Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2007/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/01/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc - Ngày 30/01/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, Mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định như sau: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi... Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu... Lao động nữ được nghỉ việc 5 tháng khi sinh con nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Điều kiện hưởng chế độ thai sản: lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi... Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 03/2007/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây được viết là Nghị định số 152/2006/NĐ-CP), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định như sau:
- Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài;
- Hợp đồng cá nhân.
Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu tại khoản này sau đây gọi chung là người lao động. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại điểm e khoản này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất không bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài.
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính như sau:
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
+ Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm;
+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.
Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 1: Chị A sinh con vào ngày 13/01/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2006, nếu trong khoảng thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc vào tháng 8/2007 và sinh con vào ngày 16/12/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007, nếu trong khoảng thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Ví dụ 3: Chị C sinh con vào ngày 5/2/2007, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 900.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 01/2007 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 1.200.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C là 1.100.000 đồng/tháng.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.
Ví dụ 4: Chị D bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tháng 5/2007, đi đặt vòng tránh thai vào ngày 21/5/2007, mức tiền lương tháng 5/2007 là 1.500.000 đồng. Chị D được lấy mức tiền lương tháng 5/2007 (1.500.000 đồng) để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai.
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được tính như quy định tại khoản 4 Mục này.
- Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công;
- Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
Trong đó:
- Lmin : mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 1: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8/2007. Sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông Đ có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 7/2007 là 1.200.000 đồng. Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
= |
5 × 450.000 + (20 – 5) × 0,5 × 450.000 |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội |
= |
0,5 ì 1.200.000 + (10 – 1) ì 0,3 ì 1.200.000 |
Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:
5.625.000 đồng + 3.840.000 đồng = 9.465.000 (đồng)
Trong đó:
- Lmin : mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 2: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông tháng 5/2007. Sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện, ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 4/2007 là 1.400.000 đồng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
= |
0,3 × 450.000 + (40 – 31) × 0,02 × 450.000 |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội |
= |
0,005 ì 1.400.000 + (12 - 1) ì 0,003 ì 1.400.000 |
Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
216.000 đồng/tháng + 53.200 đồng/tháng = 269.200 (đồng/tháng)
Trường hợp người lao động không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
- Khai thác than;
- Vận tải than, đất, đá;
- Vận hành máy khoan;
- Nổ mìn;
- Đào hầm lò để khai thác than.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính hoặc trong cơ sở cai nghiện ma tuý;
- Cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
- Cán bộ, công chức chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.
Ví dụ 1: Ông G nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 20 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 20 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 21 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 21 là 6 năm, tính thêm: 6 x 2% = 12%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G là: 45% + 12% = 57%.
Ví dụ 2: Ông H nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 35 là 20 năm, tính thêm: 20 x 2% = 40%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 40% = 85%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông H chỉ tính bằng 75%.
Ví dụ 3: Bà K nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 20 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của bà K là 20 năm 5 tháng, số tháng lẻ 5 tháng được tính là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà K là 20,5 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20,5 là 5,5 năm, tính thêm: 5,5 x 3% = 16,5%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K là: 45% + 16,5% = 61,5%.
Ví dụ 4: Bà L nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15 x 3% = 45%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 45% = 90%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà L chỉ tính bằng 75%.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng đối với người nghỉ hưu trước tuổi được tính như quy định tại điểm a khoản này. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.
- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 60 đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Ví dụ 5: Ông M làm việc trong điều kiện bình thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M được tính bằng 55%;
- Ông M nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng, như vậy tuổi nghỉ hưu của ông M được tính là 51 tuổi, ông M nghỉ hưu trước tuổi 60 là 9 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 9%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M là 55% - 9% = 46%.
Ví dụ 6: Bà N làm việc trong điều kiện bình thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà N được tính bằng 60%;
- Bà N nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 5 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 5%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà N là 60% - 5% = 55%.
Ví dụ 7: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 50 tuổi. Ông Q có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q được tính bằng 69%;
- Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 5 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 5%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 5% = 64%.
Ví dụ 8: Ông P nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm 2 tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông P là 1.800.000 đồng/tháng. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông P được tính là 35 năm, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông P là:
(35 – 30) x 0,5 x 1.800.000 = 4.500.000 (đồng)
Ví dụ 9: Bà Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 26 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bà Q là 1.050.000 đồng/tháng. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà Q được tính tròn là 27 năm, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà Q là:
(27 – 25) x 0,5 x 1.050.000 = 1.050.000 (đồng)
Ví dụ 10: Bà S nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 27 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bà S là 1.450.000 đồng/tháng. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà S được tính là 27,5 năm, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà S là:
(27,5 – 25) x 0,5 x 1.450.000 = 1.812.500 (đồng)
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn.
Nếu chết từ tháng thứ 3 trở đi, mức trợ cấp tuất một lần được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Lh : mức lương hưu đang hưởng;
t : số tháng đã hưởng lương hưu.
Trường hợp mức trợ cấp tuất một lần thấp hơn 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết thì mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
Trường hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ lại, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lại quỹ bảo hiểm xã hội số dư chênh lệch vào tháng đầu quý sau. Trường hợp số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền được giữ lại thì tổ chức bảo hiểm xã hội cấp bù số dư chênh lệch vào tháng đầu quý sau.
Trong trường hợp số tiền chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý, thì người sử dụng lao động chủ động quyết toán sớm hơn với tổ chức bảo hiểm xã hội.
- Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
Việc xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định.
- Bị thiệt hại trên 50% tổng số giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Việc xác định điều kiện về giá trị tài sản bị thiệt hại đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định.
Giá trị tài sản thiệt hại được tính so với giá trị tài sản của năm liền kề trước đó.
Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hiện nay là 450.000 đồng/tháng; tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 9.000.000 đồng/tháng). Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi theo quy định trên.
Ví dụ 1: Ông T làm việc tại Công ty sản xuất linh kiện máy tính, tại thời điểm tháng 2/2007 có mức lương là 9.500.000 đồng/tháng. Trường hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông T là 9.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông U làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 700 USD/tháng, tháng 1/2007 tiền lương thực nhận của ông U là 11.270.700 đồng/tháng (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 02 tháng 01 năm 2007 là 16.101 đồng/1 USD). Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông U là 9.000.000 đồng.
Người sử dụng lao động quản lý cán bộ, công chức có phu nhân (phu quân) thuộc đối tượng nêu trên, thì hằng tháng có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của phu nhân (phu quân) để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp Công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên thì người lao động áp dụng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 6 Mục IV Phần B Thông tư này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Các chế độ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để trong phạm vi, quyền hạn có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng