Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH bảo vệ việc làm người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2020/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 15/10/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không được trả thù, trù dập người tố cáo làm việc theo hợp đồng lao động
Cụ thể, người sử dụng người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ; Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.
Bên cạnh đó, trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp khác của người lao động tại cơ sở phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo cáo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc tổ chức đại diện hợp pháp cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.
Xem chi tiết Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 08/2020/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2020 |
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Thông tư này áp dụng đối với:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ để cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG
|
Phụ lục
(Kèm theo Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
________
Mẫu số 01 |
Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người tố cáo |
Mẫu số 02 |
Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người giải quyết tố cáo |
Mẫu số 03 |
Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm |
Mẫu số 04 |
Thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm |
Mẫu số 05 |
Quyết định thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm |
Mẫu số 06 |
Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm |
Mẫu số 01. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người tố cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
…(1)…, ngày ... tháng ... năm ...
Kính gửi: …………………..(2)……………………….
Họ và tên người đề nghị:……………………(3)…………….
Địa chỉ: ……………………………………………………
Số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu:
Đề nghị …………….(2)…………..áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm:
Họ và tên người cần được bảo vệ: .......……….; là ……….. (4)………..
Địa chỉ …………….……………. ………………….
Tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc: …… (5)….
Địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức …..………………………………………..
Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ: ……… (6)………
(gửi kèm tài liệu có liên quan)./.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (3)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Địa danh.
(2) Cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm.
(3) Họ và tên của người tố cáo (là người đề nghị).
(4) Người cần được bảo vệ là người tố cáo hay vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
(5) Ghi rõ tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc.
(6) Ghi cụ thể lý do cần được bảo vệ và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.
Mẫu số 02. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người giải quyết tố cáo
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1) Số: …../CV-(3)... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …(4)…, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: …………………..(5)……………………….
………….. (2) …………… đề nghị ……………….(5)………….áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm:
Họ và tên người cần được bảo vệ: ...............……….; là …… (6)……
Địa chỉ …………….…………….
Tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc: …… (7)…….
Địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức ……………………..…………
Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ: ………….. (8)………..
(gửi kèm tài liệu có liên quan)./.
Nơi nhận: |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(4) Địa danh.
(5) Tên cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm.
(6) Người cần được bảo vệ là người tố cáo hay vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Nếu người cần được bảo vệ là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo thì ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người tố cáo.
(7) Ghi rõ tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc.
(8) Ghi cụ thể lý do cần được bảo vệ và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.
Mẫu số 03. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1) Số: …../QĐ-...(3)... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …(4)…, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
__________
..………………..(5)…………………
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động;
Căn cứ …………………………… (6)………………………………;
Theo đề nghị của ………………………………(7)………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm đối với ông/bà ……(8)…….;
địa chỉ ……..…………; làm việc tại…………(9)…………..
Nội dung bảo vệ ……. (10)…..; biện pháp bảo vệ ………… (11)………
Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp bảo vệ kể từ ngày ……………....… cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tố cáo.
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ ……. (12)………
Điều 3. Các ông (bà) ….(8)….(12)…. và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Người đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.
(8) Người được bảo vệ.
(9) Tên và địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người được bảo vệ làm việc.
(10) Ghi rõ nội dung bảo vệ.
(11) Ghi cụ thể biện pháp bảo vệ.
(12) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ và yêu cầu nội dung thực hiện.
Mẫu số 04. Thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../TB-...(3)... |
…(4)…, ngày … tháng … năm … |
THÔNG BÁO
Về việc không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
__________
…………....(2)……….. đã nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của …….(5)…………………
Sau khi xem xét văn bản đề nghị, căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Tố cáo năm 2018, .……(2)…………. thấy rằng ………….(6)………., lý do ......... (7)..........
Vậy thông báo để ……………..(5)…………..biết./.
Nơi nhận: |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.
(4) Địa danh.
(5) Họ và tên của người tố cáo hoặc cơ quan giải quyết tố cáo.
(6) Không có căn cứ hoặc không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm.
(7) Ghi cụ thể lý do.
Mẫu số 05. Quyết định thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1) Số: …../QĐ-...(3)... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …(4)…, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
___________
..………………..(5)…………………
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động;
Căn cứ ……………………………(6)…………………………….;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-… ngày… tháng… năm… của… về việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm;
Theo đề nghị của ………………………………(7)………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm đối với ông/bà ………(8)........; địa chỉ ……..…………; làm việc tại………(9)………
Nội dung thay đổi, bổ sung ……. (10)……..; biện pháp bảo vệ ………… (11)………
Thời điểm thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ kể từ ngày ……………....… cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tố cáo.
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ ……. (12)………
Điều 3. Các ông (bà) ….(8)….(12)…. và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Người đề nghị thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
(8) Người được bảo vệ.
(9) Tên và địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người được bảo vệ làm việc.
(10) Ghi rõ nội dung thay đổi, bổ sung.
(11) Ghi cụ thể biện pháp bảo vệ.
(12) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ và yêu cầu thực hiện.
Mẫu số 06. Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1) Số: …../QĐ-...(3)... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …(4)…, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm
___________
..………………..(5)…………………
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động;
Căn cứ ………………………..(6)……………………………………….;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-… ngày… tháng… năm… của… về việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm; Quyết định số …/QĐ-… ngày… tháng… năm… của… về việc thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm (nếu có);
Theo đề nghị của ………………………………(7)……………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm đối với ông/bà ………(8)........; địa chỉ ……..…………; làm việc tại………(9)………
Lý do:……………….. (10)………………
Thời điểm chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ kể từ ngày ……………....…
Điều 3. Các ông (bà) ….(8)….(11)…. và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Người đề nghị thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
(8) Người được bảo vệ.
(9) Tên và địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người được bảo vệ làm việc.
(10) Ghi rõ lý do chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm.
(11) Người giải quyết tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ.