Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1164/BTTTT-KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Phương án điều tra - thống kê
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1164/BTTTT-KHTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1164/BTTTT-KHTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Đức Lai |
Ngày ban hành: | 20/04/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 1164/BTTTT-KHTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG --------------------- Số: 1164 /BTTTT-KHTC V/v: hướng dẫn thực hiện Phương án điều tra- thống kê | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2010 |
Kính gửi: | - Các Ban chỉ đạo điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, interrnet và nghe- nhìn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Sở Thông tin và Truyền thông; - Các đài phát thanh, truyền hình; - Các doanh nghiệp viễn thông, interrnet. |
Triển khai thực hiện Quyết định số 420/QĐ-TTg Ngày 31/3/2010 Thủ tướng Chính phủ có về điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010, ngày 07 tháng 4 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã có Quyết định số 470/QĐ-BTTT ban hành phương án điều tra thống kê hiện trạng phổ cập điện thoại, internet và nghe- nhìn năm 2010 (sau đây gọi tắt là Phương án điều tra). Để đảm bảo thực hiện thống nhất Phương án điều tra, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau đây:
1. Về công tác chuẩn bị điều tra
1.1. Về in tài liệu và phiếu điều tra
a) Ban chỉ đạo điều tra thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm in tài liệu hướng dẫn điều tra cho toàn quốc, bao gồm:
- Tài liệu “Hướng dẫn điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, interrnet và nghe- nhìn năm 2010”; dùng cho Ban chỉ đạo điều tra thống kê của Bộ, Ban chỉ đạo điều tra thống kê cấp tỉnh, và được gửi cho cấp huyện (Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện).
Tài liệu này cũng được gửi cho các doanh nghiệp, các đài phát thanh và truyền hình.
- Tài liệu “Hướng dẫn điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, interrnet và nghe- nhìn năm 2010”, dùng cho cấp xã, được gửi cho UBND cấp xã.
- Tài liệu “Hướng dẫn điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, interrnet và nghe - nhìn năm 2010”, dùng cho cấp thôn, được gửi đến trưởng thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố,…
Các tài liệu trên sẽ được gửi về Sở TTTT các tỉnh thành phối trực thuộc trung ương. Ban Chỉ đạo điều tra thống kê của tỉnh có trách nhiệm gửi, phát tài liệu tại các cuộc nghị triển khai, tập huấn.
b) Ban chỉ đạo điều tra thống kê cấp Tỉnh chịu trách in 04 Phiếu điều tra (Phiếu 01, Phiếu 02, Phiếu 03, Phiếu 04)
Khi in các phiếu, các Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh cần tính toán số lượng cần in để tránh lãng phí, mức dự trữ không quá 20%.
Riêng phiếu 04 cần căn cứ thực tế qui mô các hộ gia đình tại các thôn, bản, ấp, tổ dân phố (gọi chung là thôn) tại từng địa phương và từng vùng để tính toán số lượng số trang phiếu cần in cho phù hợp. Trang đầu và trang cuối của phiếu 04 in với số lượng phù hợp với số lượng thôn theo danh sách đơn vị điều tra (Danh sách 1) cộng với số lượng trang dự phòng; các trang giữa của phiếu này được được tính thêm để ghi hết số hộ của các thôn (mỗi hộ một dòng). Phiếu được đóng thành tập trước khi giao cho điều tra viên thôn.
1.2. Tuyên truyền
Cuộc điều tra được tổ chức tuyên truyền ở 3 cấp: trung ương, cấp tỉnh và cấp xã. Phương thức tuyên truyền chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tin điện tử; chú trọng tuyên truyền qua đài truyền hình, đài phát thanh, thông tin điện tử và các báo in phát hành với số lượng lớn. Hình thức tuyên truyền thông qua các bản tin, thông báo, phóng sự chuyên đề,…Ở cấp xã nên tuyên truyền qua Đài truyền thanh xã. Nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung của cuộc điều tra và trách nhiệm của các tổ chức, các hộ gia đình trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, số liệu cho cuộc điều tra thống kê.
Ban chỉ đạo điều tra thống kê Bộ Thông tin và Truyền thông biên tập tài liệu hướng dẫn (mẫu) tuyên truyền cho cấp xã trên website của Bộ TTTT (địa chỉ http://thongke.mic.gov.vn) để các Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh in bổ sung cho phù hợp với thực tế địa phương và hướng dẫn cho các xã thực hiện.
Việc tuyên truyền ở các cấp được tổ chức tập trung vào thời gian từ 15/5/2010 đến 20/6/2010.
2.Thực hiện điều tra
2.1.Triển khai tập huấn nghiệp vụ điều tra thống kê
Việc tổ chức tập huấn điều tra phải được triển khai đến tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra thống kê. Cụ thể:
a) Ban chỉ đạo điều tra thống kê thuộc Bộ TTTT tập huấn cho:
- Ban chỉ đạo điều tra thống kê của tỉnh, thành phố (bao gồm cả cho các thành viên thuộc các huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh).
- Các doanh nghiệp viễn thông, internet (bao gồm cả các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
- Các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.
b) Ban chỉ đạo điều tra của tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, tập huấn nghiệp vụ điều tra cho:
- Lãnh đạo UBND xã;
- Cán bộ văn hóa- thông tin xã (hoặc cán bộ thống kê xã);
- Trưởng thôn.
Tùy thực tế về qui mô số xã, số thôn tại mỗi địa phương, Ban chỉ đạo điều tra thống kê của tỉnh quyết định phương án tập huấn riêng cho từng cấp xã và cấp thôn hoặc gộp lại tập huấn chung. Việc tổ chức tập huấn có thể tổ chức riêng cho địa bàn từng huyện hoặc tập huấn theo cụm gồm một số huyện gần gần nhau.
Khi tập huấn nghiệp vụ, cần chú trọng việc hướng dẫn, giải thích rõ cho cán bộ thực hiện phiếu điều tra về các chỉ tiêu và cách ghi thông tin thể hiện trên từng phiếu. Trước khi triển khai đến đơn vị điều tra để thu thập thông tin, số liệu và ghi phiếu, cán bộ ghi phiếu phải được giới thiệu, giải thích cách ghi phiếu mẫu.
Trong các chỉ tiêu thống kê có hai nhóm câu hỏi chính:
- Nhóm câu hỏi phải trả lời là có hoặc không: Nếu Có thì ghi dấu x, nếu không thì ghi số 0 vào phiếu phù hợp với từng chỉ tiêu. Riêng phiếu 04 nếu có thì ghi dấu x, nếu không thì để trống.
- Nhóm câu hỏi về số lượng: Có bao nhiêu, phải ghi số lượng cụ thể vào ô điền thông tin của chỉ tiêu (khoảng cách (km), số lượng người, số lượng máy vi tính,..).
Chi phí tập huấn cho cấp xã, cấp thôn dù được tổ chức riêng từng huyện hay theo cụm huyện đều tập hợp chứng từ và quyết toán tại Sở TTTT (Thường trực ban chỉ đạo điều ta thống kê của tỉnh).
2.2. Mẫu ví dụ ghi phiếu điều tra
- Kèm theo Công văn này có mẫu ghi phiếu 04 làm ví dụ để phục vụ hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ thực hiện phiếu điều tra ở các thôn.
Khi tập huấn ghi và cộng phiếu này cần lưu ý: phiếu này thu thập thông tin đến từng hộ gia đình và bao gồm nhiều chỉ tiêu, cần phải giải thích rõ cho trưởng thôn nội dung chỉ tiêu, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến phương tiện nghe- nhìn, sử dụng máy vi tính, internet của hộ gia đình,…Khi ghi phiếu cần chú ý, thận trọng việc đánh đánh dấu vào cột đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
Phiếu này có hai dòng cộng tổng số:
+ Một dòng cộng chung cho tất cả các hộ trong phiếu;
+ Một dòng chỉ cộng cho riêng những hộ nghèo, hộ chính sách.
Vì vậy, cần chú ý phân biệt các hộ để khi cộng và ghi kết quả vào các dòng tổng được thuận lợi, chính xác. Đối với những hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, cán bộ ghi phiếu nên dùng bút chì gạch chân cho cả dòng hoặc dùng bút mầu (bút nhớ dòng) để bôi lên dòng của các hộ này để thuận tiện cho việc cộng sau khi thu thập xong thông tin các hộ gia đình.
Khi ghi phiếu xong, cán bộ điều tra trực tiếp cộng phiếu và ghi kết quả vào các dòng tổng cộng; sau đó nộp cho UBND xã. UBND xã có trách nhiệm rà soát và cộng kiểm tra lại thông tin ghi trên phiếu: nếu kết quả cộng của cán bộ điều tra bị sai, thì gạch ngang số cộng sai và ghi lại số cộng đúng xuống ngay dưới số cộng sai.
2.3. Giao mẫu phiếu điểu tra
a) Ban chỉ đạo điều tra Bộ TTTT trực tiếp gửi các mẫu phiếu điều tra cho:
- Các doanh nghiệp viễn thông, internet (phiếu 05)
Các doanh nghiệp viễn thông, internet căn cứ mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp và nội dung phiếu 05 để triển khai cung cấp thống tin, số liệu theo phiếu hoặc triển khai thực hiện phiếu cho các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cung cấp.
- Các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương (phiếu 06).
b) Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh:
- Giao phiếu 01 cho điều tra viên của Sở TTTT trực tiếp thực hiện.
- Giao phiếu 02, phiếu 03 và phiếu 04 cho các Phòng Văn hóa và Thông tin huyện. Phòng Văn hóa và Thông tin giữ lại phiếu 02 để thực hiện và phát phiếu 03, phiếu 04 cho các xã, các thôn trong huyện theo phương án của Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh.
Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh chủ động quyết định phương án giao mẫu phiếu 03 và phiếu 04 về đến cấp xã, cấp thôn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng cần thực hiện xong trước ngày 25/5/2010.
Khi giao phiếu điều tra, các Ban chỉ đạo điều tra thống kê căn cứ số lượng đơn vị điều tra và qui mô số hộ tại từng khu vực, địa phương để đảm bảo sát thực tế và lập danh sách ký nhận phiếu, ghi rõ số lượng phiếu, số tờ (theo mẫu kèm theo công văn này).
2.4. Thực hiện các phiếu điều tra và giao nhận kết quả:
a) Các phiếu do Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh chủ trì (các phiếu 01, 02, 03, 04)
- Các Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thực tế địa phương để qui định thời gian hoàn thành và nộp các phiếu về ban chỉ đạo điều tra thống kê của tỉnh, đảm bảo trước 30/6/2010 đã hoàn tất việc thu nhập thông tin, số liệu và nghiệm thu việc thực hiện các phiếu điều tra.
Khi thực hiện điều tra và ghi thông tin vào phiếu xong, cán bộ ghi phiếu có trách nhiệm nộp phiếu cho đơn vị cấp trên:
+ Trưởng thôn nộp phiếu 04 cho UBND xã để kiểm tra thông tin ghi trên phiếu và kết quả cộng các chỉ tiêu trên phiếu 04.
+ Cán bộ Văn hóa thông tin xã nộp phiếu 03 và 04 về Phòng Văn hóa Thông tin huyện (sau khi đã kiểm tra, rà soát và được Lãnh đạo xã ký xác nhận).
+ Các Phòng Văn hóa Thông tin huyện nhận phiếu 03 phiếu 04 cùng với phiếu 02 để gửi về Ban chỉ đạo điều tra thống kê của tỉnh, định kỳ 10 ngày gửi 1 lần (không chờ đủ tất cả các xã, thôn mới gửi).
Các Sở TTTT sau khi tổng hợp, nhập kết quả các phiếu điều tra số 01, 02, 03, 04 gửi báo cáo tổng hợp về về Ban chỉ đạo điều tra Bộ TTTT; file dữ liệu gửi về địa chỉ: [email protected]
b) Các phiếu do Ban chỉ đạo điều tra Bộ TTTT chủ trì (phiếu 05 và phiếu 06):
- Phiếu 05 do các doanh nghiệp trực tiếp tổ chức ghi phiếu. Trường hợp doanh nghiệp giao chi nhánh, đơn vị trực thuộc tại các tỉnh, thành phố lập phiếu thì khi gửi két quả về Tập đoàn, Tổng công ty, công ty.
Các doanh nghiệp (Tập đoàn, Tổng công ty, công ty) tập hợp các phiếu, kiểm tra, rà soát và ký xác nhận phiếu và gửi về Bộ TTTT; file dữ liệu gửi về địa chỉ: [email protected]
- Phiếu 06 do các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương triển khai ghi phiếu và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông; file dữ liệu gửi về địa chỉ: [email protected].
c) Thủ tục giao nhận kết quả phiếu điều tra: Việc giao nhận phiếu phải có biên bản được ký giữa người giao và người nhận (mỗi bên giữ một bản). Mẫu biên bản kèm theo Công văn này.
3. Nhập kết quả điều tra vào cơ sở dữ liệu
- Trước khi nhập thông tin các phiếu điều tra, Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh tổ chức phân công rà soát lần cuối nội dung và kết quả ghi phiếu (Ban chỉ đạo giao cho cán bộ Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này). Khi thực hiện xong, cán bộ được phân công rà soát khí xác nhận “đã kiểm tra” và ký vào góc phải, phía dưới trang cuối của mỗi phiếu.
- Căn cứ kết quả ghi phiếu điều tra đã kiểm tra, Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh tổ chức nhập thông tin, số liệu vào các file dữ liệu theo cấu trúc thống nhất do Ban chỉ đạo điều tra của bộ cung cấp và hướng dẫn để phục vụ cho việc tích hợp vào phần mềm phân tích số liệu, kết quả điều tra.
(Đối với phần mềm tích hợp dữ liệu, Ban chỉ đạo điều tra của Bộ TTTT sẽ cung cấp và hướng dẫn sau).
4. Kiểm tra, phúc tra kết quả điều tra thống kê
Ban chỉ đạo điều tra thống kê Bộ TTTT sẽ có hướng dẫn sau việc kiểm tra, phúc tra kết quả điều tra của các cấp và hướng xử lý kết quả kiểm tra, phúc tra.
5. Lưu trữ tài liệu điều tra
- Các phiếu điều tra 01, 02, 03, 04 được lưu trữ tại Sở TTTT trong 5 năm, kể từ ngày tiến hành điều tra.
- Các phiếu điều tra 05, 06 được lưu trữ tại Bộ TTTT trong 5 năm, kể từ ngày tiến hành điều tra.
6. Về quản lý tài chính cuộc điều tra
- Chế độ chi cho cuộc điều tra thống kê được thực hiện theo Thông tư số 48/2007/TT-BTC và các văn bản liên quan do Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành (chế độ chi công tác phí, hội nghị tập huấn, làm thêm giờ,..). Khi thực hiện các khoản chi, các Sở TTTT căn cứ tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã được qui định để thực hiện. Đối với các khoản chi mua vật tư, công cụ, dịch vụ mua ngoài,… phục vụ cho cuộc điều tra thống kê phải có đủ thủ tục, hóa đơn, chứng từ theo qui định để làm căn cứ thanh toán, quyết toán.
- Toàn bộ các khoản chi phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ điều tra thống kê đã phân cấp về Ban chỉ đạo điều tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện được tập hợp chứng từ và lập báo cáo quyết toán tại Sở Thông tin và Truyền thông- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo điều tra thống kê của tỉnh.
- Sau khi dự toán chi cho cuộc điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và cơ chế cấp phát, quyết toán kinh phí cho cuộc điều tra thống kê, Bộ TTTT sẽ có hướng dẫn cụ thể dự toán chi đối với từng địa phương.
7. Giao ban điều hành cuộc điều tra thống kê
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện điều tra, nhập, xử lý kết quả điều tra, Ban chỉ đạo điều tra thống kê của Bộ TTTT sẽ tổ chức giao ban với Ban chỉ đạo điều tra các tỉnh (lịch cụ thể sẽ có thông báo sau).
8. Báo cáo định kỳ tiến độ, báo cáo nhanh thực hiện Phương án điều tra thống kê tại địa phương
- Các Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo định kỳ việc triển khai, thực hiện Phương án điều tra tại địa phương vào các ngày 25/5/2010; 10/6/2010 và 20/6/2010 thông qua email (theo địa chỉ phù hợp với từng cấp báo cáo nêu mục 2.4 của Công văn này).
- Các Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo nhanh kết quả thực hiện Phương án điều tra tại địa phương trước ngày 10/7/2010.
9. Hỗ trợ, giải đáp, hướng dẫn
Từ ngày 06/5/2010, Ban chỉ đạo điều tra của Bộ TTTT sẽ tổ chức bộ phận thường trực hỗ trợ các địa phương, giải đáp vướng mắc thông qua địa chỉ email: [email protected]
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện Phương án điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe- nhìn toàn quốc năm 2010. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc tung ương, các doanh nghiệp viễn thông, interrnet, các đài phát thanh, truyền hình phản ảnh kịp thời về Bộ TTTT (Ban chỉ đạo điều tra thống kê) để kịp thời hướng dẫn, xử lý.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Các thứ trưởng Bộ TTTT; - Ban chỉ đạo ĐTTK của Bộ; - Lưu VT, KHTC | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Trần Đức Lai |