Thông tư 14/2024/TT-BYT chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 14/2024/TT-BYT

Thông tư 14/2024/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:14/2024/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
06/09/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

Ngày 06/9/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BYT hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền. Dưới đây là một số nội dung của phương pháp phức chế:

1. Mục đích của phương pháp sao vàng là:

- Giảm tính hàn của dược liệu;

- Làm tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ;

- Làm khô dược liệu;

- Tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền;

- Giảm một số tác dụng không mong muốn.

2. Các bước thực hiện phương pháp sao vàng bao gồm:

- Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 100 - 150°C, cho dược liệu vào, đảo đều đến khi mặt ngoài dược liệu có màu vàng hoặc màu sẫm hơn so với dược liệu lúc chưa sao, bẻ dược liệu, bên trong vẫn giữ nguyên màu. Lấy ra, để nguội.

- Lưu ý: Nhiệt độ tăng từ từ, đều, không quá nhanh gây cháy xém. Những dược liệu có màu tối hơn màu vàng (như: màu nâu, xanh, lục, vàng cam, đỏ...) quá trình sao phải không có khói do cháy; vị thuốc cổ truyền phải có màu khác rõ rệt so với màu dược liệu khi chưa sao nhưng không được có màu đen do cháy.

3. Phương pháp sao vàng cháy cạnh làm tăng tác dụng tiêu thụ; tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị và khử các mùi khó chịu của dược liệu. Thực hiện phương pháp sao vàng cháy cạnh như sau: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 170 - 200°C, cho dược liệu vào, đảo đều đến khi có khói nhẹ, mặt ngoài vị thuốc cổ truyền có màu vàng, cạnh vị thuốc cổ truyền có màu nâu đen, mùi thơm cháy, lấy ra, để nguội.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 28/10/2024.

Xem chi tiết Thông tư 14/2024/TT-BYT tại đây

tải Thông tư 14/2024/TT-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 14/2024/TT-BYT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 14/2024/TT-BYT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
BỘ Y TẾ
______
Số: 14/2024/TT-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2024

THÔNG TƯ

Hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

_______________

Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu (sau đây viết tắt là cơ sở).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chế biến dược liệu là quá trình sơ chế hoặc phức chế dược liệu.
2. Sơ chế dược liệu là quá trình thực hiện một hoặc nhiều thao tác sau: loại tạp, ngâm, rửa, ủ, cắt đoạn, thái phiến, phơi, sấy để tạo thành dược liệu sơ chế.
3. Phức chế dược liệu là quá trình chế biến theo lý luận của y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian làm thay đổi về chất, lượng và bản chất của dược liệu để tạo thành vị thuốc cổ truyền.
4. Phụ liệu dùng trong chế biến dược liệu là những nguyên liệu được dùng thêm trong các giai đoạn của quá trình chế biến dược liệu nhằm tăng thêm tác dụng điều trị hoặc hạn chế tác dụng không mong muốn hoặc thay đổi mùi, vị của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Điều 3. Ban hành phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
1. Phương pháp chung chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp chế biến cụ thể của một số vị thuốc cổ truyền quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Hướng dẫn sử dụng
1. Phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này làm căn cứ để cơ sở xây dựng quy trình sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
2. Trường hợp cơ sở sử dụng phương pháp chế biến chưa có hoặc chưa được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này thì cơ sở tham khảo phương pháp chế biến được ghi trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới hoặc trong sách đào tạo dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền để xây dựng phương pháp chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của sản phẩm sau chế biến.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2024.
2. Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 07 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các lô thuốc, vị thuốc cổ truyền đã sản xuất theo Giấy đăng ký lưu hành được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng theo quy định, kể cả phương pháp chế biến dược liệu khác so với phương pháp chế biến dược liệu quy định tại Thông tư này.
2. Các thuốc, vị thuốc cổ truyền đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà trong quy trình sản xuất thuốc, bán thành phẩm có phương pháp chế biến dược liệu khác so với phương pháp chế biến dược liệu quy định tại Thông tư này; cơ sở đăng ký phải thực hiện cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung công thức, quy trình sản xuất và các thông tin liên quan trong thời gian chậm nhất 02 năm từ ngày cấp Giấy đăng ký lưu hành hoặc trước ngày 31 tháng 12 năm 2026.
3. Trường hợp thuốc, vị thuốc cổ truyền đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp Giấy đăng ký lưu hành; cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định, trong đó các quy định về chế biến dược liệu áp dụng theo quy định tại Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 07 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền; trừ trường hợp cơ sở tự nguyện thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Trường hợp thuốc, vị thuốc cổ truyền nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng chưa tự nguyện thực hiện theo quy định tại Thông tư này và được cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc; trong thời hạn tối đa 02 năm kể từ ngày cấp Giấy đăng ký lưu hành, cơ sở phải thực hiện cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung công thức, quy trình sản xuất và các thông tin liên quan trong hồ sơ đăng ký theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ủy ban xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Phòng Công báo,
Cổng TTĐT Chính phủ);
- Đ/c Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra thuộc Bộ Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam;
- Tổng công ty dược Việt Nam;
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược liệu,
vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu;
- Cổng TTĐT BYT, Website Cục QL YDCT;
- Lưu: VT, PC, YDCT (03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP CHUNG CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2024/TT-BYT ngày 06 tháng 9 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Chương I

PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ

 

Điều 1. Phương pháp loại tạp

1. Mục đích:

- Loại bỏ những bộ phận không dùng, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc;

- Loại những bộ phận gây ra tác dụng không mong muốn;

- Loại bỏ những tạp chất lẫn vào trong quá trình phơi sấy và tạp chất độc;

- Tạo ra sự đồng đều về mặt kích thước.

2. Kỹ thuật sơ chế: Tiến hành loại bỏ các bộ phận không dùng làm thuốc (rễ phụ, đầu rễ, lõi rễ, lông, lớp bần...).

Điều 2. Phương pháp rửa

1. Mục đích:

- Làm sạch dược liệu;

- Làm mềm dược liệu;

- Khử mùi hôi tanh của một số dược liệu (dùng nước sắc của một số dược liệu có tinh dầu);

- Giảm tác dụng không mong muốn.

2. Kỹ thuật sơ chế: Rửa bằng nước sinh hoạt để loại bỏ tạp cơ học (đất, cát, sỏi...). Có thể rửa 1 - 3 lần tùy từng loại dược liệu. Để ráo nước, phơi, sấy đến khi khô.

Điều 3. Phương pháp ngâm

1. Mục đích:

- Làm mềm dược liệu để dễ thái, chặt và chế biến;

- Loại muối bám vào dược liệu, loại tạp chất;

- Giảm độc tính, loại nhớt ngứa, giảm tác dụng không mong muốn;

- Tăng dẫn thuốc vào kinh.

2. Kỹ thuật sơ chế: Rửa sạch dược liệu, sau đó ngâm dược liệu ngập trong nước (thường để nước ngấm vào khoảng 3/10 dược liệu). Thời gian ngâm tùy thuộc vào bản chất, kích thước, mục đích sử dụng và nhiệt độ của mùa. Quá trình ngâm phải thường xuyên khuấy đảo và thay nước nhiều lần.

Điều 4. Phương pháp ủ

1. Mục đích:

- Làm mềm dược liệu để dễ thái, chặt;

- Lên men dược liệu;

- Làm thơm dược liệu;

- Tạo dáng ngay sau thu hái;

- Để phụ liệu ngấm vào dược liệu.

2. Kỹ thuật sơ chế: Rửa sạch dược liệu, cho vào trong thiết bị kín để ủ, trong quá trình ủ đảo đều hoặc phun nước, phụ liệu đến khi đạt yêu cầu. Lấy ra, để ráo nước.

Điều 5. Phương pháp thái phiến, cắt đoạn

1. Mục đích: Phân chia dược liệu đến kích thước thích hợp.

2. Kỹ thuật sơ chế: Rửa, ngâm, ủ hoặc làm mềm dược liệu trước khi thái phiến, cắt đoạn.

Tùy theo đặc tính của dược liệu và yêu cầu riêng, tiến hành thái phiến hoặc cắt đoạn dược liệu bằng các thiết bị phù hợp đến kích thước thích hợp.

Điều 6. Phương pháp phơi

1. Mục đích: Làm khô dược liệu, bảo quản dược liệu.

2. Kỹ thuật sơ chế:

a) Phơi âm can (không trực tiếp dưới nắng): áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu.

Dược liệu sau khi thái, cắt được tãi đều ra khay, tiến hành phơi dưới bóng mát, nơi thoáng gió đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

b) Phơi trực tiếp dưới nắng: áp dụng đối với tất cả các dược liệu, trừ dược liệu chứa tinh dầu.

Dược liệu sau khi thái, cắt được tãi đều ra khay, tiến hành phơi ngoài trời nắng đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

Điều 7. Phương pháp sấy

1. Mục đích: Làm khô dược liệu, bảo quản dược liệu.

2. Kỹ thuật sơ chế: Cho dược liệu vào các khay sấy, cài đặt nhiệt độ, thời gian cho phù hợp từng loại dược liệu. Sấy đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

 

Chương II

PHƯƠNG PHÁP PHỨC CHẾ VÀ PHỤ LIỆU CHẾ BIẾN

 

Mục I. Phương pháp phức chế

Điều 8. Phương pháp sao qua

1. Mục đích:

- Tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền;

- Làm khô, hạn chế mốc, mọt nhằm bảo quản vị thuốc cổ truyền;

- Diệt enzyme, giúp ổn định thành phần hóa học.

2. Các bước thực hiện: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 50 - 80°C, cho dược liệu vào, đảo nhanh, đều đến khi dược liệu khô, mùi thơm, lấy ra, để nguội. Đối với dược liệu chứa tinh dầu phải sao ở nhiệt độ thấp hơn 60°C.

Điều 9. Phương pháp sao vàng

1. Mục đích:

- Giảm tính hàn của dược liệu;

- Làm tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ;

- Làm khô dược liệu;

- Tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền;

- Giảm một số tác dụng không mong muốn.

2. Các bước thực hiện:

- Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 100 - 150°C, cho dược liệu vào, đảo đều đến khi mặt ngoài dược liệu có màu vàng hoặc màu sẫm hơn so với dược liệu lúc chưa sao, bẻ dược liệu, bên trong vẫn giữ nguyên màu. Lấy ra, để nguội.

- Lưu ý: Nhiệt độ tăng từ từ, đều, không quá nhanh gây cháy xém. Những dược liệu có màu tối hơn màu vàng (như: màu nâu, xanh, lục, vàng cam, đỏ...) quá trình sao phải không có khói do cháy; vị thuốc cổ truyền phải có màu khác rõ rệt so với màu dược liệu khi chưa sao nhưng không được có màu đen do cháy.

Điều 10. Phương pháp sao vàng cháy cạnh

1. Mục đích:

- Làm tăng tác dụng tiêu thực;

- Làm tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị;

- Khử các mùi khó chịu của dược liệu.

2. Các bước thực hiện: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 170 - 200°C, cho dược liệu vào, đảo đều đến khi có khói nhẹ, mặt ngoài vị thuốc cổ truyền có màu vàng, cạnh vị thuốc cổ truyền có màu nâu đen, mùi thơm cháy, lấy ra, để nguội.

Điều 11. Phương pháp sao vàng hạ thổ

1. Mục đích:

- Tạo sự cân bằng âm - dương;

- Giảm bớt “hỏa độc”;

- Giảm mùi vị khó chịu.

2. Các bước thực hiện: Chuẩn bị hố đất, mỗi chiều dài khoảng 25 - 30 cm, trải lớp vải thô, cho dược liệu đã được sao vàng vào hố, phủ lớp vải lên trên. Để khoảng 30 phút. Lấy ra, dàn mỏng, để nguội.

Điều 12. Phương pháp sao đen

1. Mục đích:

- Tăng tác dụng tiêu thực;

- Giảm tính mãnh liệt;

- Giảm tính hàn của dược liệu.

2. Các bước thực hiện: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 180 - 240°C, cho dược liệu vào, đảo đều và chậm đến khi có khói bay lên; mặt ngoài có màu đen; bên trong có màu vàng; mùi thơm cháy. Có thể phun ít nước vào để làm nguội, đảo thêm chừng 2 - 3 phút. Lấy ra, để nguội. Khi sao đen, giai đoạn đầu điều chỉnh nhiệt như sao vàng, giai đoạn sau tăng nhiệt độ đến khoảng 180 - 240°C.

Điều 13. Phương pháp sao cháy

1. Mục đích:

- Tăng tác dụng cầm máu hoặc tạo ra tác dụng mới;

- Giảm độc tính hoặc giảm tác dụng không mong muốn (gây ngứa...).

2. Các bước thực hiện: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 220 - 300°C, cho dược liệu vào, đảo đều như sao vàng sau đó tăng nhiệt độ 220 - 300°C, đảo nhanh đến khi có khói bay lên, mặt ngoài vị thuốc cổ truyền màu đen, bên trong màu nâu đen, mùi thơm cháy. Có thể phun nước sạch vào, đảo thêm vài phút. Đổ ra khay, tãi đều. Để nguội.

Điều 14. Phương pháp chích rượu

1. Mục đích:

- Làm thay đổi tác dụng của dược liệu;

- Dẫn thuốc đi lên;

- Làm tăng tác dụng hoạt huyết thông lạc.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu đã thái, chặt: phun hoặc trộn đều rượu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết rượu, thỉnh thoảng đảo cho rượu thấm đều vào dược liệu; cho dược liệu đã thấm rượu vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ, sao tới khi dược liệu khô, chuyển màu sẫm, có mùi thơm. Lấy ra, tãi đều, để nguội.

Điều 15. Phương pháp chích gừng

1. Mục đích:

- Giảm tính hàn, làm tăng tác dụng hòa vị chỉ ẩu;

- Làm giảm độc tính và tăng tác dụng của dược liệu.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu đã thái, chặt: phun hoặc trộn đều nước gừng vào dược liệu đã thái, chặt, ủ khoảng 60 phút cho thấm hết nước gừng, thỉnh thoảng đảo cho nước gừng thấm đều vào dược liệu, điều chỉnh nhiệt độ, sao đến khi dược liệu khô, chuyển màu vàng hoặc sẫm hơn, có mùi thơm. Lấy ra, tãi đều, để nguội.

Điều 16. Phương pháp chích muối

1. Mục đích:

- Giúp bảo quản dược liệu, hạn chế mốc, mọt;

- Tăng khả năng dẫn tới thận, bàng quang, xuống hạ tiêu;

- Tăng cường tác dụng ích can thận, tăng tác dụng tư âm giáng hỏa, lợi thủy.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu đã thái, chặt: phun hoặc trộn đều nước muối với dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết nước muối, đảo cho nước muối thấm đều vào dược liệu. Sau đó, cho dược liệu vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ, đảo đều khoảng 15 - 20 phút cho đến khi dược liệu khô, mùi thơm, màu vàng hoặc sẫm hơn, lấy ra, tãi cho nguội. Có thể sao dược liệu đến hơi vàng rồi mới phun nước muối và sao đến khi dược liệu khô.

Điều 17. Phương pháp chích giấm

1. Mục đích:

- Tăng dẫn thuốc vào kinh can đờm, tăng tác dụng hành khí, hoạt huyết, khử ứ, chỉ thống;

- Hòa hoãn dược tính (hòa hoãn tác dụng tả hạ để giảm độc của thuốc trục thủy);

- Acid hóa môi trường, có thể tăng khả năng hòa tan một số thành phần trong vị thuốc cổ truyền (alcaloid);

- Trung hòa Ca(OH)2 trong một số dược liệu (Cửu khổng, Mẫu lệ, Trân châu mẫu...) (sử dụng giấm để tôi).

2. Các bước thực hiện: Dược liệu đã thái, chặt: phun hoặc trộn đều giấm với dược liệu đã thái, chặt theo tỷ lệ quy định, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết, đảo cho giấm thấm đều vào dược liệu. Sau đó cho dược liệu vào thiết bị sao, sao cho tới khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt trở nên vàng hoặc sẫm màu hơn. Lấy ra, tãi đều, để nguội.

Điều 18. Phương pháp chích mật ong

1. Mục đích:

- Giúp bảo quản dược liệu;

- Giảm vị đắng, chát;

- Tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, chỉ ho, nhuận phế của dược liệu và hòa hoãn tính dược (giảm bớt độc tính);

- Hiệp đồng tác dụng trong bài thuốc để trị các bệnh đường tiêu hóa.

2. Các bước thực hiện: Pha loãng mật ong với nước, sau đó tẩm hoặc trộn đều vào dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết, trong quá trình ủ thỉnh thoảng đảo cho mật ong thấm đều vào dược liệu. Sau đó, cho dược liệu vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ và đảo đều liên tục cho đến khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt đều màu, sờ không dính tay. Lấy ra, tãi đều, để nguội.

Điều 19. Phương pháp sao cám

1. Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ, hòa vị;

- Giảm tính chất khô táo của dược liệu;

- Khử mùi hôi của một số dược liệu là côn trùng như Bạch cương tàm.

2. Các bước thực hiện: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 140 - 160°C, cho cám gạo vào, đảo đều đến khi có mùi thơm của cám gạo, có khói trắng bay lên thì cho dược liệu vào sao cùng, đảo nhanh, đều đến khi vị thuốc cổ truyền màu vàng hoặc màu vàng thẫm lại. Đổ ra, rây/sàng bỏ cám, tãi đều, để nguội.

Điều 20. Phương pháp sao cách gạo

1. Mục đích: Tăng tác dụng kiện tỳ, vị.

2. Các bước thực hiện: Làm nóng thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ, cho gạo và dược liệu vào thiết bị, đảo đều đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm, đổ ra, sàng bỏ gạo, để nguội.

Điều 21. Phương pháp sao cách bột văn cáp

1. Mục đích: Làm chín một số dược liệu dễ bị kết dính khi sao.

2. Các bước thực hiện: Cho bột văn cáp vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ và đảo đều đến khi bột văn cáp nóng khoảng 200 - 250°C hoặc khi đảo thấy bột chuyển động linh hoạt, cho dược liệu vào đảo đến khi vị thuốc cổ truyền đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Sàng bỏ văn cáp, để nguội.

Điều 22. Phương pháp sao cách cát

1. Mục đích:

- Nâng cao nhiệt độ sao;

- Truyền nhiệt đều vào các dược liệu có góc cạnh.

2. Các bước thực hiện: Cho cát vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ sao khoảng 250 - 300°C, đảo đều đến khi thấy cát chuyển động linh hoạt, cho dược liệu vào, đảo đều và nhanh đến khi vị thuốc cổ truyền đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Sàng bỏ cát, để nguội.

Điều 23. Phương pháp sao cách đất

1. Mục đích: Tăng tác dụng kiện tỳ, an vị, chống nôn.

2. Các bước thực hiện: Đất sét màu vàng (hoàng thổ) sao đến khi nóng đều (khoảng 60 - 100°C), cho dược liệu vào, đảo đều tay đến khi dược liệu được bám một lớp bột đất màu vàng trên bề mặt vị thuốc cổ truyền, mùi thơm, đổ ra, rây bỏ đất, xoa đến khi hết bột đất.

Điều 24. Phương pháp nung kín

1. Mục đích: Làm thay đổi thể chất của dược liệu (làm giòn, xốp) để nghiền, tán.

2. Các bước thực hiện: Cho dược liệu vào thiết bị nung, đậy nắp kín, điều chỉnh nhiệt độ khoảng 300 - 500°C, giữ nhiệt độ nung đến khi vị thuốc cổ truyền đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Lấy ra, để nguội, tán, rây lấy bột mịn.

Điều 25. Phương pháp nung hở

1. Mục đích: Làm thay đổi thể chất của dược liệu (làm giòn, xốp) để nghiền, tán.

2. Các bước thực hiện: Rải các lớp xen kẽ nhau theo thứ tự sau: nhiên liệu (cấp nhiệt) - dược liệu - nhiên liệu. Đốt nhiên liệu cho cháy âm ỉ đến khi nóng đỏ đều dược liệu. Phủ lên trên cùng một lớp tro dày khoảng 5 cm. Để khoảng 4 - 10 giờ đến khi nguội. Lấy dược liệu, làm sạch tro, tán, rây lấy bột. Nhiên liệu thường dùng là: vỏ trấu lúa, mạt gỗ. Có thể rải thêm một lớp than gỗ xen kẽ để tăng thời gian lưu nhiệt.

Điều 26. Phương pháp hỏa phi

1. Mục đích:

- Làm thay đổi cấu trúc, tính chất của một số dược liệu là khoáng vật;

- Loại bỏ nước dưới dạng liên kết hóa học trong dược liệu.

2. Các bước thực hiện: Điều chỉnh nhiệt độ trong thiết bị đạt khoảng 200 - 250°C, cho dược liệu vào đảo đều hoặc không đảo (phèn phi), đến khi vị thuốc cổ truyền đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Để nguội, tán, rây lấy bột mịn.

Điều 27. Phương pháp nướng

1. Mục đích:

- Làm chín dược liệu;

- Tăng tính ấm, tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị;

- Giảm tính mãnh liệt của dược liệu.

2. Các bước thực hiện: Hơ dược liệu trên than, bếp hoặc vùi trong tro nóng đến khi vị thuốc cổ truyền đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Có thể bọc bên ngoài dược liệu một lớp cám mỏng hoặc giấy bản (đã được thấm ẩm) trước khi hơ lửa.

Điều 28. Phương pháp thủy phi

1. Mục đích:

- Giảm độc tính của dược liệu;

- Loại bớt một số tạp chất hòa tan trong nước;

- Lấy bột thật mịn;

- Giảm nhiệt độ khi tán làm biến đổi thành phần hóa học của dược liệu;

2. Các bước thực hiện: Cho dược liệu vào dụng cụ tán là sành, sứ... (không dùng dụng cụ bằng kim loại như sắt, đồng, tôn...), đổ nước ngập dược liệu (thường lượng nước gấp 10 lần lượng dược liệu). Sau khi tán kỹ, hớt bỏ bụi rác bên trên, gạn lấy lớp nước bột huyền phù sang một dụng cụ khác, phần còn lại tiếp tục làm như thế nhiều lần. Gộp tất cả nước bột, để lắng, gạn bỏ lớp nước, lấy cắn đem phơi âm can hoặc sấy nhẹ đến khô.

Điều 29. Phương pháp chưng

1. Mục đích:

- Chuyển hóa tác dụng, thay đổi tính vị của dược liệu theo mục đích điều trị;

- Tạo mùi vị thơm, giảm vị đắng chát;

- Giúp dễ hấp thu, đạt hiệu quả điều trị.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu được phun hoặc trộn đều với dịch phụ liệu theo tỷ lệ quy định (hoặc hỗn dịch) cho thấm hết. Đảo đều, ủ cho mềm, sau đó cho vào dụng cụ bằng inox hoặc nhôm, đặt vào nồi có sẵn nước, đậy kín và đun cách thủy trong nhiều giờ và có thể nhiều ngày (tùy yêu cầu của từng vị thuốc cổ truyền). Thường xuyên duy trì nhiệt độ sôi âm ỉ, dược liệu được tiếp xúc đủ với dịch phụ liệu để dịch phụ liệu thấm đều vào dược liệu, thi thoảng đảo đều. Bổ sung nước cách thủy tránh cạn. Sau khi chưng, lấy dược liệu ra, để nguội, thái phiến, tẩm và sấy tới hết dịch chưng rồi sấy khô.

Điều 30. Phương pháp đồ

1. Mục đích:

- Làm mềm dược liệu;

- Diệt các enzym để ổn định hoạt chất;

- Giúp thuốc dễ được hấp thu, dễ chuyển hóa và phát huy tác dụng tốt hơn.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu được xếp lên vỉ bằng nhôm, thép không rỉ...: loại to xếp dưới, loại nhỏ xếp ở trên. Nếu có phụ liệu thì xếp xen kẽ từng lớp. Giữa vỉ và nước trong thiết bị có khoảng cách để dược liệu không tiếp xúc với nước. Đồ cho tới khi dược liệu được chín đều. Lấy ra thái hoặc bào lát và sấy khô. Thời gian đồ tùy thuộc vào tính chất, độ dày dược liệu nhưng phải đảm bảo đủ mềm tới bên trong dược liệu.

Điều 31. Phương pháp nấu

1. Mục đích: Tạo tính năng, tác dụng của vị thuốc cổ truyền.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu được làm mềm, cho vào thiết bị nấu: loại to xếp dưới, loại nhỏ xếp ở trên. Đổ ngập nước hoặc dịch phụ liệu ngập trên dược liệu 5 cm. Sau khi đun sôi thì duy trì nấu ở nhiệt độ sôi âm ỉ cho tới khi dược liệu chín kỹ. Thường xuyên đảo và bổ sung nước trong quá trình nấu để dịch phụ liệu được tiếp xúc đều với dược liệu. Khi dược liệu đã chín, tiếp tục đun đến khi dịch nấu cạn còn khoảng 1/3, lấy dịch nấu để riêng. Dược liệu để nguội, thái lát (dày 2 - 4 mm). Tẩm dịch nấu (nếu có) và sấy cho tới khô.

Điều 32. Phương pháp tôi

1. Mục đích:

- Nhằm làm giòn dược liệu để nghiền, tán;

- Khử các mùi khó chịu của dược liệu.

2. Các bước thực hiện: Dược liệu được rang cách cát hoặc nung tới khi đạt yêu cầu, khi đổ ra khi còn đang nóng thì nhúng ngập nhanh vào nước hoặc vào một dung dịch phụ liệu như như giấm hoặc nước Hoàng liên...Lấy ra phơi hoặc sấy khô.

Điều 33. Phương pháp rán dầu

1. Mục đích:

- Làm giảm độc tính của dược liệu (đối với Mã tiền);

- Làm cho dược liệu trở nên giòn để nghiền, tán.

2. Các bước thực hiện: Thường sử dụng dầu lạc, dầu vừng. Đun sôi dầu, cho dược liệu vào rán cho đến khi có màu hơi vàng, dược liệu nổi lên, thể chất giòn, xốp. Vớt ra cho nhỏ hết dầu. Lượng dầu so với dược liệu thường có tỷ lệ khoảng 20 % đến 30 %.

Mục II. Phụ liệu chế biến

Điều 34. Phụ liệu dùng trong chế biến

1. Cám gạo

a) Đặc điểm của phụ liệu: Cám gạo (nếp hoặc tẻ) mới xay, màu hơi vàng nhạt, mịn, thơm.

b) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ;

- Làm giảm tính khô táo của dược liệu;

- Làm giảm tác dụng không mong muốn;

- Làm cho vị thuốc cổ truyền khô đều, vàng đều, có mùi thơm.

c) Ứng dụng: Chế biến Bạch truật, Thương truật, Xương bồ...

2. Gạo

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng gạo nếp hoặc gạo tẻ, thường dùng gạo nếp.

b) Mục đích:

- Làm khô dược liệu;

- Làm thơm và vàng đều vị thuốc cổ truyền.

c) Ứng dụng: Chế biến Nhung hươu, Nhân sâm...

3. Nước vo gạo

a) Đặc điểm của phụ liệu: Nước gạo mới vo của gạo tẻ hoặc gạo nếp; nước có màu trắng, đặc, không có mùi chua, hoặc mùi lạ.

b) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ, hòa vị, tăng tính nhu nhuận, giảm tính táo của dược liệu;

- Loại bớt vị chát trong dược liệu;

- Giúp dễ uống hơn.

c) Ứng dụng: Chế biến Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng, Thạch xương bồ, Xạ can...

4. Giấm

a) Đặc điểm của phụ liệu: Giấm có thể chất trong, không màu hoặc hơi vàng, có vị chua, có mùi đặc trưng của giấm, nồng độ acid acetic từ 3,6 - 5,0 %, không được có các chất độc hại.

b) Mục đích:

- Dẫn thuốc vào kinh can;

- Tăng cường hoạt huyết, khứ ứ;

- Hành khí, giảm đau “thố chế trú can chi nhiệm thống”;

- Hòa hoãn tính dược, giảm tác dụng phụ;

- Làm giòn các dược liệu có thể chất cứng rắn, khử mùi hôi, tanh như xương động vật;

- Tôi một số dược liệu như Cửu khổng, Mẫu lệ, Trân châu mẫu...

c) Ứng dụng: Chế biến Diên hồ sách, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ, Miết giáp...

5. Rượu hoặc ethanol dược dụng

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng rượu trắng hoặc ethanol dược dụng có hàm lượng ethanol 30 - 40%.

b) Mục đích:

- Dẫn thuốc lên thượng tiêu (làm thăng dương khí);

- Giảm tính hàn;

- Tăng cường hoạt huyết, thông kinh, hoạt lạc.

c) Ứng dụng: Chế biến Hoàng liên, Hoàng bá, Đại hoàng, Sơn thù du, Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Ngưu tất, Xuyên khung, Đan sâm...

6. Dầu vừng

a) Đặc điểm của phụ liệu: Chất lỏng, sánh, mùi thơm đặc trưng.

b) Mục đích:

- Giảm độc (khi rán dầu);

- Làm cho dược liệu trở nên giòn, xốp, dễ nghiền tán.

c) Ứng dụng: Chế biến Mã tiền, Tam thất...

7. Dịch Gừng tươi (Sinh khương)

a) Đặc điểm của phụ liệu: Gừng tươi, già (chắc, thơm), rửa sạch, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước cốt, giã tiếp, thêm nước vài lần, vắt cho đến khi có đủ lượng dịch để tẩm.

b) Mục đích:

- Tăng tính ấm cho dược liệu (tăng tính dương);

- Tăng tác dụng chỉ ho, hóa đờm;

- Làm giảm tính ngứa, tính kích thích cổ họng của dược liệu;

- Làm sạch và thơm dược liệu (xương động vật).

c) Ứng dụng: Chế biến Bán hạ, Thục địa, Đảng sâm...

8. Mật ong

a) Đặc điểm của phụ liệu: Mật ong có vị thơm ngọt, màu hơi vàng, sánh.

b) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí;

- Tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho, hóa đờm;

- Hòa hoãn dược tính;

- Bảo quản vị thuốc cổ truyền.

c) Ứng dụng: Chế biến Tang bạch bì, Tử uyển, Khoản đông hoa, Tiền hồ, Bách hợp, Tỳ bà diệp, Cam thảo, Hoàng kỳ, Ma hoàng...

9. Văn cáp (bột vỏ hàu, hến) hoặc hoạt thạch

a) Đặc điểm của phụ liệu: Vỏ hàu, hến ngâm, rửa sạch, phơi, nung ở nhiệt độ cao, tán lấy bột mịn.

b) Mục đích:

- Để sao khô các dược liệu là cao được chế biến từ động vật, tránh dính vào nhau hoặc chạm đáy thiết bị;

- Hạn chế mùi hôi, tanh của các dược liệu;

- Làm cho dược liệu trở nên giòn, dễ tán thành bột khi bào chế.

c) Ứng dụng: Chế biến A giao, cao Ban long...

10. Muối ăn

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng muối ăn sạch có thành phần chủ yếu là Natri clorid (NaCl), tiến hành pha với nước sinh hoạt theo tỷ lệ thích hợp.

b) Mục đích:

- Giảm tính độc của dược liệu;

- Dẫn thuốc vào kinh thận, tăng cường tác dụng bổ can thận;

- Tăng tác dụng nhuận hạ, lợi tiểu;

- Tăng tác dụng tư âm, giáng hỏa.

c) Ứng dụng: Chế Phụ tử, Ba kích, Trạch tả, Hoàng bá...

11. Phèn chua

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng phèn chua sạch, tiến hành hòa tan với nước sinh hoạt theo tỷ lệ thích hợp.

b) Mục đích:

- Tẩy rửa các chất độc, các chất gây ngứa, kích thích họng, chất nhớt;

- Bảo quản vị thuốc cổ truyền khỏi bị hỏng, thối rữa, hạn chế ôi thiu trong chế biến;

- Giúp định hình vị thuốc cổ truyền.

c) Ứng dụng: Chế biến Thiên nam tinh, Bán hạ, Hoài sơn...

12. Nước vôi

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng vôi tôi sạch có thành phần chủ yếu là Calci hydroxyd (Ca(OH)2), thêm nước để pha loãng theo tỷ lệ thích hợp.

b) Mục đích:

- Loại bớt các chất ngứa, hạn chế hỏng, thối rữa (khi chế biến dược liệu có nhiều tinh bột);

- Loại hết phần thịt, tủy, mỡ... ở xương trước khi nấu cao động vật.

c) Ứng dụng: Chế Bán hạ, Hoài sơn...

13. Cát

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng cát sạch đã được rửa nhiều lần bằng nước sinh hoạt, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

b) Mục đích:

- Dùng cát làm vật liệu trung gian để nâng nhiệt độ sao lên cao (220 - 250°C);

- Truyền nhiệt đều cho dược liệu khi chế biến.

c) Ứng dụng: Chế biến Mạch môn, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mã tiền...

14. Đất

a) Đặc điểm của phụ liệu:

- Dùng đất sét vàng sạch ở tầng sâu (những nơi ruộng sạch không có mùn, bùn, dư phẩm thuốc trừ sâu, phân hóa học...), phơi khô, tán mịn, sấy khô;

- Ngoài ra, dùng đất lòng bếp (phục long can) hoặc đất lòng lò gạch làm phụ liệu chế biến.

b) Mục đích: Tăng tác dụng kiện tỳ, hòa vị.

c) Ứng dụng: Chế biến Bạch truật, Hoài sơn...

15. Dịch vị thuốc cổ truyền

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng dịch của một hay nhiều dược liệu (dịch Cam thảo, Sa nhân...) để chế biến các dược liệu độc hoặc phối hợp với các phụ liệu.

b) Mục đích:

- Giảm độc hoặc tác dụng không mong muốn của dược liệu;

- Hiệp đồng tăng cường hiệu quả;

- Tạo thêm tác dụng (mới) cho dược liệu;

- Tăng hiệu lực điều trị.

c) Ứng dụng: Chế biến Phụ tử, Bán hạ...

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN CỤ THỂ CỦA MỘT SỐ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2024/TT-BYT ngày 06 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Phương pháp phức chế

Tên khoa học

1

A giao sao phồng

Sao phồng

Colla Corii Asini praeparata

2

Ba đậu sương

Chế tinh bột

Semen Crotonis pulveratum

3

Ba kích chích rượu

Chích rượu

Radix Morindae officinalis praeparata

4

Ba kích chích muối

Chích muối

Radix Morindae officinalis praeparata

5

Ba kích chích cam thảo

Chích cam thảo

Radix Morindae officinalis praeparata

6

Bá tử nhân sao vàng

Sao vàng

Semen Platycladi orientalis praeparatum

7

Bạch biển đậu sao vàng

Sao vàng

Semen Lablab praeparatum

8

Bách bộ chích mật ong

Chích mật ong

Radix Stemonae tuberosae praeparata

9

Bách bộ chích rượu

Chích rượu

Radix Stemonae tuberosae praeparata

10

Bạch giới tử sao vàng

Sao vàng

Semen Sinapis albae praeparatum

11

Bạch giới tử sao đen

Sao đen

Semen Sinapis albae praeparatum

12

Bách hợp tẩm mật

Chích mật ong

Bulbus Lilli praeparatus

13

Bạch cương tàm

Sao cám gạo hoặc ngâm nước vo gạo

Bombyx Botryticatus mori praeparatus

14

Bạch mao căn sao đen

Sao đen

Rhizoma Imperratae cylindricae praeparatum

15

Bạch tật lê sao vàng

Sao vàng

Fructus Tribuli terrestris praeparatus

16

Bạch thược sao

Sao

Radix Paeoniae lactiflorae praeparata

17

Bạch thược chích rượu

Chích rượu

Radix Paeoniae lactiflorae praeparata

18

Bạch truật sao cám mật ong

Sao cám mật ong

Rhizoma Atractylodis macrocephalae praeparatum

19

Bạch truật chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Atractylodis macrocephalae praeparatum

20

Ban miêu chế gạo

Chế gạo

Mylabris praeparata

21

Bán hạ tẩm phèn chua

Tẩm phèn chua

Rhizoma Pinelliae praeparatum

22

Bán hạ tẩm gừng

Tẩm gừng

Rhizoma Pinelliae praeparatum

23

Pháp bán hạ

Tẩm cam thảo, nước vôi trong

Rhizoma Pinelliae praeparatum

24

Bán hạ nam chế gừng

Chế gừng

Rhizoma Typhonii trilobati praeparatum

25

Bán hạ nam chế nước vôi trong

Chế nước vôi trong

Rhizoma Typhonii trilobati praeparatum

26

Binh lang sao

Sao

Semen Arecae Catechi praeparatum

27

Bổ cốt chỉ chế muối

Chế muối

Fructus Psoraleae corylifoliae praeparatus

28

Bồ hoàng thán sao

Thán sao

Pollen Typhae praeparatum

29

Cam thảo chích mật

Chích mật ong

Radix et Rhizoma Glycyrrhizae praeparata

30

Cam toại chích giấm

Chích giấm

Radix Kansui praeparata

31

Can khương sao vàng

Sao vàng

Rhizoma Zingiberis praeparatum

32

Can khương sao cháy

Sao cháy

Rhizoma Zingiberis praeparatum

33

Cát căn sao vàng

Sao vàng

Radix Puerariae thomsonii praeparata

34

Cát cánh chích mật

Chích mật ong

Radix Platycodi grandiflori praeparata

35

Cẩu tích sao vàng

Sao vàng

Rhizoma Cibotii praeparatum

36

Cẩu tích chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Cibotii praeparatum

37

Cẩu tích sao cách cát

Sao cách cát

Rhizoma Cibotii praeparatum

38

Cẩu tích chích muối ăn

Chích muối

Rhizoma Cibotii praeparatum

39

Chỉ thực sao

Sao

Fructus Aurantii immaturus praeparatus

40

Chi tử sao qua

Sao qua

Fructus Gardeniae praeparatus

41

Chi tử sao cháy

Sao cháy

Fructus Gardeniae praeparatus

42

Chỉ xác sao cám

Sao cám

Fructus Aurantii praeparatus

43

Chu sa (Thần sa)

Thủy phi

Cinnabaris praeparata

44

Cỏ nhọ nồi thán sao

Thán sao

Herba Ecliptae praeparata

45

Cỏ xước chích rượu

Chích rượu

Radix Achyranthis asperae praeparata

46

Cỏ xước chích muối ăn

Chích muối ăn

Radix Achyranthis asperae praeparata

47

Cốt toái bổ sao

Sao

Rhizoma Drynariae praeparatum

48

Cốt toái bổ chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Drynariae praeparatum

49

Đại hoàng chích giấm

Chích giấm

Rhizoma Rhei praeparatum

50

Đại hoàng chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Rhei praeparatum

51

Đan sâm chích rượu

Chích rượu

Radix Salviae miltiorrhizae praeparata

52

Đảng sâm chích gừng

Chích gừng

Radix Codonopsis praeparata

53

Đào nhân sao vàng giữ vỏ

Sao vàng giữ vỏ

Semen Pruni praeparatum

54

Đào nhân sao vàng bỏ vỏ

Sao vàng bỏ vỏ

Semen Pruni praeparatum

55

Đào nhân ép loại dầu

Ép loại dầu

Semen Pruni praeparatum

56

Địa du thán sao

Sao

Radix Sanguisorbae praeparata

57

Địa long tẩm rượu

Tẩm rượu

Pheretima praeparata

58

Địa long tẩm rượu gừng

Tẩm rượu gừng

Pheretima praeparata

59

Đỗ trọng chích muối ăn

Chích muối

Cortex Eucommiae praeparatus

60

Đỗ trọng chích rượu

Chích rượu

Cortex Eucommiae praeparatus

61

Đỗ trọng sao đen

Sao đen

Cortex Eucommiae praeparatus

62

Đương quy chích rượu

Chích rượu

Radix Angelicae sinensis praeparata

63

Hà thủ ô đỏ chế đậu đen

Chế đậu đen

Radix Fallopiae multiflorae praeparata

64

Hậu phác tẩm gừng

Tẩm gừng

Cortex Magnoliae officinalis praeparatus

65

Hậu phác chích gừng

Chích gừng

Cortex Magnoliae officinalis praeparatus

66

Hậu phác chưng (nấu) gừng

Nấu gừng

Cortex Magnoliae officinalis praeparatus

67

Hoài sơn sao cám

Sao cám

Tuber Dioscoreae persimilis praeparatum

68

Hoàng bá chích muối ăn

Chích muối

Cortex Phellodendri praeparatus

69

Hoàng cầm sao vàng

Sao vàng

Radix Scutellariae praeparata

70

Hoàng cầm sao đen

Sao đen

Radix Scutellariae praeparata

71

Hoàng cầm chích rượu

Chích rượu

Radix Scutellariae praeparata

72

Hoàng cầm chích mật ong

Chích mật ong

Radix Scutellariae praeparata

73

Hoàng kỳ chích mật

Chích mật ong

Radix Astragali membranacei praeparata

74

Hoàng liên chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Coptidis praeparatum

75

Hoàng liên chích gừng

Chích gừng

Rhizoma Coptidis praeparatum

76

Hoàng liên chích giấm

Chích giấm

Rhizoma Coptidis praeparatum

77

Hoàng nàn chế

Chế nước vo gạo, dầu

Cortex Strychni wallichianae praeparatus

78

Hoàng tinh chế rượu

Chế rượu

Rhizoma Polygonati praeparatum

79

Hòe hoa sao vàng

Sao vàng

Flos Styphnolobii japonici praeparatus

80

Hòe hoa sao cháy

Sao cháy

Flos Styphnolobii japonici praeparatus

81

Hùng hoàng phấn

Thủy phi

Realgar praeparata

82

Hương phụ tứ chế

Tứ chế

Rhizoma Cyperi praeparatum

83

Hy thiêm tẩm rượu

Tẩm rượu

Herba Siegesbeckiae praeparata

84

Kê nội kim rang cát

Rang cát

Endothelium Corneum Gigeriae Gain praeparatum

85

Khiếm thực sao vàng

Sao vàng

Semen Euryales praeparatum

86

Khiếm thực sao cám

Sao cám

Semen Euryales praeparatum

87

Khinh phấn

Thăng hoa

Calomelas praeparata

88

Khoản đông hoa chích mật

Chích mật ong

Flos Tussilaginis farfarae praeparatus

89

Khổ hạnh nhân sao vàng giữ vỏ

Sao vàng giữ vỏ

Semen Armeniacae amarum praeparatum

90

Khổ hạnh nhân sao vàng bỏ vỏ

Sao vàng bỏ vỏ

Semen Armeniacae amarum praeparatum

91

Khổ hạnh nhân ép loại dầu

Ép loại dầu

Semen Armeniacae amarum praeparatum

92

Kim anh sao vàng

Sao vàng

Fructus Rosae laevigatae praeparatus

93

Kim anh chích muối

Chích muối

Fructus Rosae laevigatae praeparatus

94

Kinh giới sao cháy

Sao cháy

Herba Elsholtziae ciliatae praeparata

95

Liên nhục sao vàng

Sao vàng

Semen Nelumbinis praeparatum

96

Liên tâm sao qua

Sao qua

Embryo Nelumbinis nuciferae praeparatus

97

Lưu hoàng chế

Chế đậu phụ

Sulfur praeparata

98

Ma hoàng chích mật ong

Chích mật ong

Herba Ephedrae praeparata

99

Mã tiền rang cát

Rang cát

Semen Strychni praeparatum

100

Mã tiền rán dầu vừng

Rán dầu vừng

Semen Strychni praeparatum

101

Mã tiền ngâm rượu

Ngâm rượu

Semen Strychni praeparatum

102

Mạn kinh tử sao vàng

Sao vàng

Fructus Viticis trifoliae praeparatus

103

Mẫu đơn bì sao vàng

Sao vàng

Cortex Radicis Paeoniae suffruticosae radicis praeparatus

104

Mẫu đơn bì chích rượu

Chích rượu

Cortex Radicis Paeoniae suffruticosae radicis praeparatus

105

Mẫu lệ nung

Nung

Concha Ostreae praeparata

106

Miết giáp chế giấm

Chế giấm

Carapax Trionycis Praeparata

107

Mộc miết tử sương

Sao, ép loại dầu

Semen Momordicae cochinchinensis praeparatum

108

Nga truật chích giấm

Chích giấm

Rhizoma Curcumae zedoariae praeparatum

109

Nga truật chế giấm

Chế giấm

Rhizoma Curcumae zedoariae praeparatum

110

Ngải cứu chích rượu

Chích rượu

Herba Artemisiae vulgaris praeparata

111

Ngải cứu chích giấm

Chích giấm

Herba Artemisiae vulgaris praeparata

112

Ngải cứu sao cháy

Sao cháy

Herba Artemisiae vulgaris praeparata

113

Ngô công chế

Ngâm rượu

Scolopendra praeparata

114

Ngô thù du chích cam thảo

Chích cam thảo

Fructus Evodiae rutaecarpae praeparatus

115

Ngô thù du chích giấm

Chích giấm

Fructus Evodiae rutaecarpae praeparatus

116

Ngô thù du chích muối

Chích muối

Fructus Evodiae rutaecarpae praeparatus

117

Ngũ vị tử chích mật

Tẩm mật

Fructus Schisandrae chinensis praeparatus

118

Ngũ vị tử tẩm giấm

Tẩm giấm

Fructus Schisandrae chinensis praeparatus

119

Ngưu bàng tử sao

Sao

Fructus Arctii lappae praeparatus

120

Ngưu tất chích rượu

Chích rượu

Radix Achyranthis bidentatae praeparata

121

Nguu tất chích muối

Chích muối

Radix Achyranthis bidentatae praeparata

122

Nhục thung dung chưng rượu

Chưng rượu

Herba Cistanches praeparata

123

Phòng đảng sâm chưng

Chưng rượu

Radix Codonopsis javanicae praeparata

124

Phù bình sao qua

Sao qua

Herba Pistiae praeparata

125

Hắc phụ tử

Chế magnesi clorid

Radix Aconiti lateralis praeparata

126

Bạch phụ tử

Chế muối ăn

Radix Aconiti lateralis praeparata

127

Qua lâu nhân sao

Sao

Semen Trichosanthis praeparatum

128

Sơn thù chưng

Chưng

Fructus Corni officinalis praeparatus

129

Sơn thù tẩm rượu chưng

Tẩm rượu chưng

Fructus Corni officinalis praeparatus

130

Sơn tra sao qua

Sao qua

Fructus Mali praeparatus/ Fructus Crataegi praeparatus

131

Sơn tra sao đen

Sao đen

Fructus Mali praeparatus/ Fructus Crataegi praeparatus

132

Tang phiêu tiêu chích muối

Chích muối

Cotheca Mantidis praeparata

133

Táo nhân sao đen

Sao đen

Semen Ziziphi mauritianae praeparatum

134

Thạch quyết minh nung hở

Nung hở

Concha Haliotidis praeparata

135

Thạch quyết minh nung kín

Nung kín

Concha Haliotidis praeparata

136

Thạch xương bồ sao vàng

Sao vàng

Rhizoma Acori graminei praeparatum

137

Thạch xương bồ sao cám

Sao cám

Rhizoma Acori graminei praeparatum

138

Thăng ma chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Cimicifugae praeparatum

139

Thảo quyết minh sao vàng

Sao vàng

Semen Cassiae torae praeparatum

140

Thảo quyết minh sao cháy

Sao cháy

Semen Cassiae torae praeparatum

141

Thiềm tô nghiền bột

Nghiền

Bufonis venenum praeparata

142

Thiên nam tinh chế

Chế gừng, phèn chua

Rhizoma Arisaematis praeparatum

143

Thỏ ty tử chích muối

Chích muối

Semen Cuscutae praeparatum

144

Thố huyền hồ

Chích giấm

Tuber Corydalis praeparatum

145

Thục địa

Chế gừng, sa nhân

Radix Rehmanniae glutinosae praeparata

146

Thương lục chích giấm

Chích giấm

Radix Phytolaccae praeparata

147

Thương nhĩ tử sao cháy gai

Sao cháy gai

Fructus Xanthii strumarii praeparatus

148

Thương nhĩ tử tẩm rượu

Tẩm rượu

Fructus Xanthii strumarii praeparatus

149

Thương truật sao qua

Sao qua

Rhizoma Atractylodis praeparatum

150

Thương truật sao vàng

Sao vàng

Rhizoma Atractylodis praeparatum

151

Thương truật sao cháy

Sao cháy

Rhizoma Atractylodis praeparatum

152

Thủy xương bồ sao vàng

Sao vàng

Rhizoma Acori calami praeparatum

153

Thủy xương bồ sao cám

Sao cám

Rhizoma Acori calami praeparatum

154

Thủy xương bồ chích gừng

Chích gừng

Rhizoma Acori calami praeparatum

155

Tiền hồ chích mật

Chích mật

Radix Peucedani praeparata

156

Toàn yết chế muối

Chế muối

Scorpio praeparatus

157

Trắc bách diệp sao qua

Sao qua

Cacumen Platycladi praeparatus

158

Trắc bách diệp sao cháy

Sao cháy

Cacumen Platycladi praeparatus

159

Trạch tả sao vàng

Sao vàng

Rhizoma Alismatis praeparatum

160

Trạch tả chích muối

Chích muối

Rhizoma Alismatis praeparatum

161

Trần bì sao vàng

Sao vàng

Pericarpium Citri reticulatae perenne praeparatum

162

Trần bì sao cháy

Sao cháy

Pericarpium Citri reticulatae perenne praeparatum

163

Tri mẫu chích muối

Chích muối

Rhizoma Anemarrhenae praeparatum

164

Tri mẫu chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Anemarrhenae praeparatum

165

Tử uyển chế mật

Chế mật

Radix Asteris praeparata

166

Tục đoạn chích muối

Chích muối

Radix Dipsaci praeparata

167

Tục đoạn chích rượu

Chích rượu

Radix Dipsaci praeparata

168

Viễn chí sao cám

Sao cám

Radix Polygalae praeparata

169

Viễn chí chích cam thảo

Chích cam thảo

Radix Polygalae praeparata

170

Xa tiền tử chích muối

Chích muối

Semen Plantaginis praeparata

171

Xuyên khung chích rượu

Chích rượu

Rhizoma Ligustici wallichii praeparatnm

172

Ý dĩ sao cám

Sao cám

Semen Coicis praeparata

 

 

1. A GIAO SAO PHỒNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg A giao sao phồng:

A giao đã sơ chế

1,0 kg

Cáp phấn hoặc bột mẫu lệ

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

A giao đã sơ chế hơ qua lửa hoặc để trong tủ sấy ở 100°C cho mềm (chú ý không để miếng A giao chảy dễ dính vào nhau), thái nhỏ mỗi miếng có kích thước khoảng 0,5 x 0,5 cm. Cho cáp phấn vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C rồi bỏ các miếng A giao vào sao cho đến khi A giao nở hoàn toàn không còn chỗ cứng, rây bỏ bột cáp phấn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền phồng đều, không còn chỗ cứng, không chảy hoặc dính vào nhau.

2. BA ĐẬU SƯƠNG

1. Phương pháp chế biến

Tiến hành loại bỏ vỏ, lấy nhân hạt, giã nhuyễn, tiến hành xác định hàm lượng dầu.

Trên cơ cơ sở lượng dầu đã xác định, thêm từ từ một lượng tinh bột và trộn đều đến khi hàm lượng dầu của vị thuốc đạt từ 18,0 - 20,0%.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột màu vàng nhạt, có độ mịn đồng đều, tơi xốp và có tính chất dầu.

3. BA KÍCH CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ba kích chích rượu:

Ba kích đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Cho rượu trộn đều vào Ba kích đã cắt đoạn, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm hết rượu, sau đó cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh nhỏ, có dạng quăn queo, vỏ ngoài vàng nhạt hay hơi xám. Thể chất dai, mặt cắt ngang có màu tím nhạt, mùi thơm, vị hơi chát.

4. BA KÍCH CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ba kích chích muối:

Ba kích đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5%

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào Ba kích đã cắt đoạn, ủ 2 - 4 giờ cho ngấm đều, sau đó cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh nhỏ, có dạng quăn queo, vỏ ngoài vàng nhạt hay hơi xám. Thể chất dai, mặt cắt ngang có màu tím nhạt, mùi thơm, vị mặn.

5. BA KÍCH CHÍCH CAM THẢO

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Ba kích chích cam thảo:

Ba kích đã sơ chế

1,0 kg

Cam thảo

50 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150 ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150 ml. Đem dịch Cam thảo trộn đều với Ba kích đã cắt đoạn, ủ 6 giờ cho ngấm đều, sau đó cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh nhỏ, có dạng quăn queo, vỏ ngoài vàng nhạt hay hơi xám. Thể chất dai, mặt cắt ngang có màu tím nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt.

6. BÁ TỬ NHÂN SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

 

Bá tử nhân sau khi loại bỏ tạp chất và vỏ “quả” còn sót lại, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi có màu vàng. Lấy ra, tãi cho nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp, dài 4 - 7 mm, đường kính 1,5 - 3 mm. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt có các đốm nâu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

7. BẠCH BIỂN ĐẬU SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy Bạch biển đậu đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao cho đến khi bề mặt vị thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen, bên trong hạt màu trắng ngà hoặc màu vẫn như cũ. Xay vỡ hoặc giã dập khi dùng.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt hình bầu dục hoặc hình trứng dẹt. Mặt vị thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen, bên trong hạt màu trắng ngà. Thể chất cứng chắc, vỏ mỏng giòn, có 2 lá mầm to màu trắng ngà. Khi nhai có mùi thơm không còn mùi tanh của đậu sống.

8. BÁCH BỘ CHÍCH MẬT ONG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bách bộ chích mật ong:

Bách bộ đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Bách bộ đã sơ chế; đảo đều, ủ qua đêm (khoảng 12 giờ), cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi các phiến có màu nâu nhạt. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng, ngọt.

9. BÁCH BỘ CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bách bộ chích rượu:

Bách bộ đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

200 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Dùng rượu trộn với Bách bộ đã sơ chế, đảo đều, ủ qua đêm, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng, ngọt.

10. BẠCH GIỚI TỬ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Bạch giới tử đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi có màu vàng sẫm có mùi thơm, vị cay, đặc trưng của mùi cải. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt nhỏ, khô giòn, màu hơi vàng.

11. BẠCH GIỚI TỬ SAO ĐEN

1. Phương pháp chế biến

Cho Bạch giới tử đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 180 - 240°C, đảo đều và chậm đến khi ngoài vỏ có màu hơi đen. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu hơi đen có mùi thơm đặc trưng, nhấm có vị hơi cay.

12. BÁCH HỢP TẨM MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bách hợp tẩm mật:

Bách hợp đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Bách hợp đã sơ chế, để khoảng 1 giờ cho ngấm, sau đó cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi không dính tay. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là vẩy hình bầu dục, dài 2 - 5 cm, rộng 1 - 2 cm, phần giữa dày 3 - 4 mm, mặt ngoài màu vàng nâu, hơi bóng. Chất cứng và dai, mặt gãy phẳng, trơn bóng như sừng. Không mùi, vị hơi đắng.

13. BẠCH CƯƠNG TÀM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bạch cương tàm:

Bạch cương tàm

1,0 kg

Cám gạo

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Bạch cương tàm loại bỏ những con không đạt chất lượng (mình cong queo, ruột ướt đen), rửa sạch, sấy khô, loại bỏ tạp chất, cho cám gạo vào thiết bị sao, đun cho đến khi có khói bốc lên, bỏ Bạch cương tàm vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao cho đến khi bề ngoài tằm vôi biến thành màu vàng, lấy ra, sàng loại bỏ cám gạo, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu trắng đều, gần hình trụ, thường cong và co lại, dài 2 - 5 cm, đường kính 0,5 - 0,7 cm.

14. BẠCH MAO CĂN SAO ĐEN

1. Phương pháp chế biến

Lấy Bạch mao căn đã cắt đoạn cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 180 - 240°C, đảo đều, sao tới khi có khói trắng bốc lên, dược liệu trở thành màu nâu đen hoặc đen, phun một ít nước sạch, sao thêm khoảng 2 - 3 phút. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn thân rễ hình trụ, dài 1 - 3 cm. Mặt ngoài nâu đen hoặc đen, bẻ ra bên trong có màu nâu vàng hoặc nâu sẫm. Mùi thơm, không vị.

15. BẠCH TẬT LÊ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy Bạch tật lê đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, sao cho đến khi màu hơi vàng cháy xém hết các cạnh trông như gai nhọn. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là quả có 5 cạnh, đường kính 12 - 15 mm, vỏ quả màu xém vàng, không còn các gai nhọn, hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.

16. BẠCH THƯỢC SAO

1. Phương pháp chế biến

Dùng Bạch thược đã thái, chặt cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng nhạt, lấy ra, để nguội. Không dùng dụng cụ bằng gang, sắt vì Bạch thược dễ bị biến màu đen.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng nhạt, mùi thơm.

17. BẠCH THƯỢC CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bạch thược chích rượu:

Bạch thược đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,3 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Cho rượu vào Bạch thược đã được thái, chặt, ủ 30 phút cho thấm đều, sau đó cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao cho đến khi bề mặt dược liệu có màu hơi vàng, mùi thơm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng nhạt, mùi thơm.

18. BẠCH TRUẬT SAO CÁM MẬT ONG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bạch truật sao cám mật ong:

Bạch truật đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

100 g

Mật ong

5,0 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cám gạo được trộn đều với mật ong, sao đến khi bốc khói, cho Bạch truật đã thái, chặt vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều đến khi vị thuốc cổ truyền có màu vàng xém cạnh, có mùi thơm. Lấy ra, rây loại bỏ cám gạo, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu vàng thẫm, cạnh hơi xém, thể chất cứng, vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm đặc trưng của Bạch truật.

19. BẠCH TRUẬT CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bạch truật chích rượu:

Bạch truật đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Bạch truật đã sơ chế được trộn đều với rượu, đậy kín, ủ (khoảng 1 - 2 giờ) cho thấm đều rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu vàng thẫm, cạnh hơi xém, thể chất cứng, vị đắng, mùi thơm đặc trưng của Bạch truật.

20. BAN MIÊU CHẾ GẠO

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ban miêu chế gạo:

Ban miêu đã sơ chế

1,0 kg

Gạo

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Ban miêu sau khi làm sạch, rang cùng với gạo cho đến khi gạo có màu nâu vàng, lấy ra, loại bỏ đầu, cánh và chân, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu sắc đen đậm và bóng, mặt cắt sau khi loại bỏ phần đầu không đều, mép đen, ở giữa màu xám vàng. Dễ vỡ và giòn, mùi thơm hơi cháy.

21. BÁN HẠ TẨM PHÈN CHUA

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bán hạ tẩm phèn chua:

Bán hạ đã sơ chế

1,0 kg

Phèn chua

200 g

Nước sạch

vừa đủ

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan phèn chua trong 2,5 lít nước sạch được dung dịch phèn chua 8%. Lấy Bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm Bán hạ trong dung dịch phèn chua cho đến khi không còn lõi trắng và vị thuốc gây cảm giác tê nhẹ. Vớt ra, rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các miếng nhỏ hình elip, hình hơi tròn hoặc hình chữ nhật, trên bề mặt có màu nâu hoặc nâu nhạt, có một số đốm nhỏ màu trắng và có những đường vạch ngắn, có những vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. Bề mặt nhẵn, chất cứng, dễ gãy. Màu nhạt, vị hơi mặn, se và tê.

22. BÁN HẠ TẨM GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bán hạ tẩm gừng:

Bán hạ đã sơ chế

1,0 kg

Phèn chua (bột)

125 g

Gừng tươi

250 g

Nước

vừa đủ

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Bán hạ đã sơ chế, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong nước đến khi không còn lõi trắng.

Gừng tươi đã thái lát, sắc lấy nước đặc, thêm phèn chua và Bán hạ, đun sôi kỹ, lấy ra, để ngoài không khí đến khi khô được một nửa thì đem cắt thành những lát mỏng và phơi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hơi tròn. Bên ngoài màu nâu đến nâu đen. Bề mặt cứng, nhẵn và bóng láng, bên trong màu nâu vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ, có vị tê nhẹ, có chất nhày khi nhai.

23. PHÁP BÁN HẠ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Pháp bán hạ:

Bán hạ đã sơ chế

1,0 kg

Cam thảo

150 g

Vôi sống

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Bán hạ đã sơ chế, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong nước đến khi không còn lõi trắng, bỏ nước.

Lấy Cam thảo, thêm nước thích hợp, sắc 2 lần lấy dịch chiết.

Lấy vôi sống, thêm nước thích hợp, khuấy đều, gạn lấy nước vôi.

Trộn đều dịch chiết Cam thảo và nước vôi.

Thêm Bán hạ vào hỗn hợp dịch chiết Cam thảo và nước vôi, ngâm tẩm, mỗi ngày khuấy 1 - 2 lần và duy trì pH của dung dịch ngâm ở pH >12 đến khi nếm vị thuốc gây cảm giác hơi tê lưỡi, mặt cắt có màu vàng đều. Lấy ra rửa sạch, phơi âm can hoặc sao khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền gần hình cầu hoặc bị vỡ thành các khối không đều. Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng hoặc vàng nâu. Bề mặt nhẵn cứng, bên trong có màu vàng đến vàng xám, vị hơi ngọt, hơi se.

24. BÁN HẠ NAM CHẾ GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bán hạ nam chế gừng:

Bán hạ nam đã sơ chế

1,0 kg

Phèn chua (bột)

100 g

Gừng tươi

100 g

Nước vo gạo

vừa đủ

1.2. Quy trình chế biến:

Bán hạ nam đã sơ chế được ngâm trong dịch nước vo gạo 2 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Gạn bỏ dịch ngâm, rửa nhẹ bằng nước sạch đến khi hết nước đục trắng.

Hòa tan phèn chua trong 3 lít nước sạch. Ngâm tiếp Bán hạ nam 2 ngày đêm đến khi không còn đốm trắng (nhân trắng đục). Vớt ra, phơi khô.

Gừng tươi giã nát, thêm 100 ml nước sạch, nghiền kỹ, ép lấy dịch, lặp lại 2 lần.

Bán hạ nam đã phơi khô được tẩm với dịch nước gừng tươi. Ủ 2 - 3 giờ, thỉnh thoảng đảo cho dịch nước gừng thấm đều. Sao đến khi phiến có màu vàng đậm. Để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các phiến tròn hoặc mảnh vụn có đường kính không nhỏ hơn 0,2 cm. Thể chất khô giòn, màu vàng đậm đến nâu, cạnh phiến cháy, có mùi thơm của gừng. Vị cay, hơi tê, không ngứa.

25. BÁN HẠ NAM CHẾ NƯỚC VÔI TRONG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bán hạ nam chế nước vôi trong:

Bán hạ nam đã sơ chế

1,0 kg

Cam thảo

150 g

Nước vôi trong

vừa đủ.

1.2. Quy trình chế biến:

Cam thảo nấu với 3 lít nước trong 2 giờ. Gạn lấy dịch. Ngâm Bán hạ nam đã sơ chế trong dịch Cam thảo trong 2 ngày. Vớt ra, ngâm tiếp với nước vôi trong khoảng 3 ngày. Nếm thấy hết vị ngứa thì vớt ra, rửa nhiều lần bằng nước sạch, phơi hoặc sấy đến khô. Để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các phiến hoặc mảnh vụn có đường kính không nhỏ hơn 0,2 cm. Thể chất khô giòn, màu vàng, mép phiến có lẫn màu đen cháy hoặc nâu, có mùi nồng của vôi. Vị cay, hơi tê, không ngứa.

26. BINH LANG SAO

1. Phương pháp chế biến

Lấy Binh lang đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi bên ngoài có màu nâu tím, mùi thơm.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu nâu tím, chất thịt, mặt ngoài có gân hình mạng. Mùi đặc trưng của Binh lang, vị đắng, chát.

27. BỔ CỐT CHỈ CHẾ MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Bổ cốt chỉ chế muối:

Bổ cốt chỉ đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan hoàn toàn 10 g muối ăn vào 100 ml nước; Bổ cốt chỉ loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô; phun dịch muối vừa pha vào Bổ cốt chỉ, trộn đều, ủ 30 - 45 phút cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra, để nguội. Có thể sao Bổ cốt chỉ hơi phồng sau đó phun nước muối vào dần, sao đến khô là được.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có mặt ngoài hạt màu nâu đen, phồng đều, có vết nhăn và rạn nứt rõ. Thể chất hạt cứng, mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay, đắng.

28. BỒ HOÀNG THÁN SAO

1. Phương pháp chế biến

Cho Bồ hoàng đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 200 - 240°C, đảo đều, sao đến khi có màu vàng nâu đen, phun nước sạch, sao tiếp cho khô, lấy ra tãi cho nguội, rây lấy phần mịn nhỏ.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có bột màu nâu đất. Nổi trên mặt nước. Khi xoa trên 2 ngón tay cảm giác mịn, dính.

29. CAM THẢO CHÍCH MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cam thảo chích mật:

Cam thảo đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

200 g

1.2. Quy trình chế biến

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Cam thảo đã sơ chế, ủ trong 1 - 2 giờ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi bề mặt Cam thảo có màu vàng đậm, viền ngoài nâu, sờ không dính tay.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu vàng đậm. Vị ngọt đậm, đặc trưng của Cam thảo.

30. CAM TOẠI CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cam toại chích giấm:

Cam toại đã sơ chế

1,0 kg

Giấm

300 g

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Cam toại đã sơ chế, được trộn đều với giấm, ủ 30 phút, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi có màu vàng đậm, không còn mùi giấm bốc lên, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc hình bầu dục, hình trụ dài hoặc hình chuỗi hạt, dài từ 1 - 5 cm, đường kính từ 0,5 - 2,5cm bề mặt có màu từ vàng đến vàng nâu, có thể thấy vết cháy. Có mùi thơm nhẹ của giấm, vị hơi chua và cay.

31. CAN KHƯƠNG SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Làm nóng thiết bị, cho Can khương đã thái, chặt vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100° - 150°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ mặt ngoài của phiến có màu vàng. Đổ ra, tãi mỏng cho nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng có kích thước dài 3 - 5 cm, dày 3 - 5 mm, mặt ngoài phiến có màu hơi vàng, nhấm có vị cay, thơm mùi gừng.

32. CAN KHƯƠNG SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Làm nóng thiết bị, cho Can khương đã thái, chặt vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ mặt ngoài của phiến có màu đen, có mùi cháy, bên trong có màu nâu. Đổ ra, tãi mỏng để tránh bị cháy.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng có kích thước dài 3 - 5 cm, dày 3 - 5 mm, mặt ngoài phiến có màu đen, nhấm có vị cay, thơm mùi gừng.

33. CÁT CĂN SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy Cát căn đã cắt, thái cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi mặt ngoài của phiến có màu vàng hoặc hơi vàng.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền phía mặt ngoài phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, bên trong không bị đổi màu so với trước khi sao.

34. CÁT CÁNH CHÍCH MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cát cánh chích mật:

Cát cánh đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi. Tẩm dịch mật vào Cát cánh đã thái phiến, ủ cho thấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi các miếng dược liệu rời nhau, sờ không dính tay là được.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu vàng nhạt, vị ngọt nhẹ sau hơi đắng và hơi nhớt trong miệng, dễ hút ẩm.

35. CẨU TÍCH SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cẩu tích đã thái, cắt cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi miếng cẩu tích khô, hơi phồng lên. Đổ ra, chà xát hết lông.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền phồng đều, giòn, mùi thơm.

36. CẨU TÍCH CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cẩu tích chích rượu:

Cẩu tích đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Cẩu tích đã thái, cắt được trộn đều với rượu, ủ 30 phút đến 1 giờ cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các phiến phồng đều, giòn, màu vàng thẫm, mùi thơm.

37. CẨU TÍCH SAO CÁCH CÁT

1. Phương pháp chế biến

Cát sạch được sao nóng già tới nhiệt độ khoảng 250°C, cho Cẩu tích đã thái, cắt vào, đảo đều tới khi các miếng Cẩu tích phồng đều. Lấy ra sàng sạch cát, xát bỏ lông.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền phồng đều, giòn, màu vàng thẫm, mùi thơm.

38. CẨU TÍCH CHÍCH MUỐI ĂN

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cẩu tích chích muối ăn:

Cẩu tích đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan muối ăn vào khoảng 150 ml nước, trộn đều vào Cẩu tích đã thái, cắt, ủ 3 giờ cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi các miếng Cẩu tích phồng đều. Lấy ra, sàng sẩy cho sạch lông.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền phồng đều, giòn, màu nâu xám, vị hơi mặn, mùi thơm.

39. CHỈ THỰC SAO

1. Phương pháp chế biến

Chỉ thực đã thái, cắt, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi bề mặt phiến có màu vàng tối, cạnh phiến có màu đen, mùi thơm cháy. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến cắt ngang quả, hình tròn không đều, đường kính 1 - 3 cm, dày 0,2-0,3 cm. Thể chất khô cứng. Bề mặt màu trắng ngà đến vàng tối, một số phiến có màu đen cháy, xung quanh phiến có màu lục tối hay đen cháy. Mùi đặc trưng. Vị chát, cay, chua.

40. CHI TỬ SAO QUA

1. Phương pháp chế biến

Chi tử đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô, lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng cam hoặc nâu đỏ, thể chất khô giòn, vị đắng.

41. CHI TỬ SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Chi tử đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi bên ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu, có mùi thơm cháy, khô giòn, lấy ra để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu đen, mùi cháy, thể chất khô giòn, vị đắng.

42. CHỈ XÁC SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Chỉ xác sao cám:

Chỉ xác đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi bốc khói, tiếp tục cho Chỉ xác đã thái, cắt vào sao đến khi có màu vàng thẫm lấy ra, sàng bỏ cám, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc Chỉ xác sao cám có các phiến hình dải hay hình vòng cung không đều, hơi thẫm màu, đôi khi có vết cháy, mùi thơm nhẹ, vị đắng.

43. CHU SA (THẦN SA)

1. Phương pháp chế biến

Lấy Chu sa, sử dụng nam châm để loại bỏ các mạt sắt, cho nguyên liệu vào cối sứ hoặc dụng cụ nghiền khác (không dùng dụng cụ bằng kim loại), thêm một lượng nước vừa đủ, khuấy nhẹ, để lắng một lúc, thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, nghiền nhẹ, đồng thời gạn hỗn dịch màu đỏ ra dụng cụ phù hợp. Tiếp tục lặp lại nhiều lần với phần cắn cho đến khi nước không còn đỏ thì dừng lại. Cặn còn lại màu đen thì bỏ đi, gộp các hỗn dịch, để lắng, gạn bỏ nước trong, lấy phần kết tủa, lấy vải thưa bịt lại, phơi âm can hoặc sấy cho đến khô hoặc sấy dưới 40°C.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột mịn màu đỏ tươi, nhẹ, khi dùng ngón tay bóp không có hạt, có mùi nhẹ, vị nhạt. Dùng nam châm hút không có mạt sắt.

44. CỎ NHỌ NỒI THÁN SAO

1. Phương pháp chế biến

Cho Cỏ nhọ nồi cắt đoạn vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi bề mặt có màu đen thẫm, hơi có khói trắng bốc lên, phun một ít nước sạch vào để trừ hỏa độc (khoảng 100 - 200 ml cho 1 kg dược liệu), dùng lửa nhỏ sao tiếp cho khô, tãi ngay cho nguội tránh bốc thành lửa.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu đen thẫm nếu bóp sẽ vụn nát (không phải cháy thành than). Mùi thơm.

45. CỎ XƯỚC CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức 1,0 kg Cỏ xước chích rượu:

Cỏ xước đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,15 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Tẩm rượu trắng vào Cỏ xước đã thái, chặt, trộn đều, đậy kín, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có mùi thơm của rượu bốc lên, vị thuốc có màu nâu nhạt. Lấy ra, để nguội.

Có thể sao trực tiếp Cỏ xước đã thái, chặt, phun rượu vào, sao nhiệt độ vừa đến khi vị thuốc có màu nâu nhạt. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Cỏ xước và của rượu.

46. CỎ XƯỚC CHÍCH MUỐI ĂN

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cỏ xước chích muối ăn:

Cỏ xước đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan muối vào khoảng 150 ml nước. Tẩm nước muối vào Cỏ xước đã thái, chặt, trộn đều, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết nước muối, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi bắt đầu có muối kết tinh ở đáy thiết bị. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Cỏ xước.

47. CỐT TOÁI BỔ SAO

1. Phương pháp chế biến

Cho Cốt toái bổ phiến vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khi phiến thuốc có màu vàng đậm đến nâu đậm, lấy ra, để nguội. Loại hết vỏ bẩn và lông nhỏ.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có thể chất giòn, màu vàng đậm đến nâu đậm.

48. CỐT TOÁI BỔ CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Cốt toái bổ chích rượu:

Cốt toái bổ đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

200 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy rượu phun đều vào Cốt toái bổ phiến, trộn đều. Ủ 30 phút đến 1 giờ cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi mặt phiến có màu nâu hoặc màu vàng. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có thể chất giòn, màu nâu đậm hoặc vàng đậm.

49. ĐẠI HOÀNG CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đại hoàng chích giấm:

Đại hoàng đã sơ chế

1,0 kg

Giấm gạo

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Đại hoàng đã thái, chặt được trộn đều với giấm, ủ 30 phút, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có màu vàng đậm, không còn mùi giấm bốc lên. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền xốp, giòn dễ gãy, màu nâu, mùi đặc trưng, vị đắng và hơi chát.

50. ĐẠI HOÀNG CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đại hoàng chích rượu:

Đại hoàng đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

300 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Đại hoàng đã thái, chặt được trộn đều với rượu, ủ 24 - 32 giờ, đến khi chuyển màu đen, lấy ra, phơi âm can, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền xốp, giòn dễ gãy, màu vàng nâu, mùi đặc trưng, vị đắng và hơi chát.

51. ĐAN SÂM CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đan sâm chích rượu:

Đan sâm đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Đan sâm đã thái, chặt trộn đều với rượu, ủ 1 giờ cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền khô, mặt ngoài màu đỏ nâu tối, trong màu trắng ngà, có vân. Chất cứng và giòn. Mùi đặc trưng, vị đắng hơi ngọt.

52. ĐẢNG SÂM CHÍCH GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đảng sâm chích gừng:

Đảng sâm đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Tẩm dịch nước gừng tươi với Đảng sâm đã sơ chế, ủ trong 30 phút cho thấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu trắng ngà, nhuận, mùi thơm, vị hơi ngọt.

53. ĐÀO NHÂN SAO VÀNG GIỮ VỎ

1. Phương pháp chế biến

Cho Đào nhân đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ phía ngoài vỏ có màu vàng đều. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài nháp, hơi nhăn nheo, có màu hơi vàng, mùi thơm đặc trưng của Đào nhân, nhấm có vị đắng nhẹ, ngậy bùi.

54. ĐÀO NHÂN SAO VÀNG BỎ VỎ

1. Phương pháp chế biến

Ngâm Đào nhân đã sơ chế trong nước sạch cho trương nở (1 - 2 giờ), sau đó trần qua nước 90 - 100°C trong 3 - 5 phút, loại bỏ cây mầm, xát bỏ vỏ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài nhẵn, có màu hơi vàng, nhấm có vị đắng nhẹ, ngậy bùi.

55. ĐÀO NHÂN ÉP LOẠI DẦU

1. Phương pháp chế biến

Lấy Đào nhân đã sơ chế giã dập, bọc trong giấy bản hoặc trong vải xô ép bỏ dầu. Lấy ra, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh nhỏ có thể chất dính, mùi thơm đặc trưng của Đào nhân, nhấm có vị đắng nhẹ, ngậy bùi.

56. ĐỊA DU THÁN SAO

1. Phương pháp chế biến

Lấy Địa du đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài có màu đen xém và bên trong có màu vàng hay màu nâu. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có chất cứng, mặt phiến thuốc hình tròn hay hình bầu dục không đều, dày 0,2 - 0,5 cm, bên ngoài màu nâu đen, bẻ bên trong màu nâu đậm, không cháy khét. Thơm mùi dược liệu, vị hơi đắng, săn.

57. ĐỊA LONG TẨM RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Địa long tẩm rượu:

Địa long đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,1 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Địa long đã sơ chế tẩm rượu trắng. Ủ trong 1 giờ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có màu nâu sẫm, còn ít mùi tanh. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những lát mỏng có màu nâu vàng nhạt, khô, có vết cổ trắng, mùi tanh đặc biệt.

58. ĐỊA LONG TẨM RƯỢU GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Địa long tẩm rượu gừng:

Địa long đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

Gừng tươi

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, bã gừng lại tẩm với rượu và vắt lấy nước gừng. Gộp dịch chiết nước gừng tẩm vào Địa long đã sơ chế, ủ trong 30 - 60 phút cho thấm dịch rượu gừng, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những lát mỏng có màu nâu vàng nhạt, khô, có vết cổ trắng, mùi tanh đặc biệt và có mùi thơm của gừng, vị mặn.

59. ĐỖ TRỌNG CHÍCH MUỐI ĂN

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đỗ trọng chích muối ăn:

Đỗ trọng đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan 10 g muối vào 150 ml nước, gạn bỏ cặn. Tẩm nước muối vào Đỗ trọng đã thái, cắt, ủ trong 1 giờ cho thấm hết dịch nước muối, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi đứt tơ là được (bẻ gãy không còn sợi tơ). Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những miếng vỏ phẳng, to nhỏ không đều, dày 0,2 - 0,5 cm, màu xám đen, bẻ gãy không còn sợi tơ.

60. ĐỖ TRỌNG CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đỗ trọng chích rượu:

Đỗ trọng đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Tẩm rượu vào Đỗ trọng đã thái, cắt, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết rượu, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi đứt tơ là được (bẻ gãy không còn sợi tơ). Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những miếng vỏ phẳng, to nhỏ không đều, dày 0,2 - 0,5 cm, màu xám tro sẫm, bẻ gãy không còn sợi tơ.

61. ĐỖ TRỌNG SAO ĐEN

1. Phương pháp chế biến

Cho Đỗ trọng đã thái, cắt vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 180 - 240°C, đảo đều cho đến khi thấy có khói trắng, các phiến Đỗ trọng đứt hết tơ, phun một ít nước sạch, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, đảo đều trong khoảng 2 - 3 phút, lấy ra để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những miếng nhỏ, thẳng, tương đối đều nhau. Màu đen, bóp gãy vụn.

62. ĐƯƠNG QUY CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Đương quy chích rượu:

Đương quy đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Đương quy đã sơ chế được trộn đều với rượu, ủ trong 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến mỏng không đều, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng ngọt, hơi cay.

63. HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ ĐẬU ĐEN

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hà thủ ô đỏ chế Đậu đen:

Hà thủ ô đỏ đã sơ chế

1,0 kg

Đậu đen

100 g

Nước vo gạo

vừa đủ

1.2. Quy trình chế biến:

Chế dịch Đậu đen: 100 g Đậu đen rửa sạch thêm 4 lít nước, nấu đến khi hạt đậu chín, gạn lấy dịch.

Chế Hà thủ ô đỏ: loại tạp, rửa sạch, ngâm trong dịch nước vo gạo trong 2 ngày đêm (nếu là mùa hè sau mỗi 4 - 6 tiếng phải thay nước), vớt ra, rửa sạch. Thêm dịch Đậu đen cho ngập Hà thủ ô đỏ. Nấu 4 - 6 giờ, trong quá trình nấu thỉnh thoảng đảo đều (nếu cạn bổ sung nước cho ngập).

Để nguội, lấy ra, thái phiến 2 - 4 mm. Phơi hoặc sấy se Hà thủ ô ở nhiệt độ 60 - 70°C, tẩm tiếp dịch nấu, làm lặp lại đến hết dịch nấu. Phơi hoặc sấy đến khô kiệt. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến mỏng, khô cứng, có màu nâu thẫm đồng nhất. Vị hơi ngọt.

64. HẬU PHÁC TẨM GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hậu phác tẩm gừng:

Hậu phác đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; giã tiếp, thêm nước sạch, làm vài lần rồi thêm nước sạch cho đủ 150 ml. Đem nước gừng trộn đều vào Hậu phác đã thái, chặt, ủ 30 phút cho ngấm đều, sau đó phơi âm can tới khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng có kích thước dài 5 - 7 cm, dày 2 - 3 mm, màu hơi xám, vị hơi đắng, mùi thơm của gừng.

65. HẬU PHÁC CHÍCH GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hậu phác chích gừng:

Hậu phác đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; giã tiếp, thêm nước sạch, làm vài lần rồi thêm nước sạch cho đủ 150 ml. Đem nước gừng trộn đều vào Hậu phác đã thái, chặt, ủ 30 phút cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng có kích thước dài 5 - 7 cm, dày 2 - 3 mm, màu hơi xám, vị hơi đắng, mùi thơm của gừng.

66. HẬU PHÁC CHƯNG (NẤU) GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hậu phác chưng (nấu) với gừng:

Hậu phác đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Gừng tươi đem giã nát, vắt lấy nước cốt, làm nhiều lần, thêm nước để được khoảng 200 ml. Đem nước gừng tẩm đều vào Hậu phác đã thái, chặt, cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài. Chưng (nấu) tới khi Hậu phác đủ mềm, lấy ra thái phiến dọc, dày 2 - 3 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60°C.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng có kích thước dài 5 - 7 cm, dày 2 - 3 mm, màu hơi xám, vị hơi đắng, mùi thơm của gừng.

67. HOÀI SƠN SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Hoài sơn sao cám:

Hoài sơn đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới lúc bốc khói trắng, cho Hoài sơn đã thái, cắt vào sao đã đến khi có màu vàng hay vàng nâu có chấm đen, rây bỏ cám gạo. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến thuốc bên ngoài có màu vàng hay vàng nâu có chấm đen, bẻ ra bên trong có màu trắng, mùi thơm.

68. HOÀNG BÁ CHÍCH MUỐI ĂN

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng bá chích muối ăn:

Hoàng bá đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Pha 10g muối ăn trong 200 ml nước. Tẩm Hoàng bá đã thái, cắt với dung dịch muối ăn, trộn đều, ủ cho thấm hết nước muối, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khô. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có mặt ngoài màu vàng nâu, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều các vết nhăn dọc nhỏ, dài. Hơi xém cạnh. Vết bẻ lởm chởm, thể chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm. Mùi thơm đắng.

69. HOÀNG CẦM SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy Hoàng cầm đã sơ chế cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao cho đến khi mặt ngoài của phiến có màu vàng đậm, bên trong có màu vàng tươi. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng đậm, nhấm có vị đắng.

70. HOÀNG CẦM SAO ĐEN

1. Phương pháp chế biến

Lấy Hoàng cầm đã sơ chế cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 180 - 240°C, đảo đều, sao cho đến khi mặt ngoài của phiến có màu đen, bên trong có màu nâu vàng. Đổ ra, tãi mỏng, tránh cháy; đôi khi có thể phun ít nước sạch vào dược liệu.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền bề ngoài toàn bộ có màu đen, bẻ ra bên trong có màu nâu hơi vàng, nhấm có vị đắng.

71. HOÀNG CẦM CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng cầm chích rượu:

Hoàng cầm đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,15 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn đều Hoàng cầm đã sơ chế với rượu trắng. Ủ 30 phút cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài phiến có màu vàng thẫm. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Phiến có màu vàng đậm, nhấm có vị đắng.

72. HOÀNG CẦM CHÍCH MẬT ONG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng cầm chích mật ong:

Hoàng cầm đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi. Trộn đều Hoàng cầm đã sơ chế với mật ong. Ủ 30 phút cho ngấm đều, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi sờ không dính tay, Hoàng cầm có màu vàng đậm, mùi thơm mật ong. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài phiến có màu vàng đậm, nhấm có vị đắng, thơm mùi mật ong.

73. HOÀNG KỲ CHÍCH MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng kỳ chích mật:

Hoàng kỳ đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

150 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Hoàng kỳ đã sơ chế, ủ cho tới khi thấm đều, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài có màu vàng nâu, sở không dính tay, lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền bề ngoài có màu vàng nâu, hơi bóng, có mùi thơm và vị ngọt.

74. HOÀNG LIÊN CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng liên chích rượu:

Hoàng liên đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy rượu trộn đều với Hoàng liên đã thái, chặt, ủ 1 giờ cho ngấm rượu, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô, lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng đậm, vị đắng.

75. HOÀNG LIÊN CHÍCH GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng liên chích gừng:

Hoàng liên đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; giã tiếp, thêm nước sạch, làm vài lần và thêm nước sạch cho đủ 150 ml. Đem nước gừng trộn đều vào Hoàng liên đã thái, chặt, ủ 1 giờ cho ngấm, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng đậm, vị đắng, có mùi thơm của gừng.

76. HOÀNG LIÊN CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng liên chích giấm:

Hoàng liên đã sơ chế

1,0 kg

Giấm ăn

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy giấm trộn đều với Hoàng liên đã thái, chặt, ủ 30 phút đến 1 giờ cho ngấm đều, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng đậm, vị đắng.

77. HOÀNG NÀN CHẾ

1. Phương pháp chế biến

Ngâm Hoàng nàn sơ chế trong nước hoặc nước vo gạo từ 12 - 24 giờ. Vớt ra, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ vàng bên ngoài và vỏ đen bên trong. Tiếp tục ngâm nước vo gạo 3 ngày 3 đêm, mỗi ngày thay nước một lần. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thái phiến nhỏ, tẩm phiến với dầu vừng hoặc dầu lạc, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền giòn, dễ bẻ gãy, vết bẻ không phẳng, vị đắng.

78. HOÀNG TINH CHẾ RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hoàng tinh chế rượu:

Hoàng tinh đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Rửa sạch Hoàng tinh củ, gọt bỏ vỏ ngoài và rễ con trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun cách thủy để dược liệu hút hết rượu trong khoảng 24 giờ đến khi có màu đen bóng, lấy ra, phơi âm can hoặc sấy se, thái phiến dày 2 - 3 mm, phơi hoặc sấy khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến dày 2 - 3 mm. Mặt ngoài màu nâu đến nâu đen. Chất dẻo, dai dính, khó bẻ, mặt bẻ trông như sừng, bên trong màu đen. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt.

79. HÒE HOA SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Sau khi làm nóng dụng cụ, cho Hòe hoa đã sơ chế vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài vàng đậm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu vàng đậm, mùi thơm, bên trong vàng sáng.

80. HÒE HOA SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Sau khi làm nóng dụng cụ, cho Hòe hoa đã sơ chế vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi toàn bộ phía ngoài bị đen, bên trong có màu nâu hơi vàng, có mùi thơm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền phía ngoài màu đen đều, bên trong có màu nâu, mùi thơm cháy.

81. HÙNG HOÀNG PHẤN

1. Phương pháp chế biến

Cho Hùng hoàng vào cối sứ hoặc dụng cụ nghiền khác (không dùng dụng cụ bằng kim loại), thêm một lượng nước vừa đủ, nghiền thành dạng hồ, tiếp tục thêm nước, khuấy đều và đổ hỗn dịch ra dụng cụ phù hợp. Tiếp tục lặp lại nhiều lần với phần cắn, gộp các hỗn dịch, để lắng, gạn lấy phần kết tủa, phơi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Bột mịn màu cam đỏ hoặc cam vàng, dễ dính tay, có mùi đặc biệt.

82. HƯƠNG PHỤ TỨ CHẾ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hương phụ tứ chế:

Hương phụ đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5%

150 ml

Nước gừng 5%

150 ml

Giấm

150 ml

Rượu

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Chia Hương phụ đã sơ chế thành 4 phần đều nhau, mỗi phần 250 g, từng phần sẽ được tẩm riêng với mỗi loại phụ liệu trên. Để một đêm, cho Hương phụ tẩm muối, gừng, giấm vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi có mùi thơm là được (riêng phần tẩm với rượu, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô). Trộn đều 4 phần Hương phụ đã chế được Hương phụ tứ chế.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh nhỏ hoặc lát mỏng, bên ngoài vỏ có màu nâu hoặc nâu sẫm, mặt lát có màu nâu nhạt hơi hồng. Mùi thơm, có vị cay, hơi đắng ngọt.

83. HY THIÊM TẨM RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Hy thiêm tẩm rượu:

Hy thiêm đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến

Dùng Hy thiêm đã cắt đoạn, cho vào dụng cụ, thêm rượu trộn đều, đậy kín, ủ khoảng 30 phút - 1 giờ cho tới khi rượu ngấm hoàn toàn. Lấy ra phơi hoặc sấy khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu xám, vị đắng.

84. KÊ NỘI KIM RANG CÁT

1. Phương pháp chế biến

Cho cát sạch vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, cho Kê nội kim đã sơ chế, đảo đều đến khi phồng lên. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu vàng sậm tới màu vàng xém đen, bề mặt có những nốt phồng nhỏ, bị vỡ khi bóp nhẹ, mảnh vỡ bóng láng.

85. KHIẾM THỰC SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Khiếm thực đã sơ chế vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ bên ngoài có màu vàng hoặc hơi vàng. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền vỏ ngoài có màu nâu thẫm, phía trong hạt có màu vàng hoặc hơi vàng, mùi thơm, nhấm có vị hơi ngậy, hơi chát.

86. KHIẾM THỰC SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Khiếm thực sao cám:

Khiếm thực đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới lúc bốc khói trắng, cho Khiếm thực đã sơ chế, đảo đều tới khi toàn bộ bên ngoài có màu hơi vàng. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền vỏ ngoài có màu nâu thẫm, phía trong hạt có màu vàng hoặc hơi vàng, mùi thơm, nhấm có vị hơi ngậy, hơi chát.

87. KHINH PHẤN

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Khinh phấn:

Thủy ngân

1,0 kg

Đảm phàn (CuSO4. 5H2O

560 g

Muối ăn (NaCl)

480 g

Đất đỏ

vừa đủ

1.2. Quy trình chế biến (mô tả cho 1 lô sản xuất 3,750 kg Thủy ngân):

Chuẩn bị hỗn hợp bao gồm: 2,100 kg Đảm phàn (CuSO4. 5H2O); 1,800 kg Muối ăn (NaCl), thêm 1,8kg nước trộn đều, sau đó thêm 3,750 kg Thủy ngân, trộn đều như cháo và 10 bát đất đỏ, trộn đều một lần nữa thành một khối ẩm, chia thành 10 phần, nặn thành 10 cục hình cầu. Lấy 10 nồi bằng đáy, trong mỗi nồi xếp một lớp cát và các cục hình cầu. Đậy vung và dùng đất mềm sạch trát thật kín.

Sử dụng than củi để đun 10 nồi trên, khi than đã đỏ và cháy đều nhưng không có ngọn lửa, vùi kín lại và ủ trong vòng 22 giờ, lấy ra, để nguội, mở nồi sẽ thấy những tinh thể Khinh phấn bám quanh nồi, tiến hành thu Khinh phấn bám quanh nồi bằng chổi lông sạch.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền dạng bột, mùi nhẹ.

88. KHOẢN ĐÔNG HOA CHÍCH MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Khoản đông hoa chích mật:

Khoản đông hoa đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy mật ong hòa loãng với nước sôi được khoảng 180 ml, trộn đều dịch mật với Khoản đông hoa đã sơ chế, ủ khoảng 30 - 60 phút cho mật thấm đều, cho vào thiết bị, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi vị thuốc có màu vàng nâu, bề mặt có các chấm đậm màu, sờ không dính tay. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các cụm hoa đơn độc, dài 2 - 2,5 cm, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Màu nâu nhạt nhưng không đều, bề mặt có các chấm đậm màu, mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và cay, hơi ngọt.

89. KHỔ HẠNH NHÂN SAO VÀNG GIỮ VỎ

1. Phương pháp chế biến

Cho Khổ hạnh nhân đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ phía ngoài vỏ có màu vàng đều. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có vỏ hơi nhăn nheo, màu vàng đậm, vị đắng đặc trưng của Khổ hạnh nhân.

90. KHỔ HẠNH NHÂN SAO VÀNG BỎ VỎ

1. Phương pháp chế biến

Ngâm Khổ hạnh nhân đã sơ chế trong nước sạch cho trương nở (1 - 2 giờ), sau đó trần qua nước 90 - 100°C trong 3-5 phút, loại bỏ cây mầm, xát bỏ vỏ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Bên ngoài hạt nhẵn có màu hơi vàng. Nhấm có vị đắng nhẹ đặc trưng của Khổ hạnh nhân.

91. KHỔ HẠNH NHÂN ÉP LOẠI DẦU

1. Phương pháp chế biến

Lấy Khổ hạnh nhân đã sơ chế giã dập, bọc trong giấy bản hoặc trong vải xô ép bỏ dầu. Lấy ra, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh to nhỏ không đều, vị đắng đặc trưng của Khổ hạnh nhân.

92. KIM ANH SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Kim anh đã sơ chế (bỏ hạt) cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao khi toàn bộ phía ngoài vỏ quả có màu vàng nâu. Lấy ra, chà xát, sàng bỏ hết các gai trên vỏ quả.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh của một nửa vỏ quả, có dạng lòng máng, màu vàng nâu.

93. KIM ANH CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Kim anh chích muối:

Kim anh đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

8 g

1.2. Quy trình chế biến:

Muối ăn hòa trong 180 ml nước. Trộn đều dịch muối ăn với Kim anh đã bỏ hạt. Ủ 30 phút cho ngấm đều. Lấy ra đồ chín khoảng 1 giờ. Phơi hoặc sấy khô, rồi chà xát, sàng bỏ hết các gai trên vỏ quả.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh của một nửa vỏ quả, có dạng lòng máng, vị chua, chát se, hơi ngọt hoặc hơi mặn.

94. KINH GIỚI SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Sàng toàn bộ phần Kinh giới đã được cắt thành đoạn dài 2 - 3 cm, lấy phần trên sàng, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi vị thuốc ngả màu nâu sẫm, cho nốt phần dược liệu dưới sàng vào thiết bị sao, tiếp tục sao theo nhiệt độ đã cài đặt cho bên ngoài phiến thuốc trở thành màu đen, bên trong màu nâu đen, giảm bớt nhiệt độ sao, phun một ít nước, đảo đều đến khi có khói trắng bốc lên, đổ toàn bộ dược liệu ra thiết bị sạch, đậy kín. Sau khoảng 15 - 20 phút, mở ra, tãi đều, để nguội.

Chú ý: Khi đổ dược liệu ra cần đậy kín ngay tránh bốc lửa gây hỏa hoạn, vị thuốc bị đốt thành tro mất tác dụng.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu đen nhưng không được cháy thành tro. Các cành bên ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu đen, lá và hoa thường bị vụn nát, màu đen. Mùi thơm đặc trưng. Không lẫn tạp chất khác.

95. LIÊN NHỤC SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Liên nhục đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi có màu thẫm lại, có chấm đen. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt hình trái xoan. Mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu thẫm, có chấm đen, mùi thơm, vị hơi chát. Không còn tâm sen.

96. LIÊN TÂM SAO QUA

1. Phương pháp chế biến

Cho Liên tâm đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có mùi thơm bốc lên. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền dài khoảng 1 cm, phần trên là chồi mầm màu lục sẫm có đốm vàng hoặc hơi xém, thân mầm hình trụ màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng.

97. LƯU HOÀNG CHẾ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Lưu hoàng chế:

Lưu hoàng

1,0 kg

Đậu phụ

2,0 kg

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Lưu hoàng sạch đun cùng đậu phụ cho đến khi đậu phụ chuyển sang màu xanh đen, lấy ra, rửa sạch và phơi âm can.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền dạng bột, màu vàng, không mùi, không vị.

98. MA HOÀNG CHÍCH MẬT ONG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ma hoàng chích mật ong:

Ma hoàng đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Ma hoàng đã sơ chế, ủ khoảng 30 - 60 phút đến khi ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi khô, sờ không dính tay. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu hơi vàng nâu, vị đắng, hơi ngọt.

99. MÃ TIỀN RANG CÁT

1. Phương pháp chế biến

Lấy cát vàng rửa sạch bằng nước sạch, phơi khô. Ngâm Mã tiền đã sơ chế bằng nước vo gạo hoặc nước sạch trong 24 giờ (8 tiếng thay nước một lần), luộc sôi hạt Mã tiền cho mềm, lấy ra cạo sạch vỏ hạt, bỏ mầm, thái lát. Sấy và phơi đến gần khô. Lấy cát sạch đun nóng, đổ các lát Mã tiền vào tiếp tục rang, đảo đều cho các mảnh hạt phồng lên và có màu nâu hoặc màu nâu đậm (rang khoảng 5 giờ), lấy ra để nguội, sàng loại bỏ hết cát, tán bột.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những lát có màu nâu hoặc nâu đậm, vị đắng.

100. MÃ TIỀN RÁN DẦU VỪNG

1. Phương pháp chế biến

Ngâm Mã tiền đã sơ chế vào nước vo gạo, đổ ngập 2 - 3 cm, ngâm trong 3 ngày đêm, hàng ngày thay nước vo gạo 1 lần. Lấy ra, rửa sạch nước vo gạo, nếu hạt chưa mềm có thể đun sôi cho hạt mềm, cạo bỏ lớp vỏ hạt, bỏ mầm, rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Đun sôi dầu vừng, cho Mã tiền vào, tiếp tục đun cho đến khi hạt Mã tiền nổi lên thì vớt ra ngay, dùng giấy bản thấm sạch dầu vừng. Thái nhỏ, sấy khô, bảo quản kín.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những lát nhỏ có màu nâu hoặc nâu đậm, vị đắng.

101. MÃ TIỀN NGÂM RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

Mã tiền đã sơ chế được thái lát hoặc giã nát, ngâm với rượu 40° sau một tuần dùng để xoa bóp (không được uống).

2. Yêu cầu cảm quan

Dịch ngâm có màu nâu hoặc nâu đậm.

102. MẠN KINH TỬ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy Mạn kinh tử đã sơ chế, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô, có mùi thơm. Chà xát, loại cho hết màng trắng và đài hoa còn sót lại.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu xám đen hoặc nâu đen. Thể chất nhẹ và cứng. Mùi thơm đặc trưng, vị nhạt, hơi cay.

103. MẪU ĐƠN BÌ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy Mẫu đơn bì bỏ lõi, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu vàng hoặc hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của Mẫu đơn bì. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn nhỏ hoặc mảnh vỏ rễ có kích thước, dài khoảng 3 - 5 cm, có màu vàng, có mùi thơm đặc trưng của Mẫu đơn bì.

104. MẪU ĐƠN BÌ CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Mẫu đơn bì chích rượu:

Mẫu đơn bì bỏ lõi

1,0 kg

Rượu

180 ml

1.2. Quy trình chế biến

Mẫu đơn bì đã bỏ lõi được trộn với rượu trắng, ủ 30 phút - 1 giờ cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô, có mùi thơm đặc trưng của Mẫu đơn bì. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn nhỏ hoặc mảnh vỏ rễ có kích thước, dài khoảng 3 - 5 cm, có màu vàng, có mùi thơm đặc trưng của Mẫu đơn bì.

105. MẪU LỆ NUNG

1. Phương pháp chế biến

Xếp Mẫu lệ đã sơ chế trực tiếp lên lò nung, nung cho đến khi mảnh Mẫu lệ nóng hồng đều, có màu trắng xám, lấy ra tãi, nguội, tán thành bột mịn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột mịn, có vị mặn.

106. MIẾT GIÁP CHẾ GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Miết giáp chế giấm:

Miết giáp đã sơ chế

1,0 kg

Giấm trắng

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy cát sạch, cho vào thiết bị rang, rang cho tới khi cát tơi rời, cho Miết giáp đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao cho tới khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra ngay, sàng bỏ cát, đổ Miết giáp ngay vào trong thiết bị chứa giấm trắng để sẵn. Vớt ra, phơi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh rời, màu hơi vàng, một số miếng có mép ngoài hơi cháy sém. Mùi hơi chua, vị chua mặn.

107. MỘC MIẾT TỬ SƯƠNG

1. Phương pháp chế biến

Lấy hạt gấc, tách bỏ áo hạt và phần vỏ hạch cứng, lấy nhân, rửa sạch, sấy khô, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khô, lấy ra, để nguội, nghiền nát, bọc vào giấy bản và ép để loại hết chất dầu được bột trắng như sương.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột trắng, không còn chất dầu.

108. NGA TRUẬT CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Nga truật chích giấm:

Nga truật đã sơ chế

1,0 kg

Giấm

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn đều Nga truật đã sơ chế với giấm. Ủ 3 - 6 giờ cho ngấm hết giấm, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô, mặt ngoài của phiến hơi vàng. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu hơi vàng, thể chất giòn, vị đắng, hơi cay, hơi chua.

109. NGA TRUẬT CHẾ GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Nga truật chế giấm:

Nga truật đã sơ chế

1,0 kg

Giấm

150 ml

Nước sạch

300 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Cho Nga truật đã sơ chế vào giấm và nước sạch, đun sôi nhỏ lửa cho đến cạn. Đổ ra để nguội, thái phiến dày 3 - 5 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60°C tới khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến dày 2 - 3 mm, thể chất giòn, vị đắng, hơi cay, hơi chua.

110. NGẢI CỨU CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngải cứu chích rượu:

Ngải cứu đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

200 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn đều Ngải cứu đã thái, cắt đoạn với rượu. Ủ 30 phút đến 1 giờ cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi phía ngoài có màu hơi vàng. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn ngọn thân hoặc những mảnh lá xốp, màu hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của Ngải cứu.

111. NGẢI CỨU CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngải cứu chích giấm:

Ngải cứu đã sơ chế

1,0 kg

Giấm ăn

200 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn đều Ngải cứu đã thái, cắt đoạn với giấm. Ủ 30 phút đến 1 giờ, cho ngấm hết giấm, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi phía ngoài có màu hơi đen (khoảng 7 phần 10). Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn ngọn thân hoặc những mảnh lá xốp, màu hơi đen, có mùi thơm đặc trưng của Ngải cứu.

112. NGẢI CỨU SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Cho Ngải cứu đã thái, cắt đoạn vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi toàn bộ phía ngoài, có màu đen, có mùi cháy. Lấy ra, tãi mỏng, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn ngọn thân hoặc những mảnh lá xốp, màu đen, có mùi thơm đặc trưng của Ngải cứu.

113. NGÔ CÔNG CHẾ

1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Ngô công để dùng ngoài: Rết được làm sạch và ngâm nguyên cả con trong bình kín với cồn 90° (5 con/100 ml). Ngâm ít nhất sau một tháng mới dùng được.

b) Phương pháp chế biến Ngô công để dùng trong (đường uống): Rửa sạch, bỏ đầu đuôi, chân, rút ruột, phun hoặc tẩm với rượu 35° (tỷ lệ 10:1) để khử hết mùi tanh, tẩm với 5% dịch ép gừng tươi, sấy nhẹ đến khô.

2. Yêu cầu cảm quan

a) Ngô công để dùng ngoài: Dịch ngâm có màu nâu hoặc nâu đậm.

b) Ngô công để dùng ngoài: Vị thuốc cổ truyền có màu xám, thể chất giòn, dễ gãy, mùi hơi cay.

114. NGÔ THÙ DU CHÍCH CAM THẢO

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngô thù du chích Cam thảo:

Ngô thù du đã sơ chế

1,0 kg

Cam thảo

60 g

1.2. Quy trình chế biến:

Chế biến dịch Cam thảo: lấy Cam thảo phiến sắc 2 lần với nước, mỗi lần khoảng 300 ml nước, đun sôi 1 giờ. Gộp dịch sắc Cam thảo, cô còn khoảng 160 ml.

Chích Cam thảo: trộn đều dịch Cam thảo với Ngô thù du đã giã hơi dập. Ủ 1 giờ cho ngấm hết dịch Cam thảo. Lấy ra, để khô se, phơi khô hoặc cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô cho mùi thơm đặc trưng.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu xám hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của Ngô thù du, nhấm có vị cay.

115. NGÔ THÙ DU CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngô thù du chích giấm:

Ngô thù du đã sơ chế

1,0 kg

Giấm ăn

160 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Ngô thù du giã hơi dập, trộn đều với giấm. Ủ 6 - 12 giờ cho ngấm hết. Lấy ra phơi khô hoặc cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô cho mùi thơm đặc trưng.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu hơi xám, có mùi đặc trưng của Ngô thù du.

116. NGÔ THÙ DU CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngô thù du chích muối:

Ngô thù du đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5 %

160 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Đem nước muối trộn đều vào Ngô thù du đã giã hơi dập. Ủ 1 giờ cho ngấm hết. Lấy ra phơi khô hoặc cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao tới khô cho mùi thơm đặc trưng của Ngô thù du.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu hơi xám, có mùi đặc trưng của Ngô thù du.

117. NGŨ VỊ TỬ CHÍCH MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngũ vị tử chích mật:

Ngũ vị tử đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Ngũ vị tử đã sơ chế, ủ 1 - 2 giờ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi khô, không dính tay và phồng rộp.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có vỏ quả màu tím, đỏ tối. Cùi quả phồng rộp bám vào hạt. Cùi có mùi đặc biệt, vị chua, ngọt. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và hơi đắng.

118. NGŨ VỊ TỬ TẨM GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngũ vị tử tẩm giấm:

Ngũ vị tử đã sơ chế

1,0 kg

Giấm trắng

200 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Ngũ vị tử đã sơ chế, trộn với giấm cho thấm đều, đậy kín, để yên 1 - 2 giờ. Cho vào thiết bị đồ, đồ đến khi có màu đen, đem ra phơi hoặc sấy khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có vỏ quả màu đỏ tím, đỏ tối. Cùi quả mềm nhuyễn. Cùi có mùi đặc biệt, vị chua. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và hơi đắng.

119. NGƯU BÀNG TỬ SAO

1. Phương pháp chế biến

Cho Ngưu bàng tử đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi thấy hạt hơi phồng, có mùi thơm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu xám vàng, có đốm màu đen, hơi phồng. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.

120. NGƯU TẤT CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngưu tất chích rượu:

Ngưu tất đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,15 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Ngưu tất đã sơ chế tẩm rượu trắng, trộn đều, đậy kín, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có mùi thơm của rượu bốc lên, phiến thuốc có màu nâu nhạt. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Ngưu tất và của rượu.

121. NGƯU TẤT CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ngưu tất chích muối:

Ngưu tất đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan muối ăn trong 150 ml nước, tẩm vào Ngưu tất đã sơ chế, trộn đều, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết nước muối, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi bắt đầu có muối kết tinh ở đáy thiết bị, phiến thuốc có màu nâu nhạt. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Ngưu tất.

122. NHỤC THUNG DUNG CHƯNG RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Nhục thung dung chưng rượu:

Nhục thung dung đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

300 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Nhục thung dung đã thái, chặt, thêm rượu, trộn đều, cho vào trong dụng cụ bằng inox thích hợp, đậy kín, nấu cách thủy (chưng) trong 24 - 48 giờ đến màu đen hoặc nâu vàng, lấy ra, phơi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền hình tròn hoặc tròn vát. Mặt ngoài và phiến thuốc màu nâu đen có những đốm nâu nhạt, chất thịt hơi dẻo. Mùi thơm nhẹ.

123. PHÒNG ĐẢNG SÂM CHƯNG

1. Phương pháp chế biến

Rễ Phòng đảng sâm rửa sạch, tẩm nước, ủ trong 1 - 2 giờ (tùy vào kích thước rễ và nhiệt độ môi trường ủ), trong quá trình ủ đảo đều và phun thêm nước cho thấm đều, cho rễ to xuống dưới, rễ nhỏ phía trên vào một dụng cụ chưng (nếu có nồi nấu bằng hơi thì cho trực tiếp vào nồi). Chưng cách thủy trong 2 giờ. Lấy ra, để nguội. Rễ to thái phiến dài 2 - 3 cm, dày 2 - 3 mm, rễ nhỏ cắt thành đoạn 2 - 3 cm, phơi hoặc sấy ở 45 °C cho se, tẩm nốt nước chưng (nếu có). Phơi hoặc sấy đến khô kiệt ở nhiệt độ dưới 70°C.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu nâu đen thể chất thịt, giữa có lõi gỗ. Mùi thơm, vị ngọt.

124. PHÙ BÌNH SAO QUA

1. Phương pháp chế biến

Cho Phù bình đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có mùi thơm bốc lên, vị thuốc ngả màu sẫm là được.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có phiến lá nhăn nheo hơi cháy xém. Thể chất khô giòn, dễ bóp vụn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi mặn, cay.

125. HẮC PHỤ TỬ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến Hắc phụ tử từ 1,0 kg Phụ tử:

Phụ tử đã sơ chế

1,0 kg

Magnesi clorid (MgCl2.6H2O)

400 g

Đường đỏ

30 g

Dầu hạt cải

15 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan Magnesi clorid trong nước. Ngâm Phụ tử đã sơ chế 3 - 5 ngày đêm trong dung dịch này. Đun sôi với dịch ngâm đến khi chín mềm tới lõi (khoảng 30 phút). Rửa sạch, để cả vỏ, thái dọc củ thành phiến dày 0,3 - 0,5 cm. Ngâm tiếp với 2 lít nước trong 12 - 14 giờ. Rửa lại bằng nước (3 lần) đến khi còn vị tê nhẹ. Để ráo nước, sấy ở 55 - 60°C đến khi khô se. Tẩm dịch đường đỏ (30 g đường đỏ hòa tan trong 20 ml nước sôi), 15 g dầu hạt cải. Trộn đều, ủ 12 - 14 giờ. Đồ khoảng 20 phút. Lấy ra, sấy đến khô. Để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến nhẵn bóng, màu nâu xám. Xung quanh phiến có màu nâu đen của vỏ củ. Vị mặn đặc trưng của muối Magnesi clorid, vị tê nhẹ hoặc không tê.

126. BẠCH PHỤ TỬ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến Bạch phụ tử từ 1,0 kg Phụ tử:

Phụ tử

1,0 kg

Magnesi clorid (MgCl2.6H2O)

400 g

Nước

200 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan Magnesi clorid trong nước. Ngâm Phụ tử đã sơ chế trong 3 - 5 ngày. Đun sôi với dịch ngâm đến khi chín mềm tới lõi (khoảng 30 phút). Vớt ra, bóc bỏ vỏ, thái dọc củ thành phiến dày 0,2 - 0,3 cm. Rửa bằng nước đến khi còn vị tê nhẹ hoặc không tê. Hấp chín, phơi hoặc sấy ở 60°C đến khô. Để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến màu trắng vàng, trong mờ, không có vỏ ngoài. Vị mặn đặc trưng của muối Magnesi clorid, vị tê nhẹ hoặc không tê.

127. QUA LÂU NHÂN SAO

1. Phương pháp chế biến

Cho Qua lâu nhân đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi hơi phồng rộp lên. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có hình bầu dục, hai mặt bên hơi phồng lên. Vỏ ngoài kém sáng bóng; thỉnh thoảng có hạt nổ vỡ làm hai, thay hai mảnh nhân màu vàng nhạt, cong cuộn dính với vỏ cứng ở ngoài hay đã rời ra.

128. SƠN THÙ CHƯNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Sơn thù nhục đã sơ chế vào thiết bị hấp, hấp khoảng 3 giờ đến khi có màu đen, lấy ra phơi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu cánh gián, nhăn nheo, bóng láng. Không mùi, vị chua chát và hơi đắng.

129. SƠN THÙ TẨM RƯỢU CHƯNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Sơn thù tẩm rượu chưng:

Sơn thù nhục

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn đều Sơn thù nhục với rượu, cho vào dụng cụ thích hợp, đậy kín; cho vào nồi nước đun cách thủy, đun đến khi nào hút hết rượu. Lấy ra, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu cánh gián, nhăn nheo, bóng láng. Mùi hơi thơm, vị chua chát và hơi đắng.

130. SƠN TRA SAO QUA

1. Phương pháp chế biến

Cho Sơn tra đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có mùi thơm bốc lên. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng nâu, chất thịt, vỏ ngoài bong nhăn nheo, màu nâu, có những vân lốm đốm. Mùi đặc trưng của Sơn tra, vị chua. Lấy ra, để nguội.

131. SƠN TRA SAO ĐEN

1. Phương pháp chế biến

Cho Sơn tra đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 180 - 240°C, đảo đều, sao đến khi bên ngoài có màu xám đen bên trong màu vàng nâu. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu xám đen, bên trong có màu vàng nâu, chất thịt. Mùi cháy, vị đắng chua.

132. TANG PHIÊU TIÊU CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tang phiêu tiêu chích muối:

Tang phiêu tiêu đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5%

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn dung dịch nước muối vào Tang phiêu tiêu đã sơ chế, ủ 30 phút, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô, có mùi thơm.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền màu nâu vàng hoặc nâu hơi xám, mùi thơm, vị hơi chát.

133. TÁO NHÂN SAO ĐEN

1. Phương pháp chế biến

Cho Táo nhân đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 180 - 240°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu vàng hơi nâu. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt hình đĩa, một đầu hơi nhọn, một mặt khum hình thấu kính, có mặt ngoài đen, bên trong có màu vàng hơi nâu, mùi thơm, vị đắng nhẹ.

134. THẠCH QUYẾT MINH NUNG HỞ

1. Phương pháp chế biến

Xếp Thạch quyết minh đã sơ chế vào lò nung không khói hoặc dụng cụ thích hợp, nung trực tiếp trên ngọn lửa đến khi khối Thạch quyết minh hồng rực, lấy ra, để nguội, tán thành bột mịn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột mịn, vị hơi mặn.

135. THẠCH QUYẾT MINH NUNG KÍN

1. Phương pháp chế biến

Thùng để nung là những thùng có lỗ thoáng ở hai đầu, xếp than hoa đã đượm hồng dưới đáy thùng cùng với một lượt dày trấu. Thạch quyết minh đã sơ chế được xếp vào thùng thành các lớp cách lượt với trấu từ dưới lên (trấu nhiều hơn Thạch quyết minh). Thường được đặt cách mặt đất để không khí được lưu thông. Thời gian nung khoảng 10 giờ cho đến khi trấu hóa thành tro. Để nguội, sàng bỏ tro, tán thành bột mịn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột mịn, vị hơi mặn.

136. THẠCH XƯƠNG BỒ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Thạch xương bồ đã thái, cắt vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ bề mặt phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của Thạch xương bồ. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng, cong queo, màu vàng đậm, có vị cay hơi đắng, mùi thơm đặc trưng.

137. THẠCH XƯƠNG BỒ SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thạch xương bồ sao cám:

Thạch xương bồ đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi bốc khói trắng, tiếp tục cho Thạch xương bồ đã thái, cắt vào sao đến khi toàn bộ mặt phiến vị thuốc có màu vàng, lấy ra, sàng bỏ cám, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc Thạch xương bồ là những phiến mỏng, cong queo, màu vàng đậm, có vị cay hơi đắng, mùi thơm đặc trưng.

138. THĂNG MA CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thăng ma chích rượu:

Thăng ma đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Thăng ma đã sơ chế cho vào thiết bị, cho rượu vào, đảo đều, ủ trong 1 giờ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, sao đến khi khô, bốc mùi rượu. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến dày không quá 4 mm, hơi cong queo. Xung quanh màu tím nhạt, phía trong màu trắng vàng nhạt. Có mùi thơm của rượu.

139. THẢO QUYẾT MINH SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Thảo quyết minh đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi vị thuốc nổ đều, mùi thơm rõ rệt. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có mùi thơm đặc trưng, màu nâu sẫm.

140. THẢO QUYẾT MINH SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Cho Thảo quyết minh đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao tới khi khói màu vàng bay lên, bên ngoài có màu đen, bên trong màu nâu đen; mùi thơm cháy. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu đen, bên trong màu nâu đen, mùi thơm cháy đặc trưng.

141. THIỀM TÔ NGHIỀN BỘT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thiềm tô nghiền bột:

Thiềm tô đã sơ chế

1,0 kg

Rượu trắng

2,0 kg

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Thiềm tô đã sơ chế, đập nhỏ, ngâm trong rượu trắng, thường xuyên khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đặc lại thành hỗn hợp sệt, phơi khô/sấy, nghiền thành bột.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là bột màu nâu vàng đến nâu đỏ. Có mùi nhẹ hơi tanh, vị ban đầu ngọt sau đó có cảm giác cay tê kéo dài, ngửi mùi dễ kích ứng (hắt hơi).

142. THIÊN NAM TINH CHẾ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thiên nam tinh:

Thiên nam tinh đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

125 g

Phèn chua

125 g

1.2. Quy trình chế biến:

Thiên nam tinh đã sơ chế, phân loại theo kích thước, ngâm trong nước sạch, thay nước mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu xuất hiện bọt trắng, sau khi thay nước, thêm Phèn chua (1,0 kg Thiên nam tinh sử dụng 20 g Phèn chua), sau khi ngâm một ngày tiếp tục thay nước đến khi cắt ra nếm thử thấy có cảm giác tê nhẹ ở lưỡi thì lấy ra. Đặt Gừng tươi thái lát và Phèn chua vào nồi nấu, thêm lượng nước thích hợp đun sôi, sau đó cho Thiên nam tinh vào nấu đến khi lõi mềm thì lấy ra, bỏ gừng, để ráo nước đến khi khô từ 4 đến 6 phần, cắt thành lát mỏng và phơi khô hoặc sấy.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các lát mỏng gần tròn hoặc không đều, màu vàng hoặc nâu nhạt, chất giòn dễ gãy, mặt cắt có dạng chất sừng. Mùi nhẹ, vị chát, hơi tê.

143. THỎ TY TỬ CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thỏ ty tử chích muối:

Thỏ ty tử đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan muối vào khoảng 150 ml nước, trộn đều nước muối vào Thỏ ty tử đã sơ chế, để khoảng 30 phút cho hạt ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi hạt hơi phồng lên, màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có mặt ngoài màu vàng nâu, có vết nứt, mùi thơm nhẹ.

144. THỐ HUYỀN HỒ

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Huyền hồ đã sơ chế

1,0 kg

Giấm

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Huyền hồ loại tạp, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến se, trộn với giấm ăn, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm hết giấm, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao cho tới khô, hoặc cho vào nồi đun sôi cách thủy đến khi giấm thấm hết vào bên trong, lấy ra phơi hoặc sấy khô, thái lát mỏng hoặc đập dập trước khi dùng.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có vỏ ngoài màu nâu xám, mặt cắt có màu vàng nhạt, nhấm có vị cay chua.

145. THỤC ĐỊA

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thục địa:

Sinh địa đã sơ chế

1,0 kg

Sa nhân

15g

Gừng tươi

100 g

Rượu trắng (hàm lượng ethanol 22% đến 25%)

450 ml

1.2. Quy trình chế biến (mô tả cho 1 lô sản xuất 100kg Sinh địa):

Lấy Sinh địa, loại bỏ đất, cát, rửa sạch, để ráo nước.

Lấy Gừng tươi, rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay ướt.

Lấy Sa nhân, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đập, giã hoặc xay nhỏ. Cho Gừng tươi và Sa nhân vào nồi nấu hai vỏ. Thêm nước, đun sôi, điều chỉnh nhiệt độ để sôi âm ỉ trong 1 giờ, rút dịch chiết Sa nhân - Gừng để được khoảng 50 lít.

Cho Sinh địa đã ráo nước vào nồi nấu 2 vỏ. Tẩm Sinh địa với 22,5 lít rượu cùng với dịch chiết Sa nhân - Gừng, ủ trong 2 giờ, trường hợp dịch ngâm chưa đủ ngập Sinh địa thì bổ sung thêm nước sạch (cao hơn bề mặt 2 cm đến 3cm). Tiến hành nấu trong 3 ngày, mỗi ngày đun âm ỉ trong 6 giờ. Đêm ngừng nấu. Sau mỗi ngày bổ sung thêm nước sôi cho đủ ngập bề mặt. Đến ngày thứ 4 thì rút dịch nấu, gộp cùng 22,5 lít rượu còn lại.

Đảo đều Sinh địa trong nồi nấu. Đổ lượng dịch nấu gộp với rượu ở trên vào nồi và ngâm ủ trong 2 giờ. Bổ sung nước cho ngập rồi đun âm ỉ tiếp trong 6 giờ. Đêm ngừng nấu. Ngày thứ 5 tiếp tục nấu và điều chỉnh lượng nước sao cho lượng dịch nấu rút ra ngày hôm sau chỉ còn khoảng 9 lít đến 10 lít. Sản phẩm được nấu có màu đen nhánh, mùi thơm, vị ngọt. Để nguyên hoặc thái lát dày 3 mm đến 4 mm, sấy hoặc phơi. Tẩm với dịch còn lại trong quá trình sấy (phơi). Quá trình tẩm - sấy (hoặc phơi nắng) được thực hiện liên tục đến khi hết dịch, sấy (phơi) tiếp đến đạt yêu cầu, cầm không dính tay.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu đen, láng bóng, thể chất nhuận dẻo, cầm không thấy dính tay, mùi thơm, ngọt đặc trưng.

146. THƯƠNG LỤC CHÍCH GIẤM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thương lục chích giấm:

Thương lục đã sơ chế

1,0 kg

Giấm

300 g

1.2. Quy trình chế biến:

Lấy Thương lục đã sơ chế, trộn đều với giấm, ủ 30 phút, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khô khi có màu nâu vàng, không còn mùi giấm bốc lên. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là phiến hoặc khối không đều. Bề mặt màu nâu vàng, có mùi thơm nhẹ của giấm, vị hơi ngọt, khi nhai lâu sẽ gây tê lưỡi.

147. THƯƠNG NHĨ TỬ SAO CHÁY GAI

1. Phương pháp chế biến

Lấy Thương nhĩ tử đã sơ chế cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 150 - 200°C, đảo đều, sao đến khi các gai bên ngoài cháy đen và bốc mùi thơm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những quả hình trứng, hai đầu nhọn, có màu xám đen; phần lớn cháy hết gai, một số quả còn ít gai hoặc gai cháy chưa hết, dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,5 - 0,7 cm.

148. THƯƠNG NHĨ TỬ TẨM RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thương nhĩ tử tẩm rượu:

Thương nhĩ tử đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

0,2 lít

1.2. Quy trình chế biến:

Cho Thương nhĩ tử đã rửa sạch, phơi khô vào thiết bị, đổ rượu vào, trộn đều, ủ trong 2 giờ, cho vào đồ chín trong 1 giờ. Lấy ra, sấy khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những quả hình trứng, hai đầu nhọn và có gai, dài 1,2cm - 1,5cm, rộng 0,5cm - 0,7 cm. Nhấm nhân hạt thơm ngậy, không tanh.

149. THƯƠNG TRUẬT SAO QUA

1. Phương pháp chế biến

Cho Thương truật đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô, mùi thơm đặc trưng. Lấy ra, để nguội, loại bỏ mảnh vụn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền dày 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm đặc trưng. Bề mặt phiến có màu trắng đục hay vàng nhạt, rải rác có nhiều chấm màu vàng đậm hay nâu nhạt của túi tiết tinh dầu.

150. THƯƠNG TRUẬT SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Thương truật đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi phiến thuốc có màu vàng đậm rõ rệt, mùi thơm đặc trưng, khô giòn. Lấy ra, để nguội, loại bỏ mảnh vụn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền dày 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm đặc trưng. Bề ngoài mặt phiến có màu vàng tối hay vàng nhạt, rải rác có nhiều chấm màu vàng đậm hay nâu nhạt của túi tiết tinh dầu.

151. THƯƠNG TRUẬT SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Cho Thương truật đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi bề mặt phiến thuốc có màu đen nâu; bên trong màu nâu, mùi thơm cháy, lấy ra, để nguội, loại bỏ mảnh vụn.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền dày 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm cháy bề mặt phiến thuốc có màu đen nâu, bên trong màu nâu.

152. THỦY XƯƠNG BỒ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Thủy xương bồ đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao tới khi toàn bộ bên ngoài mặt phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, mùi thơm đặc trưng của Thủy xương bồ. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng, cong queo, màu hơi vàng, vị đắng, cay, mùi thơm nhẹ đặc trưng của Thủy xương bồ.

153. THỦY XƯƠNG BỒ SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thủy xương bồ sao cám:

Thủy xương bồ đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi bốc khói trắng, tiếp tục cho Thủy xương bồ đã sơ chế vào, đảo đều tới khi toàn bộ bên mặt ngoài phiến có màu vàng đậm. Lấy ra, để nguội, sàng loại bỏ cám gạo.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng, cong queo, màu vàng đậm, vị đắng, cay, mùi thơm nhẹ đặc trưng của Thủy xương bồ.

154. THỦY XƯƠNG BỒ CHÍCH GỪNG

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Thủy xương bồ chích gừng:

Thủy xương bồ đã sơ chế

1,0 kg

Gừng tươi

300 g

1.2. Quy trình chế biến:

Gừng tươi rửa sạch, thái phiến, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm nước sạch, làm vài lần, vắt đủ 200 ml. Trộn đều dịch gừng với Thủy xương bồ đã sơ chế. Ủ 24 giờ (6 giờ đảo một lần), lấy ra, để khô se, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi khô.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những phiến mỏng, cong queo, màu vàng, vị đắng, cay, mùi thơm nhẹ đặc trưng của Thủy xương bồ và mùi thơm của gừng.

155. TIỀN HỒ CHÍCH MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tiền hồ chích mật:

Tiền hồ đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Tiền hồ đã sơ chế, ủ trong 30 phút cho mật ong thấm đều hết, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi sờ không dính tay. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có mặt ngoài màu vàng xám, thể chất nhuận, khó bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

156. TOÀN YẾT CHẾ MUỐI

1. Phương pháp chế biến

Bọ cạp tươi được làm sạch, ngâm với nước muối 25% trong khoảng 6 - 8 giờ, nấu với nước muối 25% để trong vòng khoảng 1 giờ cho đến khi bọ cạp bị cứng. Lấy ra, để nguội, đặt nơi thoáng khí, làm khô âm can.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt, dài. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Chiều dài khoảng 6 cm. Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lục, phần trước phát triển nhô ra 1 đôi chân kìm nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng của lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng có 4 đôi chân đi mỗi chân có 7 đốt kèm 2 vuốt ở phần cuối. Phần bụng trước bao gồm 7 đốt. Đốt thứ 7 thẫm màu với 5 rãnh xương sống gồ lên ở trên đốt lưng. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lục. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu, có 6 đốt, với các nếp nhăn dọc trên các đốt. Đuôi mang một ngòi châm dạng vuốt sắc và không có cựa gai ở dưới ngòi châm. Mùi hơi hắc, có vị mặn.

157. TRẮC BÁCH DIỆP SAO QUA

1. Phương pháp chế biến

Cho Trắc bách diệp đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô, mùi thơm nhẹ. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền lá hình kim, dài 0,5 - 3 cm, màu xanh lục tối, khô, mùi thơm đặc trưng.

158. TRẮC BÁCH DIỆP SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Cho Trắc bách diệp đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi vị thuốc có màu đen nâu; mùi thơm cháy. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là mảnh vụn hình kim màu đen, nâu đen, lẫn một lượng nhỏ lá màu lục tối; mùi thơm cháy.

159. TRẠCH TẢ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Trạch tả đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, sao đến khi bề mặt có màu hơi vàng hoặc vàng, mùi thơm nhẹ. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng đậm, mùi thơm nhẹ, vị mặn, hơi ngọt.

160. TRẠCH TẢ CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Trạch tả chích muối:

Trạch tả đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5 %

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trạch tả đã sơ chế cho vào dụng cụ sạch, trộn đều với dung dịch muối ăn. Ủ 1 - 2 giờ cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi bề mặt có màu hơi vàng, cạnh hơi xém. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng đậm, mùi thơm nhẹ, vị mặn, hơi ngọt.

161. TRẦN BÌ SAO VÀNG

1. Phương pháp chế biến

Cho Trần bì thái chỉ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi vị thuốc có màu vàng đều, mùi thơm đặc trưng. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền có màu vàng hoặc vàng nâu, mùi thơm đặc trưng.

162. TRẦN BÌ SAO CHÁY

1. Phương pháp chế biến

Cho Trần bì thái chỉ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 220 - 300°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu đen. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là các sợi quăn queo, màu đen, mùi thơm cháy đặc trưng, vị hơi đắng.

163. TRI MẪU CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tri mẫu chích muối:

Tri mẫu đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5%

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Tẩm dung dịch nước muối với Tri mẫu đã sơ chế, ủ khoảng 1 giờ, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu nâu vàng, mặt trong màu vàng ngà nâu, không còn lông tơ. Thể chất hơi dẻo. Vị hơi đắng, mùi thơm đặc trưng.

164. TRI MẪU CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tri mẫu chích rượu:

Tri mẫu đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn đều rượu vào Tri mẫu đã sơ chế, ủ trong khoảng 30 phút cho ngấm hết rượu, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có màu hơi vàng nâu, khô, thơm mùi đặc trưng. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu nâu vàng, mặt trong màu vàng ngà nâu, không còn lông tơ. Thể chất hơi dẻo. Vị hơi đắng, mùi thơm đặc trưng.

165. TỬ UYỂN CHẾ MẬT

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tử uyển chế mật:

Tử uyển đã sơ chế

1,0 kg

Mật ong

250 g

1.2. Quy trình chế biến:

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi, trộn đều với Tử uyển đã sơ chế, ủ đến khi mật ong thấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi không dính tay. Lấy ra và để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền mặt ngoài màu đỏ tía sẫm. Thể chất dai, khi nắm hơi dính vào nhau nhưng khi thả tay các phiến thuốc không được dính vào nhau. Mùi thơm đặc trưng của Tử uyển và mật ong, vị hơi ngọt.

166. TỤC ĐOẠN CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tục đoạn chích muối:

Tục đoạn đã sơ chế

1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5%

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Tục đoạn đã thái, chặt trộn với nước muối cho đều, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn ngắn không quá 2 cm. Mặt cắt có hai lớp, xung quanh màu nâu, lõi giữa màu lục đen hay hoa văn vàng sẫm. Vị mặn đắng và chát.

167. TỤC ĐOẠN CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Tục đoạn chích rượu:

Tục đoạn đã sơ chế

1,0 kg

Rượu trắng

150 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Tục đoạn đã thái, chặt trộn với rượu cho đều, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi khô, có mùi thơm của rượu. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những đoạn ngắn không quá 2 cm. Mặt cắt có hai lớp, xung quanh màu nâu, lõi giữa màu lục đen hay hoa văn vàng sẫm. Có mùi thơm của rượu, vị đắng và chát.

168. VIỄN CHÍ SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Viễn chí sao cám:

Viễn chí đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

200 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, sao đến khi bốc khói, tiếp tục cho Viễn chí đã sơ chế vào, đảo đều, sao tới khi mặt ngoài có màu vàng đậm. Sàng loại bỏ cám gạo. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh hoặc đoạn vỏ rỗng có màu vàng đậm, có những nếp nhăn và đường nứt ngang. Vị đắng nhẹ, hơi cay.

169. VIỄN CHÍ CHÍCH CAM THẢO

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Viễn chí chích cam thảo:

Viễn chí đã sơ chế

1,0 kg

Cam thảo

50 g

1.2. Quy trình chế biến:

Chế biến dịch Cam thảo: lấy Cam thảo phiến sắc 2 lần với nước, mỗi lần khoảng 200 ml nước, đun sôi 1 giờ. Gộp dịch sắc Cam thảo, cô còn khoảng 150 ml.

Chích Cam thảo: Trộn đều dịch Cam thảo với Viễn chí đã rút bỏ lõi. Ủ 1 giờ cho ngấm hết dịch Cam thảo. Lấy ra để khô se, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, đảo đều, sao đến khi mặt ngoài có màu vàng đậm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là những mảnh hoặc đoạn vỏ rỗng có màu vàng đậm, có những nếp nhăn và đường nứt ngang. Vị đắng nhẹ, hơi cay, hơi ngọt.

170. XA TIỀN TỬ CHÍCH MUỐI

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Xa tiền tử chích muối:

Xa tiền tử đã sơ chế

1,0 kg

Muối ăn

10 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho Xa tiền tử đã sơ chế vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi dược liệu phồng lên, phun nước muối vào sao đến khi khô, có mùi thơm. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, dài rộng khoảng 1 mm. Mặt ngoài màu nâu thẫm hoặc vàng nâu. Nhìn qua kính lúp thấy những vết rạn nứt trên bề mặt hạt. Mùi thơm nhẹ, vị hơi mặn.

171. XUYÊN KHUNG CHÍCH RƯỢU

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Xuyên khung chích rượu:

Xuyên khung đã sơ chế

1,0 kg

Rượu

100 ml

1.2. Quy trình chế biến:

Trộn rượu trắng vào Xuyên khung đã sơ chế, ủ khoảng 30 phút - 1 giờ cho rượu ngấm đều, cho vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 50 - 100°C, đảo đều, sao đến khi có màu nâu vàng, mùi thơm đặc trưng. Lấy ra, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền đã chế biến có màu nâu hoặc nâu vàng, thể chất cứng chắc, có mùi thơm đặc trưng, vị cay.

172. Ý DĨ SAO CÁM

1. Phương pháp chế biến

1.1. Công thức chế biến:

Công thức chế biến 1,0 kg Ý dĩ sao vàng với cám:

Ý dĩ đã sơ chế

1,0 kg

Cám gạo

100 g

1.2. Quy trình chế biến:

Cho cám gạo vào thiết bị sao, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 - 150°C, sao đến khi bốc khói, tiếp tục cho Ý dĩ (đã được phun trước với nước cho hơi ẩm) vào, đảo đều đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng thổ và có các chấm đen, lấy ra, sàng loại bỏ cám, để nguội.

2. Yêu cầu cảm quan

Vị thuốc cổ truyền là hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 0,5 - 0,8 cm, đường kính 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt, bên trong màu trắng hay trắng ngà. Mùi thơm.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 74/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 55/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều về gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Thông tư 08/2022/TT-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Quyết định 74/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 55/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều về gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Thông tư 08/2022/TT-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Y tế-Sức khỏe, Hành chính, Thực phẩm-Dược phẩm

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi