Chỉ thị 01/2002/CT-BTP của Bộ Tư pháp về thực hiện các nhệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2002

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 01/2002/CT-BTP

Chỉ thị 01/2002/CT-BTP của Bộ Tư pháp về thực hiện các nhệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2002
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2002/CT-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Đình Lộc
Ngày ban hành:02/01/2002Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 01/2002/CT-BTP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP SỐ 01/2002/CT-BTP
NGÀY 02 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2002

 

Năm 2001, năm mở đầu thế kỷ mới, công tác tư pháp đã đạt được những chuyển biến rõ rệt. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong Chỉ thị đầu năm của Bộ đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Đó là kết quả của sự cố gắng chung theo tinh thần tích cực, chủ động, khẩn trương, liên tục trong suốt năm của cán bộ, công chức toàn Ngành. Đó đồng thời, là kết quả của sự chỉ đạo chặt chẽ, sự quan tâm lớn và tạo nhiều điều kiện của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương, của Lãnh đạo các Bộ, Ngành cho công tác Tư pháp, Pháp chế.

Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo chiều rộng và cả bề sâu, phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực, thì vẫn còn những mặt công tác chưa được tập trung tổ chức thực hiện để hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch: Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhất là các cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành chậm được kiện toàn, đổi mới trước yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng được mở rộng; Tiến độ xây dựng, thẩm định một số đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chất lượng thấp; Công tác thi hành án dân sự, hành chính, bổ trợ tư pháp vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ và chỉ đạo kịp thời. Nhìn chung công tác toàn ngành tư pháp còn chưa ngang tầm.

Năm 2002 là năm toàn Đảng, toàn dân tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng; là năm đầu tiên triển khai thi hành các quy định mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp năm 1992 và các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước; Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Đối với công tác tư pháp, năm 2002, tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ hơn, vừa đáp ứng những đòi hỏi của đất nước, vừa tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của toàn ngành: Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm hiệu quả công tác thi hành án dân sự, quản lý Toà án địa phương; tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí đến tận cơ sở; tiếp tục đổi mới hoạt động và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ nhân dân về pháp luật.

Để công tác tư pháp chủ động đáp ứng được các yêu cầu và định hướng nêu trên, trong năm 2002 cần đẩy mạnh việc thực hiện toàn diện các công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, trong đó tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp như sau:

1. Tiếp tục kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Khẩn trương hoàn chỉnh trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/CP và phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan sửa đổi, bổ sung Thông tư liên bộ số 12/TTLT theo đề án về kiện toàn tổ chức các cơ quan tư pháp đã trình Chính phủ nhằm hoàn chỉnh mô hình hệ thống tổ chức, kiện toàn, củng cố các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến cơ sở.

Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 94/NĐ-CP về tổ chức pháp chế Bộ, ngành nhằm kiện toàn một bước các tổ chức pháp chế Bộ, ngành ở Trung ương, xây dựng tổ chức pháp chế ở các sở, ngành địa phương, doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động, đảm bảo tác dụng thiết thực của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

Lấy năm 2002 là "Năm kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã". Chú trọng củng cố, tăng biên chế cho cơ quan tư pháp cấp huyện để đẩy mạnh các mặt công tác tư pháp trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là "năm phát huy vai trò của các tổ chức pháp chế trong việc chủ động tham mưu và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật".

Chú trọng giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ tư pháp về phẩm chất, chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Tiếp tục tổ chức học tập quán triệt văn kiện Đại hội Đảng IX; xây dựng chương trình hành động của từng cơ quan, đơn vị để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX. Định kỳ đánh giá hiệu quả công tác, lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý và các chức danh tư pháp. Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ và đưa công chức trẻ đi thực tế cơ sở.

Chủ động chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân địa phương. Bảo đảm đủ thẩm phán cho các Toà án địa phương để hết năm 2002 không còn tình trạng thiếu thẩm phán. Thực hiện kịp thời, nghiêm túc thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ các chức danh tư pháp.

Thực hiện quy chế làm việc trong các cơ quan Toà án địa phương. Xây dựng quy chế làm rõ trách nhiệm cá nhân của thẩm phán khi có án bị hủy hoặc bị cải sửa.

2. Nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, thông nhất, khả thi.

Hoàn chỉnh chiến lược xây dựng pháp luật 10 năm (2001 - 2010) trên cơ sở đê án đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam.

Xây dựng phương án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, quy trình thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp.

Tập trung chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan tư pháp các cấp chủ động làm tốt chức năng thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Chính phủ và chính quyền địa phương, bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, nhất quán, hợp hiến, hợp pháp, minh bạch, khả thi.

Thực hiện định kỳ đánh giá chất lượng, kiểm tra tiến độ thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tập trung hoàn thành đúng tiến độ các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng pháp luật năm 2002.

3. Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật.

Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động tổ chức quán triệt, nghiên cứu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cho đội ngũ cán bộ tư pháp, trước hết là các thẩm phán, cán bộ pháp chế các Bộ, ngành, doanh nghiệp, luật sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các vấn đề pháp lý bức xúc trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế để làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến Hội nhập quốc tế, trước hết là các vấn đề Hội nhập kinh tế khu vực, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Quản lý chặt chẽ hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 26/12/1998 của Chính phủ. Nâng cao hiệu quả của các dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài và tổ chức quốc tế. Tổ chức thực hiện kịp thời các uỷ thác tư pháp.

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nghiêm chỉnh thi hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở các cấp. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc của cơ quan thi hành án dân sự. Khẩn trương sửa đổi các văn bản pháp luật về thi hành án. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về công tác thi hành án. Thực hiện đủ biên chế cho các cơ quan thi hành án.

Các khiếu nại, tố cáo về thi hành án phải được giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án; làm rõ nguyên nhân của các vụ việc tồn đọng, khiếu nại và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên.

5. Hướng mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở.

Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 02, Quiyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đó đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tập trung phát triển, củng cố lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp.

Tiếp tục đổi mới hình thức, phương thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung thiết thực phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện để nhân dân được tiếp cận với pháp luật.

Kịp thời tổ chức phổ biến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước (sửa đổi).

Trên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng phong trào vận động nhân dân chấp hành pháp luật thông qua hoạt động hoà giải, thực hiện hương ước, quy ước, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng đời sống văn hoá ở cụm dân cư.

Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp theo Chỉ thị số 28/2001/CT-TTg ngày 28/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức nghiên cứu, lựa chọn nội dung của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các văn bản pháp lý về hội nhập để phổ biến cho từng đối tượng. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoàn thiện, đổi mới phương thức hoạt động của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp để phục vụ các nhu cầu thông tin, tư vấn pháp luật của doanh nghiệp, từng bước xây dựng Câu lạc bộ trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối của doanh nghiệp và pháp luật trong điều kiện phát huy nội lực, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng của tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, tăng cường đội ngũ cán bộ và lực lượng cộng tác viên, mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí đến tận cơ sở.

6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, tăng cường các thiết chế hỗ trợ nhân dân về pháp luật.

Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản hiện hành về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; tháo gỡ cơ bản các vướng mắc, cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, quản lý và đăng ký hộ tịch, công tác quốc tịch, kết hôn, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, trọng tài. Tiếp tục thực hiện "Năm tập trung đăng ký khai sinh cho trẻ em". Hoàn thành về cơ bản đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội. Tổ chức hội thi Hộ tịch viên giỏi ở cấp Trung ương.

Tập trung triển khai thực hiện Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định mới thay thế Nghị định 184/CP về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Hiệp định Việt - Pháp về nuôi con nuôi.

Triển khai hoạt động đáp ứng nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm ở các địa phương trong cả nước, trước hết thực hiện tại Trung tâm Hà Nội và các Chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

7. Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý, nghiệp vụ tư pháp

Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp. Phấn đấu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành Trường trọng điểm chuyên ngành luật của Quốc gia.

Hoàn chỉnh chương trình đào tạo luật cho số cán bộ Tư pháp có thâm niên công tác đã qua đào tạo luân huấn. Đổi mới chương trình, mở rộng quy mô đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ Thẩm phán, Luật sư, Giám định viên, Công chứng viên, Chấp hành viên, Trọng tài viên, Chuyên viên trợ giúp pháp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

Phát huy trí tuệ của toàn Ngành và hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo đảm gắn kết hoạt động nghiên cứi khoa học với công tác của Ngành; nghiên cứu làm rõ các luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành Tư pháp, đồng thời chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ngành.

Kịp thời tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp phục vụ nhiệm vụ hoạch định chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý của quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Chú trọng nghiên cứu góp phần xây dựng cơ chế bảo đảm hiệu lực pháp luật.

Phổ biến rộng rãi và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý, kết quả các cuộc hội thảo, toạ đàm, hội nghị vào công tác tư pháp.

Xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

Xây dựng chế độ và các giải pháp phù hợp để các cơ quan Tư pháp thực hiện chế độ thường xuyên tự tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

8. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn các phong trào thi đua với việc thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2002.

Xác định một số lĩnh vực công tác bức xúc nhất để phát động các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả công tác.

Đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng hoạt động của các khu vực thi đua. Tổng kết từng mặt công tác tư pháp trên địa bàn, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Chú trọng biểu dương người tốt, việc tốt, khen thưởng xứng đáng và kịp thời đối với những tập thể và cá nhân có thành tích đột xuất trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ công lý, phát huy sáng kiến, cải tiến trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

9. Tổ chức thực hiện Chỉ thị

Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định trên đây, Giám đốc các Sở Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành báo cáo cấp uỷ Đảng và Lãnh đạo địa phương, Bộ, ngành kịp thời chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp tăng cường làm việc với các đồng chí Lãnh đạo các địa phương, Bộ, ngành. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm bám sát thực tiễn thi hành pháp luật, kịp thời dự báo, phát hiện vấn đề mới nẩy sinh, bức xúc, chủ động chỉ đạo hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương và doanh nghiệp.

Các kiến nghị, đề xuất, xin ý kiến của địa phương, đơn vị gửi về Bộ Tư pháp phải được Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ xem xét, trả lời chậm nhất không quá 15 ngày; từ nay phải chấm dứt tình trạng để chậm trễ việc trả lời, im lặng không trả lời hoặc trả lời chung chung, thiếu tính xác thực.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, nghiệp vụ, việc thực hiện các quy chế làm việc, quy chế quản lý của Ngành và Chỉ thị của Bộ, trước hết là trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Phát huy vai trò của tổ chức Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở và hoạt động giám sát, kiểm tra của Thanh ra nhân dân trong từng cơ quan, đơn vị; gắn công tác kiểm tra với đánh giá, xét chọn danh hiệu thi đua khen thưởng.

Các cơ quan, đơn vị trong Ngành thực hiện phương châm "Hướng về cơ sở", sâu sát lĩnh vực công tác phụ trách, tổ chức kiểm điểm, sơ kết thực hiện Chỉ thị để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Lãnh đạo địa phương, Bộ, Ngành.

Bộ Tư pháp tổ chức giao ban, kiểm tra thực hiện Chỉ thị đối với các địa phương theo khu vực thi đua của Ngành.

Văn phòng Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất ý kiến với Bộ trưởng để chỉ đạo sát với tình hình.

 

 


BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2002

(Kèm theo Chỉ thị số 01/2002/CT-BTP ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

STT

Loại công việc

Đơn vị/người

Chủ trì

Đơn vị phối hợp

Tiến độ thực hiện

Ghi chú

1.

Tiếp tục kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh

 

 

 

 

1.1.

Khẩn trương hoàn chỉnh trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/CP và phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan sửa đổi, bổ sung Thông tư liên bộ số 12/TTLT theo đề án về kiện toàn tổ chức các cơ quan tư pháp đã trình Chính phủ, nhằm hoàn chỉnh mô hình hệ thống tổ chức, kiện toàn, củng cố các cơ quan Tư pháp từ Trung ương đến cơ sở.

- Vụ TCCB&ĐT.

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Các Sở Tư pháp;

- TAND cấp tỉnh.

Quý I

Trình Chính phủ tháng 10/2002

1.2.

Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 94/NĐ-CP về tổ chức Pháp chế Bộ, ngành nhằm kiện toàn một bước các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành ở Trung ương, xây dựng tổ chức Pháp chế ở các sở, ngành địa phương, doanh nghiệp.

- Vụ PLDS-KT;

- Các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành.

- Vụ TCCB&ĐT;

- Các Vụ XDPL;

- Vụ PBGDPL;

- Văn phòng Bộ.

Quý I

Vụ PLDS-KT theo dõi.

 

Đẩy mạnh hoạt động, bảo đảm tác dụng thiết thực của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp.

- Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế DN

- Vụ PLDS-KT;

- Các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành.

Quý I

 

1.3.

Lấy năm 2002 là "Năm kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã"; Chú trọng củng cố, tăng biên chế cho cơ quan Tư pháp cấp huyện để đẩy mạnh các mặt công tác tư pháp trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Các STP.

- Các đơn vị thuộc Bộ

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT theo dõi các cơ quan Tư pháp địa phương.

 

Năm 2002 là "năm phát huy vai trò của các tổ chức pháp chế trong việc chủ động tham mưu và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật".

- Vụ PLDS-KT;

- Các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành.

 

Cả năm

Vụ PLDS-KT theo dõi tổ chức Pháp chế Bộ, ngành.

1.4.

Chú trọng giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ tư pháp về phẩm chất, chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.

- Lãnh đạo các cơ quan tư pháp (TW và địa phương).

 

Cả năm

Vụ TCCB & ĐT theo dõi.

 

Hoàn thiện các quy chế đạo đức nghề nghiệp (Thẩm phán, Chấp hành viên, Luật sư, Công chứng viên ,Giám định viên).

- Viện NCKHPL và các đơn vị có liên quan

 

Cả năm

Các đơn vị theo dõi, hướng dẫn theo chức năng

 

Tiếp tục tổ chức học tập quán triệt văn kiện Đại hội Đảng IX; xây dựng Chương trình hành động của từng cơ quan, đơn vị để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX.

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Các STP;

- TAND cấp tỉnh.

 

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT,

Vụ QLTAĐP,

CụcQLTHADS theo dõi theo chức năng

 

Định kỳ đánh giá hiệu quả công tác, lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý và các chức danh tư pháp.

- Các đơn vị thuộc Bộ

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Giám đốc STP.

 

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT

Vụ QLTAĐP,

CụcQLTHADS theo dõi theo chức năng.

 

Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

- Thanh tra Bộ.

- Các đơn vị thuộc Bộ.

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT theo dõi.

1.5.

Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ và đưa công chức trẻ đi thực tế cơ sở.

- Vụ TCCB&ĐT;

- Vụ QLTAĐP;

- Cục QLTHADS;

- Giám đốc STP.

- Các đơn vị thuộc Bộ.

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT theo dõi.

1.6.

Chủ động chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân địa phương. Bảo đảm đủ Thẩm phán cho các Toà án địa phương để hết năm 2002 không còn tình trạng thiếu Thẩm phán. Thực hiện kịp thời, nghiêm túc thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ các chức danh tư pháp.

- Vụ QLTA địa phương;

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Giám đốc STP.

- Vụ KH-TC.

Cả năm

Vụ QLTAĐP thep dõi.

1.7.

Thực hiện Quy chế làm việc trong các cơ quan Toà án địa phương. Xây dựng Quy chế làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thẩm phán khi có án bị huỷ hoặc bị cải sửa, nếu thiếu trách nhiệm hoặc làm sai pháp luật thì có thể xem xét đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán.

- Vụ QLTAĐP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Giám đốc STP.

 

Cả năm

Vụ QLTAĐP theo dõi.

2.

Nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, thống nhất, khả thi.

 

 

 

 

2.1.

Hoàn chỉnh Chiến lược xây dựng pháp luật 10 năm (2001 - 2010) trên cơ sở Đề án đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Các đơn vị thuộc Bộ.

Quý II

 

2.2.

Xây dựng phương án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, quy trình thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp.

- Vụ PL HS-HC.

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Vụ Pháp chế - VPCP;

- Vụ Pháp luật - VPQH;

- Các Tổ chức Pháp chế Bộ, ngành

Cả năm

 

2.3

Tập trung chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Vụ PL HS-HC.

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Các Sở Tư pháp;

- Các Tổ chức Pháp chế Bộ, ngành

Cả năm

 

 

Cơ quan tư pháp các cấp chủ động làm tốt chức năng thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Chính phủ và chính quyền địa phương, bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, nhất quán, hợp hiến, hợp pháp, minh bạch, khả thi.

- Các đơn vị XDPL;

- Các cơ quan Tư pháp địa phương.

 

Cả năm

Vụ PLHS-HC theo dõi.

2.4.

Thực hiện định kỳ đánh giá chất lương, kiểm tra tiến độ thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tập trung hoàn thành đúng tiến độ các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong Chương trình xây dựng pháp luật năm 2002.

- Các đơn vị xây dựng pháp luật.

- Văn phòng Bộ;

- Viện NCHKPL.

 

Cả năm

Vụ PLDS-KT theo dõi

3

Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật.

 

 

 

 

3.1.

Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động tổ chức quán triệt, nghiên cứu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cho đội ngũ cán bộ tư pháp, trước hết là các Thẩm phán; cán bộ Pháp chế các Bộ, ngành, doanh nghiệp; Luật sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật.

- Vụ HTQT;

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh

- Các đơn vị thuộc Bộ

Cả năm

Vụ HTQT theo dõi.

3.2.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các vấn đề pháp lý bức xúc trong quá trình hội nhập của nước ra để làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là các vấn đề hội nhập kinh tế với ASEAN, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

- Các đơn vị xây dựng pháp luật.

- Viện NCKHPL;

- Trường ĐH Luật;

- Trường ĐTCCDTP.

Cả năm

Vụ HTQT theo dõi.

3.3.

Quản lý chặt chẽ hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 26/12/1998 của Chính phủ. Nâng cao hiệu quả của các dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài và tổ chức quốc tế. Tổ chức thực hiện kịp thời các uỷ thác tư pháp.

- Vụ HTQT.

- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

Cả năm

 

4.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nghiêm chỉnh thi hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

 

 

 

 

4.1.

Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở các cấp. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc của cơ quan Thi hành án dân sự. Khẩn trương sửa đổi các văn bản pháp luật về thi hành án. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về công tác thi hành án. Thực hiện đủ biên chế cho các cơ quan thi hành án.

- Cục QL THADS;

- Giam đốc STP.

- Vụ KH-TC;

- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

Cả năm

Cục QL THA DS theo dõi.

4.2.

Các khiếu nại, tố cáo về thi hành án phải được giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án; làm rõ nguyên nhân của các vụ việc tồn đọng, khiếu nại và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.

- Cục QL THADS;

- Giám đốc STP.

- Thanh tra Bộ.

Cả năm

Cục QLTHA DS theo dõi.

5.

Hướng mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở

 

 

 

 

5.1.

Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 02, Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đó đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Vụ PB, GDPL;

- Các STP.

 

Quý II

Vụ PB, GDPL theo dõi.

5.2.

Tập trung phát triển, củng cố lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở.

- Vụ PB, GDPL;

- Các STP.

 

Cả năm

Vụ PB, GDPL theo dõi.

5.3.

Hoàn thiện cơ chế, phối hợp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp.

- Vụ PB, GDPL;

- Các STP.

 

Quý I

Vụ PB, GDPL theo dõi.

5.4.

Tiếp tục đổi mới hình thức, phương thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung thiết thực phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện để nhân dân được tiếp cận với pháp luật.

- Vụ PB,GDPL;

- Các STP.

 

Cả năm

Vụ PB, GDPL theo dõi.

5.5.

Kịp thời tổ chức phổ biến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước (sửa đổi).

- Vụ PB,GDPL;

- Các STP

 

Quý I, Quý II

Vụ PB, GDPL theo dõi.

5.6.

Trên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng phong trào vận động nhân dân chấp hành pháp luật thông qua hoạt động hoà giải, thực hiện hương ước, quy ước, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng đời sống văn hoá ở cụm dân cư.

- Các STP.

- Các đơn vị thuộc Bộ.

Cả năm

Vụ PB, GDPL theo dõi.

5.7.

Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp theo Chỉ thị số 28/2001/CT-TTg ngày 28/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Vụ PB,GDPL;

- Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp;

- Các STP.

 

Cả năm

Vụ PB, GDPL theo dõi.

 

Tổ chức nghiên cứu, lựa chọn nội dung của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các văn bản pháp lý về hội nhập để phổ biến cho từng đối tượng. Tổ chức cuộc thi tìm hiều Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

- Vụ HTQT;

- Vụ PB,GDPL.

 

Cả năm

Vụ HTQT theo dõi.

 

Hoàn thiện, đổi mới phương thức hoạt động của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp để phục vụ các nhu cầu thông tin, tư vấn pháp luật của doanh nghiệp, từng bước xây dựng Câu lạc bộ trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối của doanh nghiệp và pháp luật trong điều kiện phát huy nội lực, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp.

 

Cả năm

 

5.8.

Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng của tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục xây dựng Tủ sách pháp luật tại các cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp.

- Các STP.

- Vụ PBGDPL.

-Viện NCKHPL.

Cả năm

Vụ PB,GDPL theo dõi.

 

Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, tăng cường đội ngũ cán bộ và lực lượng cộng tác viên, mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí đến tận cơ sở.

- Cục TGPL;

- Các STP.

 

Cả năm

Cục TGPL theo dõi.

5.9.

Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg và 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác trợ giúp pháp lý.

- Cục TGPL;

- Các STP.

 

Tháng 5/2002

Cục TGPL theo dõi.

6.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, tăng cường các thiết chế hỗ trợ nhân dân về pháp luật.

 

 

 

 

6.1.

Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản hiện hành về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; tháo gỡ cơ bản các vướng mắc, cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, quản lý và đăng ký hộ tịch, công tác quốc tịch, kết hôn, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Các đơn vị có chức năng bổ trợ tư pháp và hành chính tư pháp.

- Các đơn vị xây dựng pháp luật.

Quý I, Quý II

Vụ CC-GĐ-HT-QL-LLTP và Vụ LS-TVPL theo dỗi theo chức năng.

6.1.

Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về Giám định tư pháp, Bán đấu giá tài sản, Giao dịch bảo đảm, Lý lịch tư pháp, Trọng tài.

- Các đơn vị trên chủ trì xây dựng văn bản.

 

Quý II

-nt-

 

Tổ chức Hội thi Hộ tịch viên giỏi ở cấp Trung ương.

- Vụ Quản lý CC-GĐ-HT-QT&LLTP

- Vụ PB,GDPL.

 

Quý I

Vụ Quản lý CC-GĐ-HT-QT&LLTP chủ trì tổ chức.

6.2.

Tiếp tục thực hiện "Năm tập trung đăng ký khai sinh cho trẻ em". Hoàn thành về cơ bản đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội. Cử các đoàn công tác về tận cơ sở thực hiện việc tổ chức đăng ký khai sinh và kết hôn cho nhân dân.

- Vụ Quản lý CC-GĐ-HT-QT&LLTP.

- Cục TGPL;

- Vụ PB,GDPL.

Cả năm

 

 

Triển khai chi nhánh Giao dịch bảo đảm ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh

- Cục Đăng ký QGGDBĐ.

- Văn phòng Bộ;

- Vụ KH-TC;

- Vụ TCCB&ĐT.

Quý II

 

6.3.

Tập trung triển khai thực hiện Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định mới thay thế Nghị định 184/CP về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Hiệp định Việt - Pháp về nuôi con nuôi.

- Vụ Quản lý LS-TVPL;

- Vụ Quản lý CC-GĐ-HT-QT&LLTP.

- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

Cả năm

 

7.

Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý, nghiệp vụ tư pháp

 

 

 

 

7.1.

Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp. Phấn đấu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành Trường trọng điểm chuyên ngành luật của Quốc gia.

- Trường ĐH Luật;

- Trường ĐTCCDTP.

- Vụ TCCB&ĐT,

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT theo dõi.

7.2.

Hoàn chỉnh chương trình đào tạo luật cho số cán bộ Tư pháp có thâm niên công tác đã qua đào tạo luân huấn. Đổi mới chường trình, mở rộng quy mô đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ Thẩm phán, Luật sư, Giám định viên, Công chứng viên, Chấp hành viên, Trọng tài viên, Chuyên viên trợ giúp pháp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

- Trường ĐTCCDTP;

- Trường ĐH Luật.

- Các đơn vị có chức năng bổ trợ tư pháp và hành chính tư pháp;

- Viện NCKHPL;

- Vụ KH-TC.

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT theo dõi.

7.3.

Phát huy trí tuệ của toàn Ngành vào hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo đảm gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác của Ngành; nghiên cứu làm rõ các luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành Tư pháp, đồng thời chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ngành.

- Viện NCKHPL;

- Trường ĐH Luật;

- Trường ĐTCCDTP.

- Các đơn vị thuộc Bộ.

Cả năm

Viện NCKHPL theo dõi.

 

Kịp thời tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp phục vụ nhiệm vụ hoach định chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý của quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Chú trọng nghiên cứu góp phần xây dựng cơ chế bảo đảm hiệu lực pháp luật.

- Viện NCKHPL;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh.

 

Cả năm

Viện NCKHPL theo dõi.

7.4.

Phổ biến rộng rãi và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý, kết quả các cuộc hội thảo, toạ đàm, hội nghị vào công tác tư pháp.

- Viện NCKHPL;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

- Các STP.

Cả năm

Viện NCKHPL theo dõi.

7.5.

Xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.

- Viện NCKHPL;

- Văn phòng Bộ;

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh.

- Các đơn vị thuộc Bộ.

Quý II

Viện NCKHPL theo dõi.

7.6.

Xây dựng chế độ và các giải pháp phù hợp để các cơ quan Tư pháp thực hiện chế độ thường xuyên tự tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức (theo tiên chuẩn chức danh).

- Các STP;

- TAND cấp tỉnh.

- Vụ TCCB&ĐT;

- Vụ QLTAĐP;

- Cục QLTHADS;

- Trường ĐH Luật;

- Trường ĐTCCDTP.

Cả năm

Vụ TCCB&ĐT theo dõi.

8.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn các phong trào thi đua với việc thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2002.

 

 

 

 

8.1.

Xác định một số lĩnh vực công tác bức xúc nhất để phát động các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả công tác.

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;

- Thường trực HĐTĐ-KT các cấp trong Ngành.

 

Cả năm

Thường trực HĐTĐ-KT Ngành theo dõi.

8.2.

Đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng hoạt động của các khu vực thi đua. Tổng kết từng mặt công tác tư pháp trên địa bàn, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

- Thường trực HĐTĐ-KT Ngành;

- Trưởng, Phó các khu vực thi đua.

 

Cả năm

Thường trực HĐTĐ-KT Ngành theo dõi.

8.3.

Chú trọng biểu dương người tốt, việc tốt, khen thưởng xứng đáng và kịp thời đối với những tập thể và cá nhân có thành tích đột xuất trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo về công lý, phát huy sáng kiến, cải tiến trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

- HĐTĐ-KT các cấp trong Ngành.

- Các cơ quan, đơn vị trong Ngành;

- Các tổ chức Pháp chế Bộ, Ngành.

Cả năm

Thường trực HĐTĐ-KT Ngành theo dõi.

9.

Tổ chức thực hiện Chỉ thị

 

 

 

 

9.1.

Báo cáo Lãnh dạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và Bộ, ngành kịp thời chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị.

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;

- Các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành.

 

 

Văn phòng Bộ chủ trì theo dõi.

9.2.

Tăng cường làm việc với các đồng chí Lãnh đạo các địa phương, Bộ, ngành.

Bám sát thực tiến thi hành pháp luật, kịp thời dự báo, phát hiện vấn đề mới nảy sinh, bức xúc, chủ động chỉ đạo hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương và doanh nghiệp.

- Lãnh đạo Bộ Tư pháp;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

 

 

Văn phòng Bộ theo dõi, lập kế hoạch. Văn phòng Bộ theo dõi.

9.3.

Xem xét, trả lời các kiến nghị, đề xuất, xin ý kiến của địa phương, đơn vị gửi về Bộ; chấm dứt tình trạng để chậm trễ việc trả lời, im lặng không trả lời, hoặc trả lời chung chung, thiếu tính xác thực.

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

 

Không quá 15 ngày.

Văn phòng Bộ theo dõi.

9.4.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, nghiệp vụ việc thực hiện các quy chế làm việc, quy chế quản lý của Ngành và Chỉ thị của Bộ, trước hết là trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức triển khai, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện.

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh.

- Văn phòng Bộ;

- Vụ TCCB&ĐT.

 

Thanh tra Bộ chủ trì, theo dõi.

9.5.

Phát huy vai trò của tổ chức Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở và hoạt động giám sát, kiểm tra của Thanh tra nhân dân trong từng cơ quan, đơn vị; gắn công tác kiểm tra với đánh giá, xét chọn danh hiệu thi đua khen thưởng.

- Thanh tra Bộ;

- Giám đốc STP;

- Thanh tra nhân dân;

- HĐTĐ-KT các cấp trong Ngành

 

 

Thanh tra Bộ theo dõi.

9.6.

Thực hiện phương châm "Hướng về cơ sở" sâu sát lĩnh vực công tác phụ trách. Tổ chức kiểm điểm, sơ kết thực hiện Chỉ thị để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Lãnh đạo địa phương, Bộ, ngành.

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;

- Các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành.

 

Mỗi quý một lần.

Văn phòng Bộ theo dõi.

9.7.

Tổ chức giao ban, kiểm tra thực hiện Chỉ thị đối với các cơ quan Tư pháp địa phương theo khu vực thi đua của Ngành.

- Giám đốc STP;

- Chánh án TAND cấp tỉnh;

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;

- Trưởng, Phó các khu vực thi đua.

 

Theo kế hoạch hàng quý của khu vực và của Bộ.

Văn phòng Bộ theo dõi.

9.8.

Theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất ý kiến với Bộ trưởng để chỉ đạo sát với tình hình.

- Văn phòng Bộ Tư pháp.

 

Cả năm

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi