Mức trợ cấp, phụ cấp mới nhất cho thương binh trước và sau 01/7/2024

Từ 01/7/2024, cả nước sẽ thực hiện cải cách tiền lương. Vậy, trong năm 2024, mức trợ cấp thương binh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp mức hưởng của đối tượng này trước và sau khi cải cách tiền lương.

1. Thương binh là ai?

Theo điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B đều được gọi chung là thương binh. Trong đó:

1.1 Thương binh

Là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Đấu tranh chống tội phạm;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, tài sản của Nhà nước và nhân dân;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

1.2 Người hưởng chính sách như thương binh

Không phải là quân nhân, công an nhân dân nhưng bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp nêu trên và được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

1.3 Thương binh loại B

Là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên khi tập luyện, công tác, được cơ quan có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1993.


2. Năm 2024, mức trợ cấp thương binh như thế nào?

2.1 Trước ngày 01/7/2024

Trợ cấp dành cho thương binh

Theo Phụ lục II Nghị định số 55/2023/NĐ-CP, mức trợ cấp này sẽ dựa trên mức chuẩn là 2.055.000 đồng và mức suy giảm khả năng lao động của từng thương binh. Cụ thể:

Đơn vị: đồng

Stt

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.384.000

2

22%

1.451.000

3

23%

1.513.000

4

24%

1.580.000

5

25%

1.648.000

6

26%

1.712.000

7

27%

1.777.000

8

28%

1.846.000

9

29%

1.908.000

10

30%

1.977.000

11

31%

2.041.000

12

32%

2.109.000

13

33%

2.174.000

14

34%

2.240.000

15

35%

2.308.000

16

36%

2.371.000

17

37%

2.435.000

18

38%

2.505.000

19

39%

2.571.000

20

40%

2.635.000

21

41%

2.702.000

22

42%

2.766.000

23

43%

2.829.000

24

44%

2.899.000

25

45%

2.965.000

26

46%

3.031.000

27

47%

3.095.000

28

48%

3.161.000

29

49%

3.229.000

30

50%

3.293.000

31

51%

3.361.000

32

52%

3.427.000

33

53%

3.490.000

34

54%

3.557.000

35

55%

3.624.000

36

56%

3.691.000

37

57%

3.753.000

38

58%

3.821.000

39

59%

3.889.000

40

60%

3.953.000

41

61%

4.016.000

42

62%

4.086.000

43

63%

4.148.000

44

64%

4.216.000

45

65%

4.281.000

46

66%

4.349.000

47

67%

4.414.000

48

68%

4.481.000

49

69%

4.547.000

50

70%

4.611.000

51

71%

4.674.000

52

72%

4.743.000

53

73%

4.812.000

54

74%

4.876.000

55

75%

4.943.000

56

76%

5.007.000

57

77%

5.073.000

58

78%

5.136.000

59

79%

5.203.000

60

80%

5.269.000

61

81%

5.335.000

62

82%

5.403.000

63

83%

5.469.000

64

84%

5.532.000

65

85%

5.601.000

66

86%

5.664.000

67

87%

5.728.000

68

88%

5.796.000

69

89%

5.865.000

70

90%

5.932.000

71

91%

5.994.000

72

92%

6.059.000

73

93%

6.127.000

74

94%

6.189.000

75

95%

6.260.000

76

96%

6.324.000

77

97%

6.388.000

78

98%

6.456.000

79

99%

6.522.000

80

100%

6.589.000

Mức trợ cấp cho thương binh loại B

Tương tự, mức trợ cấp cho thương binh loại B cũng căn cứ vào mức chuẩn là 2.055.000 đồng và mức suy giảm khả năng lao động.

Cụ thể, theo Phụ lục III Nghị định 55/2023/NĐ-CP mức trợ cấp đối với thương binh loại B như sau:

Đơn vị tính: đồng

Stt

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.144.000

2

22%

1.198.000

3

23%

1.249.000

4

24%

1.306.000

5

25%

1.362.000

6

26%

1.413.000

7

27%

1.467.000

8

28%

1.518.000

9

29%

1.575.000

10

30%

1.629.000

11

31%

1.680.000

12

32%

1.736.000

13

33%

1.791.000

14

34%

1.846.000

15

35%

1.899.000

16

36%

1.950.000

17

37%

2.004.000

18

38%

2.060.000

19

39%

2.114.000

20

40%

2.166.000

21

41%

2.222.000

22

42%

2.276.000

23

43%

2.331.000

24

44%

2.383.000

25

45%

2.435.000

26

46%

2.490.000

27

47%

2.538.000

28

48%

2.594.000

29

49%

2.647.000

30

50%

2.702.000

31

51%

2.757.000

32

52%

2.807.000

33

53%

2.864.000

34

54%

2.918.000

35

55%

3.023.000

36

56%

3.076.000

37

57%

3.134.000

38

58%

3.188.000

39

59%

3.239.000

40

60%

3.293.000

41

61%

3.348.000

42

62%

3.401.000

43

63%

3.457.000

44

64%

3.508.000

45

65%

3.563.000

46

66%

3.619.000

47

67%

3.672.000

48

68%

3.723.000

49

69%

3.776.000

50

70%

3.832.000

51

71%

3.889.000

52

72%

3.940.000

53

73%

3.995.000

54

74%

4.048.000

55

75%

4.105.000

56

76%

4.157.000

57

77%

4.209.000

58

78%

4.261.000

59

79%

4.318.000

60

80%

4.374.000

61

81%

4.425.000

62

82%

4.481.000

63

83%

4.531.000

64

84%

4.587.000

65

85%

4.645.000

66

86%

4.695.000

67

87%

4.750.000

68

88%

4.802.000

69

89%

4.859.000

70

90%

4.910.000

71

91%

4.964.000

72

92%

5.019.000

73

93%

5.073.000

74

94%

5.129.000

75

95%

5.181.000

76

96%

5.235.000

77

97%

5.287.000

78

98%

5.340.000

79

99%

5.396.000

80

100%

5.451.000

Phụ cấp ưu đãi hàng tháng

Ngoài mức trợ cấp nêu trên, một số thương binh còn được nhận thêm phụ cấp ưu đãi hàng tháng như:

- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: 1.031.000 đồng/tháng;

- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng: 2.113.000 đồng/tháng.

2.2 Sau ngày 01/7/2024 - cải cách tiền lương

Tại Nghị quyết 104/2023/QH15, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong đó có thương binh sẽ được điều chỉnh tăng từ ngày 01/7/2024. Đồng nghĩa, trợ cấp của thương binh sẽ tăng từ ngày 01/7/2024.

Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có văn bản chính thức quy định vấn đề này được ban hành hoặc lấy ý kiến đóng góp. Do đó, để xác định mức trợ cấp phụ cấp cho thương binh tăng lên bao nhiêu từ 01/7/2024 thì phải chờ văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 75/2021/NĐ-CP.

Theo thông tin từ Báo điện tử Kinh tế & Đô thị - Cơ quan ngôn luận của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong đó có trợ cấp, phụ cấp dành cho thương binh thêm 29,2%.

Hiện nay, mức chuẩn ưu đãi người có công là 2.055.000 đồng. Nếu tăng 29,2% thì thương binh sẽ được hưởng trợ cấp là 2.655.000 đồng.

Đây là căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi cụ thể khác của người có công với cách mạng nói chung và thương binh và thân nhân của thương binh nói riêng.

Trên đây là quy định về mức trợ cấp phụ cấp cho thương binh mới nhất trước và sau khi cải cách tiền lương. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, độc giả vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được giải đáp kịp thời.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.