Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 22/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng không và hàng hải
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 22/2005/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 22/2005/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/06/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Tăng cường năng lực cạnh tranh - Ngày 16/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/2005/CT-TTg về việc giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải hàng không và hàng hải. Thủ tướng chỉ thị Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện giảm các loại giá, phí, lệ phí hàng không, hàng hải theo hướng xóa bỏ phân biệt giữa hai đối tượng thu Việt Nam và nước ngoài cũng như giữa hoạt động quốc tế và trong nước, bảo đảm hết năm 2005 sẽ không được cao hơn mức bình quân của khu vực ASEAN... Việc giảm chi phí phải gắn liền với việc tăng năng suất vận tải, giảm giá thành đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh và giữ vững thị trường vận tải nội địa... Trong quý IV năm 2005, Bộ Giao rthông vận tải phải xây dựng xong phương án sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, hàng hải và dịch vụ hỗ trợ, hoàn thành sắp xếp trong năm 2006 để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời giảm giá thành dịch vụ...
Xem chi tiết Chỉ thị 22/2005/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 22/2005/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 22/ 2005/CT-TTG
NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ XÂY DỰNG CÁC
GIẢI PHÁP
GIẢM CHI PHÍ ĐẦU VÀO, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ
HÀNG HẢI
Thời gian qua, mặc
dù có nhiều sự kiện xảy ra trên thế giới như sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001
tại Mỹ, dịch SARS đầu năm 2003 tại nhiều nước trên thế giới đã ảnh hưởng đến
nền kinh tế nói chung và ngành hàng không, hàng hải nói riêng, nhưng hoạt động
của các doanh nghiệp vận tải trong hai ngành hàng không và hàng hải vẫn giữ
nhịp độ tăng trưởng đều qua các năm. Các con số thống kê cho thấy các doanh
nghiệp trong hai ngành hàng không, hàng hải đã nỗ lực duy trì kinh doanh ổn
định và có lợi nhuận. Giai đoạn 2001-2004, các doanh
nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,7%/năm về hành khách và 18,7% /năm về hàng hoá, bưu kiện.
Tổng số tầu vận tải biển năm 2000 chỉ có 336 chiếc các loại đến nay đã tăng lên
1007 chiếc, năm 2004, đội tàu biển Việt
Có được kết quả đáng
kể trên trước hết là do các cơ quan quản lý Nhà nước đã kịp thời ban hành cơ
chế, chính sách điều hành vĩ mô phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi và kích thích
sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải hàng không, hàng hải, đặc biệt là do
sự cố gắng phát huy tính sáng tạo và đưa ra những giải pháp tích cực để thực
hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành
hàng không, hàng hải. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới phương tiện,
thiết bị, công nghệ. Đội tàu bay, tàu biển quốc gia được trẻ hoá và tăng thêm
về số lượng, phát huy tốt vai trò chủ lực vận tải của ngành, các doanh nghiệp
vận tải đã tích cực khai thác, tìm kiếm thị trường và nguồn khách, nguồn hàng
mới để nâng cao thị phần vận tải.
Tuy nhiên, kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng không và hàng hải chưa vững chắc,
còn chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài. Khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trên thị trường quốc tế còn yếu, thị phần quốc tế chiếm lĩnh chưa
cao, thị trường nội địa nhỏ nhưng cạnh tranh hết sức gay gắt, đặc biệt đối với
các doanh nghiệp vận tải biển. Bên cạnh đó, sức thu
hút của các cảng hàng không, cảng biển đối với hoạt động quốc tế còn bị hạn chế
do mức phí và lệ phí hàng không, hàng hải còn tương đối cao so với các nước
trong khu vực.
Việt Nam đã, đang và
sẽ chủ động hội nhập quốc tế để phát huy và tận dụng những ưu thế sẵn có trong
thương mại quốc tế
a) Tăng năng suất
vận tải, giảm chi phí để giảm giá thành đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ,
sản phẩm.
b) Phát triển kết
cấu hạ tầng, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại.
c) Nâng cao năng lực
quản trị kinh doanh để có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước
trong khu vực và quốc tế; giữ vững thị trường vận tải nội địa.
d) Chủ động hội nhập
quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi khi Việt
đ) Ưu tiên phát
triển khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực
đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới.
e) Thúc đẩy nhanh
chóng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, bình đẳng để các doanh nghiệp hoạt động.
Để thực hiện thắng
lợi các nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chỉ đạo và tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải trong ngành hàng không, hàng hải chủ
động xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp mình phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh, điều
kiện tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp.
b) Chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp vận tải trong ngành hàng không, hàng hải cạnh tranh lành mạnh,
hoạt động bình đẳng.
c) Trong Quý IV năm
2005, xây dựng xong phương án sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng
không, hàng hải và dịch vụ hỗ trợ và hoàn thành sắp xếp trong năm 2006 để đảm
bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng đồng thời giảm giá
thành dịch vụ.
d) Chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
hàng không, hàng hải, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển thị trường,
đầu tư đổi mới phương tiện, trang thiết bị và ổn định tổ chức hoạt động.
2. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư:
a) ưu tiên bố trí kế
hoạch đầu tư đổi mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng cho ngành hàng không, hàng hải
và mua sắm các phương tiện, trang thiết bị hiện đại.
b) Chủ động tìm kiếm
và đàm phán các nguồn vốn ODA để bổ sung cho việc đầu tư, mua sắm của các doanh
nghiệp ngành hàng không, hàng hải.
c) Chỉ đạo đẩy mạnh
xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào các lĩnh vực ưu tiên của ngành hàng không, hàng hải.
3. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thương mại xem xét, ban hành hoặc trình cấp có
thẩm quyền ban hành các chính sách thuế (đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập các phương tiện vận tải, phụ tùng, vật tư) có
liên quan theo kiến nghị hợp lý của các doanh nghiệp và các chính sách khác
nhằm khuyến khích phát triển đội tầu bay, tàu biển quốc gia.
b) Tiếp tục thực
hiện lộ trình giảm các loại giá, phí, lệ phí hàng không, hàng hải theo hướng
xoá bỏ phân biệt giữa hai đối tượng thu Việt Nam và nước ngoài cũng như giữa
hoạt động quốc tế và trong nước, bảo đảm hết năm 2005 sẽ không được cao hơn mức
bình quân của khu vực ASEAN.
c) Chỉ đạo Tổng cục
Hải quan tiến hành rà soát và áp dụng các thủ tục kiểm tra hải quan, đảm bảo
đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, tạo điều kiện giải phóng và lưu thông nhanh phương tiện vận tải hàng hoá vận chuyển.
4. Bộ Thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành các chính sách, thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, thuê,
cho thuê, trao đổi, xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị, vật tư, phụ tùng tầu
bay, tàu biển, đặc biệt là đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được.
b) Phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải cung cấp và cập nhật thông tin về
thị trường, giá cả trên mạng thông tin đại chúng; tổ chức rộng rãi việc tư vấn
về thị trường, giá cả và những vấn đề có liên quan.
5. Các Tổng công ty
Hàng không Việt
a) Chủ động xây dựng
và tổ chức thực hiện các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp mình phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh,
tình hình tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Các giải pháp phải
được xây dựng đồng bộ trên các mặt đầu tư, thị trường, thương mại, chính sách
sản phẩm, khoa học công nghệ, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân
lực.
b) Đẩy nhanh quá
trình tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo các đề án đã
được phê duyệt, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa Tổng công ty và
các đơn vị thành viên, trên cơ sở đó giảm thiểu các chi phí trung gian, không
hiệu quả phát sinh do cơ cấu tổ chức bất hợp lý gây ra. Thực
hiện nghiêm túc kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu, cổ phần hoá các doanh nghiệp thành
viên.
c) Chấp hành nghiêm
chỉnh luật pháp, đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước liên quan (có thể
thông qua các hiệp hội chuyên ngành) về những yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung các
quy định của pháp luật hiện hành.
d) Chủ động tìm
kiếm, mở rộng thị trường và đối tác nước ngoài. Thường xuyên cải tiến kỹ thuật,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thực hiện tốt chế độ báo cáo, cung cấp thông
tin chuyên ngành cho các cơ quan nhà nước liên quan.
6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực
hiện Chỉ thị này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, kết quả và những
vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý.
Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.