Cổ đông không kiểm soát là gì? Lợi ích của cổ đông không kiểm soát

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhắc tới cổ đông không kiểm soát nhưng cổ đông không kiểm soát là gì thì không nhiều người biết. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Cổ đông không kiểm soát là gì?

Cổ đông không kiểm soát chính là cổ đông không có quyền kiểm soát công ty con, trước đây gọi là cổ đông thiểu số (theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC).

Nhắc tới cổ đông không kiểm soát là nhắc tới mô hình công ty mẹ - con, bởi khái niệm này chỉ tồn tại ở các công ty con. Hiểu đơn giản thì cổ đông không kiểm soát là những cổ đông nắm giữ dưới 50% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.
cổ đông không kiểm soát là gì

Ngược lại với cổ đông không kiểm soát chính là cổ đông kiểm soát (công ty mẹ), là chủ thể có quyền kiểm soát hoạt động của công ty.

Theo đó, khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một công ty được xác định là công ty mẹ khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Đồng thời, khoản 1 Điều 8 Thông tư 202/2014/TT-BTC cũng quy định, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu có quyền kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu lợi từ các hoạt động của công ty này.

Theo đó, công ty mẹ có quyền kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của công ty con trong các trường hợp sau:

- Nắm giữ  trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp/gián tiếp ở công ty con. Nếu có sự khác biệt giữa tỷ lệ quyền biểu quyết theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ quyền biểu quyết tính trên cơ sở vốn thực góp thì xác định theo Điều lệ công ty/theo sự thống nhất giữa các bên;

- Có quyền trực tiếp/gián tiếp bổ nhiệm, bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty con;

- Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị/cấp quản lý tương đương;

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con;

- Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

- Có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận.

Như vậy, cổ đông không kiểm soát là cổ đông nắm giữ dưới 50% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty con và không có quyền kiểm soát công ty con.

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát

Lợi ích cổ đông không kiểm soát là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp/gián tiếp thông qua các công ty con (theo Chuẩn mực kế toán số 25).

Khoản mục này chỉ xuất hiện trên Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, mà không xuất hiện trên Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ, hoặc Báo cáo tài chính của Công ty con.

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được trình bày Báo cáo như sau:

  • Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất - Mã số 62: Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.

  • Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất - Mã số 429 - Lợi ích của cổ đông không kiểm soát thuộc Vốn chủ sở hữu.

Lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con bao gồm: Lợi ích trực tiếp và gián tiếp có được thông qua công ty con khác.

Việc xác định lợi ích của các bên được căn cứ vào tỷ lệ vốn góp (trực tiếp và gián tiếp) tương ứng của từng bên trong công ty con, trừ khi có thoả thuận khác.

Trên đây là giải thích khái niệm cổ đông không kiểm soát là gì? Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.