Hội đồng;
-
Đại diện cơ quan Công an cấp tỉnh là thành
viên;
-
Đại diện cơ quan tài chính cấp tỉnh là thành
viên;
-
Đại diện cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện được trang bị công cụ hỗ
trợ là thành viên (nếu thanh lý, tiêu hủy công cụ
hỗ trợ đã trang bị cho cơ quan thi hành án dân
sự cấp huyện đó).
Việc
tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án phải làm
biến dạng hoàn toàn, không còn khả năng khôi phục
để sử dụng, bảo đảm an toàn, không gây ô
nhiễm môi trường. Khi tiêu hủy phải lập biên
bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng thanh
lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương phối hợp
với cơ quan Công an tổ chức quán triệt, phổ
biến, giới thiệu và hướng dẫn cách sử
dụng công cụ hỗ trợ thi hành án đến
Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự.
2.
Cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ
Tư pháp thống nhất quản lý việc trang bị và
sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án của các
cơ quan thi hành án dân sự.
3.
Cục Thi hành án dân sự xây dựng nội quy mẫu quy
định về bảo quản, sử dụng công
cụ hỗ trợ thi hành án. Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự có trách nhiệm kiểm tra
định kỳ, đột xuất việc bảo
quản, sử dụng công cụ hỗ trợ
được trang bị.
Hàng
năm, cơ quan Công an đã cấp giấy phép sử
dụng công cụ hỗ trợ phối hợp với
cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp kiểm tra việc
quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành
án.
4. Đối với công cụ
hỗ trợ đã được trang bị cho cơ quan
thi hành án dân sự mà vẫn sử dụng được
thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục sử
dụng để phục vụ công tác.
V. HIỆU LỰC THI HÀNH
1.
Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm ngày,
kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thông tư số 66/TP-THA ngày 04 tháng 7
năm 1996 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
việc quản lý, trang bị, sử dụng công cụ
hỗ trợ trong thi hành án dân sự hết hiệu lực,
kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
TƯ PHÁP
THỨ
TRƯỞNG THỨ
TRƯỞNG
Trần
Đại Quang
Lê Thị Thu Ba