Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 07/2008/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 07/2008/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07/2008/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đinh Trung Tụng |
Ngày ban hành: | 05/12/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 07/2008/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 07/2008/QĐ-BTP NGÀY 05 THÁNG 12 NĂM 2008
BAN HÀNH QUY CHẾ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,
QUYẾT ĐỊNH:
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
QUY CHẾ
Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP
ngày 5 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định về đối tượng, chương trình, nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, tổ chức kiểm tra cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi và có phẩm chất đạo đức để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý đúng pháp luật và có chất lượng.
Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Tài liệu của từng khoá học được biên soạn phù hợp với chương trình, nội dung và đối tượng tham dự. Các chuyên đề bồi dưỡng bảo đảm cân đối về lý thuyết và thực hành; có danh mục tài liệu tham khảo kèm theo. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ được gửi trước cho người tham dự chậm nhất là 15 ngày trước khi bắt đầu khoá bồi dưỡng nghiệp vụ.
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
THƯỜNG XUYÊN
Hàng năm Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên từ 1 đến 3 ngày cho Trợ giúp viên pháp lý và những đối tượng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này ở các khu vực hoặc toàn quốc. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương theo kế hoạch hoặc theo chương trình tập huấn của Cục Trợ giúp pháp lý.
Căn cứ yêu cầu thực tiễn hoặc theo đề xuất của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn đột xuất bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo chuyên đề cho các Trung tâm trong phạm vi đối tượng cụ thể.
Nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thường xuyên bảo đảm trang bị những kiến thức sau đây:
Cập nhật kiến thức pháp luật mới; tổ chức và điều hành hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; quản lý và tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý; quan hệ phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tổng kết, đánh giá hoạt động trợ giúp pháp lý.
Kỹ năng trợ giúp pháp lý theo lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý; nghiệp vụ thông tin trong tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; giám sát và đánh giá chất lượng họat động trợ giúp pháp lý; kỹ năng làm việc với từng nhóm đối tượng đặc thù; một số kỹ năng khác cần thiết cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
Các vấn đề về quyền con người theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trợ giúp pháp lý theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước; bình đẳng giới; bảo vệ trẻ em và các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo các chương trình, mục tiêu quốc gia.
BỒI DƯỠNG NGUỒN BỔ NHIỆM TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
Những người tham dự khoá bồi dưỡng để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý phải có đủ các điều kiện sau đây:
Khoá bồi dưỡng nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được tổ chức theo hình thức tập trung.
Thời gian bồi dưỡng 15 ngày bao gồm thời gian lên lớp, thời gian ôn tập và kiểm tra cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Nội dung, chương trình bồi dưỡng nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý phải bảo đảm trang bị các kiến thức và kỹ năng sau đây:
Sự hình thành và phát triển của trợ giúp pháp lý trên thế giới và Việt Nam; các mô hình trợ giúp pháp lý trên thế giới; pháp luật về trợ giúp pháp lý; chính sách trợ giúp pháp lý và vị trí, vai trò của tổ chức trợ giúp pháp lý; quản lý và tổ chức thực hiện các họat động trợ giúp pháp lý; phối hợp giữa trợ giúp pháp lý với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Kỹ năng tư vấn pháp luật; đại diện trong và ngoài tố tụng; bào chữa; kiến nghị trợ giúp pháp lý; hòa giải trong trợ giúp pháp lý; giám sát chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng đặc thù (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc, người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS); quy tắc nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý; các vấn đề về quyền con người trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bình đẳng giới; bảo vệ trẻ em và các quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Sau khi kết thúc các chuyên đề của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, Ban Thư ký của Hội đồng kiểm tra đề xuất Hội đồng kiểm tra danh sách những người có đủ điều kiện tham dự kiểm tra. Chỉ những học viên bảo đảm đủ thời gian học trên lớp theo quy định mới được tham dự kiểm tra kết thúc khóa bồi dưỡng.
Cuối khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, học viên viết 01 khoá luận theo chuyên đề tự chọn và thi viết 180 phút. Điểm bài khoá luận và điểm thi viết theo thang điểm một trăm (100). Chỉ những học viên đạt điểm trung bình bài thi viết và bài khoá luận từ 50 điểm trở lên mới được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả kiểm tra, người tham dự kiểm tra có quyền yêu cầu Hội đồng kiểm tra phúc tra bài kiểm tra của mình.
Người được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định tại Quy chế này phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế khoá bồi dưỡng. Trường hợp người được cử đi bồi dưỡng mà vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ việc kiểm tra hoặc thông báo cho Giám đốc Sở Tư pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Người được cử tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được cơ quan cử đi hỗ trợ kinh phí, được hưởng lương, bố trí thời gian học và các chế độ khác theo quy định hiện hành.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hàng năm, căn cứ vào đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào tình hình thực tiễn về nhu cầu cập nhật kiến thức pháp luật mới và kỹ năng trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo khu vực hoặc phạm vi toàn quốc. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu và đề xuất của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và trên cơ sở chương trình bồi dưỡng của Cục Trợ giúp pháp lý triển khai tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong phạm vi địa phương.
Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và ban hành Nội quy kiểm tra nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng