Thông tư 07/1999/TT-LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ trang cấp đối với thương binh, bệnh binh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 07/1999/TT-LĐTB&XH

Thông tư 07/1999/TT-LĐTB&XH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang cấp đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:07/1999/TT-LĐTB&XHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Đình Liêu
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
01/03/1999
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 07/1999/TT-LĐTB&XH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 07/1999/TT-LĐTB&XH DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

Số: 07/1999/TT-LĐTB&XH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 1999

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ trang cấp đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh

 

Căn cứ Điều 38 và Điều 50 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về cấp phương tiện giả, phương tiện chuyên dùng và những trang bị, đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của thương binh, bệnh binh.

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính (công văn số: 5738/TC-HCSN ngày 28 tháng 12 năm 1998); Bộ Y tế (công văn số: 10372/YT-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 1998);Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số: 8211BKH/VLĐVX ngày 26 tháng 11 năm 1998); Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như sau:

I/ ĐỐI TƯỢNG, TRANG THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT DO NHU CẦU CỦA THƯƠNG TẬT VÀ BỆNH LÝ.

A. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRANG CẤP:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh) mất sức lao động từ 21% trở lên do thương tật.

- Thương binh B được xác nhận từ 31 tháng 12 năm 1993 trở về trước.

- Bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên do bệnh tật.

B. TRANG THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT DO NHU CẦU CỦA THƯƠNG TẬT VÀ BỆNH LÝ.

1/ Thương binh, bệnh binh bị cụt chân, cụt tay được cấp chân giả, tay giả và vật phẩm phụ kèm theo. Nếu vì vết thương hoặc bệnh tật mà cần các loại dụng cụ chỉnh hình khác (chân Aten, áo chỉnh hình) thì được cấp loại dụng cụ chỉnh hình đó theo chỉ định của Trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng hoặc bác sỹ chuyên khoa ngoại của Bệnh viện tỉnh.

Thương binh bị thương mất cả bàn chân hoặc nửa bàn chân không lắp được chân giả, hoặc bị ngắn từ 2 đến 3 cm trở lên, hoặc bàn chân bị vẹo lệch nhiều, nếu có điều kiện sử dụng giầy hoặc dép chỉnh hình thì được cấp giầy hoặc dép này theo chỉ định của Trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng hoặc bác sỹ chuyên khoa ngoại của Bệnh viện có thẩm quyền được giải quyết.

a) Thời hạn sử dụng các phương tiện trên quy định như sau:

- Chân giả trên gối và dưới gối: 3 năm (nếu được cấp thêm 1 chân lao động thì thời hạn sử dụng cả hai chân là 5 năm). Riêng đối với thương binh, bệnh binh cư trú ở miền núi, vùng cao thì thời hạn sử dụng là 2 năm (nếu được cấp thêm 1 chân lao động thì thời hạn sử dụng cả hai chân là 4 năm).

- Tay giả : 5 năm .

- Chân Aten : 3 năm.

- Giầy chỉnh hình: 1,5 năm.

Các Trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng, các cơ sở sản xuất bán thành phẩm khi lắp ráp các phương tiện giả cho thương binh, bệnh binh phải có quy định thời gian bảo hành các sản phẩm; các chân giả, tay giả, khi sử dụng bị hư hỏng như: vỡ bàn chân, đứt dây đeo, các ốc bị chờn ren, hỏng vỡ sốckét... thì thương binh, bệnh binh đến Trung tâm nơi sản xuất để được sửa chữa, thay thế hoặc làm mới theo giới thiệu của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc đơn vị nuôi dưỡng thương, bệnh binh.

b) Thương binh, bệnh binh khi nhận chân, tay giả thì được cấp các vật phẩm phụ kèm theo như sau:

- Cụt chân trên gối hoặc dưới gối :

* Mỗi năm 2 chiếc tất bọc mỏm cụt bằng sợi, 3 năm cấp 1 lần.

* 01 đôi nạng gỗ

* 01 đôi giầy vải ( loại trung bình do Việt nam sản xuất)

* 02 đôi tất chân (loại trung bình do Việt nam sản xuất)

* 75 gam len hoặc sợi tổng hợp để bọc mỏm cụt.

- Cụt chân tháo khớp háng:

* 01 đệm gối.

* Mỗi năm 2 chiếc tất bọc mỏm cụt bằng sợi, 3 năm cấp 1 lần.

* 01 đôi nạng gỗ.

* 01 đôi giầy vải.( loại trung bình do Việt nam sản xuất)

* 01 đôi dép nhựa.( loại trung bình do Việt nam sản xuất)

* 01 đôi tất chân.( loại trung bình do Việt nam sản xuất)

* 75 gam len hoặc sợi tổng hợp để bọc mỏm cụt.

- Chân Aten :

* 01 đôi nạng gỗ.

* 02 đôi giầy hoặc dép da ( 1 đôi gắn với chân, một đôi dự phòng do Việt nam sản xuất)

* 02 đôi tất chân( loại trung bình do Việt nam sản xuất)

- Tay giả có bàn :

* 02 chiếc bọc mỏm cụt bằng sợi.

* 01 đôi tất tay. (loại sợi hoặc len)

* 25 gam len hoặc sợi tổng hợp để bọc mỏm cụt.

- Tay giả lao động:

* 04 chiếc tất bọc mỏm cụt bằng sợi.

* 25 gam len hoặc sợi tổng hợp để bọc mỏm cụt.

2. Thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật mà bị liệt (liệt nửa người, liệt hai chi dưới, liệt hoàn toàn) hoặc bị cụt hai chân không còn khả năng tự di chuyển trên đôi chân thật hay chân giả hoặc bằng các phương tiện dụng cụ hỗ trợ khác, có chỉ định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép xử dụng xe lăn, xe lắc thì được cấp một xe lăn hoặc một xe lắc. Thời hạn sử dụng xe là 10 năm và khi sử dụng xe được cấp phụ tùng thay thế và tiền sửa chữa xe.

a/ Phụ tùng thay thế:

Căn cứ vào cỡ vành, số lượng bánh xe của loại xe đang sử dụng được cấp săm, lốp như sau:

* Mỗi bánh xe 01 săm, 01 lốp dùng trong 01 năm ( Việt nam sản xuất)

* Một đệm ngồi và một đệm lưng dùng trong 05 năm.

b/ Tiền sửa chữa xe và phụ tùng thay thế như sau:

Sau thời gian bảo hành được cấp 40.000 đồng/năm.

Trường hợp đặc biệt gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc vì nguyên nhân khách quan khác hoặc xe đã quá thời gian bảo hành mà bị hỏng, tiền sửa chữa xe nhiều hơn mua xe mới thì thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập Hội đồng thanh lý gồm có Lãnh đạo Sở, phòng Thương binh-Liệt sỹ và Người có công, phòng Kế hoạch-Tài chính, và Phòng Lao động-Thương binh Xã hội của quận, huyện có thương, bệnh binh cần thay đổi phương tiện( đối với thương binh về gia đình) hoặc đại diện Ban Giám đốc, đại diện các phòng ban chuyên môn và Hội đồng thương, bệnh binh (đối với thương, bệnh binh ở Khu điều dưỡng) xem xét quyết định cấp lại và báo cáo về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giải quyết theo kế hoạch hàng năm.

c/ Cơ sở sản xuất khi cung cấp xe phải quy định thời gian bảo hành xe; khi thương, bệnh binh sử dụng xe mà bị hỏng nếu còn thời gian bảo hành cơ sở phải có trách nhiệm sửa chữa, thay thế phụ kiện đã bị hỏng.

 Thương binh, bệnh binh thuộc diện được cấp phát xe lăn, xe lắc nếu cư trú ở vùng rừng núi, vùng sông nước, kênh rạch...không thể dùng xe lăn, xe lắc được mà có nguyện vọng mua phương tiện khác thì được cấp một lần bằng tiền tương đương với giá trị của xe lăn hoặc xe lắc để thương, bệnh binh tự chọn mua phương tiện đi lại khác cho phù hợp.

3. Thương binh, bệnh binh nặng bị liệt (liệt nửa người, liệt 2 chi dưới, liệt hoàn toàn) còn được cấp:

- Đệm nằm có vỏ bọc (loại đệm mút kích thước 1,2m x 2m x 0,1m hoặc loại tương tự phù hợp với giường cá nhân hiện có do Việt nam sản xuất): 01 cái dùng trong 05 năm.

- Vải trải đệm ( vải thường kích thước 1,7m x 2,4m hoặc loại tương tự phù hợp với đệm cá nhân) lần đầu cấp 02 cái, sau đó mỗi năm cấp 01 cái.

- Bít tất dài : 02 đôi dùng trong 01 năm.( Việt nam sản xuất )

Riêng đối với thương, bệnh binh nặng mất sức lao động 81 % trở lên bị liệt ( liệt nửa người, liệt 2 chi dưới , liệt hoàn toàn) có các di chứng như: loét lâu liền, rối loạn cơ tròn, dò bàng quang, dò niệu đạo thì được cấp thêm:

- Ni lông trải giường (1,6m x 1 m hoặc loại tương tự) 02 cái dùng trong 01 năm.

- Quần dài kiểu thường phục( vải thường) 02 cái dùng trong 01 năm.

- Quần đùi 01 cái dùng trong 01 năm.

- Bô, vịt mỗi loại một cái dùng trong 2 năm.

- ống xông, túi đựng chất thải cấp theo chỉ định của thầy thuốc.

- Giấy vệ sinh 200 gam dùng trong 01 tháng.

Thương, bệnh binh nữ bị liệt có rối loạn cơ tròn, dò bàng quang, dò niệu đạo tiểu tiện không chủ động, được cấp:

- Băng vệ sinh để sử dụng hàng ngày hoặc 01 mét vải xô dùng trong 3 tháng.

Thương binh, bệnh binh bị liệt tay được cấp:

- Găng tay len hoặc sợi tổng hợp 01 đôi ( găng tay Việt nam sản xuất ) dùng trong 02 năm.

Thương binh bị vết thương thấu não hoặc khuyết sọ não được cấp:

- Mũ len 01 cái ( tương đương 200 gam len để đan mũ bịt đầu) dùng trong 2 năm.

4. Thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật bị điếc hai tai; sau khi khám và đo thính lực đồ có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa bệnh viện tỉnh, thành phố thì được cấp một lần 1 máy trợ thính( loại trung bình ). Trường hợp máy hỏng thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nhận lại để sửa chữa và được thanh toán theo thực tế. Nếu máy được cấp đã dùng trên 5 năm bị hỏng, tiền sửa chữa lớn hơn mua máy thì Giám đốc Khu điều dưỡng thương binh hoặc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thông qua Hội đồng để xem xét quyết định việc cấp lại theo phương thức như hướng dẫn ở điểm 2 nêu trên.

5. Thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật bị hỏng mắt ( một mắt hoặc hai mắt ) được lắp mắt giả và được cấp 01 kính râm (loại trung bình do Việt nam sản xuất) dùng trong 03 năm. Trường hợp mắt giả, kính râm bị rơi vỡ thì Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Khu điều dưỡng thương binh liên hệ với bệnh viện chuyên khoa mắt để xem xét cấp, lắp lại.

6. Thương binh bị gẫy răng, hỏng hàm do thương tật có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa răng của bệnh viện tỉnh, thành phố, được làm hàm giả, răng giả. Trong thời gian sử dụng đã quá 05 năm nếu bị hỏng thì được Phòng Lao động-Thương binh Xã hội hoặc Khu điều dưỡng thương binh xem xét cho sửa chữa, thay thế hoặc làm mới.

7. Thương binh, bệnh binh bị tâm thần mất trí hoàn toàn được cấp:

- Quần dài kiểu thường phục ( vải thường) 02 cái dùng trong 01 năm.

- Áo sơ mi dài tay( vải thường ) 02 cái dùng trong 01 năm.

- Áo lót 01 cái dùng trong 01 năm.

- Quần đùi 01 cái dùng trong 01 năm.

- Áo ấm dài tay( áo len 0,5 kg hoặc áo bông ) 01 cái dùng trong 01 năm.

- Chăn bông và vỏ chăn ( loại 3kg ) 01 cái dùng trong 03 năm.

- Mũ bông bịt tai 01 cái dùng trong 02 năm.

- Màn cá nhân 01 cái dùng trong 02 năm.

- Dép nhựa 01 đôi dùng trong 01 năm.( loại Việt nam sản xuất)

- Chiếu cá nhân 02 cái dùng trong 01 năm. ( chiếu cói)

- Khăn rửa mặt 01 cái dùng trong 01 năm.

Riêng thương binh, bệnh binh tâm thần nữ được cấp thêm băng vệ sinh dùng hàng tháng.

Các trang thiết bị dùng lâu bền( chăn bông, áo ấm dài tay) hàng năm ở các đơn vị nuôi dưỡng thương binh tâm thần do đơn vị quản lý bảo quản .

8. Thương binh, bệnh binh bị vết thương thấu phổi, thấu gan, cắt đoạn ruột, cắt thận, lao phổi, hen xuyễn, bệnh vẩy nến, đái tháo đường, sập sườn được cấp:

- áo ấm dài tay 01 cái( loại áo len 0,5 kg hoặc áo bông ) dùng trong 05 năm.

Riêng bệnh binh bị bệnh lao phổi, hen xuyễn được cấp thêm:

- Ca có nắp đậy 02 cái dùng trong 03 năm.

- Chậu rửa mặt 01 cái dùng trong 03 năm.

Các trang thiết bị dùng lâu bền hàng năm ở các đơn vị nuôi dưỡng thương binh bị bệnh trên do đơn vị quản lý bảo quản.

9. Bệnh binh bị đái tháo đường ở giai đoạn cuối, bệnh binh bị bệnh vẩy nến được cấp:

- Quần dài kiểu thường phục 01 cái ( vải thường) dùng trong 01 năm.

- Áo sơ mi kiểu thường phục 01 cái ( vải thường) dùng trong 01 năm.

- Quần đùi 01 cái dùng trong 01 năm.

- Áo lót 01 cái dùng trong 01 năm.

Thương binh, bệnh binh nữ được cấp thêm băng vệ sinh dùng hàng tháng.

10. Thương binh, bệnh binh đang được nuôi dưỡng tại các Khu nuôi dưỡng thương binh nay về an dưỡng tại gia đình, được cấp tiền một lần là 1.000.000 đồng để mua sắm một số trang bị sinh hoạt cần thiết như: giường, tủ, màn, chiếu...

Trang bị sinh hoạt nói trên không thực hiện đối với thương binh, bệnh binh nay giám định lại mất sức lao động từ 81% trở lên.

II/ NGUỒN KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện trang cấp đối với thương binh, bệnh binh quy định tại Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm.

2. Kinh phí được dự toán hàng năm do ngân sách Trung ương cấp uỷ quyền cho các địa phương thực hiện ở địa phương và cấp trực tiếp cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Bộ.

3. Việc lập dự toán, quản lý kinh phí và thanh quyết toán theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hàng năm, căn cứ số lượng thương binh, bệnh binh đủ tiêu chuẩn và niên hạn cần lắp ráp các phương tiện giả, mua sắm trang thiết bị và những đồ dùng cần thiết, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, các Khu điều dưỡng thương, bệnh binh lập kế hoạch và dự trù kinh phí báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đưa vào dự toán ngân sách năm và quyết toán theo số lượng thực tế đã chi đúng chế độ chính sách, theo quy định hiện hành.

2. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng chế độ trang cấp được cấp sổ theo dõi chế độ trang cấp để quản lý và theo dõi việc trang cấp trang thiết bị và những đồ dùng cần thiết.(theo mẫu đính kèm)

3. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các đơn vị điều dưỡng thương, bệnh binh phải lập danh sách theo dõi, quản lý thương binh, bệnh binh thuộc diện hưởng chế độ trang cấp quy định tại Thông tư này.

4. Các chế độ trang cấp đối với thương binh, bệnh binh phải được thông báo công khai, bảo đảm phương thức cấp phát thuận tiện cho đối tượng. Một số trang thiết bị, đồ dùng cần thiết có thể không cấp bằng hiện vật thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thống nhất với Sở Tài chính-Vật giá cấp phát bằng tiền. Giá trị mặt hàng trang cấp theo giá Nhà nước kinh doanh tại địa phương ở thời điểm cấp phát và thanh, quyết toán đúng quy định của Nhà nước.

5.Việc cung cấp và lắp ráp các phương tiện giả, phương tiện chuyên dùng cho thương binh, bệnh binh quy định tại điểm 1, điểm 2, mục B, phần I của Thông tư này do các Trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng, các Trạm chỉnh hình của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện.

6. Đối với thương binh, bệnh binh có vết thương sọ não, các vết thương khác ảnh hưởng đến mắt, tai, miệng, chân tay...chưa được cơ quan chuyên môn chỉ định dùng phương tiện giả hoặc cấp các trang thiết bị khác mà bản thân có nhu cầu thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Khu điều dưỡng thương binh căn cứ vào biên bản giám định thương tật, giấy chứng nhận bị thương, bị bệnh và vết thương, bệnh tật thực thể, giới thiệu anh chị em đến các bệnh viện chuyên khoa khám để được chỉ định sử dụng các phương tiện giả và trang thiết bị cần thiết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ năm kế hoạch 1999. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, các Trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng, các Khu điều dưỡng thương, bệnh binh cần phản ảnh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

 

Nơi nhận.
- Văn phòng Chính phủ( để b/c)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ Tài chính.
- Bộ Y tế.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Sở LĐTBXH các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ
- Lưu VP Bộ,Cục TBLS&NCC

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Liêu

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi