Các loại cổ tức và cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Cổ tức là một phần lợi nhuận mà công ty trả cho cổ đông của mình. Tuy nhiên, các loại cổ tức và cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu lại khác nhau. Cụ thể:

1. Các loại cổ tức và cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu

1.1. Các loại cổ tức

Cổ tức gồm 02 loại là cổ tức của cổ phần ưu đãi và cổ tức của cổ phần phổ thông. Trong đó:

Cổ tức của cổ phần ưu đãi

Là loại cổ tức được trả với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

Trong đó, cổ tức được chia hằng năm gồm: Cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty còn mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu (khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Cổ tức của cổ phần phổ thông

Là loại cổ tức được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

Các loại cổ tức và cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu
Các loại cổ tức và cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu (Ảnh minh họa)

1.2. Cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu được tính theo công thức như sau:

(1) Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

=

Tổng cổ tức chi trả

Cổ phiếu đang lưu hành

hoặc:

(2) Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

=

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)

x

Tỷ lệ chi trả cổ tức

Trong đó: Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) = Cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu = Cổ tức / Thu nhập ròng

2. Các hình thức chi trả cổ tức

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty (theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trong đó hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu là phổ biến hơn cả. Có thể thấy, những ưu nhược điểm của từng hình thức như sau:

Trả bằng tiền mặt

Nếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định. Tỷ lệ cổ tức sẽ được tính trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu mà không tính trên giá thị trường giao dịch hàng ngày.

Theo đó, công ty sẽ phải trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản, séc để ghi vào tài khoản chứng khoán của cổ đông.

Trả bằng cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu hoặc sử dụng cổ phiếu quỹ và chuyển vào tài khoản cổ đông dưới hình thức cổ phiếu thông thường.

Đối với hình thức trả bằng cổ phiếu, công ty sẽ không cần làm thủ tục phát hành hay chào bán, mà sẽ phải tăng vốn điều lệ tương ứng theo tổng mệnh giá cổ phiếu trả cổ tức trong vòng 10 ngày (tính từ ngày hoàn thành thanh toán).

Các hình thức chi trả cổ tức
Các hình thức chi trả cổ tức (Ảnh minh họa)

3. Nên nhận cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu?

Để có thể trả lời được câu hỏi này thì cần biết được ưu, nhược điểm của từng hình thức trả cổ tức, theo đó:

Trả bằng tiền mặt

Trả bằng cổ phiếu

Ưu điểm

- Nhà đầu tư được nhận tiền trực tiếp, có cảm giác chắc chắn về khoản lợi nhuận sau khi đầu tư.

- Doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu cho thấy được dòng tiền vững mạnh, hoạt động thuận lợi, minh bạch.

- Không mất tiền thuế thu nhập như tiền mặt.

- Doanh nghiệp có thể giữ lại tiền để khắc phục khó khăn hoặc mở rộng kinh doanh.

- Tăng tính thanh khoản thị trường, thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu.

Nhược điểm

- Nhà đầu tư sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 5%.

- Lượng cổ phần giữ lại sẽ bị giảm, kéo theo quỹ dự phòng giảm.

- Làm giảm lượng tiền mặt trong doanh nghiệp, gây ra tình trạng thiếu hụt tiền khi cần mở rộng kinh doanh.

- Nhà đầu tư sẽ phải chờ 02 - 03 tháng cổ phiếu mới phát hành, trong khi vốn hóa không đổi. Điều này sẽ làm chậm khả năng mua bán cổ phiếu.

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm cho giá cổ phiếu bị pha loãng, khó tăng trở lại.

Trên đây là giải đáp về các loại cổ tức cũng như cách tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.