Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc an hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm nhặt về an toàn lao động
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 29/12/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ Xà HỘI
SỐ 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2005
BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN CÁC
LOẠI MÁY,
THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM
NGẶT
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà
HỘI
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP
ngày 05 tháng 11 năm 2002
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP
ngày 31 tháng 3 năm 2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 01
năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Bộ luật Lao
động về an toàn lao động, vệ sinh lao
động; Nghị định ll0/2002/NĐ-CP của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 06/CP ngày
20/01/1995 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03
tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định, hướng
dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định
các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
Xét đề nghị của Cục trưởng
Cục An toàn lao động,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
các quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các
loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sau:
1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng - Quy
trình kiểm định kỹ thuật an toàn (QTKĐ
01-2005);
2. Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm định
kỹ thuật an toàn (QTKĐ 02-2005);
3. Hệ thống lạnh - Quy trình kiểm định
kỹ thuật an toàn (QTKĐ 03-2005);
4. Đường ống dẫn hơi, nước
nóng - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
(QTKĐ 04-2005);
5. Chai chứa khí - Quy trình kiểm định kỹ
thuật an toàn (QTKĐ 05-2005);
6. Hệ thống điều chế và nạp khí - Quy
trình kiểm định kỹ thuật an toàn (QTKĐ
06-2005).
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
3.
Giám đốc các Trung tâm kiểm định kỹ
thuật an toàn của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thực hiện Quyết định này.
Bộ trưởng
Nguyễn Thị Hằng
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI NỒI HƠI VÀ NỒI
ĐUN NƯỚC NÓNG QTKĐ 01-2005 |
NỒI
HƠI VÀ NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG -
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành theo
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội
số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2005)
1. Phạm vi áp dụng
Văn
bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm
định kỹ thuật an toàn lần đầu,
định kỳ và bất thường các loại
nồi hơi và nồi đun nước nóng (sau đây
gọi chung là nồi hơi) được quy định
tại Mục 1 và 2, Phụ lục 1 - Danh mục các
loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong
Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động
- Thương.binh và Xã hội.
Quy trình quy định những bước công việc
phải thực hiện và những lưu ý trong quá trình
kiểm định nồi hơi. Căn cứ vào quy trình,
cơ quan kiểm định sử dụng trực
tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi
tiết cho từng dạng, loại nồi hơi nhưng
không được trái với quy định của quy
trình này.
2. Tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng
(Là tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an
toàn, ký hiệu TCVN)
+ TCVN6004-1995: Nồi
hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết
kế, kết cấu, chế tạo.
+ TCVN6005-1995: Nồi
hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết
kế, kết cấu, chế tạo - phương pháp
thử.
+ TCVN6006-1995: Nồi hơi
- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt,
sử dụng, sửa chữa.
+ TCVN6007-1995: Nồi
hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp
đặt, sử dụng, sửa chữa - phương
pháp thử.
+ TCVN6008-1995: Thiết
bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp kiểm tra.
3. Các phép kiểm
định
Tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các
bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
- Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.3
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục
3.4
- Kiểm tra vận hành: Mục 3.5.
3.1. Chuẩn bị
kiểm định
3.1.1. Phải thông báo
kế hoạch kiểm định và các yêu cầu
để cơ sở chuẩn bị, phối hợp
để đưa nồi hơi vào kiểm định.
3.1.2. Phải xác
định biện pháp an toàn và nhân lực thực hiện
kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho quá
trình kiểm định và phương tiện, trang bị
bảo vệ cá nhân.
3.2. Kiểm tra hồ
sơ
3.2.1. Căn cứ vào
chế độ kiểm định để kiểm
tra, xem xét hồ sơ của nồi hơi.
3.2.1.1. Khi kiểm
định lần đầu phải xem xét các hồ
sơ sau:
a) Hồ sơ xuất xưởng, lý lịch của
nồi hơi; bản vẽ cấu tạo nồi hơi
và các bộ phận của nó, các chứng chỉ kiểm
tra chất lượng;
b) Hồ sơ lắp đặt;
c) Các biên bản kiểm tra mối hàn, kiểm
định thiết bị đo lường; biên bản
kiểm tra thiết bị bảo vệ liên động,
thông bi (nếu có).
3.2.1.2. Khi kiểm định định kỳ
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Lý lịch, biên bản kiểm định và
phiếu kết quả kiểm định lần
trước;
b) Nhật ký vận hành, duy tu, bảo dưỡng; biên
bản thanh, kiểm tra (nếu có).
3.2.1.3. Khi kiểm định bất thường
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Sau sự cố hoặc sửa chữa lớn
trước thời hạn, thay đổi kết cấu:
Xem xét hồ sơ như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ về sửa
chữa, thay đổi kết cấu; biên bản kiểm
tra về chất lượng sửa chữa, thay
đổi kết cấu;
b) Vận hành lại sau
khi nghỉ vận hành từ 12 tháng trở lên: Xem xét hồ
sơ như kiểm định định kỳ;
c) Thay
đổi vị trí lắp đặt, chuyển chủ:
Như kiểm định định kỳ và xem xét
bổ sung hồ sơ lắp đặt.
3.2.2. Xem xét về kết cấu, thông số kỹ
thuật làm việc của nồi hơi và các thiết
bị phụ trợ; hướng dẫn lắp
đặt, sử dụng và các quy định khác của
nhà chế tạo; xác định tiêu chuẩn áp dụng;
xác định các vị trí, chi tiết, thiết bị
bảo vệ, an toàn, phụ trợ... cần quan tâm ưu
tiên kiểm tra trong quá trình kiểm định.
Lưu ý: Khi kiểm tra,
hồ sơ của nồi hơi phải đủ và
đúng theo quy định của quy phạm, TCVN về
kỹ thuật an toàn hiện hành. Nếu không đảm
bảo, yêu cầu cơ sở có hiện pháp khắc
phục bổ sung.
Thực hiện việc kiểm tra bằng mắt và
sứ dụng dụng cụ thông thường như: kính
lúp, búa kiểm tra, dũa, thước đo (thước
cứng, thước dây, thước cặp, đồng
hồ so, thước lá, pan me, dưỡng), đèn
chiếu sáng chuyên dụng.
3.3.1. Kiểm tra về nhà nồi hơi, mặt
bằng bố trí nồi hơi, các quy định về
khoảng cách an toàn, lan can cầu thang, đèn chiếu sáng,
cấp liệu, thải xỉ, xả.
3.3.2. Kiểm tra về kết cấu, bề mặt
kim loại; mức
độ ăn mòn, mài mòn,
biến dạng các phần chịu nhiệt, các phần
chịu áp lực.
3.3.3. Kiểm tra các mối hàn, mối núc ống, góc
uốn ống.
3.3.4. Kiểm tra tình trạng đóng cáu cặn.
3.3.5. Kiểm tra độ bắt chặt của các
chi tiết ghép nối.
3.3.6.
Kiểm tra liên kết của tường buồng lửa,
mương khói, buồng đốt, ghi.
3.3.7. Kiểm tra tình trạng bao che và bảo ôn.
3.3.8. Kiểm tra liên động, các trang thiết
bị đo kiểm, bảo vệ, an toàn, thiết bị
cấp nước về số lượng và tình
trạng hiện tại.
3.3.9. Kiểm tra về yêu cầu chế độ
nước cấp - nước nồi và tình trạng
thiết bị xử lý nước.
3.3.10. Kiểm tra số tượng và tình trạng làm
việc của các thiết bị phụ trợ.
Lưu ý: Trong
trường hợp việc khám xét bên trong nồi hơi
bị hạn chế hoặc không thực hiện
được nếu còn có nghi ngờ kiểm định
viên có thể yêu cầu cơ sở tổ chức thực
hiện các biện pháp bổ sung để đánh giá đầy đủ về tình
trạng kỹ thuật của nồi hơi.
3.4. Kiếm tra
khả năng chịu áp lực (thử thủy lực)
Phải thử thủy lực để xét khả
năng chịu áp lực của nồi hơi theo trình
tự sau:
3.4.1. Xác định áp suất thử: áp suất
thử tối thiểu theo quy định tại mục
6.6.4-b của TCVN 6004-1995.
3.4.2. Phải có biện pháp khống chế sự tác
động của thiết bị bảo vệ quá áp và
đảm bảo các thiết bị này không bị phá
hỏng trong quá trình thử. Trong trường hợp không
thực hiện được thì cô lập hoặc
được tháo ra thử riêng.
3.4.3. Kiểm tra sự làm việc của thiết
bị tăng giảm áp suất. Lắp áp kế kiểm
tra vào đúng vị trí quy định.
3.4.4. Kiểm tra và thử nghiệm biện pháp thông tin
liên lạc để quá trình tăng giảm áp suất
đảm bảo chính xác.
3.4.5. Nạp đầy nước vào nồi và
đuổi hết không khí. Nước nạp vào
để thử theo quy định tại mục 6.6.5 TCVN
6004-1995.
3.4.6. Bố trí vị trí cho mọi người tham gia
kiểm định thực hiện được tốt
công việc và đảm bảo an toàn.
3.4.7. Tăng áp suất theo quy định về
tốc độ và thời gian đến áp suất
thử.
3.4.8. Duy trì áp suất, thời gian thử tối
thiểu theo quy định tại mục 6.6.5 TCVN 6004-1995
và theo dõi tình trạng của nồi hơi.
3.4.9. Giảm áp suất theo quy định về
tốc độ và thời gian đến áp suất làm
việc, tiến hành kiểm tra tình trạng của toàn
bộ nồi hơi và các thiết bị liên quan.
3.4.10. Giảm áp suất theo quy định về không
(0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm
tra lại kết quả đã khắc phục
được. Khôi phục tác động của thiết
bị bảo vệ quá áp; tăng áp để kiểm tra
áp suất làm việc và tác động của các van an toàn.
3.4.11.
Đánh giá kết quả thử: Kết quả thử
tối thiểu đạt yêu cầu theo quy định
tại mục 6.6.7 TCVN 6004-1995.
3.4.12. Trong trường hợp nồi hơi
được miễn thử thủy lực theo quy
định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện
hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm
định và đính kèm các biên bản thử thuỷ
lực của hội đồng kỹ thuật của
cơ sở chế tạo, lắp đặt vào biên
bản kiểm định.
3.5. Kiểm tra
vận hành (thử vận hành)
Phải thử khả năng vận hành của
nồi hơi theo trình tự sau:
3.5.1. Kiểm tra các van
an toàn đã được thực hiện theo 3.4.10
của quy trình này.
3.5.2. Kiểm tra kết quả chuẩn bị về
khối lượng và chất lượng nước
cấp nồi hơi.
3.5.3. Căn cứ vào quy trình vận hành, yêu cầu
cơ sở tiến hành khởi động và tăng áp
nồi hơi.
3.5.4. Trong quá trình tăng áp suất đến áp
suất làm việc của nồi hơi cần phải
theo dõi chặt chẽ tình trạng làm việc của
nồi hơi, thiết bị đo lường, bảo
vệ và các thiết bị phụ. Nếu thấy có
sự bất thường đề nghị cơ sở
dừng nồi hơi theo đúng quy trình, tiến hành
kiểm tra, kết luận cụ thế và các biện pháp
khắc phục.
3.5.5. Khi tăng đến áp suất làm việc,
nếu không có gì bất thường thì tiếp tục
tăng áp suất để kiểm tra lại sự làm việc của các
van an toàn.
3.5.6. Khi trị số đóng mở của van an toàn
đạt yêu cầu thì tiến hành niêm phong van an toàn.
3.5.7. Đánh giá kết quả thử.
4. Xử lý kết
quả kiểm định
4.1. Lập biên bản kiểm định.
4.1.1. Lập biên bản kiểm định theo mẫu
quy định (ban hành kèm theo quy trình này) kèm theo các biên
bản thử thủy lực nêu tại 3.4.12 của quy
trình này (khi miễn thử thủy lực), ghi đầy
đủ các nội dung của biên bản. Ghi rõ TCVN đã
áp dụng khi tiến hành kiểm định và cả tiêu
chuẩn người chế tạo áp dụng có quy
định việc kiểm tra, thử nghiệm cao hơn
TCVN tương ứng mà chủ cơ sở yêu cầu thực
hiện kiểm tra, thử nghiệm theo tiêu chuẩn
đó.
4.1.2. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định
vào hồ sơ lý lịch của nồi hơi (ghi rõ
họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm
định).
4.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm
định bắt buộc tối thiểu phải có các
thành viên sau:
+ Chủ cơ sở
hoặc người được chủ cơ sở
ủy quyền;
+ Người
được giao tham gia chứng kiến kiểm
định.
Khi biên bản được thông qua, người tham
gia chứng kiến kiểm định ký, chủ cơ
sở ký và đóng dấu vào biên bản.
4.3. Khi nồi hơi đạt được các yêu
cầu quy định tại Mục 3, lãnh đạo
cơ quan kiểm định cấp phiếu kết
quả kiểm định và biên bản kiểm
định cho cơ sở.
4.4. Khi nồi hơi không đạt các yêu cầu quy
định tại Mục 3 thì thực hiện các
bước 4.1 và 4.2 và
chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm
định có nêu rõ lý do nồi hơi được
kiểm định không đạt.
5. Chu kỳ kiểm
định
5.1. Thực hiện các
phép kiểm định quy định ở mục 3
(trừ 3.4): 2 năm/lần.
5.2. Thực hiện toàn
bộ các phép kiểm định quy định ở
mục 3: 6 năm/lần.
5.3. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định,
kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản
kiểm định.
(BỘ,UBND...) (Tên
cơ quan KĐ) |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM .............,
ngày.....tháng.......năm......... |
BIÊN
BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
NỒI HƠI, NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG
Số:................
Chúng tôi: (ghi họ và tên, chức danh và số thẻ
kiểm định viên (nếu có)
Thuộc:
Đã tiến hành kiểm định nồi hơi: Số
thứ tự:
Của:
Địa chỉ:
Được lắp đặt tại:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Chứng kiến kiểm định có:
I.
THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NỒI HƠI
Loại, mã hiệu: Áp
suất thiết kế..........bar (.....kG/cm2)
Số chế tạo: Áp
suất làm việc........bar (.....kG/cm2)
Năm chế tạo: Công
suất (T/h):
Nơi chế tạo: Nhiên
liệu sử dụng:
Công dụng:
Số đăng ký: Tại
cơ quan:
Ngày kiểm định gần nhất: Do cơ quan:
II.
CHẾ ĐỘ KIỂM ĐỊNH
(Lần đầu, định
kỳ, bất thường)
III.
NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Hồ sơ
IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bổ sung:
4. Các kiến nghị:
Thời hạn thực hiện kiến nghị:
V.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ: tháng năm
Lý do rút ngắn thời hạn:
Biên bản đã được thông qua ngày tháng năm
Tại:
Biên bản được lập thành ..... bản,
mỗi bên giữ ..... bản.
Chúng
tôi, những kiểm định viên thực hiện
kiểm định nồi hơi này hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá
kết quả kiểm định ghi trong biên bản này.
CHỦ CƠ SỚ các kiến nghị) |
NGƯỜI THAM CHỨNG KIẾN (ký, ghi rõ họ và tên) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI BÌNH CHỊU ÁP LỰC QTKĐ 02-2005 |
BÌNH
CHỊU ÁP LỰC - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ
THUẬT AN TOÀN
(Ban hành theo Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội
số 2013/2005/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2005)
1. Phạm vi áp
dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình
kiểm định kỹ thuật an toàn lần
đầu, định kỳ và bất thường các
bình chịu áp lực được quy định tại
mục 3 và 4 phụ lục 1- Danh mục các loại máy,
thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Thông tư
số 23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Quy trình quy định những bước công việc
phải thực hiện và những lưu ý trong quá trình
kiểm định bình chịu áp lực. Căn cứ vào
quy trình, cơ quan kiểm định sử dụng
trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể,
chi tiết cho từng dạng, loại bình chịu áp
lực nhưng không được trái với quy
định của quy trình này.
2. Tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng
(Là tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an
toàn, ký hiệu TCVN)
+ TCVN 6153-1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
thiết kế, kết cấu ,chế tạo.
+ TCVN6154-1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
thiết kế, kết cấu, chế tạo,
phương pháp thử.
+ TCVN 6155- 1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
+ TCVN6156-1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
lắp đặt, sử dụng, sửa chữa,
phương pháp thử.
+ TCVN 6008-1995: Thiết
bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp kiểm tra.
3. Các phép kiểm
định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo
các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
- Kiểm tra bên ngoài: Mục 3.3
- Kiểm tra bên trong: Mục 3.4
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục
3.5
- Kiểm tra độ kín - chỉ áp dụng khi công
nghệ đòi hỏi hoặc các bình làm việc với các môi chất độc hại,
dễ cháy nổ: Mục 3.6
3.1. Chuẩn bị
kiểm định
3.1.1. Phải thông báo kế hoạch kiểm
định và các yêu cầu để cơ sở chuẩn
bị, phối hợp để đưa bình vào kiểm
định.
3.1.2. Phải xác
định biện pháp an toàn và nhân lực để
thực hiện kiểm định. Chuẩn bị
đầy đủ dụng cụ, phương tiện,
thiết bị cho quá trình kiểm định và
phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân.
3.2. Kiểm tra hồ
sơ
3 .2.1. Căn cứ vào chế độ kiểm
định để kiểm tra, xem xét về hồ sơ
của bình.
3.2.1.1 Khi kiểm định lần đầu
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Hồ sơ xuất xưởng, lý lịch của
bình; bản vẽ cấu tạo bình và các bộ phận
của nó, các chứng chỉ kiểm tra chất
lượng;
b) Hồ sơ lắp đặt (chỉ áp dụng
với bình cố định);
c) Các biên bản kiểm tra mối hàn, kiểm
định thiết bị đo lường; biên bản
kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị
bảo vệ (nếu có).
3.2.1.2. Khi kiểm định định kỳ
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Lý lịch, biên bản kiểm định và
phiếu kết quả kiểm định lần
trước;
b) Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận
hành, bảo dưỡng; biên bản thanh, kiểm tra
(nếu có).
3.2.1.3. Khi kiểm định bất thường
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Sau sự cố hoặc sửa chữa lớn
trước thời hạn, thay đổi kết cấu:
Xem xét hồ sơ như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ về sửa
chữa, thay đổi kết cấu; biên bản kiểm
tra về chất lượng sửa chữa, thay
đổi kết cấu;
b) Vận hành lại sau
khi nghỉ vận hành từ 12 tháng trở lên: Xem xét hồ
sơ như kiểm định định kỳ;
c) Thay đổi vị trí lắp đặt,
chuyển chủ: Như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
3.2.2.
Xem xét về kết cấu, thông số kỹ thuật làm
việc của bình và các thiết bị phụ trợ;
hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và các
quy định khác của nhà chế tạo; xác định
tiêu chuẩn áp dụng; xác định các vị trí, chi
tiết, thiết bị bảo vệ, an toàn, phụ
trợ... cần quan tâm ưu tiên kiểm tra khi tiến hành
khám xét, thử nghiệm.
Lưu ý: Khi kiểm tra,
hồ sơ của bình phải đủ và đúng theo quy
định của quy phạm, TCVN về kỹ thuật an
toàn hiện hành. Nếu không đảm bảo, yêu cầu
cơ sở có biện pháp khắc phục bổ sung.
3.3. Kiểm tra bên
ngoài
Thực hiện việc kiểm tra bằng mắt và
sử dụng dụng cụ thông thường như: kính
lúp, búa kiểm tra, dũa, thước đo (thước
cứng, thước dây, thước cặp, đồng
hồ so, thước lá, pan me, dưỡng), đèn
chiếu sáng chuyên dụng. Kiểm tra bên ngoài theo trình
tự các bước sau:
3.3.1. Kiểm tra mặt bằng bố trí thiết
bị, chiếu sáng; sàn, cầu thang, giá treo...; hệ
thống tiếp địa, chống sét (nếu có).
3.3.2. Kiểm tra các thiết bị đo kiểm, an
toàn, bảo vệ, tự động về số
lượng và tình trạng hiện tại.
3.3.3. Kiểm tra số lượng và tình trạng làm
việc của các thiết bị phụ trợ.
3.3.4. Kiểm tra về kết cấu, tình trạng
bề mặt kim loại, mối hàn, sự biến
dạng các chi tiết, bộ phận của bình.
3.3.5.
Trang bị bảo hộ, trang thiết bị xử lý
sự cố và quy trình xử lý sự cố thường
gặp (đối với bình làm việc có môi chất
độc hại, dễ cháy nổ....).
3.4. Kiểm tra bên
trong
Kiểm tra bằng mắt và sử dụng các dụng
cụ thông thường như kiểm tra bên ngoài theo trình
tự các bước sau:
3.4.1. Kiểm tra về kết cấu, bề mặt
kim loại chế tạo, các mối hàn; phát hiện các
khuyết tật, sai sót, các hiện tượng bất bình
thường.
3.4.2. Kiểm tra về
kích thước các chi tiết, các bộ phận bị
ảnh hưởng trực tiếp do nhiệt, ứng suất
nhằm phát hiện các biên dạng.
3.4.3. Kiểm tra mức độ, bề dầy cáu
cặn; xác định nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
3.4.4.
Khi không có khả năng kiểm tra được bên trong
hoặc khả năng kiểm tra bị hạn chế
nếu còn có nghi ngờ kiểm định viên có thể
yêu cầu cơ sở tổ chức thực hiện các
biện pháp bổ sung để đánh giá đầy
đủ về tình trạng kỹ thuật của bình.
3.4.5. Đối với các bình đặc chủng,
chuyên dùng cần lưu ý kiểm tra các kết cấu, chi
tiết mang tính chất đặc thù của các bình này (vách
giảm sóng bồn LPG di động, hệ thống đo
kiểm tra chân không bồn khí lỏng 2 vỏ, bình dập
lửa tạt lại...).
3.5. Kiểm tra
khả năng chịu áp lực (Thử thủy lực)
Phải thử thủy lực để xét khả
năng chịu áp lực của bình theo trình tự sau:
3.5.1. Nếu bình có kết cấu nhiều phần làm
việc ở cấp áp suất khác nhau có thể tách và
thử thủy lực cho từng phần, áp suất
thử tối thiểu theo quy định tại 3.11 TCVN
6156: 1996. Nếu do kết cấu của bình không tách
được thì thử phần chịu áp thấp
nhất và áp dụng các biện pháp bổ sung để
kiểm tra bằng tính bền cho phần còn lại.
3.5.2. Phải có biện pháp khống chế sự tác
động của thiết bị bảo vệ quá áp và
đảm bảo các thiết bị này không bị phá
hỏng trong quá trình thử. Trong trường hợp không
thực hiện được thì cô lập hoặc
được tháo ra thử riêng.
3.5.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
người tham gia thực hiện thử và thống
nhất cách thông tin để thực hiện chính xác các
thao tác trong quá trình thứ.
3.5.4. Môi chất và nhiệt độ môi chất
thử, áp suất thử, thời gian duy trì áp suất
thử tối thiểu phải đạt yêu cầu theo quy
định tại mục 3.4.2; 3.4.3 của TCVN 6154: 1996. Khi
môi chất dùng để thứ là khí phải tuân thủ
các quy định về an toàn trong quá trình thử bằng
khí.
3.5.5. Lắp áp kế kiểm tra vào đúng vị trí
quy định. Nạp môi chất thử và tiến hành
thử. Theo dõi chặt chẽ tình trạng của bình, các
thiết bị phụ, đo lường.
3.5.6. Giảm áp suất theo quy định về không
(0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm
tra lại kết quả đã khắc phục
được. Khôi phục tác động của thiết
bị bảo vệ quá áp; tăng áp để kiểm tra
áp suất làm việc và tác động của van an toàn.
3.5.7. Đánh giá kết quả thử: Tối thiểu
đạt kết quả theo quy định tại mục
3.4.5 TCVN 6154:1996.
3.5.8. Trong trường hợp bình được
miễn thử thủy lực theo quy định của
TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành thì phải ghi
rõ lý do trong biên bản kiểm định và đính kèm các
biên bản thử thủy lực của hội
đồng kỹ thuật của cơ sở chế
tạo, lắp đặt vào biên bản kiểm
định.
3.6. Kiểm tra
độ kín (Thử kín): Chỉ áp
dụng khi công nghệ đòi hỏi hoặc các bình làm
việc với các môi chất độc hại, dễ cháy
nổ...
3.6.1. Phải nạp đúng môi chất thử
đến áp suất thử.
3.6.2. Phát hiện các rò rỉ; đề xuất các
biện pháp để cơ sở khắc phục, xử
lý và kiểm tra lại.
3.6.3. Đánh giá kết quả thử
3.7. Kiểm tra
vận hành (Thử vận hành)
3.7.1. Kiểm tra van an toàn đã được thực
hiện theo quy định tại 3.5.6 của quy trình này.
3.7.2. Căn cứ vào quy trình, phối hợp với
cơ sở đưa bình vào làm việc, xem xét tình
trạng làm việc của bình và các phụ kiện kèm theo;
sự làm việc của các thiết bị đo
lường, bảo vệ.
3.7.3. Khi bình làm việc tốt thì tiến hành kiểm
tra tác động của van an toàn (Trừ bình chứa môi
chất độc hại, dễ cháy nổ) và niêm phong van
an toàn.
4. Xử lý kết
quả kiểm định
4.1. Lập biên bản kiểm định.
4.1.1. Lập biên bản kiểm định theo mẫu
quy định (ban hành kèm theo quy trình này) kèm theo biên bản
thử thủy lực nêu tại 3.5.8 của quy trình này (khi
miễn thử thủy lực), ghi đầy đủ
các nội dung của biên bản. Ghi rõ TCVN đã áp dụng
khi tiến hành kiểm định và cả tiêu chuẩn
người chế tạo áp dụng có quy định
việc kiểm tra, thử nghiệm cao hơn TCVN
tương ứng mà chủ cơ sở yêu cầu
thực hiện kiểm tra, thử nghiệm theo tiêu
chuẩn đó.
4.1.2. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định
vào hồ sơ lý lịch của bình (ghi rõ họ tên
kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm
định).
4.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm
định bắt buộc tối thiểu phải có các
thành viên sau:
+ Chủ cơ sở
hoặc người được chủ cơ sở
ủy quyền;
+ Người
được giao tham gia và chứng kiến kiểm
định.
Khi biên bản được thông qua, người tham
gia chứng kiến kiểm định ký, chủ cơ
sở ký và đóng dấu vào biên bản.
4.3. Khi bình đạt được các yêu cầu quy
định tại Mục 3
Lãnh đạo cơ quan kiểm định cấp
phiếu kết quả kiểm định và biên bản
kiểm định cho cơ sở.
4.4. Khi bình không đạt các yêu cầu quy định
tại Mục 3 thì thực hiện các bước 4.1 và 4.2
và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm
định có nêu rõ lý do bình được kiểm
định không đạt.
5. Chu kỳ kiểm
định
5.1. Đối với bình chịu áp lực chứa môi
chất không ăn mòn kim loại:
5.1.1. Thực hiện các phép kiểm định quy
định ở mục 3 (trừ 3.5): 3 năm/lần.
5.1.2. Thực hiện toàn bộ các phép kiểm
định quy định ở mục 3: 6 năm/lần.
5.2. Đối với bình chịu áp lực chứa môi
chất ăn mòn kim loại; các xitec, thùng chứa Propan-butan
và môi chất thông dụng: Chu kỳ kiểm định
theo quy định như 5.1 nhưng giảm đi 1/3.
5.3. Các xitéc, thùng chứa môi chất ăn mòn kim
loại (Clo, Sulfua Hydro...) thực hiện toàn bộ các phép
kiểm định quy định ở mục 3 : 2
năm/lần
5.4. Khi người chế tạo có quy định chu
kỳ kiểm định ngắn hơn các quy định
chu kỳ kiểm định nêu trên thì theo quy định
của người chế tạo.
5.5. .Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định,
kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản
kiểm định.
(BỘ,UBND...) (Tên
cơ quan KĐ) |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM ............., ngày.....tháng.......năm......... |
BIÊN
BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
BÌNH CHỊU ÁP LỰC
Số:................
Chúng tôi là: (ghi họ và tên, chức danh và số thẻ
kiểm định viên nếu có)
Thuộc:
Đã tiến hành kiểm định: Số
thứ tự:
Của: (ghi rõ tên cơ sở)
Địa chỉ: (trụ sở chính của cơ
sở)
Địa chỉ lắp đặt bình:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Có sự chứng kiến của:
I.
THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA BÌNH
Loại, mã hiệu: Áp
suất thiết kế: bar
( kG/cm2)
Số chế tạo: Áp
suất làm việc bar ( kG/cm2)
Năm chế tạo: Dung
tích: Lít
Nơi chế tạo: Môi
chất làm việc:
Công dụng của bình: Nhiệt
độ làm việc: 0C
Số đăng ký: Tại
cơ quan:
Ngày kiểm định gần nhất: Do cơ quan:
II.
CHẾ ĐỘ KIỂM ĐỊNH
(Lần đầu, định
kỳ, bất thường)
III.
NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Hồ sơ
IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thời hạn thực hiện kiến nghị:
V.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ: tháng năm
Lý do rút ngắn thời hạn:
Biên bản đã được thông qua ngày tháng năm
Tại:
Biên bản được lập thành ..... bản,
mỗi bên giữ ..... bản.
Chúng
tôi, những kiểm định viên thực hiện
kiểm định bình này hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả
kiểm định ghi trong biên bản này.
CHỦ CƠ SỚ các kiến nghị) |
NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN
KIÉM ĐỊNH (ký, ghi rõ họ và tên) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN (ký, ghi rõ họ và tên) |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI HỆ THỐNG LẠNH QTKĐ 03-2005 |
HỆ THÓNG
LẠNH - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành theo Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội
số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2005)
1. Phạm vi áp dụng:
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình
kiểm định kỹ thuật an toàn lần
đầu, định kỳ và bất thường các
hệ thống lạnh được quy định tại
mục 5 phụ lục 1 -
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư và
các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động trong Thông tư số 23/2003/TT-LĐTBXH ngày
03/11/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Quy trình quy định những bước công việc
phải thực hiện và những lưu ý trong quá trình
kiểm định. Căn cứ vào quy trình, cơ quan
kiểm định sử dụng trực tiếp hoặc
xây đựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng
dạng, loại hệ thống lạnh nhưng không
được trái với quy định của quy trình
này.
2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
(Là tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an
toàn, ký hiệu TCVN)
+ TCVN 6153, 6154, 6155 và
6156: 1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật
an toàn về thiết kế, kết cấu, chế
tạo, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
và phương pháp thử.
+ TCVN 6104: 1996: Hệ
thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi
- Yêu cầu an toàn
+ TCVN 6008: 1995: Thiết
bị áp lực - Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp kiểm tra.
3. Các phép kiểm
định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo
các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
- Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.3
- Kiểm tra năng chịu áp lực: Mục 3.4
- Kiểm tra độ kín: Mục 3.5
- Kiểm tra vận hành: Mục 3.6
3.1. Chuẩn bị
kiểm định
3.1.1. Phải thông báo
kế hoạch kiểm định và các yêu cầu
để cơ sở chuẩn bị, phối hợp
để đưa hệ thống lạnh vào kiểm
định.
3.1.2. Phải xác
định biện pháp an toàn và nhân lực thực hiện
kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho quá
trình kiểm định và phương tiện, trang bị
bảo vệ cá nhân.
3.2. Kiểm tra hồ
sơ
3.2.1. Căn cứ vào
chế độ kiểm định để kiểm
tra, xem xét về hồ sơ của hệ thống.
3.2.1.1.Khi kiểm định lần đầu
phải xem xét các hồ sơ sau :
a) Hồ sơ xuất xưởng, lý lịch của
hệ thống; bản vẽ nguyên lý làm việc và cấu
tạo các bộ phận của nó, các chứng chỉ
kiểm tra chất lượng;
b) Hồ sơ lắp đặt;
c) Các biên bản kiểm tra mối hàn, kiểm
định thiết bị đo lường; biên bản
kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị
bảo vệ, chỉ thị (nếu có).
3.2.1.2. Khi kiểm
định định kỳ phải xem xét các hồ
sơ sau:
b) Nhật ký vận hành, duy tu, bảo dưỡng; biên
bản thanh, kiểm tra (nếu có).
3.2.1.3. Khi kiểm định bất thường
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Sau sự cố hoặc sửa chữa lớn
trước thời hạn, thay đổi kết cấu:
Xem xét hồ sơ như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ về sửa
chữa, thay đổi kết cấu; biên bản kiểm
tra về chất lượng sửa chữa, thay
đổi kết cấu;
b) Vận hành lại sau khi nghỉ vận hành từ 12
tháng trở lên: Xem xét hồ sơ như kiểm
định định kỳ;
c) Thay đổi vị trí lắp đặt,
chuyển chủ: Như kiểm định đính kỳ
và xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
Lưu ý: Khi kiểm tra,
hồ sơ của hệ thống lạnh phải
đủ và đúng theo quy định của quy phạm,
TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành. Nếu không
đảm bảo, yêu cầu cơ sở có biện pháp
khắc phục bổ sung.
3.3. Kiểm tra bên
ngoài, bên trong
3.3.1. Kiểm tra bên
ngoài, bên trong các bình chịu áp lực của hệ
thống lạnh tuân thủ theo "Bình chịu áp lực -
Quy trình kiểm định KTAT (QTKĐ 02-2005)".
3.3.2. Kiểm tra xác
định tình trạng hiện tại của các thiết
bị trong hệ thống và xác định chất
lượng lắp đặt đảm bảo các yêu
cầu của thiết kế cũng như sự phù
hợp với tiêu chuẩn áp dụng.
3.3.3. Trước khi tiến hành tháo mở, kiểm tra
các bộ phận bên trong của hệ thống, cần xác
định chắc chắn thiết bị không còn áp
lực dư và nồng độ các chất độc
hại, cháy nổ ở trong phạm vi cho phép.
3.3.4. Kiểm tra phát hiện các vết nứt, rạn,
móp, phồng, các chỗ bị gỉ mòn trên các bộ
phận, chi tiết của hệ thống.
3.3.5. Kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc
của các phụ kiện, dụng cụ đo kiểm.
3.3.6. Kiểm tra hệ thống ống dẫn, ống
nối môi chất lạnh về các điều kiện
độ bền, @ố trí, lắp đặt theo tiêu
chuẩn áp dụng.
3.3.7. Kiểm tra các chi tiết bắt xiết bị
mòn, lỏng, các mối nối cũng như các bộ
phận bảo ôn bị hư hỏng.
3.3.8. Kiểm tra các van khóa, van chặn về số
lượng, chủng loại cũng như vị trí
lắp đặt theo tiêu chuẩn.
3.3.9. Kiểm tra số lượng van an toàn và các
cơ cấu bảo vệ an toàn của hệ thống
phải đảm bảo theo yêu cầu của tiêu
chuẩn.
3.3.10. Trường hợp hệ thống lạnh
bố trí các cơ cấu bảo vệ khác như đinh
chì, đĩa nổ cần xác định tính nguyên vẹn
của chúng, khi đã bị thay thế cần kiểm tra
thông số hoạt động của chúng phải phù
hợp theo quy định của tiêu chuẩn.
3.3.11. Trường
hợp hệ thống lạnh sử dụng môi chất
độc hại hoặc cháy nổ, cần chú ý kiểm
tra hệ thống thông gió cho buồng máy và các miệng thoát
của van an toàn, đảm bảo theo quy định
của tiêu chuẩn áp dụng.
3.4. Kiểm tra
khả năng chịu áp lực (thử thủy lực)
Phải thử thủy lực để xét khả
năng chịu áp lực của hệ thống theo trình
tự sau:
3.4.1. Xác định áp
suất thử: áp suất thử tối thiểu theo quy
định tại mục 3.1.1.1 và 3.1.1.2 của TCVN 6104-1996.
3.4.2 Phải có biện pháp khống chế sự tác
động của thiết bị bảo vệ quá áp và
đảm bảo các thiết bị này không bị phá
hỏng trong quá trình thử. Trong trường hợp không
thực hiện được thì cô lập hoặc được
tháo ra thử riêng.
3.4.3. Tiến hành thử thủy lực bao gồm
thử cho các bình chứa môi chất lạnh trong hệ
thống và thử toàn bộ hệ thống theo quy
định của tiêu chuẩn áp dụng.
3.4.4. Trong quá trình
thử, phải tuân thủ sử dụng môi chất
thử theo quy định của người chế
tạo và quy định của tiêu chuẩn.
3.4.5. Khi không có điều kiện thử bằng
nước, chất lỏng khác có thể sử dụng
khí nén, khí trơ để thử với điều
kiện có kết quả tốt về kiểm tra bên ngoài,
bên trong và đã kiểm tra độ bền của
thiết bị bằng tính toán; thực hiện đầy
đủ quy định về an toàn khi thử bằng
khí.
3.4.6. Giảm áp suất thử về không (0), khôi
phục sự làm việc của thiết bi bảo vệ
quá áp và tăng áp suất để kiểm tra áp suất
làm việc của các van an toàn gắn trên phần đang
thử của hệ thống.
3.4.7. Đánh giá kết
quả thử: Kết quả thử phải đạt
yêu cầu tối thiểu như quy định thử
thủy lực trong "Bình chịu áp lực - Quy định
kiểm định KTAT (QTKĐ 02-2005)".
3.4.8. Trong trường hợp hệ thống
được miễn thử thủy lực theo quy
định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện
hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm
định và đính kèm các biên bản thử thủy
lực của hội đồng kỹ thuật của
cơ sở chế tạo, lắp đặt vào biên
bản kiểm định.
3.5. Kiểm tra
độ kín (thử kín)
3.5.1. Thử độ
kín được thực hiện sau khi đã thử
bền tất cả các phần cấu thành hệ
thống đạt yêu cầu và được lắp ráp
lại hoàn chỉnh (do lắp đặt lần
đầu hoặc do yêu cầu tách hệ thống ra
để thử thủy lực khi kiểm định
định kỳ). Có thể thử độ kín theo
từng khối của hệ thống và thử lại
tại các mối nối.
3.5.2. Thời gian tiến hành thử kín theo quy
định của tiêu chuẩn áp dụng hoặc của
người chế tạo hoặc đủ thời gian
để đảm bảo đánh giá được
độ kín của hệ thống; nhưng trong mọi
trường hợp không ít hơn thời gian để
khẳng định rằng áp suất thử ổn
định, không bị giảm và độ kín
được đảm bảo.
3.5.3. Tiến hành kiểm tra phát hiện các rò rỉ;
đề xuất các biện pháp để cơ sở
khắc phục, xử lý và kiểm tra lại.
3.5.4. Đánh giá kết quả thử.
3.6. Kiểm tra
vận hành (thử vận hành)
Phải thử khả năng vận hành của
hệ thống lạnh theo trình tự sau:
3.6.1. Kiểm tra áp
suất làm việc của van an toàn trên toàn hệ thống
lạnh đã được thực hiện theo quy
định lại 3.4.6 của quy trình này.
3.6.2. Căn cứ vào
quy trình, phối hợp với cơ sở đưa
hệ thống vào làm việc.
3.6.3. Kiểm tra
hoạt động của hệ thống đảm
bảo các thông số thiết kế.
3.6.4. Kiểm tra thông số tác động của các
thiết bị tự động, bảo vệ (trừ
van an toàn).
3.6.5. Khi hệ thống làm việc tốt, ổn
định thì tiến hành niêm phong van an toàn.
3.6.6. Đánh giá kết quả thử.
4. Xử lý kết
quả kiểm định
4.1. Lập biên bản
kiểm định.
4.1.1. Lập biên bản
kiểm định theo mẫu quy định (ban hành kèm
theo quy trình này) kèm theo biên bản thử thủy lực nêu
tại 3.4.8 của quy trình này (khi miễn thử thủy
lực), ghi đầy đủ các nội dung của biên
bản. Ghi rõ TCVN đã áp dụng khi tiến hành kiểm
định và cả tiêu chuẩn người chế
tạo áp dụng có quy định việc kiểm tra,
thử nghiệm cao hơn TCVN tương ứng mà chủ
cơ sở yêu cầu thực hiện kiểm tra, thử
nghiệm theo tiêu chuẩn đó.
4.1.2. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định
vào hồ sơ lý lịch của hệ thống (ghi rõ
họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm
định).
4.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm
định bắt buộc tối thiểu phải có các
thành viên sau:
+ Chủ cơ sở
hoặc người được chủ cơ sở
ủy quyền;
+ Người
được giao tham gia chứng kiến kiểm
định.
Khi biên bản được thông qua, người tham
gia chứng kiến kiểm định ký, chủ cơ
sở ký và đóng dấu vào biên bản.
4.3. Khi hệ thống đạt được các yêu
cầu quy định tại Mục 3, lãnh đạo
cơ quan kiểm định cấp phiếu kết
quả kiểm định và biên bản kiểm
định cho cơ sở.
4.4. Khi hệ thống không đạt các yêu cầu quy
định tại Mục 3 thì thực hiện các
bước 4.1 và 4.2 và
chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm
định có nêu rõ lý do hệ thống được
kiểm định không đạt.
5. Chu kỳ kiểm
định
5.1. Đối với hệ thống lạnh sử
dụng tác nhân lạnh không ăn mòn kim loại:
5.1.1. Thực hiện
các phép kiểm định quy định ở mục 3
(trừ 3.4): 3 năm/lần.
5.1.2. Thực hiện toàn bộ các phép kiểm
định quy định ở mục 3: 6 năm/lần.
5.2. Đối với hệ thống lạnh sử
dụng tác nhân lạnh ăn mòn kim loại: Chu kỳ
kiểm định theo quy định như 5.1 nhưng giảm đi 1/3.
5.3. Khi người chế tạo có quy định chu
kỳ kiểm định ngắn hơn các quy định
chu kỳ kiểm định nêu trên thì theo quy định
của người chế tạo.
5.4. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định,
kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản
kiểm định.
(BỘ,UBND...) (Tên
cơ quan KĐ) |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM .............,
ngày.....tháng.......năm......... |
BIÊN
BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
HỆ THỐNG LẠNH
Số:................
Chúng tôi: (ghi họ và tên, chức danh và số thẻ
kiểm định viên nếu có)
Thuộc:
Đã tiến hành kiểm định hệ thống lạnhi:
Số
thứ tự:
Của:
Địa chỉ:
Được lắp đặt tại:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Tham gia, chứng kiến kiểm định có:
I.
THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
Mã hiệu: Số chế
tạo: Năm
chế tạo: Nhà
chế tạo:
Áp suất làm việc lớn nhất (bar) Phía cao áp: Phía hạ áp:
Trung
gian:
Môi chất lạnh: Năng
suất lạnh:
Công dụng:
Số đăng ký: Tại
cơ quan:
Ngày kiểm định gần nhất: Do cơ quan:
II.
CHẾ ĐỘ KIỂM ĐỊNH
(Lần đầu, định
kỳ, bất thường)
III.
NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Hồ sơ
IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4. Các kiến nghị:
Thời hạn thực hiện kiến nghị:
V.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ: tháng năm
Lý do rút ngắn thời hạn:
Biên bản đã được thông qua ngày tháng năm
Tại:
Biên bản được lập thành ..... bản,
mỗi bên giữ ..... bản.
Chúng
tôi, những kiểm định viên thực hiện
kiểm định hệ thống lạnh này hoàn toàn
chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và
đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên
bản này.
CHỦ CƠ SỚ các kiến nghị) |
NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN
KIÉM ĐỊNH (ký, ghi rõ họ và tên) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI ĐƯỜNG ỐNG
DẪN HƠI VÀ NƯỚC NÓNG QTKĐ 04-2005 |
ĐƯỜNG
ỐNG DẪN HƠI NƯỚC, NƯỚC NÓNG -
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành theo
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội
số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2005)
1. Phạm vi áp
dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình
kiểm định kỹ thuật an toàn đường
ống dẫn hơi nước, nước nóng (sau
đây gọi là hệ thống đường ống)
được quy định tại Mục 6, Phụ
lục 1- Danh mục các loại máy, thiết bị, vật
tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động thuộc Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày
03/11/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
2. Tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng
(Là tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an
toàn, ký hiệu TCVN)
+ TCVN6158-1996:
Đường ống dẫn hơi nước và
nước nóng yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN6159-1996:
Đường ống dẫn hơi nước và
nước nóng - phương pháp thử.
+ TCVN6008-1995: Thiết
bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp kiểm tra.
3. Các phép kiểm
định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo
các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
- Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.3
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục
3.4
- Kiểm tra vận hành: Mục 3.5
3.1. Chuẩn bị
kiểm định
3.1.1. Phải thông báo
kế hoạch kiểm định và các yêu cầu
để cơ sở chuẩn bị, phối hợp
để đưa hệ thống đường
ống vào kiểm định.
3.1.2. Phải xác định biện pháp an toàn và nhân
lực thực hiện kiểm định. Chuẩn
bị đầy đủ dụng cụ, phương
tiện, thiết bị cho quá trình kiểm định và
phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân.
3.2. Kiểm tra hồ
sơ
3.2.1. Căn cứ vào chế độ kiểm
định để kiểm tra, xem xét hồ sơ
của hệ thống đường ống.
3.2.1.1. Khi kiểm định lần đầu
phải xem xét các hồ sơ sau :
a) Lý lịch của hệ thống đường
ống; bản vẽ tuyến ống và các bộ phận
của nó, các chứng nhận kiểm tra chất
lượng, xuất sứ của ống;
b) Hồ sơ lắp đặt;
c) Các biên bản kiểm tra mối hàn, kiểm
định thiết bị đo lường; biên bản kiểm
tra tiếp địa, chống sét (nếu có).
3.2.1.2. Khi kiểm
định định kỳ phải xem xét các hồ
sơ sau:
a) Lý lịch, biên bản kiểm định và
phiếu kết quả kiểm định lần
trước;
b) Nhật ký vận hành, duy tu, bảo dưỡng; biên
bản thanh, kiểm tra (nếu có).
3.2.1.3. Khi kiểm
định bất thường phải xem xét các hồ
sơ sau:
a) Sau sự cố hoặc sửa chữa lớn
trước thời hạn, thay đổi kết cấu:
Xem xét hồ sơ như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ về sửa
chữa, thay đổi kết cấu; biên bản kiểm
tra về chất lượng sửa chữa, thay
đổi kết cấu;
b) Thay
đổi vị trí lắp đặt, chuyển chủ:
Như kiểm định định kỳ và xem xét
bổ sung hồ sơ lắp đặt.
3.2.2. Xem xét về kết cấu, sơ đồ
tuyến ống, thông số kỹ thuật làm việc
của hệ thống đường ống và các
thiết bị phụ trợ; xác định tiêu chuẩn
áp dụng; xác định các vị trí, chi tiết,
thiết bị bảo vệ, an toàn cần quan tâm ưu
tiên kiểm tra trong kiểm định.
Lưu ý: Khi kiểm tra,
hồ sơ của hệ thống đường ống
phải đủ và đúng theo quy định của quy
phạm, TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành. Nếu
không đảm bảo, yêu cầu cơ sở có biện
pháp khắc phục bổ sung.
3.3. Kiểm tra bên
ngoài, bên trong
Thực hiện việc kiểm tra bằng mắt và
sử dụng dụng cụ thông thường như: kính
lúp, búa gõ, dũa, thước đo (thước cứng,
thước dây, thước cặp, đồng hồ so,
thước lá, pan me, dưỡng) và đèn chiếu sáng
chuyên dụng.
3.3.1. Kiểm tra bên ngoàk
+ Kiểm tra về
mặt bằng bố trí hệ thống đường
ống, các quy định về khoảng cách an toàn, lan can
cầu thang, đèn chiếu sáng tại các vị trí cần
thao tác.
+ Kiểm tra độ
biến dạng và bền vững kim loại của các chi tiết
treo, giá đỡ ống; độ cong võng
đường ống, góc uốn ống.
+ Kiểm tra tình
trạng bao che và bảo ôn.
+ Kiểm tra độ
bắt chặt của các chi tiết ghép nối.
+ Kiểm tra số
lượng và tình trạng van lắp trên đường
ống.
+ Kiểm tra số
lượng, chất lượng các bộ phận, chi
tiết dãn nở; các điểm xả nước
đọng trên đường ống, van xả
nước đọng, vị trí và tình trạng an toàn
hố xả.
+ Kiểm tra số
lượng và tình trạng trang thiết bị đo
kiểm, an toàn, bảo vệ, tự động.
+ Kiểm tra về
kết cấu, bề mặt kim loại, mức độ
ăn mòn, các mối hàn...
3.3.2. Kiểm tra bên trong (khi có thể thực hiện
được)
+ Kiểm tra về
kết cấu, bề mặt kim loại ống, các mối
hàn.
+ Kiểm tra tình
trạng cáu cặn và đề nghị cơ sở có
biện pháp xử lý.
3.3.3. Khi không khám xét được bên trong hoặc khám
xét hạn chế kiểm định viên có thể yêu
cầu cơ sở thực hiện các biện pháp kiểm
tra bổ sung phù hợp để đánh giá tình trạng
kỹ thuật của hệ thống đường ống.
3.4. Kiểm tra khả năng chịu áp lực
(thử thủy lực)
Phải thử thủy lực để xét khả
năng chịu áp lực của hệ thống
đường ống theo trình tự sau:
3.4.1. Xác định áp
suất thử: áp suất thử tối thiểu theo quy
định tại mục 7.4 của TCVN 6159: 1996
3.4.2. Phải có biện pháp khống chế sự tác
động của thiết bị bảo vệ quá áp và
đảm bảo các thiết bị này không bị phá
hỏng trong quá trình thử. Trong trường hợp không
thực hiện được thì cô lập hoặc
được tháo ra thử riêng.
3.4.3. Kiểm tra sự làm việc của thiết
bị tăng giảm áp suất.
3.4.4. Kiểm tra và thử nghiệm biện pháp thông tin
liên lạc để quá trình tăng giảm áp suất
đảm bảo chính xác.
3.4.5. Nạp đầy môi chất vào đường
ống. Lắp áp kế kiểm tra đúng vị trí quy
định.
3.4.6. Bố trí vị trí phù hợp cho mọi người tham gia kiểm
định đảm bảo thực hiện
được công việc và an toàn.
3.4.7. Tăng áp suất theo quy định về
tốc độ và thời gian đến áp suất
thử.
3.4.8. Duy trì áp suất thử theo quy định tại
mục 7.5 của TCVN 6159: 1996 và theo dõi tình trạng của
đường ống.
3.4.9. Giảm áp suất theo quy định về
tốc độ và thời gian đến áp suất làm
việc, tiến hành kiểm tra tình trạng của toàn
bộ hệ thống đường ống.
3.4.10. Giảm áp
suất về không (0); khắc phục các tồn tại
(nếu có) và kiểm tra kết quả đã khắc
phục được. Khôi phục sự tác động
của thiết bị bảo vệ quá áp, tăng áp
suất để kiểm tra tác động và áp suất
làm việc của van an toàn.
3.4.11. Căn cứ vào
tiêu chuẩn áp dụng đánh giá kết quả thử,
tối thiểu đạt yêu cầu theo quy định
tại mục 7.6 của TCVN 6159: 1996.
Lưu ý: Khi hệ
thống đường ống được kiểm
định có cấp áp suất làm việc khác nhau thì
phải tách độc lập thử cho từng cấp.
3.4.12. Trong trường
hợp hệ thống đường ống
được miễn thử thủy lực theo quy
định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện
hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm
định và đính kèm các biên bản thử thủy
lực của hội đồng kỹ thuật của
cơ sở chế tạo, lắp đặt vào biên
bản kiểm định.
3.5. Kiểm tra
vận hành (Thử vận hành)
Phải thử khả năng vận hành của
hệ thống đường ống theo trình tự sau:
3.5.1. Căn cứ vào quy trình yêu cầu cơ sở
tiến hành chuẩn bị khởi động, tăng áp
đường ống.
3.5.2 Trong quá trình tăng áp suất đến áp
suất làm việc của đường ống theo dõi
chặt chẽ toàn bộ hệ thống đường
ống và tình trạng làm việc
của các thiết bị phụ. Nếu thấy có sự
bất thường phải dừng theo đúng quy trình,
tiến hành kiểm tra, kết luận cụ thể và các
biện pháp khắc phục và kiểm tra lại.
3.5.3. Khi tăng đến áp suất làm việc,
nếu không có gì bất thường thì tiếp tục
tăng áp suất để kiểm tra tác động và áp
suất làm việc của
các van an toàn, van giảm áp (nếu có) và kiểm tra hiệu
quả điều chỉnh áp suất của van giảm
áp.
3.5.4. Khi hệ thống đường ống làm
việc đạt yêu cầu thì tiến hành niêm phong van an
toàn.
3.5.5. Đánh giá kết quả thử.
4. Xử lý kết
quả kiểm định
4.1. Lập biên bản
kiểm định
4.1.1. Lập biên bản kiểm định theo mẫu
quy định (ban hành kèm theo quy trình này) kèm theo biên bản
thử thủy lực nêu tại 3.4.12 của quy trình này
(khi miễn thử thủy lực), ghi đầy
đủ các nội dung của biên bản. Ghi rõ TCVN đã
áp dụng khi tiến hành kiểm định và cả tiêu
chuẩn người chế tạo áp dụng có quy
định việc kiểm tra, thử nghiệm cao hơn
TCVN tương ứng mà chủ cơ sở yêu cầu
thực hiện kiểm tra, thử nghiệm theo tiêu
chuẩn đó.
4.1.2. Ghi tóm tắt kết
quả kiểm định vào hồ sơ lý lịch
của hệ thống đường ống (ghi rõ họ
tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm
định).
4.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm
định bắt buộc tối thiểu phải có các
thành viên sau:
+ Chủ cơ sở
hoặc người được chủ cơ sở
ủy quyền;
+ Người
được giao tham gia chứng kiến kiểm
định.
Khi biên bản được thông qua, người tham
gia chứng kiến kiểm định ký, chủ cơ
sở ký và đóng dấu vào biên bản.
4.3 Khi hệ thống đường ống
đạt được các yêu cầu quy định
tại Mục 3, lãnh đạo cơ quan kiểm
định cấp phiếu kết quả kiểm
định và biên bản kiểm định cho cơ
sở.
4.4. Khi hệ thống đường ống không
đạt các yêu cầu quy định tại Mục 3 thì
thực hiện các bước 4.1 và 4.2 vfa chỉ cấp
cho cơ sở biên bản kiểm định có nêu rõ lý do
hệ thống đường ống được
kiểm định không đạt.
5. Chu kỳ kiểm
định
5.1. Thực hiện các
phép kiểm định quy định ở mục 3
(trừ 3.4): 3 năm/lần.
5.2. Thực hiện toàn bộ các phép kiểm
định quy định ở mục 3: 6 năm/lần.
5.3. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định,
kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản
kiểm định.
(BỘ,UBND...) (Tên
cơ quan KĐ) |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM .............,
ngày.....tháng.......năm......... |
BIÊN
BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
ĐƯỜNG ỐNG DẪN HƠI, NƯỚC NÓNG
Số:................
Chúng tôi: (ghi họ và tên, chức danh và số thẻ
kiểm định viên nếu có)
Thuộc:
Đã tiến hành kiểm định: Số
thứ tự:
Của cơ sở:
Địa chỉ:
Lắp đặt tại:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Tham gia và chứng kiến kiểm định có:
I.
THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
Mã hiệu ống: Nước
chế tạo:
Ký hiệu hệ thống đường ống: Năm chế tạo:
Áp suất thiết kế:
bar (..........kG/cm2) Áp
suất làm việc bar
(..........kG/cm2)
Đường
kính trong: (mm) Tổng chiều dài (m):
Công dụng
Số đăng ký: Tại
cơ quan:
Ngày kiểm định gần nhất: Của cơ quan:
II.
CHẾ ĐỘ KIỂM ĐỊNH
(Lần đầu, định
kỳ, bất thường)
III.
NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Hồ sơ
IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ: tháng năm
Lý do rút ngắn thời hạn:
Biên bản đã được thông qua ngày tháng năm
Tại:
Biên bản được lập thành ..... bản,
mỗi bên giữ ..... bản.
Chúng
tôi, những kiểm định viên thực hiện
kiểm định đường ống dẫn hơi,
nước nóng này hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm
định ghi trong biên bản này.
CHỦ CƠ SỚ các kiến nghị) |
NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN
KIÉM ĐỊNH (ký, ghi rõ họ và tên) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN (ký, ghi rõ họ và tên) |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI CHAI CHỨA KHÍ QTKĐ 05-2005 |
CHAI
CHỨA KHÍ - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN
TOÀN
(Ban hành theo
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội
số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH
ngày 29/12/2005)
1. Phạm vi áp dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình
kiểm định kỹ thuật an toàn lần
đầu, định kỳ và bất thường các
loại chai chứa khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan (Sau đây
gọi chung là chai) được quy định tại
Mục 17, Phụ lục 1- Danh mục các loại máy,
thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc Thông
tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Quy trình quy định những bước công việc
phải thực hiện và những lưu ý trong quá trình
kiểm định chai chứa khí. Căn cứ vào quy trình,
cơ quan kiểm định chai có thể sử dụng
trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể,
chi tiết cho từng dạng, loại chai chứa khí
nhưng không được trái với quy định
của quy trình này.
2. Tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng
(Là tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn,
ký hiệu TCVN)
+ TCVN 6153: 1996: Bình
chịu áp lực -Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
thiết kế, kết cấu, chế tạo.
+ TCVN 6154: 1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
thiết kế, kết cấu chế tạo -
Phương pháp thử.
+ TCVN 6155: 1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
lắp đặt, sử dụng sửa chữa.
+ TCVN 6156: 1996: Bình
chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về
lắp đặt sử dụng, sửa chữa -
Phương pháp thử.
+ TCVN 6292: 1997: Chai
chứa khí - Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp
lại.
+ TCVN 6294: 1997: Chai
chứa khí. Chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - Kiểm tra
và thử định kỳ.
+ TCVN 6295: 1997: Chai
chứa khí. Chai chứa khí không hàn - Tiêu chuẩn an toàn và
đặc tính.
+ TCVN 6008- 1995: Thiết
bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp kiểm tra.
3. Các phép kiểm
định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo
các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
- Kiểm tra và xử lý sơ bộ: Mục 3.3
- Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.4
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục
3.5
- Kiểm tra độ kín: (Chỉ áp dụng cho các chai
chứa các môi chất độc hại, dễ cháy nổ;
các chai khác khi có yêu cầu) Mục 3.6
3.1. Chuẩn bị
kiểm định
3.1.1. Căn cứ yêu
cầu của cơ sở có chai đề nghị
kiểm định, xác định chế độ
kiểm định:
+ Kiểm định
lần đầu trước khi đưa chai mới vào
sử dụng: 5% số chai của lô chai.
+ Kiểm định
định kỳ hoặc kiểm định bất
thường: 100% số chai của lô chai.
Lưu ý: Thực
hiện việc lấy mẫu kiếm định theo xác
suất 5% các chai phải đảm bảo đại
diện cho các nhóm chai của lô chai.
3.1.2. Việc kiểm
định chai có thể thực hiện tại trạm
khám chai hoặc tại cơ sở có chai cần kiểm
định:
+ Khi thực hiện
kiểm định tại trạm: Thông báo kế hoạch
kiểm định và các yêu cầu cơ sở thực
hiện trách nhiệm theo quy định của tiêu chuẩn
để sẵn sàng đưa chai vào kiểm định.
Phối hợp với cơ sở tổ chức lấy
mẫu (khi kiểm định lần đầu);
+ Khi thực hiện
kiểm định tại cơ sở: Như kiểm
định tại trạm và các yêu cầu để cơ
sở chuẩn bị bố trí vị trí kiểm định,
vị trí xử lý khí dư... để đảm bảo
an toàn và bảo vệ môi trường.
3.1.3. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực,
dụng cụ, thiết bị, phương tiện trang
bị bảo vệ cá nhân cần thiết phục vụ
cho quá trình kiểm định.
3.2. Kiểm tra hồ
sơ
3.2.1. Căn cứ vào
chế độ kiểm định, hồ sơ
để xem xét phải có:
3.2.1.1. Kiểm
định lần đầu: Hồ sơ xuất
xưởng, danh sách lô chai.
3.2.1.2. Kiểm
định định kỳ: Hồ sơ về kiểm
định lần trước; hồ sơ về
quản lý sử dụng, bảo dưỡng (nếu có).
3.2.1.3. Bất
thường: Hồ sơ về kiểm định,
hồ sơ về sửa chữa.
3.3. Kiểm tra và
xử lý sơ bộ
3.3.1. Kiểm tra thông số ghi trên tay sách hay cổ chai,
đối chiếu số liệu với tài liệu
kỹ thuật đi kèm. Loại bỏ các chai không
thuộc danh sách kiểm định và những chai mất
hoặc mờ các thông số.
3.3.2. Kiểm tra bằng mắt tình trạng bên ngoài
của từng chai để loại bỏ ra ngoài các chai
có hiện tượng bất thường như: phồng,
móp, méo; gẫy tay xách, gẫy chân đế; cà xước
theo rãnh sâu, rỉ rỗ, cháy, bong tróc nhãn mác.
3.3.3. Các chai chưa được làm sạch cáu
bẩn bên ngoài cũng được loại riêng.
3.3.4. Đối với chai kiểm định
định kỳ phải tiến hành xử lý khí dư
trong chai.
3.3.4.1. Chai chứa khí trơ, không độc hại,
không cháy nổ có thể đưa vào vị trí xả
trực tiếp.
3.3.4.2. Chai chứa khí độc hại, dễ cháy
nổ thì xả, hút hết môi chất chứa trong chai
bằng thiết bị chuyên dụng để thu hồi
sử dụng lại khí hoặc có biện pháp xử lý an
toàn, không xả trực tiếp ra môi trường.
3.3.5. Khi đảm bảo đã tháo hết khí trong
chai, tháo van đầu chai bằng dụng cụ, thiết
bị chuyên dụng.
3.3.6. Kiểm tra độ kín của van và bộ
phận an toàn (nếu có); loại bỏ van không đạt
yêu cầu
3.3.7. Làm sạch bên trong chai bằng biện pháp,
phương tiện thích hợp; đối với chai
chứa chất xốp xả hết dung môi hòa tan.
3.4. Kiểm tra bên
ngoài, bên trong
3.4.1. Kiểm tra tình
trạng bề mặt, mối hàn, cổ ren, chân
đế, tay xách.
3.4.2. Đối với chai đúc, dập liền
kiểm tra khối lượng chai và so sánh với khối
lượng khi xuất xưởng của chai.
3.4.3. Kiểm tra bên trong chai bằng thiết bị soi
chuyên dùng để đánh giá tình trạng bề mặt kim
loại, mối hàn.
3.4.4. Đối với chai có chất xốp thì
kiểm tra chất lượng của xốp.
3.4.5. Các chai khám xét không
đạt yêu cầu loại bỏ ra ngoài.
3.5. Kiểm tra
khả năng chịu áp lực (thử thủy lực)
3.5.1. Đối với
chai hàn
+ Nạp đầy môi
chất thử;
+ Tiến hành thử
theo đúng quy định về tăng giảm áp suất,
thời gian duy trì áp suất thử của tiêu chuẩn áp
dụng, nếu tiêu chuẩn người chế tạo áp
dụng cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam tương
ứng thì theo quy định của người chế
tạo;
+ Đối với
chai có chứa chất xốp hoặc không cho phép thử
bằng chất lỏng thì tiến hành thử bằng không
khí nén, khí trơ; khi thử bằng khí phải tuân thủ
các điều kiện an toàn tối thiểu theo quy
định tại 3.15, 3.16 TCVN 6156: 1996.
3.5.2.
Đối với chai đúc, dập liền thực
hiện như quy định của bước 3.5.1
đồng thời với việc xác định dung tích
thực của chai sau thử để xác định
mức độ tăng dung tích chai cho phép (đặc
biệt lưu ý đối với các chai có khối
lượng giảm nhiều khi tiến hành kiểm tra
khối lượng chai thực hiện ở bước
3.4.2).
Căn cứ về mức tăng thể tích hoặc
giảm khối lượng vỏ chai để quy
định áp suất làm việc của chai hay loại
bỏ theo quy định tại 4.7, 4.10 TCVN 6156: 1996.
3.5.3. Tháo và làm sạch môi chất thử; làm khô bên trong
chai.
3.5.4. Lắp van đã kiểm tra đạt yêu cầu
vào chai.
3.6. Kiểm tra độ kín (thử kín)
3.6.1. Nạp khí nén
hoặc khí trơ vào chai đến áp suất theo quy
định của tiêu chuẩn áp dụng hoặc theo quy định
của người chế tạo.
3.6.2. Kiểm tra độ kín của các đầu
nối, mối ghép van... của chai bằng bọt xà phòng
hay trong bể thử kín chuyên dụng. Các chai có rò rỉ
phải đưa ra xử lý và thử lại.
3.6.3. Chai thử đạt yêu cầu, tiến hành
xả hết khí, làm khô bên ngoài chai; hút chân không và nạp khí
bảo vệ (khi có yêu cầu).
4. Xử lý kết
quả kiểm định
4.1. Các chai đạt
yêu cầu quy định tại mục 3
4.1.1. Đóng dấu
(tên, mã hiệu, lôgô) của cơ quan kiểm định và
tháng năm kiểm định tiếp theo vào chai đúng
kích cỡ và vị trí quy định.
4.1.2. Sơn và ghi nhãn đúng theo quy định về
môi chất làm việc của chai (trừ chai LPG).
4.1.3. Ghi sổ khám
nghiệm chai làm căn cứ lập biên bản kiểm
định.
4.1.4. Lập biên bản
kiểm định: Lập biên bản kiểm định
theo mẫu (ban hành kèm theo quy trình này). Ghi đầy
đủ kết quả kiểm định, các nhận
xét và các yêu c cần thiết đối với cơ
sở sử dụng. Ghi rõ TCVN đã áp dụng khi tiến
hành kiểm định và cả tiêu chuẩn người
chế tạo áp dụng có quy định việc kiểm
tra, thử nghiệm cao hơn TCVN tương ứng mà
cơ sở yêu cầu thực hiện kiểm tra, thử
nghiệm theo tiêu chuẩn đó.
4.1.5. Cấp phiếu
kết quả kiểm định, biên bản kiểm
định cho cơ sở sử dụng.
4.2. Phối hợp với cơ sở tổ chức
xử lý các chai loại ra trong các bước thực
hiện tại Mục 3 theo quy định của tiêu
chuẩn áp dụng hoặc nhà chế tạo.
5. Chu kỳ kiểm
định
5.1. Đối với chai chứa khí bình thường:
Thực hiện toàn bộ các phép kiểm định quy
định ở mục 3: 5 năm/lần.
5.2. Các chai chứa khí ăn mòn kim loại, độc
hại (Clo, Sulfua Hydro, Clorua, mêtin, Phốtden, Anhydric
Sunfurơ, Clorua Hydro...) thực hiện toàn bộ các phép
kiểm định quy định ở mục 3: 2
năm/1ần.
5.3. Khi người chế tạo có quy định chu
kỳ kiểm định ngắn hơn các quy định
chu kỳ kiểm định nêu trên thì theo quy định
của người chế tạo.
5.4. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định,
kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản
kiểm định.
(BỘ,UBND...) (Tên
cơ quan KĐ) |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM .............,
ngày.....tháng.......năm......... |
BIÊN
BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
CHAI CHỨA KHÍ
Số:................
Chúng tôi là: (ghi họ và tên, chức danh và số thẻ
kiểm định viên nếu có)
Đã tiến hành kiểm định:
Của (ghi rõ têncơ sở):
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ
sở):
Thực hiện kiểm định chai tại:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Tham gia chứng kiến kiểm định có:
I.
THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CHAI
Tên và địa chỉ người chế tạo:
Tháng, năm chế tạo:
Số chế tạo của lô chai: Từ đến
Số chế tạo của............. chai
được kiểm định: Theo danh sách chai đính
kèm.
+ Áp suất thiết kế:
bar (..........kG/cm2)
+ Áp suất thử: bar (..........kG/cm2)
+ Dung
tích vỏ chai: Lít. + Khối lượng
chai rỗng: Kg
Số đăng ký: Tại
cơ quan:
Ngày kiểm định gần nhất: Do cơ quan:
+ Công dụng:
II.
CHẾ ĐỘ KIỂM ĐỊNH
(Lần đầu, định
kỳ, bất thường)
III.
NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Hồ sơ
IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. Các kiến nghị:
4. Thời hạn thực hiện kiến nghị:
V.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
Thời hạn tái kiểm định là: Tháng năm
Thời hạn trên được đóng trên chai
ở vị trí: Cổ chai U Tay xách U Nhãn U
Lý do rút ngắn thời hạn:
Biên bản lập ngày
tháng năm
Tại:
Chúng
tôi, những kiểm định viên thực hiện
kiểm định lô chai này hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả
kiểm định ghi trong biên bản này.
GIÁM ĐỐC (cơ quan kiểm định ký, đóng dấu) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN (ký, ghi rõ họ và tên) |
NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN
KIÉM ĐỊNH (nếu có) |
DANH
SÁCH CHAI KIỂM ĐỊNH
(Đính
kèm biên bản kiểm định số .....ngày tháng
năm)
Số chế tạo
của lô chai từ ............. đến..........
I. Các chai
được kiểm định:
SỐ THỨ TỰ |
SỐ CHẾ TẠO |
DUNG TÍCH |
KHỐI LƯỢNG |
GHI CHÚ |
1 |
|
... |
... |
... |
2 |
|
... |
... |
... |
... |
|
... |
... |
... |
SỐ |
SỐ |
SỐ |
SỐ |
SỐ |
SỐ |
1 |
|
... |
... |
... |
|
2 |
|
... |
... |
... |
|
... |
|
... |
... |
... |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI HỆ THỐNG
ĐIỀU CHẾ VÀ NẠP KHÍ QTKĐ 06-2005 |
HỆ THỐNG
ĐIỀU CHẾ VÀ NẠP KHÍ -
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành theo
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội
số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2005)
1. Phạm vi áp dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình
kiểm định kỹ thuật an toàn lần
đầu, định kỳ và bất thường các
hệ thống điều chế (hoặc tồn trữ)
khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan (sau đây gọi chung là hệ
thống điều chế, nạp khí) nạp vào các bình,
chai theo quy định tại mục 18, Phụ lục 1 Thông tư số
23/2003/TT-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Quy trình quy định những bước công việc
phải thực hiện và những lưu ý trong quá trình
kiểm định hệ thống điều chế,
nạp khí. Căn cứ vào quy trình, cơ quan kiểm
định sử dụng trực tiếp hoặc xây
dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng
dạng, loại hệ thống điều chế nạp
khí nhưng không được trái với quy định
của quy trình này.
2. Tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng
(Là tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an
toàn, ký hiệu TCVN)
+ TCVN 6153, 6154, 6155 và
6156: 1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật
an toàn về thiết kế, kết cấu, chế
tạo, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
và phương pháp thử.
+ TCVN 4245: 1996: Tiêu
chuẩn Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử
dụng Oxy, Axetylen.
+ TCVN 6290: 1997: Chai
chứa khí. Chai chứa khí vĩnh cửu - Kiểm tra
tại thời điểm nạp khí.
+ TCVN 6713: 2000: Chai
chứa khí. An toàn trong thao tác.
+ TCVN 6714: 2000: Chai
chứa khí hóa lỏng (trừ Axetylen và khí đốt hóa
lỏng). Kiểm tra tại thời điểm nạp khí.
+ TCVN 6715: 2000: Chai
chứa khí Axetylen hòa tan. Kiểm tra tại thời
điểm nạp khí.
+ TCVN 6486: 1999: Khí
đốt hóa lỏng (LPG). Tồn chứa dưới áp
suất. Vị trí, thiết kế, dung lượng và
lắp đặt.
+ TCVN 6304: 1997: Chai
chứa khí đốt hóa lỏng. Yêu cầu an toàn trong bảo
quản, xếp dỡ và vận chuyển.
+ TCVN 6485: 1999: Khí
đốt hóa lỏng (LPG). Nạp khí vào chai có dung tích
nước đến 150 lít - Yêu cầu an toàn.
+ TCVN 6008: 1995: Thiết
bị áp lực - Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp kiểm tra.
3. Các phép kiểm
định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo
các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
- Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.3
- Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục
3.4
- Kiểm tra độ kín: Mục 3.5
- Kiểm tra vận hành: Mục 3.6
3.1 Chuẩn bị
kiểm định
3.1.1. Phải thông báo
kế hoạch kiểm định và các yêu cầu
để cơ sở chuẩn bị, phối hợp
để đưa hệ thống điều chế,
nạp khí vào kiểm định.
3.1.2. Phải xác
định biện pháp an toàn và nhân lực thực hiện
kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho quá
trình kiểm định và phương tiện, trang bị
bảo vệ cá nhân.
3.2. Kiểm tra hồ
sơ
3.2.1.
Căn cứ vào chế độ kiểm định
để kiểm tra, xem xét về hồ sơ của
hệ thống điều chế, nạp khí;
3.2.1.1. Khi kiểm
định lần đầu phải xem xét các hồ
sơ sau:
a. Hồ sơ xuất xưởng, lý lịch của
hệ thống điều chế, nạp khí; bản
vẽ nguyên lý làm việc và
cấu tạo các bộ phận của nó, các chứng
chỉ kiểm tra chất lượng;
b. Hồ sơ lắp đặt;
d. Biên bản kiểm tra mối hàn, kiểm
định thiết bị đo lường; biên bản
kiểm tra tiếp địa, chống sét; biên bản
kiểm tra thiết bị bảo vệ (nếu có).
3.2.1.2. Khi kiểm định định kỳ
phải xem xét các hồ sơ sau:
a) Lý lịch, biên bản kiểm định và
phiếu kết quả kiểm định lần
trước, hồ sơ về quản lý chai;
b) Nhật ký vận hành, duy tu, bảo dưỡng; biên
bản thanh, kiểm tra (nếu có).
3.2.1.3. Khi kiểm
định bất thường phải xem xét các hồ
sơ sau:
a) Sau sự cố hoặc sửa chữa lớn
trước thời hạn, thay đổi kết cấu:
Xem xét hồ sơ như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ về sửa
chữa, thay đổi kết cấu; biên bản kiểm
tra về chất lượng sửa chữa, thay
đổi kết cấu;
b) Vận hành lại sau khi nghỉ vận hành từ 12
tháng trở lên: Xem xét hồ sơ như kiểm
định định kỳ;
c) Thay đổi vị trí lắp đặt,
chuyển chủ: Như kiểm định định
kỳ và xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
Lưu ý: Khi kiểm tra,
hồ sơ của hệ thống điều chế,
nạp khí phải đủ và đúng theo quy định
của quy phạm, TCVN về kỹ thuật an toàn hiện
hành. Nếu không đảm bảo, yêu cầu cơ sở
có biện pháp khắc phục bổ sung.
3.3. Kiểm tra bên
ngoài, bên trong
Phải tiến hành kiểm tra bên ngoài, bên trong hệ
thống điều chế, nạp khí theo trình tự sau:
3.3.1. Kiểm tra mặt
bằng lắp đặt, chú ý kiểm tra vị trí các kho
chứa nguyên liệu (như kho chứa Cacbuacanxi) và các kho
chứa chai, bình.
3.3.2. Kiểm tra điều kiện thông gió và các trang
thiết bị thông gió (nếu có) theo tiêu chuẩn hiện
hành.
Chú ý kiểm tra các điều kiện thông gió tại
các kho chứa nguyên liệu và chứa chai, bình.
3.3.3. Kiểm tra về tiếp địa, chống
sét; kiểm tra các thiết bị điện tại các khu
vực quy định phải dùng loại phòng chống
nổ.
3.3.4. Kiểm tra về phương tiện cứu
hộ, bảo vệ cá nhân phục vụ xử lý khi
sự cố xảy ra (đối với các loại khí
độc hại, dễ cháy nổ).
3.3.5. Kiểm tra xác định tình trạng kỹ
thuật của các thiết bị trong hệ thống
điều chế, nạp khí sau quá trình vận chuyển
và xác định chất lượng lắp đặt
đảm bảo các yêu cầu của thiết kế
cũng như sự phù hợp với các tiêu chuẩn
kỹ thuật an toàn hiện hành.
3.3.6. Kiểm tra bên ngoài, bên trong các bình chịu áp
lực trong hệ thống điều chế, nạp khí tuân
thủ theo "Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm
định kỹ thuật an toàn (QTKĐ 02-2005)".
3.3.7. Trước khi tiến hành tháo mở, kiểm tra
các bộ phận bên trong của hệ thống
điều chế, nạp khí, cần xác định
chắc chắn thiết bị không còn áp lực dư và
nồng độ các chất độc hại, cháy nổ
ở trong phạm vi cho phép.
3.3.8.Chú ý kiểm tra các chỗ nứt, rạn, móp,
phồng, các chỗ bị gỉ mòn, các hiện
tượng bất bình thường trên các bộ phận,
chi tiết của hệ thống điều chế,
nạp khí.
3.3.9. Kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn của các
phụ kiện, dụng cụ đo kiểm. Đặc
biệt lưu ý đối với thiết bị kiếm
tra mức nạp đối với khí hóa lỏng.
3.3.10. Kiểm tra hệ thống ống dẫn,
ống nối môi chất về các điều kiện
độ bền, bố trí, lắp đặt theo tiêu
chuẩn.
3.3.11. Kiểm tra các chi tiết bắt xiết bị
mòn, lỏng, các mối nối cũng như các bộ
phận bảo ôn.
3.3.12. Kiểm tra các van
khóa, van chặn về số lượng, chủng loại
cũng như vị trí lắp đặt theo tiêu chuẩn.
3.3.13. Kiểm tra số lượng van an toàn và các
cơ cấu bảo vệ an toàn khác của hệ
thống phải đảm bảo theo yêu cầu của
tiêu chuẩn.
3.3.14. Trường hợp hệ thống điều
chế, nạp khí sử dụng môi chất độc
hại hoặc cháy nổ, cần chú ý kiểm tra hệ
thống thông gió cho buồng máy nén, các kho chứa và các
miệng thoát của van an toàn đảm bảo
điều kiện của tiêu chuẩn.
3.3.15. Kiểm tra các hệ thống làm mát cho các chai
nạp (nếu có). Kiểm tra dàn nạp và các chi tiết
bắt giữ chai trong quá trình nạp. Hệ thống
kiểm tra, xác định lượng khí nạp (cho khí hóa
lỏng).
3.4. Kiểm tra
khả năng chịu áp lực (thử thủy lực)
Phải thử thủy lực để xét khả
năng chịu áp lực của hệ thống
điều chế, nạp khí theo quy định và trình
tự sau:
3.4.1. Tiến hành
thử thủy lực bao gồm thử cho các bồn, bình
chứa môi chất trong hệ thống và thử toàn bộ
hệ thống (bao gồm cả hệ thống ống, áp
suất thử ống áp dụng như đối với
thiết bị), áp suất thử phải đạt yêu
cầu tối thiểu như quy định thử
thủy lực trong "Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm
định KTAT (QTKĐ 02-2005)".
3.4.2. Trong quá trình nghiệm thử, phải tuân thủ
sử dụng môi chất nghiệm thử theo quy
định của nhà chế tạo và quy định
của tiêu chuẩn.
3.4.3. Khi không có
điều kiện thử bằng chất lỏng có
thể sử dụng khí nén, khí trơ để thử
với điều kiện có kết quả tốt về
khám xét toàn bộ và đã kiểm tra độ bền
của thiết bị bằng tính toán và đảm bảo
quy định về an toàn khi thử bằng khí.
3.4.5. Phải có biện
pháp khống chế sự tác động của thiết
bị bảo vệ quá áp và đảm bảo các thiết
bị này không bị phá hỏng trong quá trình thử. Trong
trường hợp không thực hiện được
thì cô lập hoặc được tháo ra thử riêng.
3.4.6. Kiểm tra thiết bị tăng, giảm áp
suất; bố trí người tham gia thử đảm
bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và an toàn.
Kiểm tra về phương pháp thông tin đảm
bảo việc tăng giảm áp suất được
chính xác. Lắp áp kế kiểm tra đúng vị trí quy
định.
3.4.7. Nạp môi chất thử và tiến hành thử. Sau
khi thử hạ áp suất về không (0), khắc phục
các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết
quả đã khắc phục. Khôi phục sự tác
động của thiết bị bảo vệ quá áp,
tăng áp suất trở lại để kiểm tra
sự tác động và áp suất làm việc của van an
toàn.
3.4.8. Đánh giá kết quả thử: Kết quả
thử phải đạt yêu cầu tối thiểu
như quy định thử thủy lực trong "Bình
chịu áp lực - Quy trình kiểm định KTAT (QTKĐ
02-2005)".
3.4.9. Trong trường hợp hệ thống
điều chế, nạp khí được miễn
thử thủy lực theo quy định của TCVN về
kỹ thuật an toàn hiện hành thì phải ghi rõ lý do trong
biên bản kiểm định và đính kèm các biên bản
thử thủy lực của hội đồng kỹ
thuật của cơ sở chế tạo, lắp
đặt vào biên bản kiểm định.
3.5. Kiểm tra
độ kín (thử kín)
Phải tiến hành thử kín hệ thống
điều chế, nạp khí theo trình tự sau:
3.5.1.
Thử độ kín được thực hiện sau khi
đã thử bền tất cả các phần cấu thành
hệ thống đạt yêu cầu và được
lắp ráp lại hoàn chỉnh (do lắp đặt lần
đầu hoặc do yêu cầu tách hệ thống ra
để thử thủy lực khi kiểm định
định kỳ). Có thể thử độ kín theo
từng khối của hệ thống và thử lại
tại các mối nối.
3.5.2. Thời gian tiến hành thử kín theo quy
định của tiêu chuẩn áp dụng hoặc của
người chế tạo hoặc đủ thời gian
để đảm bảo đánh giá được
độ kín của hệ thống điều chế,
nạp khí; nhưng trong mọi trường hợp không ít
hơn thời gian để khẳng định rằng
áp suất thử ổn định, không bị giảm và
độ kín được đảm bảo.
3.5.3. Tiến hành kiểm tra phát hiện các rò rỉ;
đề xuất các biện pháp để cơ sở
khắc phục, xử lý và kiểm tra lại.
3.5.4. Kiểm tra lại
áp suất làm việc của van an toàn và niêm phong van an toàn.
3.5.5. Đánh giá kết quả thử
3.6. Thử vận
hành
Phải thử khả năng vận hành của
hệ thống điều chế, nạp khí theo trình
tự sau:
3.6.1. Căn cứ vào quy trình yêu cầu cơ sở
đưa hệ thống điều chế, nạp khí vào
vận hành.
3.6.2. Kiểm tra
hoạt động của hệ thống điều
chế, nạp khí đảm bảo các thông số
thiết kế.
3.6.3. Kiểm tra trị
số tác động của các thiết bị tự
động, an toàn (trừ van an toàn trong hệ thống
điều chế, nạp khí độc hại, dễ
cháy nổ).
3.6.4. Đánh giá kết quả thử.
4. Xử lý kết
quả kiểm định
4.1. Lập biên bản
kiểm định.
4.1.1. Lập biên bản
kiểm định theo mẫu quy định (ban hành kèm
theo quy trình này) kèm theo biên bản thử thủy lực nêu
tại 3.4.9 của quy trình này (khi miễn thử thủy
lực), ghi đầy đủ các nội dung của biên
bản. Ghi rõ TCVN đã áp dụng khi tiến hành kiểm
định và cả tiêu chuẩn người chế
tạo áp dụng có quy định việc kiểm tra,
thử nghiệm cao hơn TCVN tương ứng mà chủ
cơ sở yêu cầu thực hiện kiểm tra, thử
nghiệm theo tiêu chuẩn đó.
4.1.2. Ghi tóm tắt
kết quả kiểm định vào hồ sơ lý
lịch của hệ thống (ghi rõ họ tên kiểm
định viên, ngày tháng năm kiểm định).
4.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm
định bắt buộc tối thiểu phải có các
thành viên sau:
+ Chủ cơ sở
hoặc người được chủ cơ sở
ủy quyền;
+ Người
được giao tham gia chứng kiến kiểm
định.
Khi biên bản được thông qua, người tham
gia chứng kiến kiểm định ký, chủ cơ
sở ký và đóng dấu vào biên bản.
4.3. Khi hệ thống điều chế, nạp khí
đạt được các yêu cầu quy định
tại Mục 3, lãnh đạo cơ quan kiểm
định cấp phiếu kết quả kiểm
định và biên bản kiểm định cho cơ
sở.
4.4. Khi hệ thống không đạt các yêu cầu quy
định tại Mục 3 thì thực hiện các
bước 4.1 và 4.2 và
chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm
định có nêu rõ lý do hệ thống điều chế,
nạp khí được kiểm định không
đạt.
5. Chu kỳ kiểm
định
5.1. Đối với hệ thống điều
chế, nạp loại khí không ăn mòn kim loại:
5.1.1. Thực hiện
các phép kiểm định quy định ở mục 3
(trừ 3.4): 3 năm/lần
5.1.2. Thực hiện
toàn bộ các phép kiểm định quy định ở
mục 3: 6 năm/lần
5.2. Đối với hệ thống điều
chế, nạp khí ăn mòn kim loại: Chu kỳ kiểm
định theo quy định như 5.1 nhưng giảm
đi 1/3.
5.3. Đối với hệ thống điều
chế, nạp loại khí ăn mòn kim loại, độc
hại (Clo, Sulfuạ Hydro...) thực hiện toàn bộ các
phép kiểm định quy định ở mục 3: 2
năm/lần.
5.4. Khi người chế tạo có quy định chu
kỳ kiểm định ngắn hơn các quy định
chu kỳ kiểm định nêu trên thì theo quy định
của người chế tạo.
5.5. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định,
kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản
kiểm định.
(BỘ,UBND...) (Tên
cơ quan KĐKTAT...) |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM .............,
ngày.....tháng.......năm......... |
BIÊN
BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ VÀ NẠP KHÍ
Số:................
Chúng tôi là: (ghi họ và tên, chức danh và số thẻ
kiểm định viên nếu có)
Đã tiến hành kiểm định: Số thứ tự:
Của: (ghi rõ tên cơ sở)
Địa chỉ: (trụ sở chính của cơ
sở)
Địa
chỉ lắp đặt bình:
Tiêu chuẩn áp dụng:
Có sự chứng kiến của:
I.
ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
Mã hiệu: Số chế
tạo: Năm
chế tạo:
Nơi chế tạo:
Áp suất điều chế, tồn trữ lớn
nhất: bar (..........kG/cm2)
Áp suất nạp chai: bar
(..........kG/cm2)
Loại khí: Số dàn
nạp: Số
miệng nạp:
Công dụng:
Số đăng ký: Tại
cơ quan:
Ngày kiểm định gần nhất: Do cơ quan:
II.
CHẾ ĐỘ KIỂM ĐỊNH
(Lần đầu, định
kỳ, bất thường)
III.
NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Hồ sơ
IV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. Áp suất làm việc của van an toàn:
+ Điều chế (tồn trữ) bar ( kG/cm2)
+ Nạp bar ( kG/cm2)
4. Các kiến nghị:
Thời hạn thực hiện kiến nghị:
V.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ: Tháng năm
Lý do rút ngắn thời hạn:
Biên bản đã được thông qua ngày tháng năm
Tại:
Biên
bản được lập thành...... bản, mỗi bên
giữ ...... bản.
Chúng
tôi, những kiểm định viên thực hiện
kiểm định hệ thống này hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá
kết quả kiểm định ghi trong biên bản này.
CHỦ CƠ SỞ (cam kết thực hiện đầy
đủ, đúng hạn các kiến nghị) |
NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN
KIÉM ĐỊNH (ký, ghi rõ họ và tên) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN (ký, ghi rõ họ và tên) |