TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 và được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật số 03/2022/QH15; Nghị định 31/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi liên quan khác.

Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi

1. Căn cứ pháp lý

2. Điều kiện kinh doanh

I. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành;

b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp để sản xuất giống theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về sản xuất giống cây trồng đối với loài cây trồng dự kiến sản xuất.

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải đăng ký địa điểm giao dịch và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Tổ chức, cá nhân buôn bán giốncây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin v ngun vật liệu nhân ging đã sử dụng, tiêu chun công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây

 

II. Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng điều kiện cơ sở chăn nuôi tại Điều 55 của Luật chăn nuôi;

b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi;

c) Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở chọn tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật tốt nghiệp đại học trở lên về một trong những chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

d) Cơ sở nuôi đàn giống bố mẹ; đàn nhân giống; sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong những chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

đ) Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

3. Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Luật Chăn nuôi.

 

III. Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật chăn nuôi;

b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.

2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi  phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.

3. Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Kê khai đực giống với Uỷ ban nhân dân cấp xã;

b) Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

4. Tổ chức, cá nhân mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp từng loại tinh, phôi;

b) Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;

d) Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất trứng giống gia cầm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Chăn nuôi;

b) Trứng giống được khai thác từ đàn giống bố mẹ hoặc tương đương trở lên;

6. Tổ chức, cá nhân mua bán trứng giống, ấu trùng phải có hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 của Luật Chăn nuôi.

Nghành nghề cùng lĩnh vực

Nghành nghề khác