Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 19-CT/TCĐN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả vốn ngân sách Nhà nước của các Bên Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 19-CT/TCĐN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 19-CT/TCĐN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 09/06/1992 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 19-CT/TCĐN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Căn cứ vào Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1978, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30-6-1990, Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính ngày 24-5-1990, Nghị định số 28-HĐBT ngày 6-2-1991, của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 189-HĐBT ngày 15-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành qui chế chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam;
Thực hiện Nghị định số 22-HĐBT ngày 24-1-1991, của Hội đồng Bộ trưởng qui định chế độ thu về sử dụng vốn NSNN và Chỉ thị số 138-CT ngày 25-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở quốc doanh;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả vốn NSNN của các bên Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài như sau:
Đối tượng nhận nợ, hoàn trả và nộp tiền thu về sử dụng vốn NSNN là các tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, bao gồm:
- Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) là các bên Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh (sau đây gọi tắt là liên doanh) và các bên Việt Nam tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp doanh) hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép sử dụng vốn NSNN để góp vốn trong liên doanh hoặc trong hợp doanh.
- Các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng cổ phần (sau đây cũng gọi tắt là doanh nghiệp) là bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh (sau đây cũng gọi tắt là liên doanh) hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính được phép sử dụng vốn NSNN để góp vốn trong liên doanh.
- Đối với số vốn nêu tại Mục 1 điểm 2.a căn cứ vào số vốn đã góp vốn pháp định trong liên doanh được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y trong giấy phép bằng đô la Mỹ hoặc qui đổi ra đô la Mỹ sau khi đã trừ số vốn đi vay của doanh nghiệp
- Đối với số vốn NSNN nêu tại Mục 1 điểm 2.b căn cứ vào giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển đã góp vốn pháp định trong liên doanh hoặc vốn kinh doanh trong hợp doanh được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y trong giấy phép bằng đô la Mỹ.
Hội đồng giao nhận nợ căn cứ vào luận chứng KT-KT, thời gian kinh doanh có lãi và số lợi nhuận dự kiến chia cho bên Việt Nam để xác định kế hoạch hoàn trả vốn NSNN. Thời điểm bắt đầu hoàn trả vốn NSNN nêu tại Mục 1 điểm 2.a của bên Việt Nam trong liên doanh không được chậm hơn thời điểm liên doanh có lợi nhuận chia cho các bên theo luận chứng KT-KT. Thời điểm bắt đầu hoàn trả vốn NSNN nêu tại Mục 1 điểm 2.b của bên Việt Nam trong liên doanh có thể chậm hơn nếu nguồn lợi nhuận bên Việt Nam được chia không đủ để hoàn trả cả hai loại vốn NSNN nêu tại Mục 1 điểm 2.a và Mục 1 điểm 2.b.
- Các bên Việt Nam tham gia hợp doanh phải thanh toán tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển hàng năm cho ngân sách Nhà nước theo mức qui định tại giấy phép kể từ thời điểm góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp được nhận nợ các khoản vốn này với Nhà nước thì hội đồng giao nhận nợ xác định kế hoạch hoàn trả vốn NSNN từ thời điểm hợp doanh bắt đầu có lợi nhuận.
- Chậm nhất trong thời hạn 3 (ba) tháng phải hoàn thành các nghĩa vụ hoàn trả số nợ thực tế phát sinh đã qui trong biên bản giao nhận nợ cho NSNN từ khi liên doanh được cấp giấy phép đến thời điểm chuyển giao.
- Chậm nhất là 1 (một) tháng kể từ khi việc chuyển nhượng được chuẩn y hai doanh nghiệp phải báo cáo hội đồng giao nhận nợ để làm thủ tục thay đổi đối tượng nhận nợ.
Riêng thời hạn liên doanh hoặc hợp doanh phải giải thể trước thời hạn thì số vốn đã nhận nợ NSNN nêu tại Mục 1 điểm 2.b phải được hoàn trả là số nợ phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép đến thời điểm quyết định giải thể được chuẩn y.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị thực hiện đối với tất cả các hợp đồng liên doanh và hợp doanh đã được cấp giấy phép và đang triển khai trước khi ban hành Thông tư này.