Ứng 100.000 đồng, phí 12.000 đồng: Nhà mạng đang cho vay nặng lãi?

Câu hỏi: Dịch vụ ứng tiền của các nhà mạng hiện nay có phải đã vi phạm quy định về lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự hay không? Ví dụ mạng Viettel cho khách hàng ứng 100.000 đồng với phí dịch vụ là 12.000 đồng?

Trả lời:

Trả lời câu hỏi:

Dịch vụ ứng tiền của các nhà mạng

Dịch vụ ứng tiền được các nhà mạng cung cấp cho các thuê bao khi tài khoản của họ không đủ để thực hiện cuộc gọi, nhắn tin và sẽ được các nhà mạng thu khi thuê bao đó nạp tiền theo nguyên tắc thu đủ tiền gốc và cộng một khoản được gọi là phí dịch vụ. Dịch vụ viễn thông do các doanh nghiệp viễn thông hiện nay cung cấp được quy định tại các luật chuyên ngành như luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành. là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn thông theo quy định hiện hành tại

Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Quy định về Doanh thu viễn thông tại Điều 29 như sau:

“1. Doanh thu viễn thông bao gồm doanh thu hàng hóa viễn thông chuyên ngành và doanh thu dịch vụ viễn thông.

2. Doanh thu hàng hóa viễn thông chuyên dùng là doanh thu thu được từ việc kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này được phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp viễn thông.

3. Doanh thu dịch vụ viễn thông là doanh thu thu được từ việc kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại Điều 9 Nghị định này được phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp viễn thông, bao gồm:

a) Doanh thu giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông;

b) Doanh thu chênh lệch thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;

c) Doanh thu chênh lệch thanh toán quốc tế giữa doanh nghiệp viễn thông với các đối tác nước ngoài;

d) Doanh thu khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Doanh thu dịch vụ viễn thông quy định tại Khoản 3 Điều này được sử dụng để xác định thị phần của doanh nghiệp viễn thông, tính khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và nộp phí quyền hoạt động viễn thông.”

Quy định của pháp luật về vay và lãi suất

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, dịch vụ ứng trước tiền cho thuê bao rất gần với khái niệm về vay tài sản trong luật dân sự, theo đó, nhà mạng giao một khoản tiền cho thuê bao và khi thuê bao nạp tiền nhà mạng sẽ thu 100% tiền ứng trước - hay đủ gốc cộng thêm lại một khoản tiền mà các nhà mạng gọi là phí dịch vụ.

Đối chiếu các quy định trên và các quy định có liên quan, doanh thu phí dịch vụ tiền ứng trước đối với các thuê bao rất khó để xác định là doanh thu từ dịch vụ viễn thông vì phí dịch vụ viễn thông sẽ được các nhà mạng thu đủ khi thuê bao nạp, trả tiền ứng trước. Khoản tiền này phát sinh trên cơ sở lợi ích tăng thêm của khoản ứng trước của các nhà mạng. Do đó, mặc dù các nhà mạng có thể giải thích đó là phí dịch vụ chứ không phải là tiền lãi thì người sử dụng thấy rằng về bản chất đó là một khoản lãi họ phải trả cho khoản tiền họ được ứng trước.

Quy định về lãi suất nói chung của Bộ luật Dân sự được xây dựng trên tinh thần làm nền tảng cho các hoạt động cho vay trong đời sống xã hội nói chung nên được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tôn trọng để xây dựng hình ảnh đối với khách hàng của mình./.

Đỗ Anh Tú

Được tư vấn bởi: Luật sư Đỗ Anh Tú

Công ty Luật TNHH DNP

https://dnplegal.com

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi