Thông tư 18/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trả lương làm thêm giờ và phụ cấp làm đêm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 18/LĐTBXH-TT

Thông tư 18/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trả lương làm thêm giờ và phụ cấp làm đêm
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/LĐTBXH-TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
02/06/1993
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 18/LĐTBXH-TT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 18/LĐTBXH-TT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 18/LĐTBXH-TT NGÀY 2 THÁNG 6 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
TRẢ LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ VÀ PHỤ CẤP LÀM ĐÊM

 

Thi hành Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới đối với công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài chính tại công văn số 973 TC/CĐTC ngày 27-5-1993 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ và phụ cấp làm đêm như sau:

 

A- CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ

 

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

- Công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp;

- Công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp; cán bộ, công nhân viên làm việc trong cơ quan Đảng, đoàn thể (trừ các đối tượng quy định ở điểm b dưới đây) nếu thật sự cần thiết phải làm thêm giờ thì sẽ được bố trí nghỉ bù, nếu không thể giải quyết nghỉ bù được thì mới trả lương làm thêm giờ.

2- Đối tượng không áp dụng:

a) Đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp, bao gồm:

- Những người làm việc trên các phương tiện vận tải: đưòng bộ (kể cả lái xe con), đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không;

- Những người làm việc trên các tàu thuyền đánh cá, thu mua hải sản;

- Những người giữ chức vụ lãnh đạo;

- Công nhân, viên chức làm công việc trả theo đơn giá tiền lương.

b) Đối với công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, bao gồm:

- Những người làm việc chưa đủ giờ tiêu chuẩn quy định hoặc chưa thể quy định được giờ tiêu chuẩn;

- Lái xe cơ quan;

- Sĩ quan và những người hưởng lương trong lực lượng vũ trang.

 

II- CÁCH TÍNH TRẢ LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ

 

- Tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:

 



Tiền lương



=

Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng (kể cả các khoản phụ cấp lương nếu có)



x


150% hoặc



x


Số giờ

làm

làm thêm giờ

 

Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng

 

200%

 

thêm

 

Trong đó:

- Làm thêm giờ vào ngày thường được trả bằng 150% tiền lương của giờ làm việc trong tiêu chuẩn;

- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, ngày tết được trả bằng 200% tiền lương của giờ làm việc trong tiêu chuẩn.

Trường hợp làm thêm giờ vào ngày lễ không trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì ngoài số tiền trả cho những giờ làm thêm còn hưởng lương của ngày nghỉ lễ theo quy định chung.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm từ (22 giờ đến 6 giờ sáng), thì ngoài số tiền trả cho những giờ làm thêm còn hưởng phụ cấp làm đêm quy định tại mục B dưới đây:

 

B- PHỤ CẤP LÀM ĐÊM:

 

1- Đối tượng áp dụng:

- Công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong lực lượng vũ trang (trừ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp);

- Công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp (kể cả lao động hợp đồng);

- Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan Đảng, đoàn thể.

2- Cách tính phụ cấp làm đêm:

Các đối tượng quy định tại điểm 1 làm đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng, phụ cấp làm đêm được tính theo công thức sau:

 



Phụ cấp



=

Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng (kể cả phụ cấp lươngchức vụ)



x


30% hoặc



x


Số giờ làm

làm đêm

 

Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng

 

40%

 

đêm

 

Trong đó:

- Mức 30% áp dụng đối với những công việc không thường xuyên làm việc về ban đêm;

- Mức 40% áp dụng đối với những công việc thường xuyên làm việc theo ca (chế độ làm việc ba ca) hoặc chuyên làm việc ban đêm như: công nhân giết mổ, công nhân xếp chữ trong các nhà máy in v.v...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-4-1993. Các quy định trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi