Tiêu chuẩn TCVN 9086:2011 Thuật ngữ định nghĩa mã số mã vạch GS1

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9086:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9086:2011 Mã số mã vạch GS1-Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 9086:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9086:2011

MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

GS1 number and bar code – GS1 glossary terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 9086:2011 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Quy định kĩ thuật chung của tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1 General Specification).

TCVN 9086:2011 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

GS1 number and bar code – GS1 glossary terms and definitions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa dùng trong hệ thống GS1, nhằm tạo thuận lợi cho các người dùng không chuyên và các chuyên gia trong việc hiểu biết chung về các khái niệm cơ bản và tiên tiến về mã số mã vạch của GS1.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Phương pháp kí hiệu hai chiều (2-dimensional symbology)

Kí hiệu có thể đọc bằng quang học, được kiểm tra cả về chiều thẳng đứng và chiều ngang để đọc được toàn bộ gói tin. Kí hiệu hai chiều có thể là một trong hai loại sau: kí hiệu ma trận và kí hiệu đa hàng. Kí hiệu hai chiều có đặc tính tìm lỗi và có thể bao gồm đặc tính sửa lỗi.

2.2. Hiệu nghiệm (active potency)

Thể hiện tác dụng thực tế (“tích cực”) đo được về sản phẩm sinh học như máu.

2.3. Kí hiệu bổ sung (add-on symbol)

Mã vạch được dùng để mã hóa thông tin phụ thêm vào thông tin trong mã vạch chính.

2.4. Xác nhận dữ liệu AIDC (AIDC data validation)

Xác nhận dữ liệu đọc/ quét được từ mã vạch hay từ thẻ RFID để xác định xem có thỏa mãn các quy tắc ứng dụng đối với tính logic và tính nhất quán của hệ thống và/ hoặc các yêu cầu cụ thể của người sử dụng riêng biệt, trước khi xử lý trong các ứng dụng.

2.5. (Một) kí tự chữ-số (alphanumeric (an))

Mô tả một bộ kí tự bao gồm các kí tự dạng chữ (chữ cái), các con số (chữ số) và các kí tự khác, chẳng hạn như các dấu chấm câu.

2.6. Khẩu độ ống kính (aperture)

Khe hở hiệu dụng trong một hệ quang học, tạo ra trường nhìn.

2.7. Loại tài sản (asset type)

Thành phần của Mã số toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng (GRAI) do chủ mã doanh nghiệp GS1 cấp để tạo ra một GRAI đơn nhất.

2.8. Thuộc tính (attribute)

Chuỗi yếu tố cung cấp thông tin bổ sung về thực thể được phân định bằng khóa phân định GS1, như số lô kèm theo mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN).

2.9. Phân biệt tự động (auto discrimination)

Khả năng của máy đọc có thể tự động nhận dạng và giải mã nhiều phương pháp kí hiệu mã vạch khác nhau.

2.10. Phân định và thu nhận dữ liệu tự động (automatic identification and data capture)

Công nghệ được dùng để tự động thu nhận dữ liệu. Các công nghệ AIDC bao gồm mã vạch, thẻ thông minh, sinh trắc học và RFID.

2.11. Mẫu phụ trợ (auxiliary patterns)

Các thành phần của mã vạch EAN/UPC.

VÍ DỤ Mẫu vạch chắn ở giữa, ở bên trái và bên phải.

2.12. Mã vạch (bar code)

Kí hiệu mã hóa dữ liệu thành mẫu các vạch đen và khoảng trống hình chữ nhật song song xen kẽ với độ rộng khác nhau mà máy có thể đọc được.

2.13. Kiểm tra xác nhận mã vạch (bar code verification)

Đánh giá chất lượng in của mã vạch theo các tiêu chuẩn ISO/IEC có sử dụng máy kiểm tra xác nhận mã vạch phù hợp ISO/IEC.

2.14. Sự nở/ co vạch (bar gain/loss)

Sự tăng/ giảm chiều rộng mã vạch do ảnh hưởng của quá trình in và sao chép.

2.15. Lô/ mẻ (batch / lot)

Số mẻ hoặc kèm theo lô một vật phẩm với thông tin mà nhà sản xuất nhận thấy có liên quan đến khả năng truy tìm nguồn gốc thương phẩm đó. Dữ liệu có thể đề cập đến chính bản thân thương phẩm hoặc đến các vật phẩm mà nó đựng bên trong.

2.16. Vạch bao (bearer bars)

Vạch tiếp giáp phía trên và phía dưới các vạch trong mã vạch hay khung bao quanh toàn bộ kí hiệu để dàn đều áp lực do đĩa in đưa vào trên toàn bộ bề mặt của kí hiệu và/ hoặc để ngăn ngừa máy đọc mã vạch đọc sót.

2.17. Chủ nhãn hàng hóa (brand owner)

Bên chịu trách nhiệm cấp các khóa phân định thuộc hệ thống GS1. Bên quản lý Mã doanh nghiệp GS1.

2.18. Người/ vật mang (carrier)

Bên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hay một cơ cấu điện tử hoặc vật lý có mang dữ liệu.

2.19. Số kiểm tra (check digit)

Chữ số cuối cùng được tính từ các chữ số khác trong một số khóa phân định GS1. Số kiểm tra được dùng để kiểm tra xem dữ liệu đã được tạo lập một cách chính xác hay chưa. (Xem cách tính số kiểm tra của GS1 trong TCVN 6939).

2.20. Số phân định doanh nghiệp (company number)

Một thành phần của Mã phân định doanh nghiệp GS1.

2.21. Thành phần hỗn hợp (composite component)

Thuật ngữ này đề cập đến thành phần của kí hiệu hai chiều trong một kí hiệu hỗn hợp.

2.22. Phương pháp kí hiệu hỗn hợp (composite symbology)

Kí hiệu hỗn hợp thuộc hệ thống GS1 bao gồm một thành phần một chiều (mã hóa sự phân định chính của vật phẩm) đi liền với một thành phần hỗn hợp hai chiều (mã hóa dữ liệu phụ như số lô hay ngày hết hạn sử dụng). Kí hiệu hỗn hợp luôn bao gồm thành phần một chiều để sự phân định chính có thể được đọc bằng mọi công nghệ quét và để máy quét tạo hình có thể sử dụng thành phần một chiều làm công cụ tìm kiếm thành phần hỗn hợp hai chiều gần kề. Kí hiệu hỗn hợp luôn bao gồm một trong ba kiểu thành phần hỗn hợp hai chiều nhiều hàng (ví dụ CC-A, CC-B, CC-C) để có thể tương thích với các máy quét CCD một chiều và CCD diện tích và với các máy quét laze một chiều và máy quét laze trường.

2.23. Ghép (concatenation)

Sự thể hiện một vài chuỗi yếu tố trong một mã vạch.

2.24. Mức cấu hình (configuration level)

Việc tạo nhóm các thương phẩm bao gồm một hoặc nhiều thương phẩm giống hệt nhau.

2.25. Hàng hóa kí gửi (consignment)

Một nhóm các đơn vị logistic hoặc các đơn vị vận chuyển được tập hợp lại bởi nhà chuyển tiếp hàng hoặc nhà vận tải, được vận chuyển đi theo vận đơn.

2.26. Phiếu (coupon)

Chứng từ có thể đổi lấy tiền mặt hoặc đổi lấy vật phẩm miễn phí tại điểm bán lẻ.

2.27. Mã vạch mở rộng trên phiếu (coupon extended bar code)

Mã vạch phụ, chỉ dùng ở bắc Mỹ, có thể được in trên phiếu để cung cấp thông tin bổ sung như mã chào hàng, ngày hết hạn và mã số phân định hộ gia đình.

2.28. Phiếu-12 (coupon-12)

Mã số lưu chuyển hạn chế thuộc hệ thống GS1 gồm 12 chữ số dành cho phiếu có cấu trúc tùy theo các quy tắc được xác định tại thị trường mục tiêu.

2.29. Phiếu-13 (coupon-13)

Mã số lưu chuyển hạn chế thuộc hệ thống GS1 gồm 13 chữ số dành cho phiếu có cấu trúc tùy theo các quy tắc được xác định tại thị trường mục tiêu.

2.30. Khách hàng (customer)

Bên nhận, mua hay tiêu thụ một vật phẩm hay dịch vụ.

2.31. Vật mang dữ liệu (data carrier)

Công cụ thể hiện dữ liệu ở dạng máy có thể đọc được; được dùng để tạo thuận lợi cho việc đọc tự động các chuỗi yếu tố.

2.32. Kí tự dữ liệu (data character)

Chữ cái, con số hay kí hiệu khác được thể hiện trong (các) trường dữ liệu của một chuỗi yếu tố.

2.33. Ma trận dữ liệu (data matrix)

Phương pháp kí hiệu ma trận hai chiều, độc lập, được tạo thành từ các mô đun hình vuông bố trí trong phạm vi mẫu tìm kiếm bao quanh. Ma trận dữ liệu ISO phiên bản ECC 200 là phiên bản duy nhất hỗ trợ các mã số phân định của hệ thống GS1, bao gồm kí tự hình mã chức năng 1. Kí hiệu ma trận dữ liệu được đọc bằng máy quét hình hoặc các hệ thống hình ảnh hai chiều.

2.34. Trường dữ liệu (data field)

Trường bao gồm khóa phân định GS1, RCN hoặc thông tin thuộc tính.

2.35. Tiêu đề của dữ liệu (data titles)

Sự mô tả ngắn gọn các chuỗi yếu tố được sử dụng để hỗ trợ việc diễn giải mã vạch.

2.36. Mặt trước mặc định (default front)

Mặt của thương phẩm bán lẻ cho khách hàng được dùng như điểm bắt đầu để thu nhận các thuộc tính về kích thước cho mục đích căn chuẩn dữ liệu.

2.37. Ghi dấu trực tiếp trên chi tiết (direct part marking)

Quá trình gán kí hiệu lên vật phẩm có sử dụng phương pháp in đè hay không đè.

2.38. In trực tiếp (direct print)

Quá trình trong đó các thiết bị in in kí hiệu bằng cách tiếp xúc vật lý với chất nền

VÍ DỤ In flexo, in phun mực.v.v.

2.39. Loại tài liệu (document type)

Một thành phần của mã toàn cầu phân định tài liệu (GDTI) được người sở hữu nhãn hàng hóa cấp để tạo ra một GDTI đơn nhất.

2.40. Phân nhóm động (dynamic assortment)

Việc phân nhóm các thương phẩm chuẩn, nhóm thường bao gồm một số đếm cố định của hai hay nhiều thương phẩm bán lẻ khác nhau cho khách hàng theo sự phân nhóm thay đổi, mỗi nhóm được phân định bằng một GTIN đơn nhất. Nhà bán lẻ chấp nhận rằng nhà cung cấp có thể thay đổi sự phân nhóm này mà không thông báo trước.

2.41. Họ phương pháp kí hiệu hỗn hợp EAN/UPC (EAN/UPC composite symbology family)

Một họ các mã vạch bao gồm phương pháp kí hiệu hỗn hợp UPC-A, UPC-E, EAN-8 và EAN-13.

2.42. Phương pháp kí hiệu EAN/UPC (EAN/UPC Symbology)

Một họ các mã vạch bao gồm EAN-8, EAN-13, UPC-A và UPC-E. Mặc dù mã vạch UPC-E không có số phân định mã vạch riêng nhưng chúng vẫn thể hiện như là mã vạch riêng nhờ phần mềm ứng dụng quét.

CHÚ THÍCH Hãy xem thêm phần định nghĩa về mã vạch EAN-8, EAN-13, UPC-A và UPC-E.

2.43. Mã vạch EAN-13 (EAN-13 Bar Code)

Mã vạch thuộc phương pháp kí hiệu EAN/UPC mã hóa GTIN-13, phiếu-13, RCN-13 và VMN-13.

2.44. Mã vạch EAN-8 (EAN-8 Bar Code)

Mã vạch thuộc phương pháp kí hiệu EAN/UPC mã hóa GTIN-8 hoặc RCN-8.

2.45. EANCOM

Tiêu chuẩn của GS1 để trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là một hướng dẫn ứng dụng chi tiết các thông điệp tiêu chuẩn của UN/EDIFACT sử dụng các khóa phân định GS1.

2.46. Thương mại điện tử (electronic commerce)

Sự thực hiện việc trao đổi và quản lý kinh doanh bằng phương pháp điện tử, như EDI và các hệ thống thu nhận dữ liệu tự động.

2.47. Thông điệp điện tử (electronic message)

Một tổ hợp các chuỗi yếu tố từ dữ liệu quét được và thông tin về giao dịch, được sắp xếp để đánh giá dữ liệu và để xử lý một cách rõ ràng trong ứng dụng của người sử dụng.

2.48. Mã điện tử cho sản phẩm (electronic product code)

Giản đồ phân định dành cho việc phân định đa năng các đối tượng tự nhiên (ví dụ như thương phẩm, tài sản và địa điểm) thông qua nhãn RFID và các phương tiện khác. Dữ liệu EPC được chuẩn hóa bao gồm mã EPC (hay số phân định EPC) phân định đơn nhất một đối tượng riêng biệt, cũng như là một giá trị lọc tùy chọn khi được đánh giá là cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đọc nhãn EPC có hiệu quả và đạt năng suất cao.

2.49. Yếu tố (element)

Một vạch hoặc khoảng trống riêng rẽ của một mã vạch.

2.50. Chuỗi yếu tố (element string)

Sự kết hợp số phân định ứng dụng GS1 với trường dữ liệu của số phân định ứng dụng GS1

2.51. Mức độ tăng cường của việc gắn nhãn AIDC (dành cho các thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo quy định) (enhanced level of AIDC marking (for regulated healthcare trade items))

Mức độ trong phạm vi một hệ thống đã được cấp chứng chỉ về việc gắn nhãn AIDC cho thương phẩm . Hệ thống này cung cấp GTIN cùng với thông tin thuộc tính.

2.52. Trạng thái chẵn (even parity)

Một đặc tính của việc mã hóa kí tự hình mã ở đó kí tự hình mã chứa một số chẵn các mô đun tối.

2.53. Chữ số mở rộng (extension digit)

Chữ số đầu tiên trong mã công ten nơ vận chuyển theo xê-ri SSCC do người sử dụng cấp để làm tăng khả năng của mã này.

2.54. Chiều dài cố định (fixed length)

Thuật ngữ dùng để mô tả trường dữ liệu trong một chuỗi yếu tố với một số lượng kí tự đã được thiết lập.

2.55. Thương phẩm có số đo cố định (fixed measure trade item)

Vật phẩm luôn được sản xuất ra theo cùng một phiên bản đã được xác định từ trước (ví dụ như theo loại, cỡ, trọng lượng, dung lượng, thiết kế) và có thể được bán tại bất kì điểm nào trong chuỗi cung ứng.

2.56. Bên chuyển hàng (freight forwarder)

Bên thu xếp việc chở hàng, bao gồm các dịch vụ kèm theo và/ hoặc các thủ tục đi kèm, nhân danh bên gửi hoặc nhận hàng.

2.57. Chuỗi đầy đủ (full string)

Dữ liệu được máy đọc mã vạch chuyển dịch ra từ việc đọc vật mang dữ liệu, bao gồm số phân định phương pháp kí hiệu cũng như dữ liệu đã mã hóa.

2.58. Kí tự chức năng 1 (function 1 symbol character (FNC1))

Một kí tự của phương pháp kí hiệu được sử dụng trong một vài vật mang dữ liệu của GS1 cho các mục đích đặc biệt.

2.59. Việc quét mã trong khâu phân phối (general distribution scanning)

Các môi trường quét bao gồm các thương phẩm đã được ghi mã vạch và được đóng gói để vận chuyển, các đơn vị hậu cần, tài sản và nhãn địa điểm.

2.60. Thương phẩm tiêu dùng trong khâu bán lẻ (general retail consumer trade item)

Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ được phân định bằng GTIN-13, GTIN-12 hoặc GTIN-8 dùng mã vạch một chiều đa hướng có thể quét được bằng các máy quét đa hướng âm lượng cao.

2.61. Thành phần mở rộng của GLN (GLN extension component)

GLN được dùng để phân định các địa điểm vật lý nội bộ thuộc phạm vi một địa điểm đã được phân định bằng GLN (nhà kho, nhà máy, tòa nhà .v.v.)

2.62. Mã số toàn cầu phân định loại tài liệu (GDTI - global document type identifier)

Khóa phân định của GS1 được dùng để phân định một loại tài liệu. GDTI bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, số kiểm tra, loại tài liệu và mã số tùy chọn theo xê-ri.

2.63. Mã số toàn cầu phân định hàng kí gửi (GINC - global identification number for consignment)

Khóa phân định của GS1 được dùng để phân định một nhóm hợp lý các đơn vị logistic hay các đơn vị vận chuyển được tập hợp lại để vận chuyển theo vận đơn. GINC bao gồm Mã doanh nghiệp GS1 và số phân định vận chuyển của bên chuyển hay bên chở hàng.

2.64. Mã số toàn cầu phân định tài sản riêng (GIAI - global individual asset identifier)

Khóa phân định của GS1 được dùng để phân định một tài sản riêng. GIAI bao gồm Mã doanh nghiệp GS1 và số phân định tài sản riêng.

2.65. Mã toàn cầu phân định địa điểm (GLN - global location number)

Khóa phân định của GS1 phân định các địa điểm tự nhiên hay các bên. GLN bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, số phân định địa điểm và số kiểm tra.

2.66. Mã số phân định toàn cầu tài sản có thể trả lại (GRAI - global returnable asset identifier)

Khóa phân định của GS1 được dùng để phân định tài sản có thể trả lại. GRAI bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, số phân định loại tài sản, số kiểm tra và mã số tùy chọn theo sê-ri.

2.67. Mã số toàn cầu về quan hệ dịch vụ (GSRN - global service relation number)

Khóa phân định của GS1 để phân định mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ. GSRN bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, số tham chiếu dịch vụ và số kiểm tra.

2.68. Mã số toàn cầu phân định hàng gửi (GSIN - global shipment identification number)

Khóa phân định của GS1 được dùng để phân định một nhóm hợp lý các đơn vị logistic hay các đơn vị vận chuyển được bên gửi hàng hóa (bên bán) tập hợp lại để gửi đi từ bên gửi đến bên nhận (bên mua) có tham chiếu giấy báo vận tải hàng hóa và/ hoặc hóa đơn chất hàng BOL (bill of lading). GSIN bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, số tham chiếu nhà xuất khẩu và số kiểm tra.

2.69. Quá trình quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu (GSMP - global standards management process)

GS1 đã tạo ra GSMP để hỗ trợ hoạt động xây dựng tiêu chuẩn về Hệ thống GS1. GSMP sử dụng quá trình đồng thuận để xây dựng các tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và nhu cầu của người sử dụng.

2.70. Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN - global trade item number)

Khóa phân định của GS1 được dùng để phân định thương phẩm. GTIN bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, số phân định vật phẩm và số kiểm tra.

2.71. Số phân định ứng dụng GS1 (GS1 application identifier)

Trường gồm hai hay nhiều con số đứng ở đầu chuỗi yếu tố, định rõ một cách đơn nhất định dạng và ý nghĩa của chuỗi đó.

2.72. Trường dữ liệu của số phân định ứng dụng GS1 (GS1 application identifier data field)

Dữ liệu dùng trong ứng dụng kinh doanh được định rõ bởi một số phân định ứng dụng.

2.73. Cách tính số kiểm tra của GS1 (GS1 check digit calculation)

Thuật toán của hệ thống GS1 để tính số kiểm tra nhằm kiểm tra xác nhận tính chính xác của dữ liệu.

2.74. Mã tiền tệ chung trên phiếu của GS1 (GS1 common currency coupon code)

Mã số phân định dành cho phiếu được phát hành trong khu vực đồng tiền chung (ví dụ đồng euro) có sử dụng kết cấu dữ liệu mã cuống vé-13

2.75. Mã doanh nghiệp GS1 (GS1 company prefix)

Một phần của mã số phân định thuộc hệ thống GS1 bao gồm Mã quốc gia GS1, số phân định doanh nghiệp, cả hai mã này đều do các tổ chức thành viên của GS1 cấp. Các tổ chức thành viên của GS1 cấp Mã doanh nghiệp GS1 cho các thực thể quản trị việc cấp các mã số phân định thuộc hệ thống GS1.

VÍ DỤ Những thực thể nêu trên có thể là các công ty thương mại, các văn phòng chính phủ, các đơn vị kinh doanh trong phạm vi một tổ chức.

Các tổ chức thành viên của GS1 tự thiết lập chuẩn cứ để xét tư cách được cấp Mã doanh nghiệp GS1.

2.76. Họ phương pháp kí hiệu hỗn hợp databar GS1 (GS1 databar composite symbology family)

Bộ kí hiệu gồm tất cả các mã vạch databar của GS1 khi một thành phần hỗn hợp đi cùng được in trực tiếp lên trên thành phần một chiều

2.77. Mã vạch mở rộng databar GS1 (GS1 databar expanded bar code)

Mã vạch mã hóa bất kì khóa phân định nào của GS1 cùng với dữ liệu thuộc tính, như trọng lượng và ngày “hết hạn sử dụng”, vào kí hiệu một chiều mà các máy quét đã được lập trình phù hợp tại điểm bán có thể quét được theo mọi hướng.

2.78. Mã vạch mở rộng xếp chồng databar GS1 (GS1 databar expanded stacked bar code)

Một biến thể của Mã vạch mở rộng databar của GS1 được sắp xếp thành nhiều hàng và được dùng khi kí hiệu thông thường là quá rộng cho ứng dụng.

2.79. Mã vạch giới hạn databar GS1 (GS1 databar limited bar code)

Mã vạch mã hóa GTIN với con số ở đầu là số 0 hoặc số giao vận là 1 vào kí hiệu một chiều để sử dụng trên các vật phẩm nhỏ không được quét tại điểm bán.

2.80. Mã vạch đa hướng databar GS1 (GS1 databar omnidirectional bar code)

Mã vạch mã hóa GTIN và được thiết kế để các máy quét đa hướng đọc.

2.81. Databar GS1 (GS1 databar)

Họ các mã vạch bao gồm các kí hiệu đa hướng databar GS1; đa hướng xếp chồng databar GS1; mở rộng databar GS1; mở rộng xếp chồng databar GS1; được cắt ngắn databar GS1; giới hạn databar GS1; xếp chồng databar GS1.

2.82. Mã vạch đa hướng xếp chồng databar GS1 (GS1 databar stacked omnidirectional bar code)

Một biến thể của phương pháp kí hiệu databar GS1 được xếp chồng thành hai hàng và được dùng khi kí hiệu đa hướng databar GS1 là quá rộng cho ứng dụng và được thiết kế cho các máy quét đa hướng đọc tại quầy thu tiền.

2.83. Mã vạch xếp chồng databar GS1 (GS1 DataBar Stacked Bar Codel)

Một biến thể của mã vạch bị cắt ngắn databar GS1 được xếp chồng thành hai hàng và được dùng khi mã vạch bị cắt ngắn databar GS1 là quá rộng cho ứng dụng

2.84. Mã vạch cắt ngắn databar GS1 (GS1 databar truncated bar code)

Phiên bản bị cắt ngắn của mã vạch đa hướng databar GS1, được sử dụng khi mã vạch đa hướng databar GS1 là quá cao cho các ứng dụng trên vật phẩm nhỏ. Mã vạch này không nhằm để quét đa hướng tại quầy thu tiền.

2.85. Mã datamatrix GS1 (GS1 datamatrix)

Quy định kĩ thuật về thực hiện của GS1 để sử dụng ma trận dữ liệu.

2.86. Từ điển dữ liệu toàn cầu của GS1 (GS1 global data dictionary)

Công cụ lưu giữ được dùng để ghi lại thỏa thuận về tiêu chuẩn của các tổ chức thành viên GS1 về thuật ngữ và định nghĩa trong kinh doanh được mọi đơn vị kinh doanh sử dụng.

2.87. GS1

Tổ chức quản lý hệ thống GS1 với các thành viên là các tổ chức thành viên GS1. GS1 có trụ sở đặt tại Brussels - Bỉ và tại Princeton – Mĩ

2.88. Khóa phân định GS1 (GS1 identification key)

Trường số hay chữ và số do GS1 quy định để đảm bảo tính đơn nhất, rõ ràng và toàn cầu của số phân định trong chuỗi cung ứng hoặc chuỗi yêu cầu mở.

2.89. Các khóa phân định GS1 (GS1 identification keys)

Hệ thống đánh mã số được quản lý trên phạm vi toàn cầu và được mọi đơn vị kinh doanh của GS1 sử dụng để phân định thương phẩm, đơn vị logistic, địa điểm, các thực thể pháp lý, tài sản, các mối quan hệ dịch vụ, hàng hóa kí gửi, hàng gửi và nhiều hơn nữa. Khóa phân định GS1 được thiết lập bằng cách kết hợp bất kì số phân định nào, bao gồm Mã doanh nghiệp GS1, với các quy tắc dựa trên tiêu chuẩn để cấp mã số tham chiếu.

2.90. Tổ chức thành viên GS1 (GS1 member organisation)

Thành viên của GS1 chịu trách nhiệm quản trị Hệ thống GS1 tại nước sở tại (hoặc vùng đã ấn định). Nhiệm vụ này bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong đó, việc đảm bảo rằng các chủ nhãn hàng hóa sử dụng đúng hệ thống GS1, có quyền tham dự đào tạo, giáo dục, quảng cáo, thực hiện hỗ trợ và đóng góp tích cực vào GSMP.

2.91. Mã quốc gia GS1 (GS1 prefix)

Mã số gồm hai hay nhiều chữ số, do GS1 quản trị để cấp cho các tổ chức thành viên của GS1 hoặc để làm mã số lưu chuyển hạn chế.

2.92. Phương pháp kí hiệu GS1 sử dụng số phân định ứng dụng GS1 (GS1 symbologies using GS1 application identifiers)

Tất cả các phương pháp kí hiệu mã vạch được xác nhận của GS1 có thể mã hóa không chỉ GTIN như GS1-128, datamatrix GS1, databar GS1 và mã vạch hỗn hợp

2.93. Hệ thống GS1 (GS1 system)

Các quy định kĩ thuật, các tiêu chuẩn và hướng dẫn do GS1 quản trị.

2.94. Chuẩn XML của GS1 (GS1 XML)

Tiêu chuẩn của GS1 về giản đồ ngôn ngữ mô hình mở rộng, cung cấp cho người sử dụng một ngôn ngữ về thông điệp kinh doanh toàn cầu đối với thương mại điện tử, để kiểm soát thương mại điện tử có hiệu quả trên cơ sở internet.

2.95. Phương pháp kí hiệu GS1-128 (GS1-128 symbology)

Bộ con của mã 128, được sử dụng riêng cho các kết cấu dữ liệu của hệ thống GS1.

2.96. Tiền tố GS1-8 (GS1-8 prefix)

Mã số chỉ số gồm một, hai hay ba chữ số do GS1 quản trị, được cấp cho các tổ chức thành viên GS1 để tạo ra các GTIN-8 hoặc để cho các mã số lưu chuyển giới hạn (xem RCN-8).

2.97. Dạng ứng dụng của GTIN (GTIN application format)

Dạng cho GTIN-8, GTIN-12 hoặc GTIN-13 được dùng khi ứng dụng GTIN yêu cầu một trường cố định về độ dài, ví dụ như khi GTIN-13 được mã hóa vào phương pháp kí hiệu GS1-128 sử dụng số phân định ứng dụng (01)

2.98. GTIN-12

Khóa phân định của GS1 có 12 chữ số gồm mã doanh nghiệp UPC, số tham chiếu vật phẩm và số kiểm tra được dùng để phân định các thương phẩm.

2.99. GTIN-13

Khóa phân định của GS1 có 13 chữ số gồm Mã doanh nghiệp GS1, số tham chiếu vật phẩm và số kiểm tra được dùng để phân định các thương phẩm.

2.100. GTIN-14

Khóa phân định của GS1 có 14 chữ số gồm số giao vận (từ 1 đến 9), Mã doanh nghiệp GS1, số tham chiếu vật phẩm và số kiểm tra được dùng để phân định các thương phẩm.

2.101. GTIN-8

Khóa phân định của GS1 có 8 chữ số gồm tiếp đầu tố GS1-8, số tham chiếu vật phẩm và số kiểm tra được dùng để phân định thương phẩm.

2.102. Mẫu vạch chắn (guard bar pattern)

Mẫu phụ gồm các vạch và khoảng trống ứng với mẫu bắt đầu hay kết thúc trong phương pháp kí hiệu mã vạch, và dùng để tách hai phần bằng nhau của kí hiệu EAN-8, EAN-13 và UPC-A.

2.103. Vật phẩm dạng treo (hanging item)

Bất kì thương phẩm tiêu dùng bán lẻ nào thường được thể hiện trong kho dưới dạng treo.

2.104. Bao gói thứ nhất cho vật phẩm chăm sóc sức khỏe (healthcare primary packaging)

Cấp bao gói đầu tiên cho sản phẩm được gắn nhãn bằng một vật mang dữ liệu AIDC trên bao gói hoặc trên nhãn gắn vào bao gói đó. Đối với bao gói không tiệt trùng, cấp bao gói thứ nhất có thể là bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Đối với bao gói tiệt trùng, cấp bao gói thứ nhất có thể là bất kì một sự kết hợp nào của hệ thống bao gói tiệt trùng, có thể gồm một vật phẩm đơn hoặc các vật phẩm để dùng cho một lần điều trị như một bộ đồ nghề. Đối với kiểu bao gói cho một loại thương phẩm tiêu dùng bán lẻ, bao gói thứ nhất là cấp bao gói bên trong của mỗi thương phẩm bán lẻ.

2.105. Bao gói thứ hai cho vật phẩm chăm sóc sức khỏe (healthcare secondary packaging)

Cấp bao gói được gắn nhãn bằng một vật mang dữ liệu AIDC có thể đựng một hoặc nhiều bao gói thứ nhất hoặc một nhóm các bao gói thứ nhất chứa một vật phẩm đơn chiếc.

2.106. Cấp cao nhất của việc gắn nhãn bằng AIDC (cho các thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo luật định) (highest hevel of AIDC marking (for regulated healthcare trade items)

Cấp độ trong phạm vi một hệ thống đã được cấp chứng chỉ về việc gắn nhãn thương phẩm bằng AIDC cung cấp thông tin về GTIN, việc sê-ri hóa và có thể là các thông tin thuộc tính khác.

2.107. Mã số hóa đơn nội bộ (house way bill number)

Tài liệu của bên chuyển hàng được sử dụng chủ yếu để kiểm soát hàng hóa trong phạm vi hệ thống dịch vụ riêng của bên chuyển hàng.

2.108. Diễn giải thông tin người đọc được (human readable interpretation)

Các kí tự mà người có thể đọc được, như chữ cái và chữ số, tương ứng với các kí tự hình mã trong phạm vi mã vạch dành cho máy đọc.

2.109. Mã số phân định (identification number)

Trường số hoặc chữ và số nhằm tạo thuận lợi cho việc nhận dạng một thực thể phân biệt với một thực thể khác.

2.110. Số chỉ / Số giao vận (indicator)

Chữ số từ 1 đến 9 nằm ở phía ngoài cùng bên trái của GTIN-14.

2.111. Tài sản riêng (individual asset)

Thực thể là một phần trong bản kiểm kê tài sản của một công ty đã định (xem thêm phần tài sản có thể trả lại)

2.112. Số tham chiếu tài sản riêng (individual asset reference)

Một thành phần của GIAI do chủ nhãn hàng hóa cấp để tạo ra một GIAI đơn nhất.

2.113. Nhóm thương phẩm nội bộ (inner trade item grouping)

Bao gói trung gian của nhiều thương phẩm giống nhau hoặc sự phân loại định trước các thương phẩm. Nhóm thương phẩm nội bộ có thể hoặc không thể bán tại POS.

2.114. Phương pháp kí hiệu 2 xen kẽ 5 hoặc phương pháp kí hiệu ITF (interleaved 2 of 5 symbology)

Phương pháp kí hiệu mã vạch dùng cho mã vạch ITF-14.

2.115. Số mũ nghịch đảo (inverse exponent)

Con số phân định ứng dụng biểu thị vị trí của dấu chấm thập phân trong chuỗi yếu tố.

2.116. Số tham chiếu vật phẩm (item reference)

Một thành phần của GTIN do chủ nhãn hàng hóa cấp để tạo ra một GTIN đơn nhất.

2.117. Mã vạch ITF-14 (ITF-14 bar code)

Bộ con của phương pháp kí hiệu 2 xen kẽ 5 chỉ mã hóa GTIN trên các thương phẩm không nhằm để bán tại POS.

2.118. Bộ đồ nghề (kit)

Bộ dụng cụ các vật phẩm khác nhau về chăm sóc sức khỏe theo quy định được tập hợp lại để sử dụng cho một lần chữa bệnh.

2.119. Các cấp gắn nhãn AIDC (levels of AIDC marking)

Hệ thống đã được cấp chứng chỉ về việc gắn nhãn AIDC. Hệ thống này được xác định là các cấp tối thiểu, được nhấn mạnh và là cao nhất về việc gắn nhãn AIDC.

2.120. Mã vạch một chiều (linear bar code)

Phương pháp kí hiệu mã vạch sử dụng các vạch và khoảng trống theo một chiều.

2.121. Mã địa phương (local assigned code)

Việc sử dụng riêng biệt mã vạch UPC-E cho phân phối có giới hạn.

2.122. Số tham chiếu địa điểm (location reference)

Một thành phần của GLN do chủ nhãn hàng hóa cấp để tạo ra một GLN đơn nhất.

2.123. Số đo đơn vị logistic (logistic measures)

Các số đo kích thước bên ngoài, khối lượng tổng hay thể tích có tính cả chất liệu làm bao gói của một đơn vị logistic.

2.124. Đơn vị logistic (logistic unit)

Vật phẩm tổ hợp bất kì được thiết lập để vận chuyển và/ hoặc lưu kho cần được quản lý suốt chuỗi cung ứng. Đơn vị hậu cần được phân định bằng mã SSCC.

2.125. Độ phóng đại (magnification)

Các cỡ khác nhau của mã vạch dựa trên cỡ danh định và tỷ lệ tương quan cố định; được thể hiện bằng phần trăm hay phần thập phân tương đương của kích thước danh định.

2.126. Số kiểm tra đo lường (measure verifier-digit)

Con số được tính từ trường số đo của mã số có số đo thay đổi đã được mã hóa bằng phương pháp kí hiệu EAN/UPC. Số kiểm tra đo lường được sử dụng để kiểm tra xem dữ liệu đã được tạo thành đúng hay chưa.

2.127. Cấp tối thiểu của việc gắn nhãn bằng AIDC (cho các thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo quy định) (minimum hevel of AIDC marking (for regulated healthcare trade items)

Cấp độ trong phạm vi một hệ thống đã được cấp chứng chỉ về việc gắn nhãn thương phẩm bằng AIDC cung cấp thông tin về GTIN mà không có các thông tin thuộc tính khác.

2.128. Môđun (module)

Đơn vị đo chiều rộng danh định nhỏ nhất trong mã vạch. Trong một số phương pháp kí hiệu, các chiều rộng yếu tố có thể được quy định bằng bội số của mô đun. Mô-đun tương đương với kích thước X.

2.129. Môđun 10 (Modulo 10)

Tên thuật toán được dùng để tạo ra số kiểm tra cho các khóa phân định GS1.

2.130. Kí tự kiểm tra hình mã môđun 103 GS1-128 (modulo 103 GS1-128 symbol check character)

Một số, là kết quả của phép tính mô-đun, được mã hóa vào mã vạch GS1-128 làm kí tự tự kiểm tra hình mã. Nó được phần mềm tự động tạo ra làm kí tự khởi đầu hình mã và không được thể hiện thành dạng người đọc được.

2.131. Mặt đáy tự nhiên (natural base)

Mặt của bao gói thương phẩm tiêu dùng không để bán lẻ, dùng làm điểm tham chiếu để thu nhận các thuộc tính về kích thước cho mục đích xắp xếp dữ liệu.

2.132. Các hộp không có GTIN (non-GTIN packs)

Cấp bao gói của thương phẩm không có yêu cầu về việc phân định bằng mã GTIN của bên tham gia thương mại. Nếu có yêu cầu về mã GTIN thì vật phẩm này sẽ trở thành thương phẩm tiêu dùng để bán lẻ hoặc nhóm thương phẩm chuẩn.

2.133. Phân loại vật thể (object class)

Tương tự với đơn vị lưu hàng trong kho (SKU) hay cấp thương phẩm.

2.134. Trạng thái lẻ (odd parity)

Một đặc tính của việc giải mã kí tự hình mã ở đó kí tự hình mã mang một số lẻ các mô đun tối.

2.135. Mã vạch một chiều đa hướng (omnidirectional linear bar code)

Kí hiệu mã vạch một chiều được thiết kế cho các máy quét đa hướng có dung lượng cao được lập trình phù hợp tại POS đọc đa hướng theo phân đoạn.

2.136. Phiếu thanh toán (payment slip)

Thông báo của người tiêu dùng cuối cùng về lệnh thanh toán dịch vụ có hóa đơn bao gồm khoản tiền có thể trả và các điều kiện thanh toán.

2.137. Bệ (platform)

Pa-lét hoặc tấm trượt hoặc thiết bị khác dùng để cất giữ hay vận chuyển vật chở theo đơn vị có thể là đơn vị logistic hay GTIN.

2.138. Điểm bán lẻ (POS - point-of sale)

Đề cập đến quầy bán lẻ, nơi mã vạch đa hướng phải được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc quét thật nhanh, hoặc quầy bán lẻ dung lượng thấp nơi mã vạch một chiều hay mã vạch ma trận hai chiều được sử dụng cùng với máy quét ảnh.

2.139. Số kiểm tra giá (price check digit)

Con số được tính từ yếu tố giá của mã số có số đo thay đổi đã được mã hóa bằng phương pháp kí hiệu EAN/UPC. Dùng để kiểm tra dữ liệu đã được tạo thành một cách chính xác.

2.140. Mã vạch chính (primary bar code)

Mã vạch mã hóa số phân định vật phẩm (ví dụ GTIN, SSCC,...). Được dùng để xác định vị trí của mọi thông tin trong mã vạch bổ sung.

2.141. Vùng trống (quiet zone)

Vùng trống không ở trước kí tự bắt đầu và sau kí tự kết thúc của mã vạch.

2.142. Số chỉ vùng trống (quiet zone indicator)

Kí tự lớn hơn (>) hay nhỏ hơn (<), được in trong trường người đọc được của mã vạch, có đỉnh được xắp thẳng hàng với rìa ngoài cùng của vùng trống.

2.143. Tần số radio (radio frequency)

Mọi tần số trong phạm vi phổ sóng điện từ liên quan đến truyền sóng radio. Khi một dải tần số radio được truyền đến một ăng ten nào đó, một trường điện từ sẽ được tạo ra và sau đó trường điện từ này sẽ có khả năng truyền qua không gian. Có nhiều công nghệ không dây dựa trên cơ sở truyền đi của trường tần số radio.

2.144. Phân định tần số radio (RFID - radio frequency identification)

Công nghệ mang dữ liệu truyền thông tin qua các tín hiệu trong vùng tần số radio của phổ điện từ. Hệ thống phân định tần số radio bao gồm một ăng ten, một máy thu phát để đọc tần số radio và truyền thông tin đến thiết bị xử lý và một hệ thống tiếp sóng hoặc một nhãn, nó là một mạch tích hợp chứa mạch tần số radio và thông tin sẽ được truyền đi.

2.145. RCN-8

Mã số lưu chuyển giới hạn 8 chữ số (xem RCN - mã số lưu chuyển giới hạn) bắt đầu với 0 hoặc 2 của tiền tố GS1-8.

2.146. RCN-12

Mã số lưu chuyển giới hạn 12 con số (xem RCN)

2.147. RCN-13

Mã số lưu chuyển giới hạn 13 con số (xem RCN)

2.148. Biên lai hoàn trả tiền (refund receipt)

Biên lai được in ra từ thiết bị xử lý các công ten nơ rỗng (chai và thùng).

2.149. Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo quy định (regulated healthcare retail consumer trade item)

Thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo quy định được bán cho người tiêu dùng cuối tại quầy thuốc, được phân định bằng GTIN-13, GTIN-12 hoặc GTIN-8 sử dụng mã vạch ma trận hai chiều hay một chiều có thể quét được bằng các máy quét ảnh.

2.150. Thương phẩm tiêu dùng không bán lẻ thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo quy định (regulated healthcare non-retail consumer trade item)

Thương phẩm tiêu dùng không nhằm để quét tại POS và được phân định bằng GTIN-14, GTIN-13, GTIN-12 hoặc GTIN-8 sử dụng mã vạch ma trận hai chiều hay một chiều có thể quét được bằng các máy quét ảnh.

2.151. Mã số lưu chuyển giới hạn (RCN - restricted circulation number)

Biểu thị mã số phân định của GS1 dùng cho các ứng dụng đặc biệt trong môi trường giới hạn, do tổ chức thành viên GS1 quy định. RCN do GS1 cấp cho doanh nghiệp sử dụng nội bộ hoặc để tổ chức thành viên GS1 cấp trên cơ sở nhu cầu kinh doanh tại nước sở tại.

2.152. Mã nén số 0 của người bán lẻ (retailer zero-suppression code)

Một nhóm mã số phân định (tách biệt khỏi các mã được cấp tại địa phương) tạo thuận lợi cho việc sử dụng mã vạch UPC-E trong môi trường hệ thống kín (không dành cho các ứng dụng của chuỗi cung ứng mở).

2.153. Tài sản có thể quay vòng (returnable asset)

Thực thể có thể dùng lại, là sở hữu của một công ty và được dùng để vận chuyển hay lưu giữ hàng hóa. Tài sản có thể quay vòng được phân định bằng GRAI.

2.154. Máy quét (scanner)

Thiết bị điện tử để đọc mã vạch và chuyển chúng thành các tín hiệu điện tử mà máy vi tính có thể hiểu được.

2.155. Kí tự tách (separator character)

Kí tự hình mã chức năng 1 dùng để tách các chuỗi yếu tố ghép nào đó, phụ thuộc vào vị trí của chúng trong mã vạch GS1.

2.156. Mã số theo xê-ri (serial number)

Mã số hoặc mã chữ và số, cấp cho một trường hợp riêng của thực thể cho quãng thời gian tồn tại của nó. Có thể phân định một thực thể đơn nhất riêng bằng cách kết hợp mã GTIN với mã số theo xê ri.

VÍ DỤ Kính hiển vi môđen AC-2 với mã số theo xê ri 1234568 và kính hiển vi môđen AC-2 với mã số theo xê ri 1234569.

2.157. Số tham chiếu theo xê-ri (serial reference)

Thành phần của mã SSCC do chủ nhãn hàng hóa cấp để tạo ra một SSCC đơn nhất.

2.158. Mã công ten nơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC - serial shipping container code)

Khóa phân định của GS1 để phân định các đơn vị hậu cần. SSCC gồm một con số mở rộng, Mã doanh nghiệp GS1, số tham chiếu theo xê-ri và số kiểm tra.

2.159. Số tham chiếu dịch vụ (service reference)

Thành phần của GSRN do chủ nhãn hàng hóa cấp để tạo ra một GSRN đơn nhất.

2.160. Hàng gửi (shipment)

Nhóm các đơn vị logistic và vận tải được bên bán (bên gửi) hàng tập hợp lại và phân định theo một giấy báo vận tải hàng hóa và/ hoặc hóa đơn chất hàng gửi tới một khách hàng (bên nhận).

2.161. Vật phẩm có vòng đời ngắn (short life items)

Vật phẩm, sản phẩm chuẩn bị hoặc hoàn nguyên với thời gian sử dụng/ bày bán ngắn.

VÍ DỤ Thuốc về sức khỏe cytotoxic cần sự pha chế thủ công như thêm chất pha loãng để phù hợp với từng bệnh nhân.

2.162. Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ (retail consumer trade item/ single shipping) Còn được coi là vật phẩm vận chuyển từng cái trong thùng đựng.

VÍ DỤ Một cái xe đạp hoặc một cái vô tuyến.

2.163. Kí tự đặc biệt (special characters)

Kí tự được thiết kế theo quy định kĩ thuật về phương pháp mã hình.

2.164. Nhóm thương phẩm tiêu chuẩn (standard trade item grouping)

Một kết cấu chuẩn dành cho (nhiều) thương phẩm không để quét tại điểm bán. Chúng được phân định bởi GTIN-14, GTIN-13 hoặc GTIN-12.

2.165. Hệ thống bao gói vô trùng (sterile packaging system)

Sự kết hợp hệ thống chống nhiễm trùng (bao gói tối thiểu ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi sinh vật và cho phép sự chuẩn bị vô trùng sản phẩm tại điểm sử dụng) với bao gói bảo vệ (cấu hình nguyên vật liệu được thiết kế để ngăn ngừa sự phá hủy hệ thống chống nhiễm trùng và các vật chứa bên trong đến tận điểm sử dụng).

2.166. Nền (substrate)

Vật liệu để in mã vạch trên đó.

2.167. Nhà cung cấp (supplier)

Bên sản xuất, cung cấp hoặc trang bị vật phẩm hay dịch vụ.

2.168. Kí hiệu (symbol)

Sự kết hợp các kí tự hình mã với các đặc trưng mà phương pháp kí hiệu đặc thù đòi hỏi, bao gồm vùng trống, kí tự bắt đầu, kí tự kết thúc, các kí tự dữ liệu và các mẫu phụ khác cùng nhau hình thành nên một thực thể hoàn chỉnh có khả năng quét được; một trường hợp về phương pháp kí hiệu và kết cấu dữ liệu.

2.169. Kí tự của kí hiệu (symbol character)

Một nhóm các vạch và khoảng trống trong hình mã được giải mã như một đơn vị riêng. Kí tự của kí hiệu có thể thể hiện một con số riêng, một chữ cái, dấu cách, chỉ thị kiểm soát hoặc nhiều kí tự dữ liệu.

2.170. Kí tự kiểm tra kí hiệu (symbol check character)

Kí tự của kí hiệu hoặc bộ các mẫu vạch/ khoảng trống trong phạm vi GS1-128 hoặc databar GS1, đầu đọc mã vạch dùng giá trị của nó để thực hiện thuật toán kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu quét được. Nó không được thể hiện ở dạng người đọc được và cũng không được đưa vào máy in mã vạch và không được đầu đọc mã vạch truyền đi.

2.171. Độ tương phản của kí hiệu (symbol contrast)

Thông số nêu trong TCVN 7626 (ISO/IEC 15416) dùng để đo sự khác biệt giữa các giá trị về hệ số phản xạ nhỏ nhất và lớn nhất trong một đồ thị đặc tính phản xạ quét (SRP).

2.172. Phương pháp kí hiệu (symbology)

Phương pháp xác định thể hiện các kí tự số hoặc chữ thành mã vạch. Phương pháp kí hiệu chính là một loại mã vạch.

2.173. Yếu tố của phương pháp kí hiệu (symbology element)

Một hay nhiều kí tự trong mã vạch dùng để xác định tính toàn vẹn và xử lý bản thân mã vạch (ví dụ các vạch bắt đầu và kết thúc). Những yếu tố này là phần khởi đầu của phương pháp kí hiệu và không phải là phần dữ liệu được chuyển thành mã vạch.

2.174. Số phân định của phương pháp kí hiệu (symbology identifier)

Một chuỗi các kí tự do máy giải mã tạo ra (và đứng trước dữ liệu đã được giải mã do máy giải mã truyền đi) để phân định phương pháp kí hiệu mà từ đó dữ liệu đã được giải mã.

2.175. Thương phẩm (trade item)

Mọi vật phẩm (sản phẩm hay dịch vụ) mà cần phải truy tìm thông tin định trước về nó và có thể đã được định giá, đặt hàng hoặc báo giá ở bất kì điểm nào trong chuỗi cung ứng.

2.176. Số đo thương mại (trade measures)

Các số đo thực của thương phẩm có số đo thay đổi dùng cho việc báo giá (viết hóa đơn) thương phẩm.

2.177. Sự cắt bớt (truncation)

Việc in mã vạch ngắn hơn so với chiều cao nhỏ nhất theo quy định kĩ thuật về phương pháp kí hiệu khuyến nghị.

CHÚ THÍCH Cắt bớt chiều cao có thể gây khó khăn cho việc quét mã vạch.

2.178. Mã doanh nghiệp U.P.C (U.P.C. company prefix)

Một thể hiện đặc biệt của Mã doanh nghiệp GS1 cấu tạo từ tiền tố U.P.C và số phân định doanh nghiệp. Mã doanh nghiệp U.P.C chỉ được dùng để tạo ra GTIN-12, phiếu-12, RCN-12 và VCM-12 được mã hóa vào mã vạch UPC-A.

2.179. Tiền tố U.P.C (U.P.C. prefix)

Một thể hiện đặc biệt các tiếp đầu tố GS1 “00-99” có bỏ đi con số 0 ở đầu. Tiền tố U.P.C được sử dụng khi thể hiện GTIN-12, phiếu-12, RCN-12 và VCM-12 vào mã vạch UPC-A.

2.180. Vật được chở theo đơn vị (unit load)

Một hay nhiều bao gói để vận chuyển hoặc các vật phẩm khác được đặt trên bệ đánh dấu chúng cho phù hợp để vận chuyển, sắp xếp và lưu kho như một đơn vị.

2.181. Phân phối không hạn chế (unrestricted distribution)

Báo hiệu rằng dữ liệu của một hệ thống như vậy có thể được áp dụng cho hàng hóa để được xử lý ở mọi nơi trên thế giới mà không bị cản trở bởi các yếu tố như quốc gia, công ty và ngành công nghiệp.

2.182. Mã vạch UPC-A (UPC-A bar code)

Mã vạch thuộc phương pháp kí hiệu EAN/UPC mã hóa GTIN-12, phiếu-12, RCN-12 và VMN-12.

2.183. Mã vạch UPC-E (UPC-E Bar Code)

Mã vạch thuộc phương pháp kí hiệu EAN/UPC thể hiện GTIN-12 vào sáu con số được mã hóa rõ ràng và sử dụng công nghệ nén số 0.

2.184. Mã số số đo thay đổi (VMN - variable measure number)

Mã số lưu chuyển giới hạn dùng để phân định các sản phẩm có số đo thay đổi để quét tại điểm bán. VMN được các tổ chức thành viên GS1 quy định tại nước sở tại (xem VMN-12 và VMN-13).

2.185. Thương phẩm có số đo thay đổi (variable measure trade item)

Thương phẩm có thể được mua mà không có số đo xác định trước như trọng lượng hay chiều dài của nó.

2.186. VMN-12

Mã số lưu chuyển giới hạn 12 chữ số được mã hóa bằng mã vạch UPC-A để cho phép quét các sản phẩm có số đo thay đổi tại điểm bán. VMN-12 được xác định theo các quy định riêng của thị trường mục tiêu có liên quan với tiền tố 2 của GS1 Mỹ.

2.187. VMN-13

Mã số lưu chuyển giới hạn 13 chữ số được mã hóa bằng mã vạch EAN-13 để cho phép quét các sản phẩm có số đo thay đổi tại điểm bán. VMN-13 được xác định theo các quy định riêng của thị trường mục tiêu có liên quan với các tiền tố của GS1 từ 20 đến 29.

2.188. Số kiểm tra trọng lượng (weight check digit) Xem số kiểm tra đo lường.

2.189. Tỷ lệ rộng – hẹp (wide-to-narrow ratio)

Tỷ lệ giữa các yếu tố rộng và các yếu tố hẹp trong một phương pháp kí hiệu mã vạch. VÍ DỤ ITF-14 có hai chiều rộng yếu tố khác nhau.

2.190. Kích thước X (X-dimension)

Chiều rộng đã được định rõ của yếu tố hẹp trong mã vạch.

3. Chữ viết tắt

ADC

Thu nhận dữ liệu tự động

AI

Số phân định ứng dụng

AIDC

Phân định và thu nhận dữ liệu tự động

DPM

Ghi dấu (nhãn) trực tiếp trên chi tiết

EAN

EAN quốc tế, nay được gọi là GS1

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

EPC

Mã điện tử cho sản phẩm

FNC1

Kí tự kí hiệu chức năng 1

GDD

Từ điển dữ liệu toàn cầu

GDSN

Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu

GDTI

Số phân định toàn cầu loại tài liệu

GIAI

Số phân định toàn cầu tài sản riêng

GINC

Mã số toàn cầu về hàng kí gửi

GLN

Mã số địa điểm toàn cầu

GPC

Số phân loại sản phẩm toàn cầu

GRAI

Số phân định toàn cầu tài sản có thể quay vòng

GRCTI

Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ nói chung

GS1 Key

Khóa phân định GS1

GSIN

Mã số toàn cầu về hàng gửi

GSMP

Quá trình quản lý tiêu chuẩn toàn cầu

GSRN

Mã số toàn cầu về quan hệ dịch vụ

GTIN

Mã số toàn cầu về thương phẩm

ISBN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

ISSN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kì

LAC

Mã cấp ở địa phương

RCN

Mã số lưu chuyển giới hạn

RFID

Phân định tần số radio

RHRCTI

Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo quy định

RHTI

thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo quy định

RSS

Phương pháp kí hiệu giảm diện tích

RZSC

Mã nén số 0 của nhà bán lẻ

VMN

Mã số số đo thay đổi

UPC

Mã sản phẩm chung

ITF

Hai xen kẽ năm

SKU

Đơn vị lưu hàng trong kho

UN/EDIFACT

Các quy tắc của Liên hợp quốc về trao đổi dữ liệu điện về quản trị, thương mại và vận tải

 

Bảng danh mục các thuật ngữ

(Một) kí tự chữ-số (alphanumeric (an)) 

2.5

Bao gói thứ hai cho vật phẩm chăm sóc sức khỏe (healthcare secondary packaging)

2.105

Bao gói thứ nhất cho vật phẩm chăm sóc sức khỏe (healthcare primary packaging)

2.104

Bệ (platform)

2.137

Bên chuyển hàng (freight forwarder) 

2.56

Biên lai hoàn trả tiền (refund receipt) 

2.148

Bộ đồ nghề (kit) 

2.118

Các cấp gắn nhãn AIDC (levels of AIDC marking)

2.119

Các hộp không có GTIN (non-GTIN packs) 

2.132

Các khóa phân định GS1 (GS1 identification keys) 

2.89

Cách tính số kiểm tra của GS1 (GS1 check digit calculation) 

2.73

Cấp cao nhất của việc gắn nhãn bằng AIDC (cho các thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo luật định) (highest hevel of AIDC marking (for regulated healthcare trade items)

2.106

Cấp tối thiểu của việc gắn nhãn bằng AIDC (cho các thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo quy định) (minimum hevel of AIDC marking (for regulated healthcare trade items)

2.127

Chiều dài cố định (fixed length)

2.54

Chủ nhãn hàng hóa (brand owner) 

2.17

Chữ số mở rộng (extension digit)

2.53

Chuẩn XML của GS1 (GS1 XML)

2.94

Chuỗi đầy đủ (full string) 

2.57

Chuỗi yếu tố (element string) 

2.50

Dạng ứng dụng của GTIN (GTIN application format)

2.97

Databar GS1 (GS1 databar) 

2.81

Điểm bán lẻ (POS - point-of sale) 

2.138

Diễn giải thông tin người đọc được (human readable interpretation)

2.108

Độ phóng đại (magnification)

2.125

Độ tương phản của kí hiệu (symbol contrast)

2.171

Đơn vị logistic (logistic unit) 

2.124

EANCOM 

2.45

Ghép (concatenation) 

2.23

Ghi dấu trực tiếp trên chi tiết (direct part marking)

2.37

GS1 

2.87

GTIN-12 

2.98

GTIN-13 

2.99

GTIN-14 

2.100

GTIN-8 

2.101

Hàng gửi (shipment) 

2.160

Hàng hóa kí gửi (consignment)

2.25

Hệ thống bao gói vô trùng (sterile packaging system)

2.165

Hệ thống GS1 (GS1 system)

2.93

Hiệu nghiệm (active potency)

2.2

Họ phương pháp kí hiệu hỗn hợp databar GS1 (GS1 databar composite symbology family)

2.76

Họ phương pháp kí hiệu hỗn hợp EAN/UPC (EAN/UPC composite symbology family)

2.41

In trực tiếp (direct print)

2.38

Khách hàng (customer)

2.30

Khẩu độ ống kính (aperture)

2.6

Khóa phân định GS1 (GS1 identification key)

2.88

Kí hiệu (symbol)

2.168

Kí hiệu bổ sung (add-on symbol)

2.3

Kí tự chức năng 1 (function 1 symbol character (FNC1))

2.58

Kí tự của kí hiệu (symbol character)

2.169

Kí tự đặc biệt (special characters)

2.163

Kí tự dữ liệu (data character)

2.32

Kí tự kiểm tra hình mã môđun 103 GS1-128 (modulo 103 GS1-128 symbol check character)

2.130

Kí tự kiểm tra kí hiệu (symbol check character)

2.170

Kí tự tách (separator character)

2.155

Kích thước X (X-dimension)

2.190

Kiểm tra xác nhận mã vạch (bar code verification)

2.13

Lô/ mẻ (batch / lot)

2.15

Loại tài liệu (document type)

2.39

Loại tài sản (asset type)

2.7

Mã công ten nơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC - serial shipping container code)

2.158

Mã datamatrix GS1 (GS1 datamatrix)

2.85

Mã địa phương (local assigned code)

2.121

Mã điện tử cho sản phẩm (electronic product code)

2.48

Mã doanh nghiệp GS1 (GS1 company prefix)

2.75

Mã doanh nghiệp U.P.C (U.P.C. company prefix)

2.178

Mã nén số 0 của người bán lẻ (retailer zero-suppression code)

2.152

Mã quốc gia GS1 (GS1 prefix)

2.91

Mã số hóa đơn nội bộ (house way bill number)

2.107

Mã số lưu chuyển giới hạn (RCN - restricted circulation number)

2.151

Mã số phân định (identification number)

2.109

Mã số phân định toàn cầu tài sản có thể trả lại (GRAI - global returnable asset identifier)

2.66

Mã số số đo thay đổi (VMN - variable measure number )

2.184

Mã số theo xê-ri (serial number)

2.156

Mã số toàn cầu phân định hàng gửi (GSIN - global shipment identification number)

2.68

Mã số toàn cầu phân định hàng kí gửi (GINC - global identification number for consignment)

2.63

Mã số toàn cầu phân định loại tài liệu (GDTI - global document type identifier)

2.62

Mã số toàn cầu phân định tài sản riêng (GIAI - global individual asset identifier)

2.64

Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN - global trade item number)

2.70

Mã số toàn cầu về quan hệ dịch vụ (GSRN - global service relation number)

2.67

Mã tiền tệ chung trên phiếu của GS1 (GS1 common currency coupon code)

2.74

Mã toàn cầu phân định địa điểm (GLN - global location number)

2.65

Ma trận dữ liệu (data matrix)

2.33

Mã vạch (bar code)

2.12

Mã vạch cắt ngắn databar GS1 (GS1 databar truncated bar code)

2.84

Mã vạch chính (primary bar code)

2.140

Mã vạch đa hướng databar GS1 (GS1 databar omnidirectional bar code)

2.80

Mã vạch đa hướng xếp chồng databar GS1 (GS1 databar stacked omnidirectional bar code)

2.82

Mã vạch EAN-13 (EAN-13 Bar Code)

2.43

Mã vạch EAN-8 (EAN-8 Bar Code)

2.44

Mã vạch giới hạn databar GS1 (GS1 databar limited bar code)

2.79

Mã vạch ITF-14 (ITF-14 bar code)

2.117

Mã vạch mở rộng databar GS1 (GS1 databar expanded bar code)

2.77

Mã vạch mở rộng trên phiếu (coupon extended bar code)

2.27

Mã vạch mở rộng xếp chồng databar GS1 (GS1 databar expanded stacked bar code)

2.78

Mã vạch một chiều (linear bar code)

2.120

Mã vạch một chiều đa hướng (omnidirectional linear bar code)

2.135

Mã vạch UPC-A (UPC-A bar code)

2.182

Mã vạch UPC-E (UPC-E Bar Code)

2.183

Mã vạch xếp chồng databar GS1 (GS1 DataBar Stacked Bar Codel)

2.83

Mặt đáy tự nhiên (natural base)

2.131

Mặt trước mặc định (default front)

2.36

Mẫu phụ trợ (auxiliary patterns)

2.11

Mẫu vạch chắn (guard bar pattern)

2.102

Máy quét (scanner)

2.154

Môđun (module)

2.128

Môđun 10 (Modulo 10)

2.129

Mức cấu hình (configuration level)

2.24

Mức độ tăng cường của việc gắn nhãn AIDC (dành cho các thương phẩm về chăm sóc sức khỏe theo quy định) (enhanced level of AIDC marking (for regulated healthcare trade items))

2.51

Nền (substrate)

2.166

Người/ vật mang (carrier)

2.18

Nhà cung cấp (supplier)

2.167

Nhóm thương phẩm nội bộ (inner trade item grouping)

2.113

Nhóm thương phẩm tiêu chuẩn (standard trade item grouping)

2.164

Phân biệt tự động (auto discrimination)

2.9

Phân định tần số radio (RFID - radio frequency identification)

2.144

Phân định và thu nhận dữ liệu tự động (automatic identification and data capture)

2.10

Phân loại vật thể (object class)

2.133

Phân nhóm động (dynamic assortment)

2.40

Phân phối không hạn chế (unrestricted distribution)

2.181

Phiếu (coupon)

2.26

Phiếu thanh toán (payment slip)

2.136

Phiếu-12 (coupon-12)

2.28

Phiếu-13 (coupon-13)

2.29

Phương pháp kí hiệu (symbology)

2.172

Phương pháp kí hiệu 2 xen kẽ 5 hoặc phương pháp kí hiệu ITF (interleaved 2 of 5 symbology)

2.114

Phương pháp kí hiệu EAN/UPC (EAN/UPC Symbology)

2.42

Phương pháp kí hiệu GS1 sử dụng số phân định ứng dụng GS1 (GS1 symbologies using GS1 application identifiers) 

2.92

Phương pháp kí hiệu GS1-128 (GIÁM SÁT1-128 symbology)

2.95

Phương pháp kí hiệu hai chiều (2-dimensional symbology)

2.1

Phương pháp kí hiệu hỗn hợp (composite symbology)

2.22

Quá trình quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu (GSMP - global standards management process)

2.69

RCN-12 

2.146

RCN-13 

2.147

RCN-8 

2.145

Số chỉ / Số giao vận (indicator)

2.110

Số chỉ vùng trống (quiet zone indicator) 

2.142

Số đo đơn vị logistic (logistic measures)

2.123

Số đo thương mại (trade measures) 

2.176

Số kiểm tra (check digit) 

2.19

Số kiểm tra đo lường (measure verifier-digit) 

2.126

Số kiểm tra giá (price check digit) 

2.139

Số kiểm tra trọng lượng (weight check digit) 

2.188

Số mũ nghịch đảo (inverse exponent) 

2.115

Số phân định của phương pháp kí hiệu (symbology identifier)

2.174

Số phân định doanh nghiệp (company number)

2.20

Số phân định ứng dụng GS1 (GS1 application identifier)

2.71

Số tham chiếu địa điểm (location reference) 

2.122

Số tham chiếu dịch vụ (service reference)

2.159

Số tham chiếu tài sản riêng (individual asset reference)

2.112

Số tham chiếu theo xê-ri (serial reference)

2.157

Số tham chiếu vật phẩm (item reference)

2.116

Sự cắt bớt (truncation)

2.177

Sự nở/ co vạch (bar gain/loss)

2.14

Tài sản có thể quay vòng (returnable asset)

2.153

Tài sản riêng (individual asset)

2.111

Tần số radio (radio frequency)2.143

 

Thành phần hỗn hợp (composite component)

2.21

Thành phần mở rộng của GLN (GLN extension component)

2.61

Thông điệp điện tử (electronic message)

2.47

Thuộc tính (attribute)

2.8

Thương mại điện tử (electronic commerce)

2.46

Thương phẩm (trade item)

2.175

Thương phẩm có số đo cố định (fixed measure trade item)

2.55

Thương phẩm có số đo thay đổi (variable measure trade item)

2.185

Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ (retail consumer trade item/ single shipping)

2.162

Thương phẩm tiêu dùng bán lẻ thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo quy định (regulated healthcare retail consumer trade item)

2.149

Thương phẩm tiêu dùng không bán lẻ thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo quy định (regulated healthcare non-retail consumer trade item)

2.150

Thương phẩm tiêu dùng trong khâu bán lẻ (general retail consumer trade item)

2.60

Tiền tố GS1-8 (GS1-8 prefix)

2.96

Tiền tố U.P.C (U.P.C. prefix)

2.179

Tiêu đề của dữ liệu (data titles

2.35

Tổ chức thành viên GS1 (GS1 member organisation)

2.90

Trạng thái chẵn (even parity)

2.52

Trạng thái lẻ (odd parity)

2.134

Trường dữ liệu (data field)

2.34

Trường dữ liệu của số phân định ứng dụng GS1 (GS1 application identifier data field)

2.72

Từ điển dữ liệu toàn cầu của GS1 (GS1 global data dictionary)

2.86

Tỷ lệ rộng – hẹp (wide-to-narrow ratio)

2.189

Vạch bao (bearer bars)

2.16

Vật được chở theo đơn vị (unit load)

2.180

Vật mang dữ liệu (data carrier)

2.31

Vật phẩm có vòng đời ngắn (short life items)

2.161

Vật phẩm dạng treo (hanging item)

2.103

Việc quét mã trong khâu phân phối (general distribution scanning)

2.59

VMN-12

2.186

VMN-13

2.187

Vùng trống (quiet zone)

2.1441

Xác nhận dữ liệu AIDC (AIDC data validation)

2.4

Yếu tố (element)

2.49

Yếu tố của phương pháp kí hiệu (symbology element)

2.173

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS1 General Specification (Quy định kỹ thuật chung của GS1) của tổ chức GS1 quốc tế.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ và định nghĩa

3. Chữ viết tắt

Bảng danh mục các thuật ngữ

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi