TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 và được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật số 03/2022/QH15; Nghị định 31/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi liên quan khác.

DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Click vào tên ngành, nghề để xem chi tiết)
STTTên ngành, nghề
1Khai thác thủy sản
2Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá
3Kinh doanh thủy sản
4Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
5Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
6Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
7Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
8Nuôi động vật rừng thông thường
9Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
10Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
11Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
12Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
13Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
14Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật
15Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
16Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y
17Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật
18Đăng kiểm tàu cá
19Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật
20Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản)
21Kinh doanh chăn nuôi trang trại
22Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
23Kinh doanh phân bón
24Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi
25Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
26Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
27Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón
28Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
29Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, giống vật nuôi
30Kinh doanh giống thủy sản
31Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
32Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
33Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
34Nuôi, trồng các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư 2020

- Luật số 03/2022/QH15

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP

- Và các văn bản liên quan khác

1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu

tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an

ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (Điều 7

Luật Đầu tư 2020)

2. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Theo Khoản 5 Điều 7 Luật đầu tư 2020, quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với

điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận,

chấp thuận khác (nếu có).

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh

Theo Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các

hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu

tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý khác:

- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành,

nghề đó phải được đăng tải trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.