Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2005/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 05/01/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
0500006 * Phương pháp xây dựng định mức lao động - Ngày 05/01/2005, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP. Các sản phẩm, dịch vụ đều phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức lao động. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp thì không được tính hao phí lao động làm sản phẩm phụ, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị. Những hao phí lao động cho các loại công việc này được xây dựng định mức lao động tổng hợp riêng... Có các phương pháp xây dụng định mức sau: Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi), Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Phạm vi và đối tượng áp dụng các quy định tại Thông tư này là các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:
- Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;
- Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con);
- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty.
Đối với định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm thì trong quá trình tình toán, xây dựng định mức phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị, kết hợp với những kinh nghiệm tiên tiến có điều kiện áp dụng rộng rãi và các yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý.
Căn cứ vào kỹ thuật, quy trình công nghệ, tổ chức lao động và mặt hàng sản xuất, kinh doanh, công ty lựa chọn một trong hai phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp sau:
Mức lao động tổng hợp tính theo công thức sau:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó:
Tsp : Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là giờ-người/đơn vị sản phẩm);
- Tcn: Mức lao động công nghệ;
- Tpv: Mức lao động phụ trợ, phục vụ
- Tql: Mức lao động quản lý
- Tcn, Tpv , và Tql xác định như sau:
Cách tính cụ thể các thông số Tcn, Tpv, Tql và tính quy đổi sản phẩm theo hướng dẫn tại điểm 4, điểm 5, mục 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Mức lao động tổng hợp tính theo công thức sau:
Ldb = Lch + Lpv + Lbs + Lql
Trong đó:
- Ldb: Lao động định biên của công ty (đơn vị tính là người).
- Lch : Lao động chính định biên;
- Lpv : Lao động phụ trợ, phục vụ định biên;
- Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ;
- Lql: Lao động quản lý định biên.
Lch, Lpv, Lbs, Lql xác định như sau:
- Đối với công ty không làm việc vào ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần thì lao động bổ sung định biên tính như sau: Số ngày nghỉ chế độ theo quy định Lbs = (Lch + Lpv) x (365 - 60)
Số ngày nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm:
+ Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên;
+ Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề;
+ Số giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên;
+ Thời gian nghỉ thai sản tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên.
- Đối với công ty có những nghề, công việc đòi hỏi phải làm việc liên tục các ngày trong năm thì lao động bổ sung định biên tính như sau:
Lbs
|
=
|
(Lch + Lpv)
|
x
|
Số ngày nghỉ chế độ theo quy định
(365 - 60)
|
+
|
Số lao động định biên làm nghề, công việc đòi hỏi phải làm việc vào ngày lễ, tết và nghỉ hàng tuần
|
x
|
60
(365 - 60)
|
Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công ty nhà nước phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
LAO ĐỘNG TỔNG HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Để định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, công ty tiến hành theo các bước sau:
- Phân loại lao động;
- Xác định đơn vị sản phẩm tính mức lao động tổng hợp;
- Chuẩn bị tài liệu tính mức lao động tổng hợp;
- Tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
Phân loại lao động là việc phân chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý để định mức hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của công ty. Điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khác nhau thì phân loại lao động khác nhau, vì vậy công ty phải có hệ thống các tiêu thức đánh giá, phân loại lao động cho phù hợp.
Có thể phân loại lao động như sau:
- Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty (không kể Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng) và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của công ty:
- Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát);
- Viên chức giúp việc Hội đồng quản trị;
- Cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể do công ty trả lương (không kể những người do đoàn thể trả lương).
Sản phẩm tính mức lao động tổng hợp là sản phẩm hàng hóa, có đơn vị đo (tấn, m, m3...) phù hợp với đơn vị đo lường theo quy định của Nhà nước.
Đối với công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc bán thành phẩm có đơn vị đo không đồng nhất thì có thể tính quy đổi đồng nhất về một loại sản phẩm hàng hóa. Cách tính quy đổi sản phẩm theo hướng dẫn tại điểm 5, mục I phụ lục này.
Để tính mức lao động tổng hợp, công ty phải có các tài liệu:
- Hệ thống mức lao động chi tiết của tất cả các nguyên công sản xuất sản phẩm, đối với những nguyên công chưa có mức lao động chi tiết thì công ty phải tiến hành xây dựng theo phương pháp xây dựng mức lao động quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các tài liệu về kỹ thuật, công nghệ; nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; các định mức vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất sản phẩm.
Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm tính theo công thức sau:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó:
- Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là giờ-người/đơn vị sản phẩm);
- Tcn: Mức lao động công nghệ;
- Tpv: Mức lao động phụ trợ, phục vụ;
- Tql: Mức lao động quản lý.
Các thông số Tcn, Tpv và Tql tính như sau:
Tcn
|
=
|
n ( tcni i=1
|
Tpv
|
=
|
n ( tpvi i=1
|
Loại sản phẩm
|
Mức sản lượng trong ca làm việc 8 giờ (chiếc)
|
Tổng Tcn trong một ca cho từng loại sản phẩm (giờ)
|
A
|
50
|
520
|
B
|
100
|
340
|
C
|
800
|
140
|
Cộng
|
|
1.000
|
Tpv A
|
=
|
8 giờ x 20 người x 0,52
50
|
=
|
1,644 giờ-người
|
Tpv B
|
=
|
8 giờ x 20 người x 0,34
100
|
=
|
0,544 giờ-người
|
Tpv C
|
=
|
8 giờ x 20 người x 0,14
800
|
=
|
0,028 giờ-người
|
Tql
|
=
|
Lql x S
Q
|
Tqli =
|
(Lql x S
|
x
|
Tsxi. Qi ) : Qi (i ( j; i ( 1, 2.....n) m ( Tsxj . Qj j=1
|
q
|
=
|
k
100-k
|
x
|
100
|
Loại sản phẩm
|
Số lượng (chiếc)
|
Tsp (giờ-người)
|
Hệ số quy đổi
|
Số lượng sản phẩm quy đổi
|
A
|
150
|
50
|
1
|
150
|
B
|
200
|
80
|
1,6
|
320
|
Cộng
|
|
|
|
470
|
Để định mức lao động tổng hợp theo định biên, công ty tiến hành theo các bước sau:
- Phân loại lao động;
- Xác định khối lượng nhiệm vụ, công việc phải thực hiện;
- Định biên lao động cho từng bộ phận;
- Tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty.
Phân loại lao động thành lao động chính, lao động phụ trợ, phục vụ, lao động bổ sung và lao động quản lý là cơ sở để xác định định biên lao động theo từng loại cho từng bộ phận và cả công ty.
Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của công ty.
Có thể phân loại như sau:
Hàng năm công ty phải xác định cụ thể nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và phương án cân đối với các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, từ đó xác định cơ cấu, số lượng lao động chính và phụ trợ, phục vụ hợp lý để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty. Đối với lao động quản lý thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi để xác định phù hợp với các nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng bộ phận quản lý phải triển khai thực hiện trong năm.
Công ty xác định cơ cấu, số lượng và bố trí, sắp xếp các loại lao động theo chức danh nghề, công việc phù hợp với yêu cầu thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận đó. Việc xác định thực hiện theo các bước sau:
- Phân tích, mô tả công việc;
- Phân tích và lựa chọn phương án tổ chức lao động hợp lý để thực hiện công việc;
- Bố trí lao động phù hợp (có đủ trình độ và khả năng thực hiện công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ) vào từng vị trí để thực hiện công việc.
Sau khi định biên lao động phù hợp cho từng bộ phận, công ty tính tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty theo công thức sau:
Ldb = Lch + Lpv + Lbs + Lql
Trong đó:
- Ldb: Lao động định biên của công ty (đơn vị tính là người);
- Lch: Lao động chính định biên;
- Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên;
- Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ;
- Lql: Lao động quản lý định biên.
Cách tính các thông số Lch, Lpv, Lbs, Lql thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2, mục II, Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.