TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 và được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật số 03/2022/QH15; Nghị định 31/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi liên quan khác.

Hoạt động của nhà xuất bản

1. Căn cứ pháp lý

2. Điều kiện kinh doanh

Điều kiện thành lập nhà xuất bản:

1. Điều kiện:

a) Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

b) Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật Xuất bản để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

c) Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc; Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản; Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định trên.

d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối tượng được phép thành lập nhà xuất bản:

a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

3. Giấy phép thành lập nhà xuất bản:

Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử

Nhà xuất bản thực hiện xuất bản xuất bản phẩm điện tử khi có đủ điều kiện sau đây:

1. Thiết bị, công nghệ:

a) Có máy chủ đặt tại Việt Nam;

b) Có đường truyền kết nối Internet được đăng ký hợp pháp để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet;

c) Có giải pháp kỹ thuật để kiểm soát việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, bao gồm việc phát hành, loại bỏ hoặc khôi phục để phát hành;
d) Có hệ thống lưu trữ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để lưu trữ các xuất bản phẩm điện tử đã xuất bản, phát hành; xuất bản phẩm điện tử được lưu trữ phải bảo đảm yêu cầu về tính xác thực, toàn vẹn, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi được tạo lập;

 đ) Có chứng thư số hợp pháp theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xuất bản phẩm điện tử.

2. Nhân lực kỹ thuật để điều hành, quản lý quá trình xuất bản điện tử và được đào tạo về công nghệ thông tin.

3. Biện pháp kỹ thuật để điều hành, quản lý quá trình xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:

a) Có giải pháp kỹ thuật chống xâm nhập trái phép qua hệ thống mạng Internet;

b) Có quy trình nghiệp vụ xử lý sự cố về an toàn, an ninh thông tin;

c) Có quy trình nghiệp vụ để xác định việc can thiệp làm thay đổi nội dung xuất bản phẩm điện tử;

d) Có giải pháp kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về kiểm soát bản quyền số đối với nhà cung cấp nội dung, các kênh phân phối nội dung, cụ thể như sau:

- Có thiết bị, phần mềm kỹ thuật chống can thiệp, thay đổi và sao chép trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung xuất bản phẩm điện tử;

- Có biện pháp kỹ thuật xác thực tính hợp pháp của người sử dụng khi truy cập và sử dụng xuất bản phẩm điện tử và phải bảo đảm tính riêng tư, an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân;

- Có điều khoản thông báo về trách nhiệm chấp hành quy định của pháp luật về xuất bản và sở hữu trí tuệ đối với người sử dụng trước khi truy cập và sử dụng xuất bản phẩm điện tử.

4. Tên miền Internet Việt Nam để thực hiện xuất bản điện tử, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên Internet phải là tên miền ".vn".

5. Có đăng ký hoạt động xuất bản điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

Nghành nghề cùng lĩnh vực

Nghành nghề khác