Chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện khi nào?

Trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu là 02 hình thức trả cổ tức phổ biến nhất. Vậy việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện khi nào?

1. Chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện khi nào?

Chia cổ tức bằng cổ phiếu thường được áp dụng ở những doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh, có thể phát hành thêm cổ phiếu hoặc sử dụng cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức cho cổ đông.

Khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

Tiêp đó, gửi thông báo về trả cổ tức cho cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung:

- Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;

- Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

- Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

- Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

- Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Các doanh nghiệp đang phát triển mạnh thường chia cổ tức bằng cổ phiếu
Các doanh nghiệp đang phát triển mạnh thường chia cổ tức bằng cổ phiếu (Ảnh minh họa)

2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu có ảnh hưởng gì?

Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực, cụ thể:

Về mặt tích cực:

- Giúp công ty có thể giữ lại tiền để khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất và đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đông.

- Giúp lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên qua đó gián tiếp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu đó. Đồng thời, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng làm giảm thị giá, giúp nhà đầu tư khác có thể dễ dàng mua cổ phiếu, giá cổ phiếu có thể sẽ tăng trong thời gian ngắn hạn.

Về mặt tiêu cực:

- Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ khiến giá cổ phiếu giảm.

- Một số công ty có cổ phiếu lưu thông nhiều sẽ làm loãng giá trị cổ phiếu.

- Phải chờ 02 - 03 tháng để cổ phiếu mới phát hành về tài khoản và có thể phát sinh cổ phiếu lẻ rất khó bán.

3. Giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu

Cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu giống với khi nhận cổ phiếu thưởng. Ví dụ:

  • Ngày 11/04/2023 là ngày doanh nghiệp A trả cổ tức cổ phiếu và cổ phiếu thưởng cho nhà đầu tư. Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu là 100:7 (hay 7%). Tỷ lệ thưởng bằng cổ phiếu là 100:13 (hay 13%).

  • Ngày 10/04/2023 (phiên giao dịch liền trước phiên ngày 15/04) giá đóng cửa là 23.450 đồng/cổ phiếu.

  • Áp dụng công thức tổng quát cho trường hợp trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu thưởng ta được:

giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu

  • Giá tham chiếu của cổ phiếu doanh nghiệp A tại ngày 11/04 sau khi điều chỉnh do chia cổ tức cổ phiếu và cổ phiếu thưởng là: 23.450/(1 + 7% + 13%) = 19.542 đồng/cổ phiếu.

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, nếu còn thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục