Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 69/2022/NQ-HĐND Cao Bằng bổ sung mức chi ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 69/2022/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 69/2022/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Triệu Đình Lê |
Ngày ban hành: | 02/11/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
tải Nghị quyết 69/2022/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2022/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 02 tháng 11 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
Quy định bổ sung một số nội dung, mức chi và mức hỗ trợ cụ thể từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025
____________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 10 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, hướng dẫn thực hiện nội dung 09 thuộc thành phần số 02 và nội dung 02 thuộc thành phần số 08 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 2725/TTr-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi và mức hỗ trợ cụ thể từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định bổ sung một số nội dung, mức chi và mức hỗ trợ cụ thể từ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương phân bổ cho địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Nội dung và mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai cấp xã, huyện, đảm bảo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu
Chi hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha.
2. Chi hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp xóm theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Hỗ trợ 70% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chi hỗ trợ xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp
a) Chi 100% chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức.
b) Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh: Hỗ trợ 90% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chi hỗ trợ các dự án liên kết, kế hoạch liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp: Hỗ trợ 80% tổng chi phí thực hiện dự án/kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 70% tổng chi phí thực hiện dự án/kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; 50% tổng chi phí thực hiện dự án/kế hoạch liên kết trên địa bàn khác được cấp có thẩm quyền giao.
5. Chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại: Hỗ trợ 50% tổng kinh phí cho cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chi hỗ trợ 98% cho hoạt động bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn đối với các nội dung quy định tại Điều 12 Thông tư số 05/2022/TT-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo kế hoạch/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Chi thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
a) Nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
- Hỗ trợ 100% tổng kinh phí theo dự án/kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo các nội dung sau:
Định hướng, bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các khu du lịch, điểm du lịch nông thôn phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của vùng, địa phương.
Thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường.
Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm du lịch (quản lý khách du lịch, quản lý lưu trú, quản lý kinh doanh du lịch; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường du lịch nông thôn).
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông, hệ thống điện và nước sạch, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác thải, nước thải) tại các điểm du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa vùng, miền: Theo mức hỗ trợ tại Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025.
- Xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh) dọc theo các tuyến đường giao thông gắn với các điểm du lịch với khoảng cách hợp lý: Hỗ trợ 90% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch và xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm (nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm) đạt chất lượng phục vụ khách du lịch: Hỗ trợ 70% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền
- Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng: Hỗ trợ 100% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách (khách quốc tế, nội địa; theo độ tuổi). Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch: Hỗ trợ 98% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống gắn với du lịch nông thôn: Hỗ trợ 98% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường: Hỗ trợ 70% tổng kinh phí theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
a) Chi mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của địa phương. Mức hỗ trợ như sau:
- Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh: 1.000 triệu đồng/thiết chế.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 500 triệu đồng/thiết chế.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: 80 triệu đồng/thiết chế.
- Nhà văn hóa - Khu thể thao xóm: 50 triệu đồng/thiết chế.
b) Chi hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao xóm. Mức hỗ trợ như sau:
- Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện là 100 triệu đồng/01 tủ sách.
- Thư viện, tủ sách xã là 50 triệu đồng/01 tủ sách.
- Tủ sách thôn là 30 triệu đồng/01 tủ sách.
c) Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, xóm và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, xóm. Mức hỗ trợ như sau:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã là 50 triệu đồng/01 năm.
- Nhà văn hóa - Khu thể thao xóm: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xóm là 30 triệu đồng/01 năm.
9. Chi hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi, Tổ hội nghề nghiệp trong triển khai Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự” và “5 cùng”
- Hỗ trợ 80% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 70% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khó khăn; 50% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi, Tổ hội nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
10. Các nội dung hỗ trợ từ khoản 1 đến khoản 9 điều này, nếu nhu cầu hỗ trợ trên thực tế ở mức thấp hơn thì thực hiện theo thực tế; các nội dung hỗ trợ mua sắm tại khoản 8 điều này cùng với các mức chi nêu trên, trong trường hợp việc mua sắm phải đấu thầu theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 3. Nội dung, mức chi thực hiện nhiệm vụ thông tin và truyền thông thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (gồm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững)
1. Chi thiết lập mới cụm thông tin điện tử tại các cửa khẩu biên giới
a) Nội dung, yêu cầu thiết lập cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới theo quy định tại các điểm b, c, khoản 2, Điều 4 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
b) Mức hỗ trợ
- Đối với cụm thông tin điện tử loại màn hình 01 mặt: 3.000 triệu đồng/cụm.
- Đối với cụm thông tin điện tử loại màn hình 02 mặt: 5.000 triệu đồng/cụm.
2. Chi hỗ trợ sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng đối với cụm thông tin điện tử đã thiết lập trước đây bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
a) Mức hỗ trợ đối với cụm thông tin điện tử loại màn hình 01 mặt: Không quá 100 triệu đồng/cụm/năm.
b) Mức hỗ trợ đối với cụm thông tin điện tử loại màn hình 02 mặt đến 03 mặt: Không quá 200 triệu đồng/cụm/năm.
3. Chi hỗ trợ duy trì, vận hành cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025
a) Nội dung hỗ trợ: Chi hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; chi trưng bày, giới thiệu và bảo quản xuất bản phẩm in, ấn phẩm truyền thông, chi phục vụ người đọc xuất bản phẩm điện tử, báo điện tử và các sản phẩm truyền thông khác (nếu có), các nội dung hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Thời gian phục vụ 06 giờ/ngày, từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.
b) Mức chi hỗ trợ thù lao cho 126 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: 1.372.800 đồng/điểm/tháng.
4. Chi tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã
a) Nội dung thực hiện
- Thiết lập mới đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông đối với các xã chưa có đài truyền thanh.
- Mở rộng hoạt động của đài truyền thanh xã để đáp ứng nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền gồm: Mở rộng hệ thống cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông đối với các thôn, xóm trong xã để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin thiết yếu đến các hộ dân trong xã; thay thế cụm loa có dây, không dây FM bị hỏng, không còn sử dụng được sang cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
b) Thành phần cơ bản, yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin của đài truyền thanh xã thiết lập mới, nâng cấp theo quy định tại Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
c) Ưu tiên thiết lập mới, mở rộng đài truyền thanh cho xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã chưa có đài truyền thanh ở khu vực III, khu vực biên giới.
d) Mức chi
- Đối với đài truyền thanh xã thiết lập mới: 35 triệu đồng/cụm loa.
- Đối với đài truyền thanh xã mở rộng: 25 triệu đồng/cụm loa.
5. Các nội dung hỗ trợ mua sắm tại các khoản 1, 2, 4 điều này cùng với các mức chi nêu trên, trong trường hợp việc mua sắm phải đấu thầu theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 5. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Khóa XVII Kỳ họp thứ 10 (chuyên đề), thông qua ngày 02 tháng 11 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây